triệu chứng cơ năng và thực thể hay gặp trong bệnh tim mạch(hương-cdd3)
Put your story text here..Câu 1:Trình bày,giải thích các triệu chứng cơ năng và thực thể hay gặp trong bệnh tim mạch
a)Triệu chứng cơ năng
*Đau ngực
-Nguyên nhân:
+viêm màng ngoài tim
+do giảm hoặc tắc nghẽn dòng máu tới cơ tim:thiếu máu cục bộ cơ tim
+bệnh lý ngoài tim mạch:co thắt thực quản,loét dạ dày hành tá tràng,viêm sụn ức sườn
-Đặc điểm
+khởi phát đột ngột hay từ từ
+vị trí đau,đau có lan không?lan đi đâu?
+thời gian kéo dài:giây,phút,giờ?
+điều kiện xuất hiện cơn đau:gắng sức,cảm xúc,ăn no...
+yếu tố nào làm giảm,tăng đau
+cơn đau có tái phát không?nếu tái phát thì giống nhau không?cách nhau bao lâu
+các triệu chứng kèm theo:khó thở,vã mồ hôi,choáng ngất,ngất xỉu,buồn nôn,nôn...
*Khó thở
Là tình trạng người bệnh không cảm thấy thoải mái, dễ dàng trong động tác hô hấp
-đặc điểm của khó thở:
+đột ngột:tắc động mạch phổi,tràn khí màng phổi,dị vật đường thở
+từ từ:tràn dịch màng phổi,suy tim mạn
-kiểu khó thở:
+khó thở khi gắng sức:leo cầu thang, hoạt động nặng là dấu hiệu sớm của suy tim ứ trệ
+khó thở khi nằm:giai đoạn nặng của suy tim
+cơn khó thở kịch phát về đêm:
Xảy ra vào ban đêm khi người bệnh nằm ngủ được 3-4 tiếng đột ngột BN tỉnh giấc,khó thở phải ngồi dậy
Thường kéo dài khoảng 20 phút
Cơ chế là do lúc ngủ máu từ các tạng,chi dưới theo tĩnh mạch đổ về tim lên phổi nhưng do tim mất khả năng bù trừ,bơm tim không hiệu quả máu ứ lại ở phổi gây khó thở
Đề phòng ta khuyên BN nằm ngủ ở tư thế nửa nằm nửa ngồi
*Ho
Ho là 1 phản xạ thở mạnh,đột ngột tiếp sau động tác đóng thanh môn
Vùng gây phản xạ ho:thanh quản,khí phế quản, màng phổi,trung thất
-1 số loại ho do bệnh tim mạch
+ho ra máu:hẹp van 2 lá,tắc động mạch phổi,phù phổi cấp
+ho khan:gặp trong tăng áp lực tuần hoàn phổi
*Hồi hộp đánh trống ngực
Là cảm giác tim đập mạch như đánh trống trong lồng ngực hoặc cảm giác tim đập dồn dập trong lồng ngực
-nguyên nhân:
+rối loạn nhịp tim
Nhịp xoang nhanh
Ngoại tâm thu
+hoạt động thể lực căng thằng,kéo dài:bơi,chạy đua,đua xe đạp...
+lo sợ, mất ngủ
+dùng 1 số thuốc kích thích:cà phê,rượu,thuốc lá
*Ngất
Là sự mất tri giác trong thời gian ngắn do giảm đột ngột dòng máu tới não
-nguyên nhân:
+nhịp tim chập
+hẹp van động mạch chủ
+u nhày trong nhĩ trái
*Phù
-đặc điểm:
+phù mềm, ấn lõm
+bắt đầu ở vùng thấp,giảm khi ăn nhạt,nằm nghỉ,gác chân lên cao
-nguyên nhân: suy tim phải
*Đau chi
-đặc điểm:đau khi đi lại và hoạt động,giảm hoặc mất khi nghỉ ngơi(đau cách hồi)
-nguyên nhân:suy tĩnh mạch,thiếu máu cục bộ chi do xơ vữa
b)Triệu chứng thực thể
*Toàn thân
-Thể trạng và ý thức
+hình dáng cao hay thâp
+thể trạng béo hay gầy
+ý thức tỉnh táo,lú lẫn,mất trí nhớ, nói chậm chạp
-Da,niêm mạc
+quan sát da mặt,lòng bàn tay, môi, lưỡi, niêm mạc mắt
+bình thường có màu hồng,ấm
+trong bệnh lý tim mạch da tím
Tím trung tâm:do giảm oxy máu:động mạch(tim bẩm sinh,chức năng phổi giảm), tím ở môi,lưỡi hay kèm theo móng tay hình khum,ngón tay dùi trống
Tím ngoại biên:do dòng máu đến mao mạch ngoại biên giảm,co mạch ngoại biên.da toàn thân tím, lạnh,ẩm(sốc giảm thể tích máu,suy tim ứ trệ, bệnh mạch máu ngoại vi)
-Các chi
Nhận định chi tiết cả 2 bên
+sự thay đổi màu sắc
+tình trạng mạch máu
+móng tay khum,hình dùi trống
+phù chi
+vận động chi:liệt, yếu cơ, đau, run tay
-Đo huyết áp động mạch
Phải đo huyết áp cả 2 bên,cả chi trên và chi dưới
*Tim mạch
-Mạch máu
Quan sát tĩnh mạch cổ(tĩnh mạch cảnh):
+bình thường nổi cao nhất vào khoảng 3-4 cm trên bờ hỡm xương ức tương ứng với áp lực khoảng 9cm nước
+suy tim tĩnh mạch cảnh nổi rõ nhất có khi ở tư thế ngồi 90độ vẫn thấy nổi
Nghiệm pháp phản hồi gan- TM cổ:đặt bàn tay lên vùng hạ sườn phải khoảng 6 giây: bình thường TM cảnh chỉ nối lên chút ít rồi trở lại như cũ,khi có suy tim phải TM cảnh nổi to lên suốt quá trình làm nghiệm pháp
+động mạch ngoại biên:bao gồm:ĐM thái dương,ĐM cảnh, ĐM cánh tay, ĐM quay, ĐM bẹn,khoeo,chày sau,mu chân
+nhận định đầy đủ:
Mạch có đập hay không?
Biên độ nảy mạnh hay yếu
Tần số bao nhiêu lần/phút
Nhịp đều hay không
Thành mạch cứng hay mềm
-Tim
+quan sát
Lồng ngực trái có biến dạng, nhô cao:bệnh tim từ nhỏ
Mỏm tim: bình thường đập ở khoang liên sườn 5 đường giữa xương đòn trái
Khi tim trái to ra mỏm tim đập ở thấp và ngoài đường giữa xương đòn trái
Hở van ĐM chủ mỏm tim đập nhanh
+sờ
Để xác định vị trí mỏm tim đập
Xác định rung miu( 1 biểu hiện qua xúc giác của dòng máu xoáy mạnh khi qua các buồng tim hoặc các mạch máu lớn gây ra những xung động ở các cấu trúc tim mạch truyền tới tay
+Gõ để xác định diện đục của tim
+Nghe tim:
Vị trí thường nghe ở 4 ổ van tim: liên sườn 2 cạnh ức phải:ổ van ĐM chủ
Liên sườn 2 cạnh ức trái:ổ van ĐM phổi
Cạnh mũi ức bên trái:ổ van 2 lá
Mỏm tim:ổ van 2 lá
Những điểm cần ghi nhận khi nghe tim:
có tiếng tim( T1, T2) đập không,cường độ mạnh hay yếu
đếm tần số bao nhiêu lần/ phút
nhịp tim đều hay không
-bất thường:
+nhịp tim:
có những nhát bóp đến sớm:NTT
nhịp tim có lúc nhanh,lúc chậm...lúc nghe rõ,lúc không nghe rõ:LNHT
+tiếng tim
Tiếng ngựa phi trong suy tim cấp
Tiếng cọ màng ngoài tim:tràn dịch màng ngoài tim
Tiếng thổi:tâm thu,tâm trương
*Hô hấp
Quan sát hình thể lồng ngực
+bình thường cân đối 2 bên:đường kinh ngang/đường kính trước sau=2/1
+bất thường hay gặp lồng ngực hình thùng: d ngang=d trước sau
-Đếm tần số thở
+bình thường nhịp thở 16-20 lần/ phút
+suy tim do ứ trệ:thở nhanh,biên độ nông, co kéo các cơ hô hấp phụ
-nghe phổi có ran ẩm,ran rít,ran ngáy
*Các cơ quan khác
-lượng nước tiểu trong 24h ít
-gan to do ứ huyết
+mật độ mềm,bề mặt nhẵn,bờ sắc
+gan to có thể thu nhỏ nhiều hay ít sau điều trị tùy vào mức độ còn bù trừ nhiều hay ít của tim
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com