Chào các bạn! Truyen4U chính thức đã quay trở lại rồi đây!^^. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền Truyen4U.Com này nhé! Mãi yêu... ♥

1.2.1 nguyên lý cơ bản DVBC

a)                       Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

Phương pháp siêu hình phủ nhận mối liên hệ bản chất phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới. Theo phương pháp này thì, sự vật hiện tượng của thế giới về căn bản ¿hông có liên hệ ràng buộc, quy định và chuyển hóa nhau nếu có thì đó chi là những liên hệ ngẫu nhiên, hời hạt bể ngoài.

Phương pháp siêu hình dựng lên một bức tranh giả taọ về thế giới trong đó bao gồm một tập hợp rời rạc các sự vật cô lập nhau, với cách tư duy ấy không thê và không có khả năng vạch ra cái chung, cái bản chất và quy luật vạn động và phát triển của thế giới.

Ke thừa những giá trị tư tưởng biện chứng trong kho tàng lý luận của nhân loại, đồng thời khái quát những thành tựu mới nhất của KHTN (thế kỷ XIX), phép biện chứng duy vật vạch ra nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các sự vật, hiện tượng trong thế giới, và coi đây là đặc trưng cơ bản của nó.

-    Khái niệm mối liền hệ, liên hệ phổ biến

Khái niệm mối liên hệ nói lên sự ảnh hưởng, quy đinh, chi phôi, tác động lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng và quá trình. Do vậy, nguyên lý vê môi liên hê phổ biến phát biểu rằng: các sự vật hiện tượng và qúa trình muôn vẻ trong thê giới không cái gì tồn tại cô lập tách biệt với cái khác, mà ngược lại chúng chỉ tồn tại bằng cach tác động qua lại, ràng buộc và chuyển hóa lẫn nhạu một cách phổ biến trong một thể thống nhất. Điều này dễ hiểu, vì rằng yật chất tôn tại thông qua vận động, mà vận động chính là liên hệ.

-   Tỉnh chất của các mối liên hệ

Tính khách quan: liên hệ và liên hệ phổ biến mang tính khách quan, bắt nguồn từ tính thống nhất vật chất của thế giới biểu hiện trong các quá trình tự nhiên, xã hội và tư duy. Vì vậy nguyên lý mối liên hệ phổ biến xuất phát từ . nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới.

Tính phổ biến: liên hệ diễn ra trong mọi lĩnh vực của hiện thực (tự nhiên, xã hội, tư duy) như là phương thức tồn tại và biểu hiện của mọi sự vật hiện tượng.

Tính đa dạng: mối liên hệ trong thé giới rất đa dạng, có liên hệ bên ngoài và bên trong, cơ bản và không cơ bản, có liên hệ chung và nhưng cũng có liên hệ riêng, đặc thù, có liên hệ đơn nhất nhưng cũng có liên hệ phổ biến; có liên hệ không gian và cũng có liên hệ trong thời gian. Nhung sự phân loại đó chỉ có ý nghĩa tương đôi, bởi vì mỗi loại liên hệ là một hình thức cụ thể hay một bộ phận, môt mắt khâu của mối liên hệ phổ biến của thế giới trong tính chỉnh thể của nó.

Viêc phân loai các mối liên hệ trở nên cần thiết phải nhận thức và đánh giá vị trí của từng loại liên hệ trong việc quy định sự tôn tại và vận động của sự vật. Điều này càng cần thiết hơn đối tượng và phạm vi nghiện cứu của các khoa học cụ thể và cửa triết học. Những hình thức riêng biệt, cụ thể cửa từng mối liên hệ là thuộc đối tương và phạm vi nghiên cứu của các khoa học cụ thể. Còn phép biện chứng duy vật nghiên cứu những mối liên hệ phổ biến nhất, chung nhất của thế giới, vì thế Ăngghen khái quát: “Phép biện chứng là khoa học về mối liên hệ phổ biến”.

-   Ỷ nghĩa phương pháp luận

Nguyên lý mối liên hệ phổ biến có ý nghĩa phương pháp luận to lớn trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.

Nguyên lý mối liên hệ phổ biến đòi hỏi, khi nhận thức sự vật phải tuân theo quan điểm toàn diện. Nghĩa là nơhiên cứu sự vật trong mối liên hệ giữa các sự vật khác và với bản thân nó; và để tránh phiến diện cần phải xem xét tất cả các mặt, các yếu tố, các khâu trung gian có quy định, ảnh hưởng đến các thuộc tính của sự vật.

Nhưng yêu cầu xem xét tất cả các mặt của sự vật theo quan điểm toàn diện cũng chỉ có tính tương đối, một mặt bởi vì sự vật có vô số các mối liên hệ với cái khác mà trong một lúc khả năng giới hạn của con người không thể quán triệt được hết, mặt khác các mối liên hệ quy định sư tồn tại của sự vật cũng không như nhau. Vì vậy, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến còn bao hàm những yêu câu của quan điêm lịch sử - cụ thể. Quan điểm này đòi hỏi răng, khi nhận thức sự vật trong liên hệ thì không được đồng nhất các liên hệ với nhau, mà cân phải phân loại, vạch rõ vị trí, vai trò của từng liên hệ, chỉ ra những liên hệ cơ bản, tất yếu.

b) Nguyên về sự phát triển

-   Khái niệm phát trien

Trong phép biện chứng duy vật, nguyên lý về mối liên hệ phổ biển thông nhất hữu cơ với nguyên lý về sự phát triển, bởi vì liên hệ tức là vận động, mà không có vận động thì không có sự phát trien. Nhung “vận động” và “phát trien” lắ hai khái niệm khác nhau:

Khái niệm “vận động” khái quát sự biến đổi, chuyển hóa nói chung, bất kể sự biến đổi, chuyển hóa ấy có tính chất, xu hướng và kết quả như thế nào.

Khái niệm “phát triển” không khái quát mọi sự vân động, mà chỉ khái quát những vận động đi lên, cái mới ra đời thay thế cho cái cũ. Dấu hiệu căn bản làm tiêu chuẩn để xác định sự phát triển là có sự xuất hiện “cái mới” trong các biến đổi của sự vật, hiện tượng. Sự phát triển có thể diễn ra theo các chiều hướng chủ yếu sau: từ thấp đến cao về mặt trình độ, từ đơn giản đến phức tạp về măt cấu trúc, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn về mặt bản chất và chức năng. Nhưng sự phân chia các chiều hướng đó chỉ mang tính tương đối, một sự phát triển thường bao hàm cả ba chiều hướng này.

Sư phát triển diễn ra liên tục trong mọi lĩnh vực của hiện thực (tự nhiên, xã hội, tư duy), nhưng không đơn giản không theo đường thăng mà quanh co, phức tạp. Nếu xét từng trường hợp cá biệt, từng quan hệ và từng giai đoạn CỊI thể thì sự phát triển có tính quanh co, dích dắc, thậm chí có lúc đi xuống, tuần hoàn. Nhưng nếu xét thế giới trong phạm vi rộng lớn, trong cả quá trình, trong tính toàn bộ, thì vận động đi lên là khuynh hướng thông trị và tuyệt đôi của thê giới. Khái quát tình bình đó, phép biện chứng duy vật khẳng định rằng, phát triển là khuynh hướng chung và tuyệt đối của thế giới. Mỗi sự phát triển cụ thể là một mặt, một mắt khâu của sự phát triển tạo nên quá trình liên tục và vô hạn của sự phát triển chung của thế giới.

-   Tính chăt của sự phát triển

Sự phát triển của thế giới là tự thân phát triển; có nguồn gốc và động lực 

Phát triển là quá trình bao hàm mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn, vừa liên tục, vừa đứt đoạn; có lúc tiệm tiến về lượng, có lúc nhảy vọt về chất. Một sự phát triển thông qua bước phủ định cái cũ, lạc hậu, làm xuất hiện cái mới, tiến bộ. Một sự phát triên như là vận động đi lên nhưng không đoan tuyệt với cái cũ mà có kế thừa tất cả những gì còn phù hợp và tích cực của cái cũ. Cho nên mỗi bước của sự phát triển là sự thống nhất (liên hệ) giữa cái cũ và cái mới.

Sự phát ưiển diễn ra trong các lĩnh vực của hiện thực không như nhau và không đồng đều. Mỗi sự phát triển có những đặc điểm riêng và chỉ là một yếu tố hữu hạn trong cấu thành vô hạn của sự phát triển chung của thế giới.

Đôi lập với phép biện chứng, phép siêu hình phủ định sự phát triển, tuyệt đôi hóa mặt ổn định của các sự vật, hiện tượng. Neu nói đến sự phát triển thì phép siêu hình cho rằng đó chỉ là sự gia tăng về lượng, sự tuần hoàn, lặp lại mà không có sự thay đổi về chất, không có sự ra đời của cái mới. Lênin cho răng, quan điểm siêu hình là nghèo nàn, cứng nhắc, không cho ta chìa khóa đê nghiên cứu sự tự vận động sự phát triển của thế giới.

Như vậy quan niệm biện chứng khác quan niệm siêu hình ở chô: xem xét sự phát triển như một quá trình tiến lên thông qua những bước nhảy vọt, cái cũ mất đi, cái mới ra đời; vạch ra nguồn gốc bên trong của sự vận động và phát trien, đó là cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập.

-   Ỷ nghĩa phương pháp luận

Nguyên lý về sự phát triển có ý nghĩa phương pháp luận to lớn trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Nó đòi hỏi rằng, để nắm băt được bản chât, khuynh hướng vận động và phát triển của sự vật phải có quan điếm phát trien bao gôm các yêu cầu sau:

Phải xem xét sự vật như một quá trình trong sự tự vận động, sự phát triển của nó. Chỉ như vậy mới vach ra được nguồn gốc, nguyên nhân, những điều kiện và lôgic của sự vận động bên trong của sự vật, tức là bản chất của sự vật.

Quan điểm phát triển cũng đòi hỏi khi xem sự vật như một quá trình cần phải vạch ra những giai đoạn những điều kiện, và khuynh hướng cụ thể của nó, phân tích môt cách cụ thê từng giai đoạn. Nhung không được tách rời các giai đoạn của sự vật với nhau mà phải xem chúng thống nhất, liên hệ với nhau trong cả tiến trình vận động của sự vật.

Quan điểm phát triển cũng yêu cầu càn phải có thái độ lac quan, tích cực trong thực tiễn, khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, làm chậm hoặc kìm hãm sự phát triển.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com

Tags: