Chào các bạn! Truyen4U chính thức đã quay trở lại rồi đây!^^. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền Truyen4U.Com này nhé! Mãi yêu... ♥

14. So sánh tư tưởng của Bà La Môn và Phật giáo ?

* Những điểm tương đồng

-Công nhận cuộc đời là đau khổ và đưa ra những phương pháp để hỗ trợ chúng nhân được giải thoát khỏi những đau khổ ấy.

Đây là điểm chung nhất mà ta có thể tìm thấy ở bất cứ đâu trong giáo lý Phật giáo so với học thuyết Bà-la-môn . Có thể nói đây là hai phạm trù không riêng gì giáo phái nào mà hầu như tất cả những trào lưu tư tưởng Ấn đều đặc biệt quan tâm và luôn tìm cách lý giải. Và do xuất phát từ xu hướng đó mà gần như những danh từ, những thuộc tính, những phương pháp thi thiết của cả hai giáo phái đều có biểu hiện cho thấy nó rất gần gũi

- Lấy con người làm trung tâm để khảo sát mặc dù Bà-la-môn giáo vẫn cho rằng con người là một phần thuộc về cái Tuyệt đối.

-Đều lấy sự phát triển trí tuệ làm cơ sở để diệt trừ vô minh ái dục, là những nguyên nhân đưa con người vào vòng sinh tử luân hồi.

- Đối với hiện tượng và nhân sinh, cả hai đều chấp nhận quy luật nhân duyên nghiệp báo chi phối cuộc sống con người.

-Sự chung đụng về ngôn ngữ đã dẫn đến những sự giao thoa không thể tránh khỏi khi cả hai cùng phát triển trên một mảnh đất của triết lý này.

*Những điểm khác biệt

- Khác biệt về thực tại tối cao

Phật giáo phủ nhận Nếu như triết lý Bà La Môn thừa nhận sự tồn tại của một thực thể siêu nhiên tối cao chi phối vạn vật và thừa nhận Bràhman thường còn bất biến, thì theo Duyên Khởi: Sự vật luôn luôn biến hóa không cùng tận, đó không phải là vật này (Bràhman) sinh ra vật kia (vạn vật) mà là vật này làm nhân duyên sinh khởi vật kia. Như vậy chỉ bằng vào sự phủ nhận tính thực hữu của bản thể Brahman và thay vào đó là tự tính vô hữu ngã thôi, Phật giáo gần như đánh đổ cả hệ thống giáo lý của Veda, ít nhất là trên bình diện triết học.

- Về nghiệp và luân hồi

Thuyết nghiệp và luân hồi đã xuất hiện vào cuối thời Brahman và tới thời Upanishad nó mới được hình thành cùng một lúc với thuyết “thường ngã”. Tuy Phật Giáo và Bà La Môn giáo cùng nói đến nghiệp và luân hồi nhưng một bên thừa nhận “ngã thể thường còn”, một bên thì dựa vào “vô ngã luận”, nên tuy thấy giống nhau, nhưng thật ra trái ngược nhau về bản thể.

-Về phương pháp tu tập đạt đến giải thoát

+ Con đường tu tập

Học thuyết Bà la môn cũng cho rằng khổ hạnh và con đường thiền định là con đường tu tập dẫn đến giải thoát nhưng Phật giáo lại đi theo con đường Trung đạo

+ Các trạng thái tâm linh để đi đến giải thoát

Về trạng thái tâm linh thì học thuyết Bà la môn cho rằng với với sự hoàn tất của bốn giai đoạn - Thức(Vishva) - Mộng(Taijasa) - Ngủ say không mộng(Pràjna) - Ý thức tâm linh(Turiya) người Bà-la-môn có thể được đồng nhất Atman với Brahman đồng thời tận hưởng hạnh phúc của sự vĩnh hằng trong khi Phật giáo cho rằng phải trải qua một quá trình tu luyện, hành giả phải chứng được sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền sắc giới và từ đệ ngũ thiền cho tới đệ cửu thiền vô sắc giới trước khi đạt quả vị Phật

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com

Tags: