"Tâm hoảng hốt lăng xăng
Khó hộ trì nhiếp phục
Như con cá vùng vẫy
Khi bị quăng lên bờ".
(III-Phẩm Tâm, Pháp Cú 33)
"Hãy xem người thợ khéo
Truốt mũi tên thật ngay
Cũng vậy người có trí
Giữ tâm thật yên lành."
(III-Phẩm Tâm, Pháp Cú 34)
Tích Pháp Cú: Thời gian Ngài A-Nan chưa làm thị giả cho Đức Phật. Đó là 20 năm đầu Phật giáo hình thành. Thời gian đó Phật đi nơi này nơi khác giáo hóa luôn có một Tỳ kheo bên cạnh Phật để chuẩn bị và thu xếp công việc giúp Phật. Ngày nay một yếu nhân như tổng thống hoặc giáo chủ tôn giáo luôn có rất nhiều trợ lý giúp việc hầu cận. Nhưng thời Đức Phật thì chỉ có 1 vị mà thôi. Ta hay gọi vị đó là Thị Giả. Mãi sau này mới có Đức A-Nan làm thị giả cho Phật và Ngài luôn bên cạnh Phật 24/7.
Lần đó Phật lên ngọn núi Ka-ti-ca mang theo vài Tỳ kheo. Giữa núi có một cái hang và Phật vào trong đó. Rồi các Tỳ kheo đi khất thực chỉ có 1 Tỳ kheo tên là Mê-gi-da ở lại hầu Phật. Vị đó ngồi thiền trong hang gần Phật thấy tâm thanh tịnh kỳ lạ. Vị đó lại nghĩ rằng chỉ cần đến một nơi thanh vắng ngồi thiền thì tâm sẽ nhập định mà đắc đạo.
Tỳ kheo Mê-gi-da bèn xin Phật:
- Bạch Thế Tôn, xin phép cho con đến một nơi thanh vắng tu hành một mình trong một thời gian và con sẽ quay lại.
Phật nói:
- Đừng, chưa phải lúc. Nhất là trách nhiệm của ông chưa xong mà bỏ rơi trách nhiệm hầu hạ thầy.
Nhưng Mê-gi-da khăng khăng theo ý mình. Phật không nói gì thêm. Mê-gi-da ôm bình bát ra đi.
Tỳ kheo Mê-gi-da tìm một nơi thích hợp thanh vắng, có dòng suối gần làng để tiện khất thực. Vị đó bắt đầu ngồi thiền nhưng càng ngồi tâm càng loạn. Sau khoảng 1 tháng tu hành thì tâm loạn không thể ngồi thiền. Mê-gi-da quay về gặp Phật xin xám hối.
Phật nói:
- Ông nhận lãnh trách nhiệm hầu hạ thầy trong khi mọi người đi vắng. Nhưng trách nhiệm không xong mà ông bỏ rơi trách nhiệm bỏ rơi thầy làm hao tổn công đức. Chính vì công đức không đủ nên không thể ngồi thiền.
Và Phật phê bình Mê-gi-da bằng bài kệ Pháp Cú.
"Tâm hoảng hốt lăng xăng
Khó hộ trì nhiếp phục
Như con cá vùng vẫy
Khi bị quăng lên bờ"
(III-Phẩm Tâm, Pháp Cú 33)
"Hãy xem người thợ khéo
Truốt mũi tên thật ngay
Cũng vậy người có trí
Giữ tâm thật yên lành."
(III-Phẩm Tâm, Pháp Cú 34)
Bài học kinh nghiệm:
Bài học 1: Hộ trì và nhiếp phục tâm
"Nhiếp phục được tâm" nghĩa là giữ tâm được thanh tịnh và nhập vào định. Thanh Tịnh ví như một hồ nước trên núi cao. Hồ nước đó có nước trong vắt gọi là Thanh. Mặt nước hồ đó yên tĩnh như mặt gương soi gọi là Tịnh. Từ đó một người có thể thấy mọi sự vật hiện tượng trong tâm mà tìm ra được Kiết sử để diệt. Ví như người đứng trên bờ nhìn hồ nước thanh tịnh sẽ thấy con cá đang bơi qua bơi lại, con sò, con hến, hòn đá, lá cây... hiện rõ trong hồ nước đó. Tâm người không thiền luôn loạn động và đục ngầu. Kẻ đó sẽ chẳng thể thấy gì trong đó.
"Hộ trì tâm" là bảo vệ và cảnh giác trước những tâm ý xấu xa hay tạp niệm. Hình ảnh con cá bị vứt lên bờ nhảy nhót lung tung "dãy đành đạch". Tâm người hoảng hốt lăng xăng giống như con cá đó. Tâm kẻ đó rất khó hộ trì nhiếp phục và khó thiền định.
Một người thợ khéo thì truốt mũi tên thật thẳng. Nếu mũi tên không thẳng sẽ không thể bắn trúng đích. Một người có trí tuệ tu hành phải biết giữ tâm thật yên lành. Kế đó tâm được thanh tịnh. Kế đó tâm nhập vào định và chứng 4 tầng thiền định. Tại Tứ Thiền thì tâm vị đó xuất hiện Tam Minh mà diệt Vô Minh. Sau khi diệt Vô Minh thì vị đó đắc A-la-hán.
Thế nhưng yếu tố giúp hành giả hộ trì nhiếp phục được tâm mà đắc đạo chính là Công Đức. Ta hay gọi là Phúc. Còn trong thời Đức Phật thì pháp mà Phật giảng 100% chuẩn Chánh Pháp. Thời nay có phúc, có tinh tấn mà chẳng đắc đạo vì toàn Mạt Pháp.
Bài học 2: Tôn giả A-nan - Thị giả vĩ đại
Đức Phật giáo hóa 45 năm thì 20 năm đầu chưa có thị giả A-Nan. Chỉ 25 năm cuối thì Ngài A-Nan mới làm thị giả cho Phật. Công việc thị giả chủ yếu là lo lắng chu đáo 24/7 toàn bộ sinh hoạt, ăn, ngủ, nghỉ, sàng tọa, thu xếp đại chúng nghe pháp. Thế nhưng Tôn giả A-Nan còn có công đức vĩ đại là Ngài đã ghi nhớ toàn bộ lời dạy của Phật. Rồi Ngài truyền thừa lại thành Kinh Điển Phật Giáo Nguyên Thủy Nikaya.
Ngoài các kinh Ngài trực tiếp nghe trong 25 năm thì 20 năm đầu khi chưa làm thị giả Ngài phải tự tìm học và ghi nhớ. Chính vì hầu hạ Phật 24/7 trong suốt 25 năm khiến Ngài không thể thu xếp được thời gian ngồi thiền tối thiểu 7 ngày mà đắc đạo theo lời Phật ấn chứng trong kinh Tứ Niệm Xứ. Nên Ngài tu theo Phật 42 năm mà không thể đắc A-la-hán.
Và sau khi Phật nhập diệt thì Tôn giả A-Nan ngồi thiền 7 ngày là đắc A-la-hán đúng lời Phật nói trong Tứ Niệm Xứ. Sáng hôm Tôn giả đắc đạo cũng là Đại lễ kết tập kinh điển lần 1 diễn ra. Và một vị A-la-hán có tuổi đắc đạo trẻ nhất đã đứng lên pháp tòa chủ trì đọc tụng Kinh Phật. Toàn bộ Kinh Nguyên Thủy Nikaya của Phật Giáo mà ta học hôm nay là nhờ công đầu tiên của Tôn giả A-Nan.
Bài học 3: Làm tròn trách nhiệm
Ta thấy 91 lần vũ trụ sinh diệt mới có 6 vị Thế Tôn Phật ra đời. Trường Bộ Kinh có Kinh Đại Bổn nói về 6 vị Thế Tôn Phật trong 91 Đại Kiếp. Và Kinh Ba Lê nói về Đại Kiếp là 1 lần vũ trụ sinh diệt. Đó là 6 vị Thế Tôn Phật đã chuyển pháp luân và giảng dạy chánh pháp. Còn Độc Giác Phật tức vị tự tu tự chứng A-la-hán một mình mà không chuyển pháp luân thì có nhiều. Nên ta theo dõi Tích Pháp Cú sẽ thấy Đức Phật nói rất nhiều về các vị Độc Giác Phật quá khứ.
Cho nên cơ hội được sinh vào thời Đức Phật là cơ hội nhiều triệu, nhiều tỷ năm có 1 lần. Nếu ta sống trong thời có Phật lại được gặp Phật, được làm Tỳ kheo đệ tử Phật, được làm thị giả hầu hạ Phật là diễm phúc vô cùng to lớn.
Thế mà có một vị Tỳ kheo đủ Đại duyên. Vị đó sinh thời có Phật, được làm Tỳ kheo đệ tử Phật, được nhận trách nhiệm hầu hạ Phật. Vì phúc duyên to lớn đó khiến vị đó ngồi thiền tâm thanh tịnh.
Nhưng vì ngu si kém trí tuệ nên vị đó nghĩ rằng: "Do ngồi thiền nơi thanh vắng mà tâm được thanh tịnh". Vị đó cãi lời bỏ Phật một mình rồi tìm nơi thanh vắng tu hành với hi vọng đắc đạo. Chính vì ngu si không làm tròn trách nhiệm nên tổn phúc. Vị đó càng tu thì tâm càng loạn tới mức không thể ngồi thiền. Thế ta mới hay Công Đức quan trọng chừng nào. Thiếu phúc thì dù chính Đức Phật giảng dạy mà ta vẫn chẳng thể ngồi thiền.
Bài học 4: Phúc và Duyên
Tỳ kheo Mê-gi-da được hầu hạ Phật thì phúc to lớn và quả báo tới ngay. Vị đó ngồi thiền lập tức tâm thanh tịnh. Nhưng vì trí tuệ kém nên vị đó tưởng do hang động yên tĩnh mà tâm thanh tịnh. Vị đó vô trách nhiệm bỏ Phật trong hang một mình. Vị đó tìm một nơi thanh vắng ngồi thiền thì tâm loạn. Nên gốc của tu hành đắc đạo không phải ở ngoại cảnh hay môi trường. Gốc của tu hành đắc đạo là ở Phúc
Còn Duyên là sao? Duyên là có được chánh pháp. Phúc vĩ đại như Sa-môn Cồ Đàm mà tu sai chánh pháp mất 6 năm chẳng thể đắc đạo. Còn khi Ngài tu đúng thì chỉ mất 49 ngày là thành Thế Tôn Phật.
Tổng kết bài học này ta hãy nhớ câu nói:
"Vì Đại Nhân Duyên mà Đức Phật ra đời".
Tức phải có đủ Nhân thiện lành tạo Phúc vĩ đại. Phải có đủ Đại Duyên là các điều kiện môi trường, xã hội cần thiết thì Sa-môn Cồ Đàm mới tu hành đắc đạo thành Phật. Thiếu 1 trong 2 là thất bại.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com