Chào các bạn! Truyen4U chính thức đã quay trở lại rồi đây!^^. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền Truyen4U.Com này nhé! Mãi yêu... ♥

15.Nội dung cơ bản đề án đổi mới cơ chế TC GD 2009-2014.

c. Một số nội dung cơ bản của đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục giai đoạn 2009-2014.

Đề án đã xác định 8 nội dung đổi mới cơ chế tài chính giáo dục như sau:

c1. đổi mới phương thức xây dựng và giao kế hoạch ngân sách cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước cho các mục tiêu của giáo dục.

Đổi mới phương thức phương thức xây dựng và giao kế hoạch ngân sách cho ngành giáo dục theo hướng lập kế hoạch ngân sách trung hạn 3 năm.

Nhà nước cam kết đầu tư thỏa đáng và ngày càng tăng cho giáo dục. nhà nước là người chi lớn nhất chủ yếu cho giáo dục phổ thông và mầm non tiếp tục thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học miễn phí thực hiện việc phổ cập giáo dục trung học cơ sở có sự đóng góp theo khả năng của người học và đến năm 2015 đạt ít nhất 95% số trẻ 5 tuổi đi học mẫu giáo với chất lượng được nâng cao hơn hiện nay.

Ngân sách nhà nước đầu tư cho các cơ sở giáo dục công lập đảm bảo đạt mức chất lượng cần thiết tối thiểu. ở những trường mầm non và phổ thông công lập cung cấp dịch vụ giáo dục cao hơn mức chất lượng cần thiết tối thiểu ngoài phần chi của nhà nước phần còn lại sẽ thu từ người học.

Ưu tiên đầu tư ngân sách nhà nước cho giáo dục của các địa phương vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa vùng đan tộc thiểu số, trường phổ thông dân tộc nội trú trường phổ thông chuyên.

Tăng đáng kể tỷ trọng ngân sách dành cho dạy nghề.

Thành lập một số cơ sở đào tạo chất lượng cao một số trường trọng điểm dạy nghề đến đại học bằng nguồn ngân sách nhà nước và nguồn vay ODA để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng nhua cầu xã hội.

c2. Xác định trách nhiệm và quyền hạn hợp lý của các cơ quan QLNN TW và địa phương trong việc lập và thực hiện kế hoạch ngân sách GD

c3. Xây dựng cơ chế thích hợp để huy động các nguồn lực cho giáo dục

- Nhà nước khuyến khích sự đóng góp của xã hội cho GD, khuyến khích thành lập và phát triển các cơ sở đào tạo ngoài công lập.

- Ngân sách NN hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục ngoài công lập đào tạo giảng viên có trình độ cao, thực hiện các chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên và CB QLGD, cấp bù học phí cho đối tượng chính sách học ở các trường mầm non, pt ngoài công lập.

c4. Đổi mới chính sách học phí và hỗ trợ người học

- Sửa đổi chế độ học phí ở các trường công lập theo hướng:

+ đối với giáo dục mầm non và phổ thông: học phí ko là gánh nặng tài chính cho người học. khi học phí và các chi phí học tập của gia đình cho con em họ đi học không vượt quá 6% thu nhập bình quân của hộ gia đình thì mức học phí đó luôn nằm trong khả năng chi trả của hộ gia đình.

+ Mức học phí đối với đào tạo công lập (dạy nghề, tc, cđ, đh) thể hiện sự chia sẻ thực sự chi phí đào tạo giữa NN và người học, đủ chi lương và từng bước bảo đảm chi thường xuyên của các nhóm ngành đào tạo, phần còn lại của chi thường xuyên và toàn bộ chi đầu tư do nhà nước đảm nhận.

+ Thực hiện miễn học phí với học sinh tiểu học, học sinh thuộc diện chính sách. Giảm học phí cho các đối tượng cận nghèo và chính sách.

+ NN tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng đối với học sinh học nghề và sinh viên thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, gđ có hoàn cảnh khó khăn vay tiền để học tập.

+ Thay đổi chính sách miễn học phí đối với sinh viên ngành sư phạm như hiện nay bằng chính sách NN cho sv vay tiền để học, khi ra trường nếu công tác trong ngành giáo dục ít nhất 2 lần so với thời gian đào tạo thì NN sẽ xóa phần nợ vay đó.

+ NN thực hiện cấp tiền trực tiếp cho các đối tượng được miễn, giảm học phí tại các cơ sở giáo dục để người học đóng học phí cho cơ sở giáo dục.

+ NN có chính sách khuyến khích người học giỏi bằng học bổng khuyến khích học tập ở tất cả các cơ sở đào tạo nghề nghiệp trong nước hoặc cử đi nước ngoài học tập.

+ NN đầu tư toàn bộ để xd các KTX cho sv, người ở chỉ phải trả chi phí để vận hành và duy tu KTX

+ Khuyến khích thành lập các quỹ trợ giúp người nghèo đi học, khuyến khích học giỏi bằng nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước.

c5. Chính sách đối với Giáo viên

- Thông qua chi từ NSNN và thu học phí ở các trường công lập, NN đảm bảo thu nhập của giáo viên công lập ổn định đời sống và ngày càng được cải thiện.

- Tiếp tục chính sách khuyến khích gv dạy học ở các cùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc

- Chuẩn hóa trình độ nhà giáo các cấp và xây dựng thang bảng lương hợp lý cho các cấp học và trình độ đào tạo. Thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên cho đội ngũ nhà giáo.

- Các trường học công lập thực hiện tự chủ tài chính theo quy định của chính phủ.

c6. Trách nhiệm của các cơ sở giáo dục trong QLTC

- Bảo đảm sự tương quan giữa chất lượng đào tạo và nguồn tài chính được sử dụng, đầu tư có hiệu quả để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

- Công bố mục tiêu và cam kết chất lượng đào tạo, kết quả đánh giá chất lượng đào tạo thực tế, công bố nguồn lực đào tạo của cơ sở theo quy định của NN.

- Công khai chi tiêu trong nhà trường hằng năm, thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho NN, chấp hành các quy định về tài chính, kế toán, thực hiện  kiểm toán theo quy định của NN.

- Gửi báo cáo hoạt động của nhà trường, trong đó có phần tài chính về cơ quan QL cấp trên trực tiếp theo quy định của NN/

c7. Giám sát tài chính giáo dục

- CP quy định rõ chức năng nhiệm vụ QL TCGD, trong đó quy định rõ chức năng nhiệm vụ của các Bộ, ngành TƯ, của các cơ quan địa phương trong việc phối hợp quản lý kiểm tra, giám sát và báo cáo về tài chính giáo dục.

- Bộ GD phối hợp với Bộ TC xây dựng các quy định QLTCGD trong các cơ sở GD, quy định về báo cáo tài chính của các cơ sở GD làm cơ sở cho việc quản lý minh bạch và công khai tài chính của toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân.

- NN thực hiện việc kiểm tra giám sát các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập.

- Đại diện CM HS ở các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông, đại diện HSSV và đại diện giáo viên giảng viên ở các cơ sở đào tạo có quyền và trách nhiệm giám sát việc sử dụng kinh phí của cơ sở giáo dục theo quy chế hoạt động của trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

c8.  Xác định học phí và hỗ trợ của nhà nước, địa phương

- Mức học phí được phân biệt giữa chương trình đào tạo đại trà và chương trình đào tạo chất lượng cao.

- Nguyên tắc xác định học phí:

+ Học phí của các trường mầm non và PT công lập đại trà: được đảm bảo khi học phí và các khoản chi cần thiết khác cho việc học tập ko vượt quá 6% thu nhập bình quân của hộ gđ

+ Học phí đối với giáo dục nghề nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ học phí giữa NN và người học.

+ Học phí của các trường PT chuyên và PTDT Nội trú: các trường được đầu tư cao từ ngân sách và vận động xã hội tài trợ để hs có điều kiện học tập và rèn luyện đặc biệt tốt.

+ Mức học phí ở các trường PT chuyên thực hiện theo quy định chung của địa phương, không cao hơn các trường PT đại trà khác trên địa bàn.

+ Các trường PTDTNT được NN đầu tư, hỗ trợ toàn bộ chi phí hoạt động, hs không phải đóng học phí.

- Học phí của các cơ sở đào tạo công lập: mức thu học phí theo nhóm ngành nghề đào tạo trong khung học phí theo quy định của CP.

- Công bố và sử dụng học phí: Hằng năm cơ sở đào tạo công lập căn cứ vào khung học phí do NN quy định, tự xác định mức học phí của mỗi ngành học cho từng năm học của cả khóa học và thông báo công khai cho người học biết trước khi thông báo tuyển sinh năm học mới.Tiền thu học phí của các cơ sở công lập phải gửi kho bạc NN để giám sát chi tiêu.

- Đối với chương trình chất lượng cao tại các cơ sở công lập : phần chi phí tăng thêm ngoài phần chi của NN để có chất lượng cao hơn sẽ do người học chi trả.

- Các cơ sở giáo dục ngoài công lập được quyền chủ động xây dựng mức học phí, thông báo công khai mức học phí cho từng năm học (đối với khối mầm non và PT), hoặc đối với cả khóa học (đào tạo nghề nghiệp) đồng thời thực hiện 3 công khai để nhà nước, người học, gđ người học và xã hội giám sát, đánh giá.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com

Tags: