Chương 4: Tuổi 20, chúng ta phải đối mặt với sự bấp bênh của nghề nghiệp
Làm một người có nghề nghiệp là lựa chọn tất nhiên lựa chọn tất nhiên của đại đa số những chàng trai ngoài 20 tuổi, thị trường nghề nghiệp chính là vũ đài để chúng ta tranh đấu. Thị trường nghề nghiệp cũng giống như chiến trường, phải chiến đấu tốt chúng ta mới có thể nổi trội hơn người khác, trở thành vị "tướng quân" trong mắt nhiều người; làm việc tốt chúng ta mới có thể trở thành người nắm giữ vận mệnh của mình.
- Hãy để bản thân có tâm lí trở về con số 0
Sau mấy năm làm việc cực nhọc, bạn không còn tràn đầy nhiệt tình với công việc như khi mới tốt nghiệp nữa. Bạn có kinh nghiệm, năng lực, thành tích và cả những mối quan hệ tốt đẹp. Bạn trở nên tinh anh trong công việc. Bởi vậy, khi đặt bạn lên vạch xuất phát cùng những người khác, bạn sẽ cảm thấy không công bằng. Đối với việc này, Tập đoàn doanh nghiệp tư nhân nổi tiếng Xinao của Trung Quốc đã đưa ra khái niệm "Tư thế trở về số 0". Với Xinao, cho dù trước đây bạn tốt nghiệp từ một trường đại học nổi tiếng và đã có những thành tích lớn trong các doanh nghiệp mạnh thì sau khi vào làm việc ở Xinao, bạn đều phải bắt đầu từ con số 0, bắt đầu từ những công việc cơ bản nhất, không được chìm đắm trong những thành tựu đã qua. Những nhân viên cũ trong Xinao có đóng góp lớn đối với việc phát triển của công ty khi đối mặt với hình thế phát triển mới của tập đoàn cũng tuyệt đối không được coi mình là "khai quốc công thần", phải vượt qua bản thân, tạo ra những thành tích mới. Rất nhiều giám độc nghiệp vụ của công ty này chính vì có thể từ bỏ những thành tích trước đây của mình, bắt đầu lại từ con số 0 nên mới giành được một không gian phát triển rộng lớn hơn.
Hãy nhớ tới câu nói nổi tiếng của nhà doanh nghiệp
người Mỹ Bill Gates khi bàn tới vấn đề này: "Học vị chỉ là tấm bia mộ của một giai đoạn học tập, còn tốt nghiệp ra trường mới là sự bắt đầu một giai đoạn học tập mới". Trên thực tế, đây chính là tâm lí quay về con số 0, tất cả đều bắt đầu từ hiện tại, quá khứ dù có huy hoàng cũng đã qua đi. Đây chính là tinh thần không ngừng phấn đấu, là tố chất nghề nghiệp dùng kết quả để khẳng định mình. Nói ngược lại, nếu không có tâm lí quay về số 0, lúc nào cũng tự hào với những vinh dự và thành tích đạt được trong quá khứ, làm sao bạn có thể đạt được một kết quả mới?
Trong thế vận hội Olympic lần thứ 28, trận chung kết bóng chuyền nữ thực sự khiến người ta khó quên, đội bóng chuyền nữ Trung Quốc đã cố hết sức để thi đấu một trận khiến mọi người xúc động. Đội Trung Quốc đã thua hai hiệp đầu, trong hiệp đấu thứ tư, khoảng cách với đội bạn là hai điểm, vô cùng bất lợi nhưng đội bóng chuyền nữ của Trung Quốc đã ổn định, chống đỡ lại sự tiến công dũng mãnh của đội Nga, kết quả chung cuộc là Trung Quốc đã thắng với tỷ số 3: 2, đứng lên bục lĩnh thưởng cao nhất.
Cũng như vậy, trong trận chung kết bóng bàn đơn nữ, tuyển thủ người Triều Tiên Kim Tương Mỹ bị dẫn trước với tỷ số 1: 3 trước đối thủ người Singapo Lý Giai Vi, trong đó có một hiệp đã thua với tỷ số 11: 0. Khi tất cả mọi người theo dõi trận đấu đều cho rằng Lý Giai Vi sẽ dễ dàng chiến thắng trong trận đấu này thì kỳ tích đã xảy ra, Kim Tương Mỹ trong hiệp đấu thứ ba đã phản công quyết liệt và ba hiệp tiếp theo đều chiến thắng, giành chức vô địch.
Chúng ta cổ vũ người chiến thắng, nuối tiếc cho những người thất bại. Đồng thời, chúng ta cũng có những cảm nhận rất sâu sắc. Hãy lắng nghe những người chiến thắng và những người thua cuộc nói gì:
Sau khi bị thua hai hiệp, huấn luyện viên chính đã xin tạm dừng trận đấu và nói với những cô gái Trung Quốc điều gì? "Tôi nói với các cô gái của mình rằng, hãy quên hết chuyện thắng thua, hãy chơi một trận cho thoải mái, chúng ta có đủ thực lực để thắng". Sau trận đấu, khi trả lời câu hỏi của phóng viên, Lý Giai Vi nói mình đã không có được tâm lí tốt nhất, đã tỏ ra chủ quan và không phát huy hết thực lực.
Không khó để nhìn ra, trận đấu cuối cùng chính là thi đấu tâm lí, kỹ thuật lúc này không còn quan trọng nữa. Nếu bạn có một trái tim bình tĩnh, có tâm lí "quay về số 0" thì có thể giành được những thành tích huy hoàng. Chỉ khi đưa tất cả quá khứ về con số 0, bắt đầu lại từ đầu bạn mới có thể quên đi vinh nhục, phát huy hết khả năng của mình.
Điều này cũng có ý nghĩa tương tự đối với những người đang làm việc - Ngoài chuyện so sánh năng lực, kỹ thuật, chúng ta còn phải thi đua về tâm lí, về tư thế. Những công ty tuyển dụng tìm tới bạn chính là vì kinh nghiệm, năng lực, thành tích nghề nghiệp của bạn, những công ty mới đặt nhiều hy vong vào bạn cũng là vì kinh nghiệm, năng lực của bạn. Nhưng nếu quá coi trọng vào những thứ đã qua, "quá khứ" có thể sẽ trở thành một gánh nặng: Bởi những thành công trong quá khứ, bạn không còn dám thử nghiệm và có thể sẽ bất chấp thủ đoạn, xây dựng một bảng thành tích mới để bảo vệ bản thân. Có lẽ do vậy mà biết bao người ,vì không thích nghi được với môi trường mới nên làm việc không tốt, cuối cùng chỉ còn cách ra đi.
Đưa quá khứ về con số 0, chúng ta mới không trở thành những con ốc sên chỉ biết đeo cái vỏ sau lưng trèo lên đỉnh cao của thành công; đưa quá khứ về con số 0, chúng ta mới có thể giống như loài chim từ bỏ tất cả để bay vào bầu trời rộng lớn. Bởi vì trên con đường trưởng thành, khi đối mặt với thế giới thay đổi ngày càng nhanh với tâm lí quay về con số 0, chúng ta mới có thể thích ứng với môi trườn g mới, chấp nhận thách thức mới, tạo ra thành quả mới với thái độ không ngừng học tập.
- Nhận thức rõ mối quan hệ với ông chủ
Một người nông dân trồng hai mẫu dưa hấu, dưa mọc rất nhanh, đã sắp tới lúc được thu hoạch. Ai ngờ chỉ sau một trận mưa đá, cả ruộng dưa bị dập nát hết cả, hầu như không thể tìm ra quả nào còn nguyên vẹn. Người nông dân đau lòng vô cùng, đột nhiên mắt sáng lên, thì ra ông phát hiện phía dưới một cái khung bằng gỗ đã đổ có một quả dưa hấu rất lớn còn nguyên vẹn. Người nông dân vui mừng mang quả dưa hấu này ra chợ, phát giá rất cao, rất nhiều ngươi đều cười nhạo ông: "Quả dưa hấu của ông quý như vậy sao? Dưa hấu của người khác ngon hơn của ông mà giá lại thấp hơn". Người nông dân nói: "Dưa hấu của người khác chưa bị băng đá làm cho dập nát, thu hoạch tốt, đương nhiên bán rẻ, còn cả ruộng dưa của tôi bị băng đá đánh cho tan tành, chỉ còn lại mỗi quả này, bán đắt thì mới bù được những tổn thất và vất vả của tôi chứ". Vậy bạn thử nghĩ xem, người mua có sẵn sàng bù đắp cho tổn thất của người nông dân, trả giá cao để mua quả dưa này không? Đáp án chắc chắn là không, chợ là nơi không tin vào nước mắt.
Tương tự, ông chủ cũng không tin vào nước mắt. Khi bạn làm việc không có thành tích, khi bạn đã nỗ lực nhưng vẫn không gặt hái được thành công nào đáng kể, đừng bao giờ đứng trước mặt ông chủ kể lể các lý do, cũng đừng gửi gắm hy vọng rằng những lý do của bạn có thể làm ông chủ cảm động. Nhận thức rõ mối quan hệ giữa bạn và ông chủ, đó là điều quan trọng đầu tiên. Bởi vì ông chủ không phải là nhà từ thiện, càng không phải là người thân, bạn bè hay thầy giáo của bạn, ông không có nghĩa vụ và cũng không có trách nhiệm phải giúp bạn giải quyết khó khăn, lo lắng.
Có những người thường xuất phát từ quan điểm giao dịch, buôn bán, cả ngày chỉ nghĩ đơn giản rằng: "Anh trả tôi bao nhiêu tiền, tôi sẽ làm cho anh bấy nhiêu việc". Hơn nữa, đó chỉ là những công việc mà anh ta tự quyết định, một khi những công việc vượt qua giới hạn này, tâm lí anh ta sẽ không còn cân bằng. Đáng sợ hơn, anh ta chỉ nghĩ mình là m đượ c nhi ều việc mà kho ng hề hỏi rằn g: Kết quả của công việc như thế nào? Đó là những công việc gì? Kết quả dường như không liên quan gì tới anh ta. Đương nhiên, vẫn con những người dùng "trí thông minh" của mình để nghĩ ra cách ít làm việc mà vẫn kiếm được nhiều tiền. Họ chỉ biểu hiện hứng thú mạnh mẽ và khả năng của mình với những việc đem lại lợi ích cho bản thân họ, còn những việc nên làm thì họ lại không có hứng thú hoặc chỉ làm một cách chống đối. Ngược lại, điều này cũng chứng tỏ tại sao rất nhiều người có vẻ bình thường nhưng lại thành công trong sự nghiệp, bởi vì họ hiểu một đạo lý đơn giản: "Chỉ khi không ngừng đem lại niềm vui cho ông chủ, ông ta mới đem lại niềm vui cho bạn".
Trong các công ty, ông chủ luôn xuất hiện vào lúc bạn phạm lỗi. Trong công việc, quan hệ giữa bạn với ông chủ vừa là quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, vừa là quan hệ đồng nghiệp. Vậy làm thế nào để hợp tác vui vẻ với những ông chủ của mình?
Học cách thay đổi vị trí để suy nghĩ
Phương thức suy nghĩ giữa các nhân viên và ông chủ không bao giờ giống nhau. Nếu bạn là nhân viên, nhìn thấy đèn trong một phòng làm việc nào đó vẫn chưa tắt, bạn có chạy lên lầu và tắt đèn không? Có thể có, cũng có thể không. Nếu có, điều này chứng tỏ bạn là người tôn trọng nghề nghiệp; nếu không thì cũng không gây ảnh hưởng gì, vì việc này không liên quan gì tới bạn, không phải là chức trách của bạn, bạn có thể từ chối. Nhưng ông chủ thì không như vậy, chi phí hàng ngày đều được tính vào giá thành, giảm bớt giá thành cũng có nghĩa là tăng thêm thu nhập.
Chúng ta nên học cách nhìn nhận vấn đề từ góc độ của người khác, thử nghĩ xem nếu bạn là ông chủ, người mà bạn bỏ tiền ra thuê lúc nào cũng làm sai việc, bạn có tức giận hay không? Bởi vậy, khi chúng ta làm bất cứ việc gì, hãy thường xuyên đứng trên lập trường của người khác để suy nghĩ, khi đó chúng ta sẽ hiểu được tâm trạng của ông chủ.
Cần phải có sự nhiệt tình
Ông chủ luôn thích nói: "Làm đi, hãy làm thật tốt! Sản phẩm khi giao cho người khác nhất định phải hoàn hảo!". Trong công việc, ông chủ là một người cầu toàn. Vì chỗ đứng cho một sản phẩm, ông chủ có thể tìm kiếm rất nhiều tư liệu thị trường; vì chuyển hàng, ông chủ có thể làm cả đêm không về nhà; trong những bộn bề công việc, trước mọi nhiệm vụ cấp bách, ông đều nêu cao ý chí Đối với điều này, các nhân viên không hiểu nổi, ông chủ không thiếu tiền, vậy tại sao phải làm việc như đang vắt kiệt sức lao động? Thực ra đây chính là một trạng thái muốn thực hiện nguyện vọng, chính vì nguyện vọng này, ông chủ mới dẫn dắt các nhân viên tiến về phía trước.
Học cách không nhân nhượng
Không ai sinh ra đã biết làm việc, kinh nghiệm được tích luy trong quá trình học tập và thực hành công việc nào đó. Nếu vì sợ bị thất bại mà từ bỏ cơ hội thì bạn sẽ không bao giờ có được thành công, ông chủ của bạn cũng sẽ thất vọng. Giả sử bạn thực sự cố gắng làm việc, cho dù không đạt được mục tiêu như ông chủ mong muốn nhưng ít nhất bạn đã từng nỗ lực. Còn từ chối cơ hội nghĩa là bạn nhát gan, không có dũng khí, đây chính là điều tối kị khi làm việc.
Học cách "Tiêu quy Tào tùy"
Thời Tây Hán, Tào Sâm làm thừa tướng trong triều được 3 năm, chủ trương sống hòa bình, không làm hại nhân dân, căn cứ theo pháp luật mà Tiêu Hà đặt ra để trị vì quốc gia, khiến chính trị thời Tây Hán ổn định, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, lịch sử gọi đây là "Tiêu quy, Tào tùy " ( Giải thích : Pháp luật do Tiêu quy định , còn Tào làm theo). Cách thức tư duy của ông chủ luôn đúng, mặc dù nhiều khi bắt tay vào làm, bạn cảm thấy không thuận lợi, nhưng nếu xét về đại cục, đó vẫn là một cách làm khả thi, vậy tại sao bạn lại muốn thay đổi? Khi bạn vẫn chưa nghĩ ra cách nào tốt hơn để thay thế thì đừng oán trách, giá trị của bạn không được thể hiện trên "cá tính", mà là trong quá trình tiến về phía trước, bạn học được cách thông cảm, lý giải và tư duy. Làm tốt nhiệm vụ của mình cũng là một thành công.
Hãy học hỏi nhiều hơn
Không có nhân viên nào lại không muốn xây dựng một mối quan hệ tốt với ông chủ, vậy cơ sở để có mối quan hệ tốt với ông chủ là gì? Là bạn có bản lĩnh, kỹ thuật của riêng bạn, nhưng cho dù quan hệ của bạn với ông chủ có tốt tới đâu cũng đừng để các đồng nghiệp khác cho rằng, bạn đang coi ông chủ như một chỗ dựa. Tập thể cùng chung lợi ích nên dù mối quan hệ của bạn với ông chủ có tốt đến đâu, ông ta cũng sẽ không vì bạn mà gây khó chịu cho mọi người.
Hãy nghĩ xa hơn một chút
Các nhân viên chỉ nghĩ rằng: "Tôi làm tốt công việc này là được rồi", nhưng ông chủ lại nghĩ: "Tầm quan trọng của công việc này có liên quan gì tới công việc sau hay không? Hoàn thành công việc này có ảnh hưởng tới đại cục hay không?". Thông thường, nếu ông chủ bảo bạn làm 1, ông sẽ chỉ dẫn bạn tới 0.5, nhưng lại hy vọng bạn có thể nghĩ tới 2, thậm chí là 3, làm được 1.5 hoặc là 2. Giả sử bạn không suy nghĩ, cứ làm như thể đang "bốc thuốc theo đơn", chắc chắn bạn sẽ không thể làm tốt. Điều mà những ông chủ thích là lý giải có sáng tạo, sau đó phát huy chứ không phải là cho ông ta xem những thứ không có tư tưởng. Chỉ khi việc gì cũng động não suy nghĩ, chịu khó học hỏi điểm mạnh của người khác, bạn mới nhận được sự yêu quý của ông chủ.
Rất nhiều nhân viên không chịu được áp lực công việc, hoặc tiêu chuẩn hóa sự quản lý, luôn cho rằng ông chủ đang đàn áp nhân viên. Thực ra, bạn nên nghĩ xa hơn một chút rằng, nếu ông chủ "không quét sạch nhà thì làm sao quét được thiên hạ"? Quy định hành vi của bản thân thực ra chính là để nâng cao bản thân. Trước bất kỳ công việc vĩ đại nào, ban đầu chúng ta thường cảm thấy không thể thực hiện được. Văn hóa doanh nghiệp yêu cầu mỗi người phải chấp hành; chỉ khi mọi người đều tự giác hòa nhập vào nền văn hóa này, doanh nghiệp mới có thể thực sự lớn mạnh, phát triển.
- Học cách giảng hòa với nghề nghiệp, với cấp trên
Khi 20 tuổi, chúng ta thường hiếu thắng, tranh cường. Kết quả là khi hợp tác cùng người khác thường nảy sinh nhiều vấn đề. Trên thực tế, có nhiều lúc chúng ta cần học cách giảng hòa với nghề nghiệp, với cấp trên. Mỗi người đều có tác phong làm việc của mình. Thích ứng với hình thức làm việc của cấp trên chính là kỹ năng mà chúng ta cần phải nắm vững khi tham gia công việc. Vậy làm thế n ào để thích ứng? B ạn p hải thành tâm thà nh ý tiếp xúc với đối phương, dung hòa ý kiến chủ quan của mình với ý kiến của các đồng nghiệp khác.
Cố vấn nghề nghiệp nổi tiếng người Anh, tiến sĩ Sain từng nói: "Trư ớc tiên bạn phải loại bỏ thà nh kiến, đừng tưởng rằng cấp trên cố ý nhằm vào bạn, nên biết rằng cấp trên chưa hề quen biết, thân thiết với bạn, ông ta không có lý do gì để không thích bạn. Bạn nen học cách tạo mối quan hệ hài hòa với cấp trên, dần dần để họ phát hiện ra điểm tốt của bạn".
Tuyên Hoa năm nay 25 tuổi, đã làm việc được 3 năm, mặc dù tư chất của anh không có gì nổi trội so với các nhân viên khác cùng vào công ty một đợt, nhưng Tuyên Hoa lại nhận được sự coi trọng của các lãnh đạo trong công ty, còn những người bạn của anh hoặc là lựa chọn rời đi, hoặc chuyển sang các bộ phận khác.
Cũng giống như những ông "sếp" khác, ông chủ của Tuyên Hoa không dễ tiếp xúc: Lạnh lùng, khô khan, lúc nào cũng chỉ biết tới công việc Những lời đồn đại về vị sếp trong công ty đều không tốt, nhiều người làm cùng bộ phận với Tuyên Hoa nghe được những tin tức này, bởi vậy họ mới vào làm đã bi quan. Nhưng Tuyên Hoa lại không nghĩ như vậy . Anh biết ra t rõ, sếp la ngư ời quy ết định tiền lươn g, tăng lương và thăng chức cho anh. Bởi vậy, Tuyên Hoa hợp tác rất tốt với sếp. Anh làm điều đó như thế nào?
Lễ phép, tôn kính nhưng không nịnh nọt. Là cấp dưới, Tuyên Hoa rất tôn trọng cấp trên của mình, anh tôn kính quyền uy và nhân cách của ông. Anh không bàn tán về các khuyết điểm của sếp trước mặt các đồng nghiệp khác. Mặc dù có lúc ông có những quyết định kiến nhân viên cảm thấy không thể lý giải nhưng Tuyên Hoa vẫn tôn trọng quyết định của ông, hơn nữa còn thường xuyên đứng trên góc độ của ông để tìm ra điểm hợp lý cho những quyết định này. Có lúc Tuyên Hoa không cùng quan điểm với ông, anh cũng rất lễ phép trình bày cho ông nghe lập trường của mình. Còn một khi ông đã đưa ra quyết định, Tuyên Hoa sẽ chấp hành nghiêm chỉnh. Cho dù Tuyên Hoa tôn trọng cấp trên nhưng không có ý lấy lòng ông, bởi vì anh biết rất rõ, hành vi này sẽ làm sụp đổ hình tượng một người có nhân cách đạo đức trong lòng sếp và sẽ khiến những người đồng nghiệp xung quanh ác cảm với mình.
Làm tốt công việc của mình. Tuyên Hoa hiểu rằng, cũng như nhưng người lãnh đạo khác, cấp trên của anh cũng hy vọng nhân viên là một cánh tay đắc lực cho ông, như vậy ông mới có thể yên tâm, vui vẻ; ngược lại, nếu bên cạnh ông chỉ là những nhân viên vô dụng thì dù ông có tài giỏi đến mấy cũng không thể tạo nên thành tích. Bởi vậy, nếu muốn có mối quan hệ tốt với cấp trên, trước tiên bạn phải làm tốt công việc, để họ tin tưởng vào năng lực của bạn.
Xin ý kiến cấp trên phải tùy từng việc và cần chọn thời điểm thích hợp. Tuyên Hoa biết, nếu bất kỳ việc gì dù lớn hay nhỏ đều xin ý kiến của cấp trên là không tốt, mối bận tâm chủ yếu của cấp trên cần đặt vào những công việc quan trọng. Bởi vậy, những vấn đề cần xin ý kiến chắc chắn phải là những việc quan trọng, có giá trị, chỉ như vậy mới có thể khiến cấp trên cảm thấy quyền lực của mình hữu hiệu và có giá trị. Những người bạn cùng vào làm với Tuyên Hoa lại không nhận thức được việc này: Trong mắt họ, cấp trên là biểu tượng của quyền uy tuyệt đối, bất kỳ việc gì cũng phải có sự phê chuẩn của cấp trên thì mới tiến hành. Một lần, có một bộ phận khác tới mượn tài liệu, đồng nghiệp của Tuyên Hoa lập tức chạy tới chỗ cấp trên để xin ý kiến, đúng lúc lãnh đạo đang bận giải quyết một vấn đề hóc búa, ông rất bực mình: "Chuyện gì cũng tới hỏi tôi, cậu không thấy là tôi đang bận sao? Cần cậu để làm gì?".
Hãy thường xuyên báo cáo. Tuyên Hoa rất ít xin ý kiến của cấp trên nhưng thường xuyên báo cáo kết quả công việc của mình cho ông. Mỗi tuần anh đều làm một bản báo cáo đơn giản gửi cho cấp trên để ông có thể hiểu được mình đang làm gì, trong công việc còn tồn tại vấn đề nào quan trọng, bản thân anh đã giải quyết vấn đề như thế nào, bước tiếp theo chuẩn bị làm gì Tuyên Hoa biết, thực ra công việc của mình cũng là công việc của cấp trên, nếu không thường xuyên giao lưu, nói chuyện với ông, ông sẽ không nắm được chút gì về công việc mà mình đang làm. Khi báo cáo, Tuyên Hoa không viết dài dòng, chỉ báo cáo những điểm quan trọng trong công việc và những sự kiện trọng đại. Đồng thời, Tuyên Hoa còn đặc biệt chú ý chọn thời điểm thích hợp để báo cáo.
Dũng cảm chia sẻ lo âu với cấp trên. Cấp trên cũng giống như Tuyên Hoa, không phải là người có "ba đầu sáu tay", cũng có lúc rất bận, cần tới sự quan tâm và ủng hộ của người khác. Có nhiều lần, Tuyên Hoa đã hỗ trợ cấp trên vào lúc ông cần sự giúp đỡ nhất, sự thực đã chứng minh, cấp trên rất cảm kích Tuyên Hoa.
Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với cấp trên. Tuyên Hoa biết, mặc dù cấp trên luôn thể hiện rõ cách nghĩ về bạn nhưng không chủ động tìm bạn để tâm sự, bởi vậy bạn hãy chủ động tiến về phía trước, chọn thời điểm thích hợp để thể hiện cho cấp trên thấy cá tính và nguyện vọng thực sự của bạn, từ đó khiến ông ta có cái nhìn toàn diện hơn, loại bỏ những hiểu lầm đối với bạn. Có những câu nói bị giữ quá lâu trong lòng nếu được nói ra sẽ như khói tan đi, bạn cũng có thể nhân cơ hội này thể hiện tài năng và sự trung thành của mình, từ đó những thành kiến mà cấp trên dành cho bạn cũng sẽ bay đi. Cấp trên có sức ảnh hưởng rất lớn tới môi trường làm việc của bạn, những người không biết cách hòa đồng cùng cấp trên rất khó có thể làm việc một cách nhẹ nhàng, vui vẻ. Còn nếu loại bỏ được những hiểu lầm với cấp trên, hợp tác tốt với họ, bạn có thể nâng cao năng lực làm việc của mình.
Khi giao lưu với cấp trên, Tuyên Hoa rất chú ý thể hiện sự chân thành của mình, anh thường cung cấp những thông tin tích cực cho cấp trên, nuôi dưỡng ấn tượng tốt của mình trong lòng ông ta. Đồng thời, anh dũng cảm thừa nhận những khuyết điểm của mình để cấp trên cảm thấy mình là người chân thành và thẳng thắn. Đặc biệt, đối với những khuyết điểm mà cấp trên chỉ ra, anh dũng cảm thừa nhận và thể hiện quyết tâm sửa đổi, điều này khiến cấp trên cảm thấy mình là người có uy quyền.
Thể hiện sự quan tâm tới cấp trên vào thời điểm thích hợp. Thực ra cấp trên cũng không hy vọng giữa mình và cấp dưới có một bức tường ngăn cách, ông luôn mong nhận được tình cảm thân thiết từ cấp dưới.
Tuyên Hoa trong một lần vô tình đã nhìn thấy chứng minh thư của cấp trên và âm thầm ghi nhớ ngày sinh nhật của ông. Tới ngày sinh nhật, Tuyên Hoa dậy sớm đi mua bánh ga tô đặt lên bàn của ông. Khi ông vừa bước chân vào cửa, Tuyên Hoa và các đồng nghiệp cùng vỗ tay và hát bài "Chúc mừng sinh nhật". Nhìn vào chiếc bánh sinh nhật thật lớn để ở trên bàn rồi nhìn vào khuôn mặt vui vẻ, nhiệt tình của những người trẻ tuổi xung quanh, người cấp trên bình thường luôn tỏ ra nghiêm nghị lần đầu tiên nở nụ cười, ông chân thành nói: "Cám ơn!".
Thành ý của Tuy ên Hoa không như ng khiến cấp trên cảm thấy vui vẻ mà còn giúp anh có cơ hội được thăng cấp. Năm thứ ba kể từ khi bước vào công ty, cấp trên điều anh sang làm giám đốc, trước khi đi, người cấp trên lúc nào cũng lạnh lùng đã nhie t tình giới thiệu anh với bộ phậ n mới. Như vậy, Tuyên Hoa tuy không có tư chất xuất chúng nhưng sau khi người "sếp" của anh được thăng chức, anh đã trở thành ông chủ của bộ phận đó.
Những chàng trai ở tuổi 20, khi bạn một mực oán trách cấp trên của mình, tốt nhất bạn hãy học theo Tuyên Hoa. Bởi vì oán trách không thể thay đổi được sự thực mà còn có thể dẫn tới nhiều chuyện thị phi. Hãy từ bỏ tính tự ái cao của bản thân để giảng hòa với công việc, với cấp trên, cuộc sống của bạn sẽ trở nên vui vẻ hơn, công việc cũng sẽ thuận lợi hơn.
- Đừng kiếm cớ, hãy tìm phương pháp
Khi ngoài 20 tuổi, chúng ta thường hứa với các lãnh đạo rằng: "Tôi là một người rất có tinh thần trách nhiệm". Nhưng khi xảy ra vấn đề không thuận lợi trong công việc, điều đầu tiên chúng ta nghĩ tới lại là, nguyên nhân không phải do mình và đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan hoặc cho người khác. Thực ra, đằng sau những cái cớ này đều ẩn giấu một vấn đề vô cùng đơn giản, chính là sự thiếu tinh thần trách nhiệm.
Trong cách nhìn của người quản lý, bất kỳ cái cớ nào đều là biểu hiện của việc đùn đẩy trách nhiệm. Người sáng lập ra tập đoàn Panasonic của Nhật Bản, ông Konosuke chính là một người chưa bao giờ kiếm cớ, ông đối với mình như thế nào thì cũng yêu cầu nhân viên như vậy. Ông không cho phép các nhân viên của mình khi xảy ra sai sót trong công việc lại tìm kiếm lý do mà yêu cầu họ thừa nhận các sai lầm của mình, phát hiện những vấn đề còn tồn tại trong công việc. Phương pháp này khiến trong tập đoàn Panasonic rất ít xảy ra hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm. Không nên kiếm cớ mà hãy tìm phương pháp, kế thừa quan niệm này, Panasonic đã xây dựng được một đội ngũ nhân viên giỏi. Khi có vấn đề phát sinh, các lý do đưa ra không thể giảm bớt trách nhiệm mà bạn cần phải gánh chịu, càng không thể giúp bạn rũ bỏ trách nhiệm. Thay vì khổ tâm lo lắng tìm các lý do để rũ bỏ trách nhiệm, chi bằng bạn hãy nghĩ xem nên làm thế nào để gánh vác trách nhiệm này, giảm các thiệt hại xuống mức thấp nhất.
Khi nảy sinh vấn đề, nếu cứ liên tục tìm cớ để thoái thác: "Đây là trách nhiệm của anh ta, không liên quan gì tới tôi", "Trước khi tôi đọc lại văn kiện này, lẽ ra anh ta phải đọc kỹ rồi mới đúng, còn tôi chỉ xem qua mà thôi" ,
"Khách hàng khó tính quá, nếu không thì mọi việc đã ổn thỏa cả rồi", "Giám đốc không sắp xếp rõ ràng" thì những câu nói này cũng giống như thuốc độc, sẽ dần dần ăn mòn "cơ thể" của cả doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp, tổ chức trở nên lỏng lẻo, thiếu đi ý chí phấn đấu. Đây là điều mà các ông chủ tối kị, bởi vì họ biết, một khi các nhân viên thiếu đi ý thức trách nhiệm, thiệt hại sẽ càng nhiều, ví dụ như nhiệt tình trong công việc, thái độ làm việc, sự trung thành với công ty. Bởi vậy, đừng tìm lý do mà hãy tìm cách để cả công ty cùng tiến lên.
Kiếm cớ là một hành vi xấu, đó là một kiểu che giấu thái độ làm việc không nhiệt tình và năng lực làm việc kém. Những nhân viên như thế thường xuyên tìm mọi lý do để trốn tránh trách nhiệm. Lâu dần, trong khi mọi người đều tự nâng cao khả năng của mình thì bản thân anh ta lại bỏ qua rất nhiều cơ hội.
Những người thích kiếm cớ khi không hoàn thành nhiệm vụ được giao thường có mấy đặc điểm sau: Một là, điều kiện khách quan có hạn nhưng nhân viên cũng không chủ động tìm cách khắc phục, bởi vậy không thể hoàn thành công việc; hai là, trên thực tế họ không làm việc hết sức mình, do đó không thể hoàn thành được nhiệm vụ; ba là, đã làm việc hết sức nhưng tiến độ làm việc chậm nên hiệu quả công việc thấp, không thể hoàn thành nhiệm vụ. Bất luận là vì nguyên nhân nào thì kết quả đều là không hoàn thành được nhiệm vụ. Vì không thể báo cáo thành quả công việc với cấp trên, các nhân viên tìm đủ mọi lý do để ứng phó, hy vọng nhận được sự thông cảm của cấp trên. Nhưng cho dù lý do đưa ra có hợp lý thì cũng chỉ phản ánh thái độ tiêu cực của họ.
Trương Chính sau khi tốt nghiệp vào làm việc cho một công ty IT, nghiệp vụ của công ty chủ yếu là cung cấp mạng và các sản phẩm điện tử cho các công ty khác. Gần đây anh đang bàn công việc với một công ty nhỏ, nhưng trao đổi mấy lần, đã đưa ra ba phương án khung thiết kế mạng mà khách hàng vẫn không hài lòng. Vì đó là một công ty nhỏ nên chi phí thiết kế mạng không quá cao, nhưng khách hàng lại có quá nhiều yêu cầu, Trương Chính cảm thấy chán nản. Thế là anh báo cáo với giám đốc rằng mình sẽ từ bỏ khách hàng này.
Giám đốc xem phương án của Trương Chính, phát hiện ra phương án này không có sáng tạo gì mới. Ông hỏi Trương Chính: "Cậu đã bàn bạc kỹ với khách hàng chưa?". Trương Chính thoái thác, nói: "Mấy ngày nay tôi bận bàn công việc với một khách hàng lớn, bởi vậy không thể đáp ứng vị khá ch hàn g nhỏ mà lắm chuyện này". Giá m đốc lại hỏi : "Vậy cậu đã nghiên cứu về yêu cầu của công ty này chưa?". Trương Chính lấp liếm: "Mạng tuyên truyền cơ bản đều là khung này, bởi vậy không cần phải nghiên cứu". Thái độ làm việc "kiếm cớ chứ không tìm phương pháp" của Trương Chính khiến giám đốc nổi giận, ông phê bình ngay: "Gặp phải vấn đề không đi tìm cách giải quyết, ngược lại còn viện cớ cho sự lười biếng của mình, như vậy làm sao lập được một phương án khiến khách hàng hài lòng?"
Đối mặt với sự phê bình của giám đốc, Trương Chính thấy không phục, cho rằng mình không cần phải lãng phí thời gian và công sức với một khách hàng nhỏ như vậy. Sau đó, mỗi khi khách hàng từ chối các phương án Trương Chính đưa ra, anh luôn tìm đủ mọi lý do để ứng phó với sự truy hỏi của giám đốc. Dần dần, giám đốc đánh mất lòng tin với anh nên buộc anh phải rời khỏi công ty.
Khi xảy ra vấn đề chỉ biết tìm lý do, đó thực ra là biểu hiện của việc tự hủy hoại tiền đồ của mình. Một lần, hai lần, có thể cấp trên còn nhẫn nại, nhưng lâu dần, họ sẽ phát hiện, thực ra bạn là người không có tinh thần trách nhiệm và không còn tin tưởng bạn nữa, như vậy làm sao bạn có th ể phát tri ể n đươ c ? Thực tế đã ch ứng minh, tìm phương pháp chứ không tìm lí do là một cách làm vô cùng thông minh. Như vậy vừa có thể kịp thời giải quyết vấn đề, vừa khiến bạn trở thành người xuất chúng vào những thời điểm mấu chốt.
Ở tuổi 20, bạn nhất định phải hiểu rằng, khi thất bại trong công việc, ông chủ sẽ không thanh toán tiền cho những lý do của bạn. Khi nảy sinh vấn đề, tìm phương pháp giải quyết chứ không tìm lý do để thoái thác là sự thể hiện của tinh thần trách nhiệm, tôn trọng nghề nghiệp và công việc, là thái độ làm việc trung thực, chủ động, là một khả năng chấp hành hoàn mĩ, tích cực. Phẩm chất mà các lãnh đạo cần ở nhân viên chính là tinh thần này.
- Trực tiếp đối mặt với danh lợi
Con người làm việc nói cho cùng là vì muốn có một cuộc sống tốt hơn. Tư Mã Thiên cũng đã nói, con người làm quan là vì danh lợi. Bởi vậy, nghề nghiệp thực ra là môi trường danh lợi thu nhỏ.
Sự thật này không có gì xấu, khi hiểu rõ đạo lý này, bạn sẽ nhận ra bản chất của nghề nghiệp, sẽ phá vỡ quan niệm quản lý mang tính khẩu hiệu để việc quản lý càng mềm dẻo linh hoạt hơn, có thể khiến mọi người phát triển tốt hơn tron g công việc. Thực chất củ a kinh te thị trườ ng la mối quan hệ khế ước, có nghĩa là trao đổi; mối quan hệ nghề nghiệp cũng tương tự như vậy.
Một người đàn ông ngoài 20 tuổi mới tốt nghiệp đại học thường có những suy nghĩ rất ngây thơ về nghề nghiệp, ví dụ như, họ tự xây dựng cho bản thân một hình tượng "người chủ tốt nhất", cho rằng "người chủ tốt nhất" sẽ chủ động giúp họ lên kế hoạch về nghề nghiệp trong tương lai. Kết quả là, sau khi vào công ty, họ nhanh chóng cảm thấy thất vọng, bởi vì nội bộ của công ty khác rất nhiều so với vẻ bề ngoài, chứa đựng những sự đấu tranh ngầm và công khai giữa các phòng ban, các nhân viên; cấp trên có thể mắng cấp dưới rằng: "Nếu cậu không muốn làm thì đi đi cho khuất mắt tôi!". Nhưng, sau vài năm làm việc, chúng ta sẽ phát hiện ra, nghề nghiệp và công việc chính là một trường danh lợi, từ ngày bắt đầu làm việc, chúng ta cũng bắt đầu tranh đua danh lợi: Người chủ mỗi doanh nghiệp đều hy vọng thuê được nhân công với giá rẻ nhất, nhưng suy nghĩ của nhân viên thì ngược lại, họ luôn hy vọng rằng mình được thuê với mức giá cao nhất, điều này có ảnh hưởng tới con đường nghề nghiệp của họ trong tương lai.
Để cách xưng hô trong nghề nghiệp thêm điểm cho bạn
Xưng hô như thế nào? Nếu bạn làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài, vấn đề này không quan trọng, vì trong các doanh nghiệp nước ngoài thường trực tiếp gọi tên như John, Ford, Maggie, Lily Nhưng trong các doanh nghiệp Việt Nam, vấn đề này không đơn giản. Người Việt Nam nhấn mạnh vào ý thức tập thể, coi trọng vấn đề duy trì, xử lý tốt mối quan hệ giao tie p và sinh hoạt tập thể; người nước ngoài lại nhấn mạnh cá nhân. Người Việt Nam thích gọi tên chức vụ của mọi người, bởi vì chức vụ có ý nghĩa ẩn dụ là một tổ chức, chứng tỏ rằng bạn là thành viên của một tổ chức nào đó, cũng chứng tỏ được vị trí của bạn trong tổ chức đó.
Nếu ai đó được thăng chức thì bạn phải nhanh chóng thay đổi cách gọi, còn nếu họ bị giáng chức thì cứ từ từ cũng được. Nếu gặp đồng nghiệp hoặc cấp trên mới được thăng chức, bạn nên thay đổi ngay cách gọi, dùng chức vụ mới của họ để xưng hô, chứng tỏ sự chúc mừng và ngưỡng mộ của mình. Ngược lại, nếu có người bị giáng chức, tốt nhất là bạn nên tạm thời giữ lại cách xưng hô cũ, chờ tới khi đối phương tự yêu cầu mình sửa cách gọi thì mới điều chỉnh lại.
Khi "tổng" và "phó" cùng có mặt, nếu "tổng" đi thì "phó" thành "tổng". Khi "tổng giám đốc" có mặt ở đó, nhất định phải phân biệt rõ ràng chức vụ tổng phó, khi xưng hô cũng có sự khác biệt; khi "tổng giám đốc" không có mặt thì nên biết cách giấu đi thân phận thực sự của phó tổng giám đốc mà gọi là "tổng giám đốc". Nếu có kiến thức về sự thay đổi
này sẽ rất có lợi khi làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước.
Tùy cơ ứng biến, việc xưng hô phải nhập gia tùy tục. Môi trường sống của nhân viên và văn hóa doanh nghiệp không giống nhau cũng quyết định thói quen xưng hô khác nhau của mỗi tập thể, bạn buộc phải học cách quan sát môi trường để xưng hô đúng trong nghề nghiệp. Ví dụ, trong một công ty có không khí vui vẻ, thoải mái, các đồng nghiệp nữ thường thích gọi nhau là " thân mến"; còn trong những công ty mang đậm tính văn hóa, người trẻ tuổi thường gọi ngươig lớn tuổi hơn là " cô, chú" ; trong một số trường hợp riêng tư cũng có thể xưng anh gọi em Tất cả đều phải tùy vào thời điểm mà quyết định.
Việt Nam rất coi trọng vấn đề tôn ti trật tự, bởi vậy, khi bạn đang nằm trong vòng danh lợi của nghề nghiệp, hãy vận dụng những cách xưng hô trong nghề nghiệp để "ghi điểm" cho bản thân.
Hiểu tình hình chính trị ở công ty
Những chàng trai ngoài 20 tuổi khi mới vào công ty thường nghĩ rằng: Chỉ cần tận tâm tận lực làm tốt nhiệm vụ của mình là được, những chuyện khác mình không thể quan tâm, cũng không muốn quan tâm. Trên thực tế, là một người của công ty, bạn buộc phải hiểu tình hình nội bộ, bởi vì các cấp bậc trong công ty đều được sắp xếp theo sơ đồ kim tự tháp, cho dù ở vào phần thấp nhất của kim tự tháp thì bạn vẫn phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh: Có thể họ là bạn của bạn, nhưng có thể họ là đối thủ, thậm chí là kẻ thù của bạn. Nếu may mắn trèo được lên cao, bạn cũng nên thường xuyên nhìn ra những mối nguy hiểm ở xung quanh: Cấp trên có hài lòng về bạn không, những người xung quanh có hợp tác với bạn không, những người đứng dưới có muốn thay thế vị trí của bạn không? Chức vị là một nguồn tài nguyên quý hiếm, thường dẫn tới đấu tranh nội bộ, nếu bạn thiếu đi cảm giác an toàn thì cuộc đấu tranh càng gay gắt.
Tham gia làm việc rất dễ dàng phân tích ra "sơ đồ đường lối tổ chức" của những người xung quanh, biết được họ thuộc về bộ phận nào. Sự theo đuổi lợi ích nghề nghiệp hoặc lớn hoặc nhỏ khiến họ đứng thành một vòng tròn với nhau, cho dù giới hạn của vòng tròn đó không rõ ràng, nhưng lại tạo thành một tổ chức thực sự trong công ty. Bạn có thể tránh xa những "tổ chức" này, nhưng không thể không tìm hiểu về lợi ích của chúng.
Tiểu Quách vào công ty làm việc không lâu đã phát hiện trong phòng làm việc có hai "phái" lớn. Anh không thích những việc như thế này nên quyết định không tham gia vào nhóm nào, còn về việc làm, nguyên tắc là nguyên tắc. Ban đầu, người của hai bên đều đối xử với anh rất khách khí nhưng Tiểu Quách không thể hiện thái độ gì, khiến cả hai nhóm đều không hài lòng về anh. Sau đó, trong phòng lại có một người mới, năng lực và học lực không bằng anh, nhưng vì có người đứng phía sau trợ giúp nên địa vị của anh ta ở trong phòng cao hơn anh. Tiểu Quách cảm thấy mình sắp không chống đỡ nổi nữa, định tham gia vào một bên thì một người bạn học khuyên anh, hãy ít tham gia vào những chuyện "kéo bè kéo cánh", bạn anh nói, bản thân chính là "thịt dê chưa ăn xong đã bị bẩn đầy người". Tiểu Quách rất khổ tâm, rốt cuộc thì anh nên hay không nên vào cái tập thể nhỏ này?
Chỗ nào có người thì có tập thể, quan trọng là tính chất của tập thể đó. Nếu là những người có ý chí tương đồng, đôi bên thường xuyên giao lưu với nhau, có lợi cho nghề nghiệp chuyên môn của mình thì tại sao lại không thử? Nhưng nếu sự tồn tại của tập thể đó là vì giao dịch quyền lợi hoặc vì những đấu tranh chính trị trong công ty, thì hãy kiên quyết tránh xa.
Những người mới tham gia làm việc nên chú ý tới cách cư xử, nhưng đừng rơi vào vòng xoáy tranh đấu. Nếu không, bạn sẽ trở nên không còn nguyên tắc. Mặc dù vậy, ít nhất bạn cũng phải có một người để tâm sự hoặc học hỏi, như thế bạn mới có thể trưởng thành từ những kinh nghiệm của người khác, bớt đi những đường vòng, bớt phạm phải lỗi lầm.
Mở rộng tham vọng của bạn
Thanh niên ngoài 20 tuổi đều muốn bước tới một sân khấu lớn hơn, một chức vụ cao hơn, nhưng có rất nhiều nguyên nhân giữ chân các bạn: Tuổi đời còn ít, không kinh nghiệm, không vốn liếng Thực ra, cho dù có nhiều khó khăn nhưng chỉ cần bạn dũng cảm chủ động thử sức, có quyết tâm phấn đấu, bạn sẽ nhanh chóng loại bỏ đươc những chướng ngại, bình tĩnh đi trên con đường của thành công.
Trước đây có một nhân viên ngân hàng tên là Calos Downs tới công ty Durant (sau này là công ty ô tô thông dụng nổi tiếng khắp nơi). Làm việc được nửa năm trong môi trường mới, Downs rất muốn tìm hiểu sự đánh giá của Durant về công việc của mình, liền viết cho Durant một bức thư, trong đó câu cuối như sau: "Tôi có thể làm một công việc quan trọng hơn với một chức vụ quan trọng hơn được không?". Durant không trả lời những câu hỏi khác của anh mà chỉ trả lời câu hỏi cuối cùng: "Bây giờ tôi cho anh phụ trách việc giám sát lắp đặt các thiết bị mới nhưng không đảm bảo thăng chức hay tăng lương cho anh".
Downs chấp nhận công việc đó, nhưng trong tay anh chỉ có một bức sơ đồ thi công do Durant đưa cho. Durant nói: "Cậu cần thi công theo sơ đồ, để xem cậu làm như thế nào". Trên thực tế Downs chưa nhận được sự huấn luyện nào về phương diện này, đối với một khó khăn hoàn toàn xa lạ cần phải hoàn thành trong thời gian ngắn nhất, Downs hiểu rõ, cơ hội ngàn năm có một này đang ở ngay trước mắt, nếu sợ hãi rút lui, có lẽ sẽ chẳng bao giờ còn cơ hội nào cho mình nữa. Thế là anh lập tức điều chỉnh lại tâm lí của bản thân, chăm chỉ nghiên cứu sơ đồ và tìm những nhân viên có liên quan để cùng phân tích và nghiên cứu một cách tỉ mỉ; rất nhanh sau đó, anh đã hiểu rõ những điểm quan trọng nhất của công việc, tất cả đều được tiến hành rất thuận lợi, hơn nữa còn hoàn thành trước một tuần.
Khi Downs đi tới trước cửa phòng làm việc của Durant để chuẩn bị báo cáo về công việc cho ông, anh kinh ngạc phát hiện ra rằng, trên tấm biển ở phòng bên cạnh phòng Durant có dòng chữ: "Tổng giám đốc Carlos Downs".
Durant nói với Downs, bây giờ anh đã là tổng giám đốc của công ty, hơn nữa mức lương hàng năm của anh đã tăng thêm 10 lần so với mức lương ban đầu. Durant nói: "Khi đưa cho anh tấm bản đồ đó, tôi biết anh không hiểu, nhưng tôi muốn xem anh xử lý nó như thế nào. Và tôi phát hiện, anh là một nhân tài lãnh đạo. Anh dám trực tiếp yêu cầu tôi một mức lương và chức vụ cao hơn, điều này hoàn toàn không dễ dàng. Tôi rất thích anh ở điểm này, bởi vì cơ hội chỉ dành cho những người dũng cảm, chủ động chịu đựng thử thách".
Những chú chim đại bàng không muốn mãi mãi làm gà con cuối cùng đã bay vào trời xanh, còn những chú gà muốn được bay cao nhưng không đủ dũng cảm cất cao đôi cánh thì mãi mãi chỉ có thể đứng trên mặt đất. Những hàng trai ở tuổi 20, nếu có ước vọng và năng lực phát triển, tại sao không mở rộng tham vọng của mình, nhận biết cơ hội và chủ động "xuất kích"?
- Gây thù địch là cách giải quyết mọi việc ngu ngốc nhất
Đàn ông ở độ tuổi 20 đang ở vào thời kỳ trẻ trung, khỏe mạnh, nếu không học cách kiềm chế tâm trạng của bản thân thì sẽ rất dễ gây thù chuốc oán với người khác. Khi ở trong trường, giữa các sinh viên nam thường xảy ra việc đánh nhau do có xích mích nhỏ, nhưng khi sự việc qua đi, hai bên vẫn có thể thân mật gọi nhau là anh em. Nhưng trong công việc lại không giống như ở trường, "thêm một người bạn là thêm một con đường, thêm một kẻ thù sẽ thêm một bức tường", đạo lý này hoàn toàn đúng. Nếu có quá nhiều người đối địch với mình, bạn sẽ gặp khó khăn trong công việc cũng như trên con đường phấn đấu.
Không tùy tiện chỉ trích người khác
Khi làm việc, có thể bạn sẽ gặp phải những người thích chỉ trích người khác, một khi anh ta phát hiện ra sai lầm của bạn sẽ lớn tiếng chỉ trích, như thể sợ người khác không biết được lỗi của bạn. Lúc này, trong lòng bạn chắc chắn rất khó chịu. Có điều, bạn sẽ nhanh chóng phát hiện ra, những người như thế thường không có quan hệ tốt với người khác, mọi người đều xa lánh anh ta. Tới khi anh ta phạm phải lỗi lầm, người khác không những không thông cảm, đồng tình mà ngược lại, còn cảm thấy vui vẻ trước nỗi đau khổ của anh ta. Nguye n nhân là vì, thường nga y, ca ch xử lý mọi việc của anh ta tạo ác cảm cho người khác.
Muốn tránh gây thù chuốc oán, trước tiên bạn phải có thói quen tuyệt đối không chỉ trích người khác. Chỉ trích là làm tổn thương tới lòng tự trọng của người khác, hoàn toàn không có lợi cho quan hệ hợp tác.
Bản tính con người luôn thích tự kiểm điểm hơn là phải nghe lời chỉ trích của người khác. Bởi vậy, khi bạn muốn chỉ trích người khác, hãy nhớ kỹ, chỉ trích cũng giống như thả một chú bồ câu đưa thư, nó sẽ lại bay về. Nếu bạn chỉ muốn bày tỏ sự bất mãn của mình, điều này không những không được đối phương chấp nhận mà còn khiến bạn có thêm kẻ thù; nếu bạn muốn sửa chữa sai lầm của đối phương, vậy tại sao không chân thành giúp đỡ người đó phân tích nguyên nhân gây ra sai lầm?
Bí quyết của những người thành công là họ không bao giờ chỉ trích hay nói xấu người khác. Bạn nên ứng xử với những sai lầm của đối phương một cách tế nhị: "Xảy ra việc này thật đáng tiếc, nhưng chắc chắn là anh không cố ý làm như vậy, đúng không? Để sự việc này không tái diễn, chúng ta có thể cùng nhau phân tích nguyên nhân " - sự giúp đỡ chân thành như vậy có hiệu quả hơn rất nhiều so với việc chỉ trích.
Thứ hai, đối với những sai lầm của người khác, tốt nhất là bạn không nên chỉ ra một cách trực tiếp, nếu không, họ sẽ cảm thấy bạn đang khoe khoang sự thông minh của mình, đồng thời bạn sẽ làm tổn thương tới lòng tự trọng của họ. Trong cuộc sống nhất định phải ghi nhớ, với những cuộc tranh chấp không ảnh hưởng tới lợi ích của mình thì bạn nên để đối phương có cơ hội chiến thắng, như vậy không những có thể tránh việc gây thù chuốc oán mà còn có thể khiến tâm lí của đối phương được thỏa mãn, "lấy yên tiêu hận".
Nụ cười, ánh mắt, ngữ điệu đều có thể biểu đạt ý kiến, bạn tuyệt đối không nên trực tiếp nói "Anh nói không đúng",
"Thực ra là như thế này" , vì như vậy đồng nghĩa với việc bạn đang yêu cầu đối phương thừa nhận rằng bạn thông minh hơn đối phương, bạn có quyền thay đổi quan điểm của anh ta. Trên thực tế, đây chính là một cách khiêu chiến. Giọng điệu thương lượng, chân thành học hỏi, sự hài hước nhẹ nhàng, ánh mắt thân thiện chắc chắn sẽ khiến đối phương thấy "tâm phục khẩu phục", chủ động sửa chữa những lỗi lầm của mình, đồng thời, bạn cũng không làm mất lòng họ. Nếu đối phương nhận thấy thiện chí của bạn trong việc tìm và chỉ ra những sai lầm cho họ thì họ sẽ vui vẻ chấp nhận và cảm thấy quý mến sự thẳng thắn, chân thành của bạn. Có điều, bạn phải để cho họ có cảm nhận và trải nghiệm này.
Không làm một con gà chọi
Những chàng trai ở tuổi 20 muốn giữ được tâm trạng bình tĩnh để đối mặt với sóng gió cuộc đời là điều rất khó.
Trong công việc, khi gặp phải những hiểu lầm khó có thể giải thích được và bị người khác phê bình một cách không công bằng, thậm chí bị sỉ nhục, họ thường tức giận và hiếu chiến như một chú gà chọi sắp lâm trận. Lúc này, nhất định phải nhớ rõ: Đừng làm một chú gà chọi, đừng để bản thân mất đi lý trí.
Có một người trẻ tuổi rất dễ bị kích động, mỗi lần bị người khác phê bình hoặc sỉ nhục, anh ta thường không do dự mà phản kích lại. Nhưng mỗi lần cãi nhau xong, anh ta lại cảm thấy rất hối hận. Sau đó, anh ta nghĩ ra một cách tốt: Khi không thể khống chế tâm trạng của bản thân, anh thầm đọc ba lần câu "nh ư vậy không tốt". Cá ch làm này giúp anh tránh được rất nhiều cuộc tranh chấp vô nghĩa, bởi vì sau khi đọc thầm như vậy ba lần, ngọn lửa giận trong anh đã được dập tắt.
Shakespeare từng nói: "Đừng vì kẻ thù mà đốt cháy ngọn lửa trong lòng". Khi tranh cãi với người khác, đừng cố cãi cho tới cùng. Bởi vì trong tình huống này, tranh chấp mắng mỏ không đem lại niềm vui, cũng không đem lại thắng lợi, ngược lại, nó chỉ khiến bạn có nhiều phiền muộn, oán hận, nhiều tổn thương hơn mà thôi. Việc tranh cãi thường do một nguyên nhân nào đó. Nếu bạn thực sự muốn vấn đề được giải quyết thì tuyệt đối đừng áp dụng cách tranh cãi. Tranh cãi ngoài việc gây thù chuốc oán, làm mất đi hình ảnh thân thiện của bản thân trước mặt người khác còn khiến người ta cảm thấy, bạn chỉ là một chú gà chọi hiếu chiến.
Nếu tranh luận chỉ vì bất đồng quan điểm trong cuộc sống thường ngày thì bạn càng nên tránh để cuộc tranh luận trở thành tranh cãi. Một mặt, nếu bạn công khai đưa ra chủ trương của mình, mặt khác lại phủ định, công kích tất cả những ý kiến bất đồng của đối phương thì bạn thật thiếu thông minh và đã tự đưa bản thân vào thế cô lập. Nếu bạn thường xuyên hành động như vậy thì ý kiến của bạn sẽ không thu hút được sự chú ý của người khác, đồng thời, sự hiện diện của bạn gây ức chế tâm lí cho mọi người. Họ không muốn phản bác bạn, từ đó chẳng còn ai thích tranh luận với bạn và hiểu biết của bạn chỉ dừng lại ở mức đó, cho dù bạn có muốn học hỏi thêm ở người khác cũng không được. Vì tranh luận mà làm tổn hại tới lòng tự trọng của người khác, kết oán với người, lợi bất cập hại.
Giả vờ ngốc nghếch
Hiếu thắng, tranh cường là bản tính của những người trẻ tuổi, những chàng trai ngoài 20 tuổi đang tràn đầy sức sống lại càng như vậy. Nhưng trong công việc, nếu quá hiếu thắng thì vô hình trung bạn sẽ chuốc lấy những phiền phức. "Cây lớn gió to", "Đạn bắn vỡ đầu chim". Con người dễ đồng cảm với những kẻ yếu đuối hơn và đố kỵ với những người mạnh hơn, đặc điểm này được biểu hiện rất rõ trong công việc.
Trịnh Giai Niên phải trải qua một cuộc cạnh tranh rất gay gắt mới trúng tuyển vào làm việc ở một công ty xuất bản nổi tiếng, bởi vậy anh rất chăm chỉ làm việc, cùng với tinh thần trách nhiệm, cho dù viết tài liệu kinh nghiệm giúp cấp trên hay viết báo cáo về công việc của mình, anh đều hoàn thành với nhiệt tình cao độ. Cap trên rất hài lòng về khả năng làm việc của anh, Trịnh Giai Niên cũng cảm thấy mình thật tuyệt vời.
Nhưng những chuyện phiền phức lại tới nhiều hơn khiến Trịnh Giai Niên "trở tay không kịp". Trước tiên, có không ít người lớn tuổi trong công ty tìm cách gây chuyện với anh. Sau đó, những người đồng nghiệp cùng độ tuổi cũng bắt đầu tỏ ra mất cân bằng trong tâm lí, chuyện gì cũng nhằm vào Trịnh Giai Niên, gây cho anh nhiều khó khăn khi làm việc, hiệu quả công việc vì thế bị giảm sút. Gần đây Trịnh Giai Niên cảm nhận rằng cấp trên cũng đang dần xa lánh anh.
Môi trường làm việc phức tạp khiến Trịnh Giai Niên thấy mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần, nhưng anh không cam tâm từ bỏ. Anh bình tĩnh lại, phân tích tình hình của mình, phát hiện nguyên nhân là do mình quá nhiệt tình, năng nổ. Dần dần, anh học cách "yếu thế".
Vị "nguyên lão" thường xuyên phê bình anh lại rất giỏi trong việc ứng dụng phần mềm văn phòng. Thế là Trịnh Giai Niên thường xuyên đến hỏi ông một vài vấn đề liên quan tới lĩnh vực này. Mặc dù mỗi lần vị "nguyên lão" này đều tỏ vẻ coi thường: "Hả, vấn đề đơn giản như vậy mà cũng không biết à?". Nhưng khi ông nhìn vào vẻ mặt thành khẩn của Trịnh Giai Niên, dần dần ông không còn đả kích anh, ngược lại rất nghiêm túc dạy anh sử dụng các loại phần mềm. Đồng thời, vị "nguyên lão" này cũng nhìn ra mặt mạnh của Trịnh Giai Niên, trong lòng cảm thấy cân bằng trở lại, mối quan hệ giữa hai người ngày càng tốt đẹp hơn.
Gỉa vừ ngốc nghếch vào những lúc thích hợp đã giúp Trịnh Giai Niên trưởng thành hơn và thoát khỏi tình huống khó xử trước đó. Những chàng trai ở tuổi 20 hãy học cách chủ động tỏ ra "yếu đuối".
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com