11. Cách đọc biểu đồ
Cách thức đọc biểu đồ chứng khoán chuyên nghiệp
Đọc biểu đồ là một trong 4 kĩ năng nhà đầu tư khó thành thạo nhất. Trong bài này, Bill O’Neil đưa ra các ví dụ cụ thể và thảo luận về cách đọc biểu đồ cũng như một số ngoại lệ đối với những quy tắc mà ông đã đưa ra.
Một số biểu đồ trông khả quan nhưng không phải tất cả cổ phiếu đều mang lại lợi nhuận lớn.
Làm thế nào để ông phân biệt được một mô hình hợp lý và một mô hình sai?
Biểu đồ được sử dụng để đánh giá hoạt động của một cổ phiếu qua diễn biến gần đây của nó. Bên cạnh tất cả các nhân tố có thể ảnh hưởng đến thị trường như tỉ lệ lãi suất của Fed, thị trường quốc tế, tình hình chính trị, một biểu đồ với đường khối lượng và đường giá tương đối đơn giản sẽ thể hiện hoạt động thực tế của cổ phiếu trên thị trường.
Biểu đồ PeopleSoft là ví dụ điển hình cho thấy những chi tiết nhỏ có thể tạo nên sự khác biệt giữa những mô hình cơ bản sai, dễ dẫn đến thất bại, và những mô hình cơ bản hợp lý mang lại
lợi nhuận tối đa.
Các điểm A, B và C trong năm 1993 có vẻ như một phần của chiếc cốc trong mô hình “chiếc cốc có tay cầm”. Tuy nhiên, phần tay cầm từ các điểm C đến H đang hướng về các điểm giá sàn D, E, F và G. Mỗi điểm tăng một ít theo các điểm giá sàn. Hầu hết các mô hình cơ bản như vậy sẽ thất bại sau khi cổ phiếu đảo chiều, xảy ra tại điểm H. Cũng cần chú ý khối lượng giao dịch hàng tuần trong tuần cổ phiếu đảo chiều (điểm H, ở đáy biểu đồ) thấp hơn so với tuần trước đó. Đây cũng là một dấu hiệu không tốt khác. Khối lượng giao dịch trong tuần cổ phiếu đảo chiều nên tăng so với tuần trước đó. PeopleSoft hình thành một mô hình cơ bản khác từ điểm H đến L. Lúc này, phần tay cầm chuyển hướng xuống từ J đến K. Dấu hiệu này tốt hơn bởi nó làm những nhà đầu tư non tay dao động thông qua việc cắt giảm giá đóng cửa thấp của một vài tuần trước đó. Tuy nhiên, phần tay cầm không nên hình thành ở nửa thấp của mô hình tổng thể.
Ông tính toán như thế nào nếu phần tay cầm từ phần giữa lên phần trên của mô hình ngược lại với phần dưới của mô hình?
Lấy mức giá trần của mô hình là 19 đô-la 7/8 (điểm H) và giá sàn của mô hình là 13 đô-la (điểm I), giảm 6 đô-la 7/8 điểm. Tiếp theo, lấy đỉnh của tay cầm là 17 đô-la (điểm J) và đáy của tay cầm là 14 đô-la (điểm K). Điểm giữa của tay cầm là 15 đô-la ½. Bây giờ, điểm giữa của tay cầm là 15 đô-la ½ gần mức giá trần 19 đô-la 7/8 (điểm H) hay gần mức giá sàn 13 đô-la hơn (điểm I)? Rõ ràng, nó thấp hơn 2 ½ điểm so với giá sàn và 4 3/8 điểm so với giá trần. Điểm giữa của tay cầm gần với nửa đáy hơn là dấu hiệu không tốt cho thấy một mô hình cơ bản sai mà bạn không nên mua khi nó cố gắng đảo chiều (điểm L). Cũng cần chú ý khối lượng bán ra lớn tại điểm X, khi PeopleSoft đảo chiều dưới mức giá hỗ trợ là 15 đô-la được hình thành 2 tháng trước.
Cũng cần có thời gian để học được những điều phức tạp này. Bởi ngay cả những người đọc biểu đồ nhiều kinh nghiệm cũng có thể bị lôi kéo mua tại các điểm H và L.
Mô hình PeopleSoft hình thành hợp lý ở điểm nào?
Cổ phiếu cuối cùng cũng hình thành mô hình “chiếc cốc có tay cầm” thứ ba, hợp lý hơn, từ các điểm từ L đến P. Phần tay cầm từ các điểm N đến O gần với điểm giữa của mô hình hơn. Mô hình này chặt hơn và tốt hơn mô hình đầu tiên. Sau 4 tuần giảm từ điểm L, cổ phiếu đảo chiều xuống dưới mức hỗ trợ 16 đô-la của 2 tuần trước đó, nhưng khối lượng giao dịch hơi ít. Điều này tốt hơn là khối lượng giao dịch lớn trong mô hình thứ hai ở tuần X. Cũng cần lưu ý giá tăng, khối lượng giao dịch lớn ở tuần Y và khối lượng giao dịch lớn ở tuần Z. Thoạt nhìn, bạn có thể hiểu nhầm khối lượnggiao dịch ở tuần Z như một dấu hiệu tiêu cực
Nhưng đây thật sự là dấu hiệu cho thấy mức mua hỗ trợ lớn.
Sau đây tôi sẽ giải thích diễn biến đó. Trong 2 tuần trước, cổ phiếu đóng cửa giảm giá tӯ 1 1/4 tới 1 ½ điểm mỗi tuần. Khối lượng giao dịch hàng tuần sau đó tăng lên, nhưng cổ phiếu vẫn chỉ đóng của ở mức giá giảm 1/8 điểm. Tôi gọi
đó là “khối lượng giao dịch lớn mà giá không giảm”. Đó là mức mua hỗ trợ của các tổ chứcc tạo nên khối lượng giao dịch lớn khiến cổ phiếu dừng giảm giá và đóng cửa với mức giá không thay đổi trong tuần. Bây giờ bạn có 2 trong 4 tuần thể hiện mức hỗ trợ khối lượng giao dịch lớn theo các mức giá trần của mô hình.
Điểm mua chính xác trong mô hình này là 18 ½ đô-la. Quan sát khối lượng giao dịch trước khi cổ phiếu đảo chiều. Sau đó, trong tuần cổ phiếu đảo chiều, khối lượng giao dịch tăng lớn tại điểm P.
Đây chính là thời điểm công ty nghiên cứu và môi giới chứng khoán của chúng tôi, William O’Neil + Co., gợi ý các nhà đầu tư tổ chức mua PeopleSoft vào tháng 8-1994. Chỉ số lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu PeopleSoft xếp hạng 99 và chỉ
số sức mạnh giá tương đối là 87. Lợi nhuận biên trước thuế của PeopleSoft là 23,5% và tỉ lệ tăng trưởng lợi nhuận 5 năm là 163%. Ban giám đốc công ty sở hữu 50% cổ phiếu, chỉ số P/E gấp 45 lần lợi nhuận (sau này cổ phiếu được bán với mức trên 100 lần lợi nhuận), và khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày là 142 nghìn cổ phiếu.
Còn có những bí quyết nào khác giúp ông tìm thấy nhӳng mô hình đúng đắn?
Đa số cổ phiếu thành công, khi tăng giá, sẽ hình thành một số mô hình cơ bản, mỗi mô hình thể hiện một giai đoạn của cổ phiếu. Lần đầu tiên khi một mô hình đúng được hình thành (giai đoạn 1), rất ít người nhận ra nên chỉ có một số ít mua nó. Cũng chỉ có một số ít người nhận biết được mô hình thứ hai, nhưng khi mô hình thứ ba và đặc biệt là mô hình thứ tư hình thành thì mọi người đều nhận biết được. Thị trường biến
động làm thất vọng đa số nhà đầu tư và bởi vì hầu hết cổ phiếu dự đoán là thành công lại thường không hiệu quả, nên nếu mua trong giai đoạn thứ tư này, bạn sẽ sai lầm trầm trọng. Khi mô hình giai đoạn thứ tư thất bại, cổ phiếu sẽ giảm giá, tạo ra những đợt giảm giá quan trọng trên thị trường chung. Nếu sau đó cổ phiếu phục hồi và bắt đầu tạo nên những mô hình mới, bạn cần bắt đầu tính toán lại tất cả các mô hình.
Diễn biến khối lượng giao dịch và giá thể hiện trên biểu đồ thường giúp bạn nhận ra khi cổ phiếu đạt đỉnh điểm và nên bán cổ phiếu ngay khi có những thay đổi tiêu cực về lợi nhuận. Ví dụ, tháng 10-1980, khi cổ phiếu dịch vụ dầu đạt điểm đỉnh, cho thấy lợi nhuận tăng 100% hoặc hơn và lợi nhuận ước tính rất lớn trong một vài quý tiếp theo. Nhưng diễn biến giá và khối lượng giao dịch chỉ ra hiện tượng phân phối lớn
(các tổ chức lớn đang bán ra). Đây chính là thời điểm bán cổ phiếu, bất kể những người theo trường phái phân tích cơ bản nói gì.
Tôi xem qua một cuốn sách tìm kiếm những mô hình đúng và cổ phiếu phù hợp với công thức CANSLIM trong cuốn How to make money in stocks (Làm giàu qua chứng khoán) của tôi. Một mô hình hợp lý thường có giá tăng trong nhiều tuần với khối lượng giao dịch trung bình lớn. Cũng có một vài tuần giá giảm nhẹ. Tôi muốn thấy khối lượng giao dịch hàng tuần lớn vào những tuần giá tăng một hoặc hai lần trong diễn biến của cổ phiếu 12 tháng qua.
Hầu hết những cổ phiếu hàng đầu, sau khi bắt đầu hình thành một mô hình hợp lý sẽ tăng 20% trong chưa đầy 8 tuần. Do đó, tôi sẽ không bao giờ muốn bán một cổ phiếu tiềm năng tăng giá 20% chỉ trong thời gian từ 1 đến 4 tuần. 60% thời gian, những cổ phiếu hàng đầu sẽ không trở về điểm giá mua. Tuy nhiên, đôi khi bạn có thể mua thêm khi cổ phiếu bắt đầu trở lại mức giá trung bình trong 50 ngày. Bạn nên nghiên cứu kĩ biểu đồ và bạn sẽ bắt đầu nhận ra các mô hình. Bạn sẽ khám phá những điều mình chưa bao giờ biết về các cổ phiếu và diễn biến của chúng. Hãy ghi nhớ những mô hình cổ phiếu hoạt động thật sự tốt, bạn sẽ biết cần tìm kiếm cổ phiếu nào. Lịch sử luôn lặp lại. Các mô hình cổ phiếu hoạt động tốt
cách đây 5, 10 và 15 năm thì ngày nay cũng sẽ hoạt động tốt vì bản chất tự nhiên và tâm lý những nhà đầu tư không bao giờ thay đổi. Hãy bắt đầu xem xét các biểu đồ với Daily Graphs
Online tại www.dailygraphs.com
Nên nhớ thị trường điều chỉnh là điều rất tự nhiên và bình thường, đừng hoang mang và mất tự tin; nó sẽ có những mô hình hợp lý khác. Thiếu những đợt điều chỉnh trên thị trường, mô hình “chiếc cốc có tay cầm” sẽ ít chính xác hơn.
Với các quy tắc bán nghiêm ngặt và cách thức hiểu được những chỉ báo thị trường, bạn sẽ bán được cổ phiếu tại mức giá trần và chờ đợi các mô hình PeopleSoft hình thành trong tương lai.
Bạn đừng bỏ lỡ những mô hình mới cũng như đừng bao giờ nản chí và từ bỏ khi thị trường đang trong giai đoạn điều chỉnh.
KẾT LUẬN
I. Đa số cổ phiếu thành công khi tăng giá sẽ hình thành một số mô hình, mỗi mô hình thể hiện một giai đoạn khác
nhau. Các mô hình ở giai đoạn thứba và đặc biệt là giai đoạn thứ tư thường hay thất bại.
II. Diễn biến giá và khối lượng giao dịch thể hiện trên biểu đồ giúp bạn nhận ra thời điểm cổ phiếu đạt mức giá
cao nhất và nên bán ra.
III. Nghiên cứu các mô hình biểu đồ của những cổ phiếu thành công trong quá khứ, bạn sẽ biết cần tìm những cổ
phiếu nào trong tương lai. Lịch sử luôn lặp lại trên thị trường.
IV. Tìm kiếm những phần tay cầm hình thành ở nửa trên của mô hình.
V. Một mô hình hợp lý thường có nhiều tuần giá tăng với khối lượng giao dịch trung bình lớn.
VI. Hầu hết những cổ phiếu sáng giá của một mô hình hợp lý sẽ tăng 20% trong chưa đầy 8 tuần từ điểm mua.
Tôi không bao giờ bán một cổ phiếu tăng giá như vậy trong chưa đầy 4 tuần.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com