14. PP nhận biết thị trường chạm đáy
Bill O'Neil thường nhấn mạnh rằng, thời điểm tốt nhất để quay trở lại thị trường là sau thời điểm thị trường giảm giá hoặc sau chu kỳ sụt giảm tại thời điểm thị trường bắt đầu tăng trở lại. Để làm được điều này, cần thiết phải có khả năng nhận biết thời điểm thị trường chạm đáy. Bill O'Neil sẽ thảo luận những dấu hiệu đó dưới đây.
Nhà đầu tư có cần thiết phải nhận biết chính xác thời điểm thị trường phục hồi không?
Thị trường sụt giá khiến các nhà đầu tư lo sợ, không chắc chắn và mất niềm tin. Thời điểm thị trường chạm đáy và tăng trở lại để bắt đầu một thị trường giá lên tạo ra nhiều cơ hội, tuy nhiên hầu hết các nhà đầu tư lại không nắm bắt được điều này.
Tại sao ư?
Đa số các nhà đầu tư mới vào nghề, thậm chí là các chuyên gia, vẫn còn đang phải phục hồi sau thời điểm thị trường sụt giá. Không có một cơ chế cắt giảm thua lỗ hay cách thức phân tích hoạt động của thị trường chung khiến phần lớn các nhà đầu tư phải chịu thiệt hại trong suốt thời gian thị trường điều chỉnh. Họ lo sợ, hoang mang vì họ đầu tư dựa vào cảm tính và quan điểm cá nhân, những thứ hoàn toàn vô giá trị tại thời điểm thị trường chuẩn bị đảo chiều. Tôi nhấn mạnh rằng, quan điểm thị trường là nguyên tắc duy nhất nên tuân thủ tại thời điểm quan trọng này.
Làm thế nào để nhận biết thời điểm thị trường chạm đáy và sẵn sàng một chu kỳ tăng giá đầy sôi động?
Tôi sẽ hướng dẫn các bạn phân tích ví dụ khi chỉ số Dow Jones chạm đáy năm 1998. Tôi cũng liệt kê những trường hợp thị trường chạm đáy trong 20 năm qua. Hãy nghiên cứu thật kĩ càng. Với kiến thức và hiểu biết, các bạn sẽ tự tin và đạt kết quả tốt hơn.
Trên thực tế, làm thế nào để biết thời điểm thị trường tăng lên thật sự?
Tại một số thời điểm thị trường đi xuống, các chỉ số sẽ cố gắng đảo chiều để phục hồi. Tình trạng sụt giá của thị trường thông thường diễn ra theo 2 hoặc 3 đợt sóng, đôi khi bị ngắt quãng bởi một số nỗ lực phục hồi giả (thường kéo dài một vài tuần hoặc nhiều hơn). Sau khi hầu hết cổ phiếu đều sụt giảm với đủ những tin xấu, thị trường sẽ phục hồi thật sự. Một trong những cố gắng phục hồi này cuối cùng sẽ “lấy đà”, thể hiện ở một số chỉ số (Dow Jones, S&P 500 hoặc Nasdaq Composite) đóng cửa ở mức giá tăng từ 1% trở lên
với khối lượng cũng tăng mạnh so với ngày hôm trước.
Bạn chưa thể nói gì nhiều về sự phục hồi của thị trường trong 2 ngày đầu vì nó vẫn chưa chứng tỏ khả năng của thị trường và vẫn có thể sai. Tốt nhất là bạn chưa nên hành động gì. Thị trường
thường ổn định trong một hoặc 2 ngày nhưng vẫn giữ ở trên mức sàn hoặc mức hỗ trợ phục hồi (Mức hỗ trợ phục hồi là giá giao dịch thấp nhất trong ngày phục hồi đầu tiên của thị trường). Nếu thị trường trở lại với sức mạnh vượt trội, bạn có một ngày “lấy đà” có
giá trị, nếu không, đó chỉ là sự xác nhận thị trường bắt đầu đảo chiều. Thông thường, ngày “lấy đà” xảy ra trong khoảng từ ngày thứ tư đến ngày thứ bảy của nỗ lực phục hồi. Những đà sau ngày thứ nhất có thể chấp nhận được nhưng hơi yếu.
Hàng ngày, tôi đều theo dõi các chỉ số Dow Jones, S&P 500 hoặc Nasdaq Composite trong trang “Thị trường chung và các lĩnh vực” của tờ Investor’s Business Daily và nhận thấy, bất kỳ “đà” ban đầu của một chỉ số nào cũng thường nhanh chóng lan sang một chỉ số khác vài ngày sau đó. Bằng phương pháp theo dõi các chỉ số thị trường cẩn thận như vậy, tôi đã không bao giờ bỏ lỡ giai đoạn đầu khi thị trường tăng trưởng trở lại.
Khoảng 20% dấu hiệu mà thị trường đưa ra là dấu hiệu giả.
Khá dễ dàng để nhận biết chúng vì sau một vài ngày thị trường thường sụt giá nhanh chóng và gây chú ý với khối lượng giao dịch lớn.
Những dấu hiệu giả này là gì?
Một nhà đầu tư tổ chức lớn có thể làm cho chỉ số Dow Jones hoặc Nasdaq tăng lên một vài điểm, hay khiến cho thị trường tăng lên dựa vào một tin tốt lành nào đó trong ngày và tạo ra ấn tượng giả của ngày “lấy đà” có hiệu quả. Tuy nhiên, hầu hết những “đà” đúng thường có tác động tích cực với
khối lượng giao dịch lớn trong một số ngày sau ngày “đà”. Trong trường hợp này, sức mạnh và quyền lực có khả năng định hướng thị trường là cái bạn cần quan sát.
Các thị trường thường giảm giá một số cổ phiếu mới và trông chờ chúng tăng giá trong 6 tháng tới. Đừng đơn thuần quyết định dựa trên quan điểm của bạn về những thông tin thị trường. Hãy dựa vào những quan sát có định hướng xem khi nào các chỉ số thị trường chung đảo chiều và đảo chiều như thế nào. Các thị trường hiếm khi sai, chỉ có quan điểm và sự lo lắng của con người thường sai lầm.
Các nhà đầu tư nên ưu tiên đọc gì ở trang "Thị trường chung và các lĩnh vực"?
Tôi đánh giá việc theo dõi biến động của 3 chỉ số (Dow Jones, S&P 500, Nasdaq) cùng Chỉ số Quĩ tương hỗ trên tờ Investor’s Business Daily là những chỉ số đầu tiên cần quan tâm. Chỉ số Quĩ tương hỗ rất quan trọng vì nó theo dõi hoạt động của những nhà quản lý tài
chính xuất sắc nhất trên thị trường, và có thể đưa ra các thông tin về thị trường chung.
Sau 4 chỉ số này, điều quan trọng nữa là quan sát động thái của những cổ phiếu hàng đầu trên thị trường. Chúng hoạt động ổn định hay không? Phần lớn chúng có đạt kịch trần không? Đó là tất cả những gì bạn cần, nhưng phải biết cách nghiên cứu và có chút ít kinh nghiệm để hiểu chính xác.
Trong số những chỉ số biến động thị trường quan trọng tiếp theo, tôi liệt kê thêm những thay đổi trong lãi suất chiết khấu của Quĩ Dự Trữ liên bang (Lãi suất của Quĩ Fed). Lãi suất chiết khấu là lãi suất các ngân hàng thành viên phải trả khi vay tiền từ Fed. Theo logic, việc giảm lãi suất nhằm khuyến khích các khoản vay và tăng lượng tiền
cung (và ngược lại).
Nhìn chung, lãi suất chiết khấu giảm có thể cho biết thị trường tăng giá. Nhưng dấu hiệu này không đáng tin như việc tìm hiểu những biến động của chỉ số thị trường. Ví dụ, đã có hai lần thị trường tăng giá mà Fed không giảm lãi suất và 3 lần (trong các năm 1957, 1960 và 1981) Fed giảm lãi suất nhưng thị trường vẫn tiếp tục sụt giảm
Chỉ báo tâm lý nào có ích đối với nhà đầu tư?
Hai chỉ báo tâm lý đánh giá quan điểm của công chúng về thị trường (trên trang “Thị trường chung và các lĩnh vực”) đóng vai trò quan trọng. Đó là tỉ suất những nhà cố vấn đầu tư làm tăng hoặc giảm giá cổ phiếu và tỉ suất khối lượng quyền chọn mua và quyền chọn bán. Những chỉ báo này thường trái ngược nhau.
Về tỉ suất giữa quyền chọn mua và quyền chọn bán: Những nhà đầu tư đặt quyền chọn mua cổ phiếu với hy vọng cổ phiếu sẽ tăng giá và đặt quyền chọn bán khi họ nghĩ giá sẽ giảm. Nhưng họ
thường hay sai lầm tại thời điểm thị trường chuyển hướng. Tại thời điểm này, tỉ suất quyền chọn mua và chọn bán sẽ tăng vọt. Đó là những dấu hiệu dễ nhận thấy báo hiệu xu hướng đi lên của thị trường.
Ông có thể giới thiệu một số cách khác để sử dụng hiệu quả trang "Thị trường chung và các lĩnh vực"?
Trong giai đoạn phục hồi, thị trường đang trên đà đi xuống, đường tăng/giảm (được tính bằng cách lấy tất cả cổ phiếu NYSE tăng giá trong ngày trừ đi những cổ phiếu giảm giá) đôi khi rất giá trị khi cho thấy thị trường không còn khả năng phục hồi.
Chỉ số Quĩ tương hỗ cũng có tác dụng tương tự. Ví dụ, tháng 8- 1998, nó lơ lửng tại múc giá thấp trong 3 ngày cuối tháng, trong khi tại cùng thời điểm, chỉ số Dow Jones cố gắng phục hồi sát với mức cao, nhưng sau đó lập tức rớt xuống rất nhanh. Tôi không sử dụng đường tăng/giảm tại các thời điểm khác vì nó thường đưa ra những dấu hiệu sớm trước đỉnh điểm thực tế của thị
trường. Nó cũng có thể đưa ra tín hiệu sai khi cho biết thị trường ở mức đáy trong khi thị trường thật sự đang tăng.
Rất nhiều chỉ báo chuyên sâu khác về thị trường có những hạn chế trong sử dụng. Tôi phát hiện ra rằng chúng phụ thuộc vào những phân tích sai hoặc những nhầm lẫn rất đơn giản. Và điều cuối cùng bạn cần tránh trên thị trường là sự lúng túng.
Tôi trung thành với những biện pháp chủ chốt như đã đề cập ở trên.
Theo kinh nghiệm của tôi, các chỉ báo như dư bán/dư mua; tổng số những cổ phiếu có giá mới cao so với cổ phiếu có giá mới thấp; khối lượng giao dịch tăng, giảm, đứng yên; sức mua; biến động trung bình và đường khuynh hướng thị trường là những mớ lộn xộn không cần thiết và tốn thời gian. Chúng khiến bạn nhầm lẫn và tốn kém tiền bạc.
Bạn có cần học thêm phương pháp để biết mức đáy của thị trường và giai đoạn thị trường tăng giá mới tiếp theo không?
Những cổ phiếu thành công mới sẽ xuất hiện trong khoảng từ 10 đến 15 tuần đầu của giai đoạn này. Cổ phiếu Cisco Systems bắt đầu từ mức giá cơ bản của thị trường sụt giá năm 1990 và tăng vọt lên 15,650%.
Franklin Resources vọt lên trong bối cảnh thị trường sụt giá năm 1984 và dẫn trước 14%. Home Depot, cũng là một tên tuổi mới khi đó, đột phá ở mức 20 đô-la với chỉ số P/E là 58 trong tháng 9-1982 và sau đó dẫn đầu với mức tăng 37,9%. Wal-Mart sau khi giảm 20% vào năm 1980 đã nhảy vọt lên trên 13,3%. Tôi bắt đầu mua cổ phiếu Pic'n Save cuối năm 1976, nắm giữ trong 7,5 năm và nó đã tăng gấp 20 lần. Cổ phiếu này thực sự thoát khỏi vị trí đáy của thị trường sụt giá năm 1978. Một cổ phiếu
khác, Price Co., tăng 10 lần trong 3,5 năm, cũng thoát khỏi điểm đáy của thị trường sụt giá năm 1982.
Gần đây hơn, thoát khỏi đáy thị trường vào tháng 10-1998, tôi mua hai cổ phiếu AOL và Charles Schwab. AOL tăng 456% từ điểm xoay (điểm mua), Charles Schwab tăng 313%. Đơn giản là tôi không thể bỏ qua những cơ hội đầu tư lớn xuất hiện khi thị trường đảo chiều
và có những tín hiệu tốt để mua vào.
Nước Mĩ liên tục tạo cơ hội kinh doanh cho các nhà đầu tư. Vì vậy bạn đừng bao giờ mất can đảm. Không có vấn đề gì nếu bạn phải chịu đựng một số biến động không tốt từ thị trường. Hãy nghiên cứu sai lầm của bạn, rút kinh nghiệm, tìm ra những quy tắc mua và bán tốt hơn, và đừng bỏ lỡ cơ hội trước mỗi giai đoạn tăng giá mới của thị trường. Nếu bạn chuẩn bị sẵn sàng và liên tục theo dõi tờ Investor’s Business Daily, các cơ hội sẽ ở ngay trước mắt bạn khi mỗi chu kỳ thị trường bắt đầu.
KẾT LUẬN
I. Các thị trường giảm giá tạo ra nỗi sợ hãi và sự không ổn định cho nhà đầu tư. Khi các cổ phiếu chạm đáy và đảo chiều để bắt đầu một giai đoạn thị trường tăng giá với những cơ hội mới, hầu hết mọi người không tin điều đó.
II. Thị trường sẽ cố gắng đảo chiều hoặc phục hồi ở một số thời điểm trong giai đoạn sụt giá. Mỗi phục hồi là sự cố gắng của một cổ phiếu hoặc thị trường chung để lật ngược sau thời gian giảm giá.
III. Các thị trường sụt giá thông thường diễn ra thành 2 hoặc 3 đợt sóng, bị ngắt quãng bởi một số nỗ lực phục hồi giả, thường thất bại sau một vài tuần, đôi khi là 5 hoặc 6 tuần hoặc hơn.
IV. Thực tế, một trong số các nỗ lực phục hồi của thị trường sẽ “tạo đà”. Một “đà” xảy ra khi một trong những chỉ số đóng cửa ở mức tăng 1% (hoặc hơn) với khối lượng giao dịch tăng so với ngày hôm trước. Thời điểm “tạo đà” thường
xuất hiện trong khoảng từ ngày thứ tư tới ngày thứ nhất của nỗ lực phục hồi.
V. Các chỉ số Dow Jones, S&P 500, Nasdaq, cùng với Chỉ số Quĩ tương hỗ IBD là cơ sở tốt nhất để phân tích thị trường và nhận định thời điểm thị trường kịch trần hay chạm đáy. Tương
tự, quan sát những cổ phiếu hàng đầu hoạt động như thế nào là một cách chỉ báo khác về trạng thái thị trường lên đỉnh.
VI. Hầu hết các chỉ báo kĩ thuật ít có giá trị. Các chỉ báo tâm lý như tỉ lệ dư mua/dư bán có thể hữu ích khi chỉ ra những thay đổi trong hướng thị trường.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com