15: Bài toán lựa chọn cổ phiếu
Trong bài này, Bill O'Neil bàn luận việc đánh giá toàn diện một cổ phiếu trước khi quyết định mua hay bán. Tôi rút ra được một số quy tắc trong việc lựa chọn cổ phiếu sau khi nghiên cứu toàn diện, độc lập những công ty thành công trong nhiều năm, từ năm 1953 đến nay.
60% quy tắc của tôi dành cho các phân tích cơ bản bởi tôi chỉ muốn mua cổ phiếu của những công ty thật sự tốt, có sản phẩm độc đáo, riêng biệt hay dịch vụ cao cấp. Tôi tìm kiếm những công ty hàng đầu trong các lĩnh vực, những công ty có lợi thế so sánh hay sức cạnh
tranh thực sự.
Khi quyết định tham gia vào một thị trường có xu hướng tăng trưởng, bạn nên quan tâm những nhân tố sau:
1. Thu nhập trên mỗi cổ phần của công ty trong quý hiện tại có đạt ít nhất 25% không? Tỉ lệ tăng trưởng lợi nhuận có cao hơn so với những quý gần đây không? Trong 6 đến 12 quý gần đây, công ty có đạt mức tăng thu nhập trên 50%, 100%, thậm chí 200% hoặc hơn
không? Tổng thu nhập quý tới dự kiến có cao hơn tổng thu nhập hiện tại không? Thu nhập ở những quý trước có tốt hơn kế hoạch không? Nếu đó là cổ phiếu tăng trưởng, thu nhập trong 3 năm gần đây có tăng bình quân bằng hoặc hơn 25% mỗi năm không? Chỉ số
thu nhập trên cổ phiếu của công ty có đạt bằng hoặc cao hơn 80 không?
2. Nếu đó là cổ phiếu quay vòng, nó cần phải có 2 quý thu nhập tăng mạnh hoặc một quý tăng rất lớn để thu nhập cả năm của nó đạt được mức đỉnh trước đó. Nếu nó có 2 hoặc nhiều hơn 2 quý tăng cao, thu nhập trong một năm tiếp theo có đạt gần hoặc trên mức đỉnh của 2 năm trước đó không? Tổng thu nhập trong 2 năm tới dự tính thế nào?
3. Công ty có doanh số bán hàng tăng trưởng mạnh trong 6 tới 12 quý không? Mức tăng đó có cao hơn những quý gần đây không?
4. Lợi nhuận chênh lệch sau thuế trong những quý gần đây có đạt hoặc chạm đỉnh không? Xu thế cải thiện lợi nhuận chênh lệch diễn ra trong bao nhiêu quý? Đó có phải là lãi suất tốt nhất trong ngành của nó không?
5. Lợi nhuận chênh lệch trước thuế hàng năm của công ty đạt bằng hoặc hơn 18% không? (Với những nhà bán lẻ có thể chấp nhận lãi suất thấp hơn).
6. Tỉ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần có đạt từ 20 đến 50% hoặc hơn không? Chỉ số ROE của nó có phải là tốt nhất trong lĩnh vực đó chưa?
7. Doanh số bán hàng + lợi nhuận chênh lệch + chỉ số ROE đạt loại A hay B? Điều này quyết định vị trí của nó nằm trong nhóm 40% cổ phiếu dẫn đầu về mức tăng trưởng doanh số bán hàng, lợi nhuận chênh lệch trước và sau thuế, và tỉ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần.
8. Ban lãnh đạo của công ty có sở hữu cổ phiếu không?
9. Cổ phiếu có phạm vi giá tốt không? Mức giá của những cổ phiếu tiêu biểu ở những thị trường như Nasdaq là từ 16 đến 150 đô-la, NYSE là 20 đô-la hoặc hơn. Nên nhớ rằng, những cổ phiếu hàng đầu như Cisco System, Wal-Mart, Microsoft, Peoplesoft và Amgen đã bắt khỏi mức giá ban đầu trong khoảng từ 30 đến 50 đô-la một cổ phiếu - trước khi có bước nhảy phi thường về giá.
Giá là sự phản ánh cơ bản của chất lượng cổ phiếu. Chất lượng không đi kèm với những cổ phiếu giá rẻ.
10. Cổ phiếu đó có nằm trong những ngành đang phát triển như lĩnh vựcc bán lẻ, tin học và công nghệ, y tế và chăm sóc sức khoẻ, thư giãn và giải trí? Nó có thuộc một trong 5 nhóm ngành tốt nhất bây giờ không? Hãy kiểm tra mức "Những cổ phiếu cao và thấp trong 52 tuần" để tìm kiếm 5 nhóm cao nhất này.
11. Những biểu đồ chỉ số thấp trong tờ Investor's Business Daily cho thấy thị trường hiện tại thích những cổ phiếu có mức vốn hóa thị trường lớn hay nhỏ? Trong trường hợp này, bạn nên đi theo số đông và không nên chống lại xu thế hiện tại của thị trường.
12. Thị trường đang ưa chuộng các cổ phiếu trong những lĩnh vực kinh tế nào? Tiêu dùng hay công nghệ cao? Cổ phiếu tăng trưởng, cổ phiếu theo chu kỳ (cổ phiếu tăng giảm theo chu kỳ kinh doanh), hay cổ phiếu an toàn (cổ phiếu cӫa nhӳng ngành thực phẩm, hàng tiêu dùng,...)? Đó là loại cổ phiếu mới phát hành hay đã phát hành lâu rồi? Đó có phải là cổ phiếu của công ty mới thành lập không?
13. Sản phẩm của công ty có khả năng tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian với công nghệ mới không? Đó có phải là một loại thuốc hoặc thiết bị y tế mới không? Sản phẩm đó có cần thiết và được ưa chuộng không? Sản phẩm có được khuyến khích bán liên tục không?
14. Công ty có đơn đặt hàng nào bị ứ đọng không? Nhà máy sử dụng bao nhiêu phần trăm công suất? Kế hoạch mở rộng sản xuất của công ty thế nào?
15. Có những nhà đầu tư lành nghề hoặc quĩ đầu tư uy tín nào tìm mua cổ phiếu của công ty không? Đây là một sự kiểm tra gián tiếp và cơ bản bởi những đối tượng trên khi quyết định mua đã nghiên cứu rất kĩ về cổ phiếu này.
16. Bạn có thật sự hiểu và tin tưởng vào công việc kinh doanh của công ty không? Bạn đã từng biết hay sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ đó chưa? Bạn càng hiểu biết nhiều về công ty, bạn càng tin chắc vào quyết định đầu tư của mình.
Bây giờ, bạn đã có một công ty thực sự tốt để mua cổ phiếu, hãy dành 40% cho việc phân tích kĩ thuật và phân tích đúng thời điểm.
Bạn cần thực hiện cả 2 điều này. Một cầu thủ ném bóng lớn không chỉ cần có một cú phát xa tốt. Anh ta cũng cần phải có các đường bóng bổng, đường vòng, và quan trọng nhất, phải biết điều khiển và có phương pháp tốt. Cũng như vậy, những nhà đầu tư thành công
không chỉ cần một công cụ.
1. Kiểm tra dịch vụ cung cấp biểu đồ hàng ngày, như Daily Graphs hoặc Daily Graphs Online, để xem xét liệu cổ phiếu mà bạn đang nắm giữ có phải đang hình thành những mô hình kiểu mẫu và đang được mua vào không (xem xét hoạt động mua chuyên nghiệp).
Mức giá của chúng cũng phải gần với điểm mua vào hợp lý. Phân tích mức giá và khối lượng giao dịch hàng tuần. Xác định mức giá mà bạn sẽ bắt đầu mua. Sau khi mua vào, hãy xác định phạm vi giá mà bạn sẽ mua thêm nếu nó tiếp tục phát triển tốt. Tôi thường
mua thêm khi cổ phiếu tăng từ 2,5% tới 3% so với giá mua ban đầu.
Nếu cổ phiếu rớt xuống 8% so với giá ban đầu bạn mua, hãy tránh khỏi những thua lỗ lớn hơn bằng cách bán đi ở mức giá thị trường hiện tại. Nguyên tắc cắt giảm thua lỗ này sẽ giúp bạn thoát khỏi những thiệt hại nghiêm trọng về sau.
2. Bạn cần phải nhìn thấy khối lượng giao dịch tăng ở mức 50% hoặc hơn so với ngày bạn bắt đầu mua cổ phiếu, khi giá cổ phiếu phá vỡ những mức giá cũ trong mô hình cơ bản.
3. Cổ phiếu có biến động theo mô hình biểu đồ dạng "chiếc cốc có tay cầm", "hai đáy" hay "bằng phẳng" không? Nếu không nằm trong những dạng này, nó có thể sai và có khuynh hướng thất bại.
4. Tỉ lệ biến động giá cổ phiếu là 80 hay hơn? Đường biến động này trên biểu đồ có xu hướng tăng rõ ràng không?
5. Quản lý danh mục đầu tư: Nắm giữ và cố gắng mua thêm những cổ phiếu hoạt động tốt và bán đi những cổ phiếu kém hiệu quả. Nhớ rằng, những cổ phiếu trong những mô hình cơ bản và gần với mức giá tăng cao mới tốt hơn những cổ phiếu gần với mức giá thấp gần đây.
6. Kiểm tra biểu đồ dài hạn hàng tháng để xem cổ phiếu đó có hình thành những mô hình cơ bản dài hạn trong khoảng thời gian vài năm hay không.
KẾT LUẬN
I. Khi bạn quyết định tham gia vào thị trường có xu hướng tăng trưởng, bạn cần chọn lựa những cổ phiếu tiêu biểu.
II. Các cổ phiếu tiềm năng cần có mức tăng trưởng trong thu nhập, doanh số bán hàng, lợi nhuận chênh lệch và lượng vốn hoá cổ phiếu đạt bằng hoặc trên 17%. Chúng cũng phải nằm trong những lĩnh vực công nghiệp hàng đầu.
III. Dữ liệu của tờ Investor's Business Daily và chỉ số giá của Tập đoàn IBD SmartSelectTM sẽ giúp bạn lựa chọn được những cổ phiếu hàng đầu.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com