Câu 13: Cơ chế tác dụng, tác dụng phụ của kháng sinh nhóm tetracyclin
Câu 13: Cơ chế tác dụng, tác dụng phụ của kháng sinh nhóm tetracyclin
Cơ chế tác dụng
KS nhóm tetracyclin có tác dụng ức chế sự tổng hợp pr của vi khuẩn: Các KS nhóm tetracyclin tác động lên tiểu phần ribosome 30S, ngăn cản phức hợp aminoacyl-ARNt gắn vào vị trí tiếp nhận đặc hiệu (vị trí A) trên ribosome 70S của vi khuẩn, ngăn cản chuyển aa vào chuỗi polypeptide.
Các tetracyclin đều là KS kìm khuẩn, có phổ kháng khuẩn rộng nhất trong các KS hiện có.
Các tetracyclin đều có phổ tương tự, trừ minocycline: 1 số chủng đã kháng với tetracyclin khác có thể vẫn còn nhạy cảm với minocycline
KS tetracyclin tác dụng trên:
Cầu khuẩn gram (+) và gram (-) nhưng kém penicillin
Trực khuẩn gram (+) và gram (-) ái khí và yếm khí
Trực khuẩn gram (-), nhưng Proteus và trực khuẩn mủ xanh rất ít nhạy cảm
Xoắn khuẩn (kém penicilin), Rickettsia, amip, Trichmonas..
KST sốt rét
Tác dụng phụ
Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, do thuốc kích ứng niêm mạc, nhưng thường là do loạn khuẩn
Vàng răng trẻ em: Tetracyclin lắng đọng vào răng trong thời kỳ đầu của sự vôi hóa (trong tử cung nếu người mẹ dùng thuốc sau 5 tháng có thai hoặc trẻ em dưới 8 tuổi)
Độc với gan thận: Khi dùng liều cao, nhất là trên người có suy gan, thận, phụ nữ có thai có thể gặp vàng da gây thoái hóa mỡ, ure máu cao dẫn đến tử vong
Các rối loạn ít gặp hơn: Dị ứng, xuất huyết giảm tiểu cầu, tăng áp lực nội sọ ở trẻ đang bú, nhức đầu, phù gai mắt
Bội nhiễm nấm
Vì vậy phải thận trọng theo dõi sử dụng và tránh dùng cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 8 tuổi
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com