Câu 7: Tác dụng, tác dụng phụ, ADLS của clopromazin
Câu 7: Tác dụng, tác dụng phụ, ADLS của clopromazin
Tác dụng
Trên nhóm triệu chứng âm tính:
Gây trạng thái đặc biệt thờ ơ về tâm thần vận động: Thuốc không có tác dụng gây ngủ, trừ với liều gần độc nhưng nó làm giảm các hoạt động vận động và các sự bận tâm, ưu tư mà vẫn giữ được tương đối các hoạt động về trí tuệ và sự cảnh giác. Liều rất cao cũng không gây hôn mê
Người dùng thuốc tỏ ra không quan tâm đến môi trường xung quanh không biểu lộ cảm xúc, trong khi phản xạ tủy và phản xạ không điều kiện với kích thích đau vẫn giữ được
Trên nhóm triệu chứng dương tính:
Thuốc làm giảm ảo giác, thao cuồng, vật vã
Tác dụng phụ
Trên hệ TKTW:
Clopromazin gây hội chứng ngoài bó tháp giống bệnh Parkinson thay đổi tùy vào thời gian điều trị, liều lượng, thuốc phối hợp, tuổi, giới, biểu hiện bằng động tác cứng cơ, tăng trương lực
Hạ thân nhiệt do ức chế trung tâm điều khiển ở vùng dưới đồi
Chống nôn do ức chế trung tâm nôn ở sàn não thất IV
Ức chế trung tâm trương lực giao cảm điều hòa vận mạch
Trên vận động, liều cao gây trạng thái giữ nguyên thế
Rối loạn tâm lý: Chóng mệt mỏi, suy nghĩ chậm chạp, trạng thái trầm cảm, lú lẫn (nhất là người có tuổi)
Trên hệ thống TKTV
Tác dụng hủy phó giao cảm thể hiện bằng nhìn mờ (đồng tử giãn), táo bón, giảm tiết dịch vị, giảm tiết nước bọt, mồ hôi. Tác dụng nàỳ rất ít xảy ra với các dẫn xuất có nhân piperazin🡪 khô miệng, nuốt khó, bí đái, rối loạn điều tiết thị lực, cơn tăng nhãn áp cấp, táo bón..
Tác dụng hủy α1-adrenergic tương đối có ý nghĩa, có thể phong tỏa tác dụng tăng áp của noradrenalin. Vì loại piperazin có tác dụng an tâm thần với liều thấp nên tác dụng hủy giao cảm rất yếu🡪 tụt huyết áp khi đứng và nhịp tim nhanh, nhất là khi tiêm
Trên hệ nội tiết
Làm tăng tiết prolactin gây chảy sữa và chứng vú to ở đàn ông, giảm tình dục, tăng cân
Làm giảm tiết FSH và LH, có thể gây ức chế phóng noãn và mất kinh
Có tác dụng kháng histamine H1 nhưng yếu
Loại không phụ thuộc vào tác dụng dược lý:
Giảm bạch cầu
Vàng da, tắc mật, xuất hiện giữa tuần thứ 2 đến thứ 4. Giảm dần khi ngừng thuốc. Có thể do phù nề các đường dẫn mật do phản ứng quá mẫn vì không phụ thuộc vào liều
Phản ứng ngoài da: Dị ứng, mẫn cảm với ánh nắng, đọng sắc tố trong tiền phòng của mắt
Loạn nhịp tim: Nhịp nhanh xoang, nhĩ thất phân ly
Hội chứng sốt cao ác tính: Sốt cao, da tái nhợt, mồ hôi nhễ nhại, trạng thái sốc. Phải làm hồi sức cấp cứu: Giữ thăng bằng nước và điện giải
Tai biến chết đột ngột, thường xuất hiện sau khi tiêm. Chưa rõ nguyên nhân. Có thể liên quan đến huyết khối, viêm tắc mạch
ADLS
Khoa tâm thần: Loạn TK, TTPL, thao cuồng, hoang tưởng, ảo giác
Khoa sản: Sản giật (thuốc qua được nhau thai)
Khoa gây mê: Tiền gây mê, gây mê hạ thân nhiệt, hạ huyết áp
Khoa nội: Chống nôn, chống đau, an thần, chống rung tim
Khoa da liễu: Chống ngứa
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com