Chào các bạn! Truyen4U chính thức đã quay trở lại rồi đây!^^. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền Truyen4U.Com này nhé! Mãi yêu... ♥

5 cam phần 3

Put your story text here...- Chuyện làm ăn không ai đụng chạm ai, thằng Đực chơi kiểu này là không được rồi! Bảy Xi than thở với đứa em vợ.

Suy nghĩ một lúc, Năm Cam nói:

- Thôi, chuyện anh Đực để tui tính cho... Có gì ông lo giùm vợ con tui!

Sau đó Năm Cam tìm gặp Sáu Nhà. Chẳng biết bàn bạc gì ngay hôm sau đã xảy ra chuyện.

Quen mửng cũ, Đực bà Tiều lấy Vespa qua sòng Bảy Xi. Vừa quẹo vào đầu ngõ, Đực bị chém luôn mấy dao vào tay,vai và lưng!

Bất ngờ, Đực bà Tiều bỏ chạy, chiếc Vespa nằm chỏng chơ giữa hẻm. Chạy được một đoạn, chừng như mắc cở, Đực chụp lấy một thanh gỗ xây dựng ở căn nhà ven đường quay lại ứng chiến với Năm Cam.

Nhưng nhác thấy Năm Cam vung vẩy trên tay khẩu ruleau cảnh sát, Đực vứt luôn cây gậy bỏ chạy. Năm Cam đuổi theo vài bước rồi đứng lại, cười gằn:

- Tưởng sao, hóa ra cũng biết sợ súng!

Chẳng biết về nói lại thế nào, lát sau Năm Cam nhìn thấy Huỳnh Tỳ đi qua trên chiếc hoda dame do một đàn em chở.

- Chú đừng hiểu lầm, Đực bà Tiều nhờ anh qua lấy dùm xe về thôi Huỳnh Tỳ lật đật giải thích trước ánh mắt nghi ngờ của Năm Cam.

- Xe của Đực ba Tiều anh cứ lấy về, còn nếu anh muốn binh chả tui cũng ráng chờ! Năm Cam nói.

Có lẽ nhìn thấy khó có cơ hội trả đũa, Đực bà Tiều im luôn. Sau sự việc Năm Cam trở thành một nhân vật được cưng chiều số một ở sòng Bảy Xi và tạo dựng được đôi chút tên tuổi.

* Sau khi Lót chết, uy danh của Bảy Xi cũng tăng lên rất nhiều, nhưng theo qui luật giang hồ thời bấy giờ lấy nghĩa khí làm trọng, Bảy Xi phải dành một phần lợi tứccủa mình trợ cấp cho vợ con của Lót vẫn còn sống trên hẻm 122 Tôn Đản.

Về sau, Vỉ- đứa con trai lớn của Lót vẫn thọ lãnh ơn nghĩa ban phát từ Năm Cam, kẻ giết cha mình mà không hề có chút áy náy. Gã là vậy, không thể được coi là một người ân oán phân minh nên vĩnh viên vẫn được liệt vào loại âm binh mắt ma, mạt hạng nhứt của giang hồ. Vân, đứa con gái của Lót cũng vậy, đã đi theo Năm Cam gởi cho Thành đôla- một chiến hữu của y để nâng đỡ. Nâng đỡ thế nào không biết, Vân biến thành vợ bé của lão già Thành đôla một thời gian không ngắn. Chương thỏ, đứa con trai kế của Lót, đã kế tục sự nghiệp của cha để trở thành anh chị cộm cán nhứt của hẻm 122. Gã thành danh nhờ hàng loạt vụ đâm chém với các hẻm cùng khu vực hệt cha gã ngày nào...

Với gã, mối thù giết cha không phải dễ quên, nhưng khi gã đã lớn khôn để nghĩ đến việc đòi lại nợ máu, Năm Cam đã trở thành một ông trùm tuy chưa đến độ ghê gớm như sau này, nhưng đủ để Chương thỏ không thể nào làm bất cứ điều gì mà không trả giá đắt...

Trong cuộc đời Năm Cam, tuy là một tay trùm cờ bạc nhưng y rất ghét cái gọi là " giới kỳ bẽo" tức là dân cờ bạc bịp. Một cuộc đấu gần như tay đôi giữa 2 " thần bài" ở Hồng Kông và Sài Gòn lúc bấy giờ, đã dạy cho Năm Cam hiểu: trong nghề đánh lận ,người giỏi có người giỏi hơn, chính vì vậy, y không học những ngón nghề cao siêu của giới bạc bịp vì sợ có ngày trắng tay sạch túi.

Chuối, một tay tổ cờ bạc bịp của giới anh chị Hồng Kông đã đến Sài Gòn theo lời mời của giới lão bản Chợ Lớn. Y đã lột sạch sẽ những con mồi từ khờ khạo tinh quái ở khắp các sòng lớn nhỏ.

Nghe tin, Bảy Huê Kỳ- số 1 ở Sài Gòn về ngón nghề kỳ bẽo đã âm thâm nghiên cứu đối phương. Phải biết Bảy Huê Kỳ là truyền nhân của Chín chuyền- một kỳ bẽo già nua thời Bình Xuyên còn sót lại. Bảy Huê Kỳ là sư phụ của Thảo Ma, Sáu lùn và Hiếu Phú Nhuận. Nói vậy có thể hình dung ra đẳng cấp của Bảy Huê Kỳ.

Bảy Huê Kỳ, một ngày đẹp trời- đã tìm đến sòng bài ở sòng Tự Đức-Nguyển Văn Thủ bấy giờ, là sòng do Mai Hữu Xuân tổ chức để đối đầu với Chuối...

Chuối không hề biết Bảy Huê Kỳ nên y cứ tha hồ trở ngón nghề của mình để lột dần những tay sộp bằng bài cào.

Đánh một lúc cầm chừng, Bảy Huê Kỳ sử dụng một thủ pháp điêu luyện của bao nhiêu năm lăn lộn trên các xới bạc để "nhốt" ba con tây vào tay áo veston. Sau đó, Bảy Huê Kỳ "cụp"- tứclà dốc túi đánh sạch số tiền có được xuống chiếu.

Thấy ngon ăn, Chuối lập tức lùa ba lá bài cộng thành 9 nút xuống đáy bộ bài. Bảy Huê Kỳ nhìn thấy hết nhưng vờ như gà mờ! Chuối bắt đầu chia bài theo lối " chia hạ" một cách hết sức tinh vi để lấy được tụ bài 9 nút.

Nhanh như một ảo thuật gia quoấc tế, ba lá bài của Bảy Huê Kỳ được cầm lên chui tuột vào tay áo veston, ba lá bài nhốt sẵn lập tức xuất hiện trên tay ông ta.

Chẳng cần phải nặn nọt gì, Bảy Huê Kỳ vớt ba lá tây ra chiếu với nụ cười khó hiểu:

- Ba cào! Ăn được thì ăn ...

Chuối tái mặt nhìn sững vào đối thủ một lúc rồi không cần nhìn bài của mình, y úp luôn bộ bài, chấp nhận thua!

Ngay lập tức, Bảy Huê Kỳ cầm lấy bộ bài xóc luôn mấy cái, ba lá bài nhốt trong tay áo khéo léo chui ra hòa nhập với những con bài còn lại.

- Sao, nữa chớ? Bảy Huê Kỳ hỏi.

Biết gặp cao thủ Chuối lẳng lặng lắc đầu.

Sau đó, Chuối dò hỏi và tìm đến nhà để gặp riêng Bảy Huê Kỳ coi như thừa nhận so với ông ta, mình chỉ đáng là học trò.

Thói trăng hoa đèo bồng đã làm cho Năm Cam để ý đến một thiếu phụ có nhan sắc mặn mà vừa thôi chồng thường đến sòng bạc của Bảy Xi để cho vay và cầm đồ, tiếng lóng của giới cờ bạc gọi là Hàng Xáo! Thế nhưng cơ hội để cưa đổ người đẹp đã không đến vào thời điểm ấy vì, Lành-tên người đẹp, vẫn chưa đoái hoài gì tới y...

Trái lại, một cô bé hàng xóm mới dọn về ở hẻm 148, lại rơi vào tầm ngắm của Năm Cam và bắt nhân tình với y khi trước 16 tuổi đầu. Đó là Kim Anh-con riêng của bà Chín Mẹo, người được giới giang hồ sau này gọi là vợ bé của Năm Cam.

Kim Anh thường đến nhà Trúc chơi và xem Trúc như chị của mình. Do tính tình ham chơi lêu lỏng, Kim Anh đi nhảy đầm và cặp bồ linh tinh từ lúc còn trẻ ranh.

Có những đêm, đi chơi về khuya- Kim Anh ghé vào nhà Trúc để ngủ lại. Và thật là bật thường khi Kim Anh ngủ cùng giường với hai vợ chồng Năm Cam với sự mặc nhiên chấp nhận của Trúc.

Nhan sắc của một cô gái trẻ có dòng máu lai Pháp đã làm Năm Cam không khỏi xao xuyến.

Một đêm, sau khi nghe tiếng thở đều của vợ chứng tỏ đã chìm vào giấc ngủ say, con lợn lòng nổi lên. Năm Cam nhổm người lên nhìn qua Kim Anh. Y chợt nghe rạo rực khi nhìn thấy sắc vóc đương độ dậy thì của cô gái. Năm Cam đánh bạo thò tay qua vợ mình sờ vào tấm thân ngà ngọc của Kim Anh. Cô gái vẫn ngủ say...

Cầm lòng không đậu, Năm Cam leo xuống giường rón rén bước vòng qua phía Kim Anh đang ngủ. Y bắt đầu thám hiểm và thích thú khi nhận ra, dường như cô gái đã thức như vờ nhắm mắt.

Năm Cam liều lĩnh ghé môi hôn ,Kim Anh chợt mở mắt ra nhìn và thoáng nở một nụ cười trên môi...

Với tình cảnh nguy hiểm, Năm Cam chỉ dám đến thế chứ đâu dám tiến xa hơn.

Từ sau đêm đó,thỉnh thoảng Năm Cam lại tìm cách lén lút hôn hít, sờ soạng cô gái- dĩ nhiên với sự đồng tình của cô ta.

Kéo dài được vài tuần, Năm Cam hỏi riêng Kim Anh:

- Một bữa nào đó, cưng đi chơi với anh nghen?

Câu trả lời làm Năm Cam mừng húm:

- Tuỳ anh sắp xếp hà, có điều em sợ chị Trúc biết...

- Biết sao được, ăn thua hai đứa mình chớ!

Và rồi Kim Anh đã thở thành nhân tình của ông hàng xóm từ lúc cô gái mới bước vào tuổi 16!

Quen hơi bén mùi, cặp tình nhân tha hồ hoan lạc bất kỳ lúc nào có cơ hội. Những lúc chỉ đợi Trúc đi chợ hoặc rời nhà công chuyện, Năm Cam lôi tuột Kim Anh vào buồng ngủ của hai vợ chồng để ân ái.

Đi đêm có ngày gặp ma, một buổi sáng-khi vừa xong xuôi, cả hai mới kịp mặc lại quần áo còn để lại dấu tích trên chiếc giường thì Trúc được sự mật báo của em ruột, đã đẩy cửa vào bắt quả tang. Trước sự đau khổ vật vã của vợ, Năm Cam thề sống thề chết và đành lòng chia tay cô tình nhân bé bỏng. Cũng chẳng lấy đó làm xấu hổ, Kim Anh vẫn lui tới nhà Năm Cam và vẫn coi Trúc là " bà chị thân yêu" dù nếu có cơ hội cũng sẵn sàng cuỗm luôn " ông- anh- rể"!

*

* *

Trong thời điểm này đã xảy ra một việc dẫn đến bất hòa đầu tiên của Bảy Xi và Năm Cam.

Thịnh Thăng Long, một tay giang hồ khoác áo lính Nhảy Dù, là cặp bài trùng với Sơn đảo-kẻ bắt đầu vươn lên ngôi vị độc tôn sau cái chết của Đại Cathay, đã đụng độ với Cu Trắng, một du đãng ở khu Nhà Lô Cô Giang, vốn chưa có tên tuổi gì. Hôm ấy, Cu Trắng đi cùng đàn anh Tám lâu vào một quán nhậu. Cu Trắng mới trải qua một vụ thanh toán nên cánh tay mặt bị thương phải bó thuốc. Thịnh Thăng Long đến sau gặp Tám lâu nên tiến lại chào hỏi. Là đàn em, Cu Trắng tất nhiên phải lên tiếng chào Thịnh.

Rất kẻ cả, Thịnh đưa tay ra bắt... Cu Trắng lật đật thò cánh tay ra lành lặn ra nhưng, tay trái với tay mặt làm sao có thể thực hiện được cú bắt tay? Ngỡ là Cu Trắng chơi xỏ, Thịnh hất hàm:

- Mày là thằng nào ? Bộ muốn giỡn mặt hả?

Cu Trắng nổi giân quay đi. Thịnh cho rằng tên đàn em này muốn tỏ vẻ, nên quay qua hỏi Tám lâu:

- Anh Tám, bộ thằng này không biết tôi à?

Tám lâu chưa kịp trả lời, Cu Trắng đã cười lạt trả lời:

- Anh là ai cũng kệ xác anh! Tại sao tôi phải biết?

Thịnh Thăng Long nhào đến đấm vào mắt Cu Trắng-" gã đàn em láo xược" nghiêng mình tránh thuận tay chụp lấy chai bia đập xuống cạnh bàn thọc luôn vào mắt Thịnh. Tay anh chị gốc Bắc di cư chỉ kịp lắc đầu tránh thì đã tối sầm mặt mũi. Tám Lâu ngẩn người ra trước sự việc quá bất ngờ, chỉ kịp kéo tay Cu Trắng ra xe tẩu thoát trước khi đàn em của Thịnh kịp đến ...

Liên tục cả tháng trời, bọn lính nhảy dù-đàn em của tay cộm cán nhứt nhì Sài Gòn đã quần đảo với súng ống dấu trong mình để tìm cho ra " thằng phạm thượng". Cu Trắng biết yếu thế lánh mặt và đi đâu, trong túi ba đờ xuy cũng có sẵn hai quả lựu đạn mini để ứng phó. Thương đàn em, Tám lâu đành khuất thân đi tìm Thịnh Thăng Long để điều đình. Với biện pháp hạ mình và tiền bạc, cuối cùng thì băng nhảy dù cũng chấp nhận bỏ qua cho Cu Trắng.

Tuy phải cầu hòa nhưng việc dám ra tay " quất-xụm" Thịnh Thăng Long của Cu Trắng đã làm cho giới giang hồ Sài Gòn phải ít nhiều kiêng nể .Gã cũng đã khẳng định được vai vế thuộc loại chiếu trên của mình!

Bảy Xi nghe chuyện, vội tìm với gặp Cu Trắng để cầu thân từ đó, Cu Trắng nghiễm nhiên được Bảy Xi xem là thượng khách và liên tục dúi từng xấp tiền dày cộp vào túi Cu Trắng.

Năm Cam và một số tay chân thân tính trước đây của Bảy Xi không tránh khỏi sự ganh tị ngấm ngầm và bắt đầu bất mãn với cách cư xử của Bảy Xi...

Năm Cam hiểu tất cả suy nghĩ ấy của những chiến hữu. Y bèn lợi dụng việc có thể thu xếp được các khoản chi của sòng Bảy Xi để lén lút lấy tiền xâu chi ra cho đàn em.

Người vợ sau của Bảy Xi đem mọi việc báo lại với chồng. Bảy Xi suy nghĩ rồi một hôm bèn nói với kiểu nửa đùa nửa thực:

- Cậu lúc này nuôi lính ma nhiều lắm phải không?

Năm Cam không trả lời và quyết định sẽ rút bỏ khỏi sòng Bảy Xi. Cũng lúc đó, xảy ra vụ Tài chém...

*

* *

Đang ngồi uống rượu tán gái cùng bạn bè giang hồ, Năm Cam nhìn thấy từ xa ông anh rể quí hóa tất tả đi lại.

- Anh nhịn thằng này hết nổi rồi! Bảy Xi hậm hực.

Năm Cam đưa mắt dò hỏi. Bảy Xi kể lại một cách đầy bức xức:

" Sòng bạc của Bảy Xi đã từ lâu có thông lệ, bất kỳ anh em giang hồ nào có tầm cỡ và giao du quan hệ, khi ghé lại đều được dúi cho ít bạc xài chơi.

Tài chém vẫn thường xuyên ghé lại lấy tiền. Có lại một chút bực bội y đã gây ra cho Bảy Xi. Xuất thân là một tay anh chị có tầm cỡ, Tài chém đã từng xách dao rượt Đại Cathay chạy có cờ nên y tỏ ra không kính trọng Bảy Xi như lòng Bảy Xi muốn.

Cộng thêm, Tài chém đang hiện là cận vệ cho trung tá Trân biệt kích, em vợ đại tướng tổng tham mưu trưởng quân đội cộng hòa Cao Văn Liêm, y thả sức tung hoành quậy phá và coi mọi tay giang hồ khác dưới tầm mắt. Hôm ấy, Tài chém ghé đến sòng bạc Bảy Xi.

Oâng chủ sòng hôm nào cũng lao vào sát phạt cùng các tay con đang thua xiểng liểng...

- Kêu Tài chém đợi tao một chút! Bảy Xi nói với tên đàn em kia tên này vào báo có " khách quí" đến tìm.

Tài chém hơi phật ý nhưng cũng ráng đợi. Lát sau Bảy Xi bước ra với gương mặt không lấy gì làm vui vẻ.

- Tiền tao đưa cho mày là hảo ý anh em chớ có phải là thiếu nợ thiếu nần gì mà mày mà mày tới đòi? Bảy Xi nổi cơn thịnh nộ.

Thế là xảy ra cuộc cãi vã dữ dội suýt dẫn đến xô xát nếu không được mọi người can ngăn.

- Ngày mai tôi sẽ đến, nói chuyện phải quấy với anh! Tài chém buông lời hăm dọa trước khi lên xe đi về."

*

* *

- Bây giờ ý anh tính sao? Năm Cam hỏi.

- Thì chắc phải chơi thằng này thôi! Có điều, sợ chơi không lại nó thì cũng dẹp tiệm! Bảy Xi trả lời.

Hôm sau, Năm Cam đi tìm Sáu Nhà từ sáng sớm. Quá trưa một chút, Năm Cam đã ngồi trong quán cà phê phía trước sòng Bảy Xi để đợi Tài chém. Trong cạp quần của y là khẩu súng của Sáu Nhà!

Chẳng biết được mật báo, Tài chém không xuất hiện. Liên tục cả tuần lễ, gã du đảng khoác áo biệt kích đã như bốc hơi khỏi Sài Gòn. " Tôi làm việc này là vì cái nghĩa đối với anh Bảy chớ anh cư xử với tôi và đàn em tệ lắm..." Năm Cam nói làm Bảy Xi chưng hửng.

Năm Cam suy nghĩ một lúc rồi còn nói tiếp:

- Đực bà Tiều đến phá sòng, cũng tụi tôi... Tài chém đụng với anh, nhìn qua nhìn lại cũng là tụi tôi! Vậy là thử hỏi, anh có cư xử với em út được như anh đối với Cu Trắng không? Sao mấy việc gì căng như kiểu này, anh không kêu Cu Trắng giúp anh?

Từ sau lần nói chuyện ấy, tình cảm của Năm Cam dành cho Bảy Xi đã gần như chỉ còn hình thức.

Năm Cam bắt đầu lui tới những sòng bạc có tên tuổi khác ở sòng bạc ở khắp Sài Gòn, giao du và kiếm mối làm ăn. Trong thời gian này, số tiền lương Năm Cam lĩnh của lính Quân Vận là gần 26 ngàn đồng, y phải đập thêm vào cho đủ 30 chục ngàn giao cho đội trưởng để mua chân lính kiểng mà ở nhà kiếm tiền.

Xoay sở với hai vợ năm đứa con, Năm Cam phải học thêm một số mánh lới của thầy kỳ bẽo Bảy Huê Kỳ để trổ ngón nghề kiếm tiền.

Huỳnh Tỳ, một tay ăn chơi khét tiếng nằm trong danh sách Tứ đại thiên vương Đại- Tỳ- Cái- Thế, đã thọ ớn cứu mạng của Năm Cam,mối giao tình của họ kéo dài đến tận 1995 mới xảy ra mối bất hòa.

Sòng bạc của Mã Chí, người Việt gốc Hoa ở đường Trần Hoàng Quân, Chợ Lớn, vốn hoạt động rất sầm uất và có thu nhập rất cao.

Mã Chí giao công tác bảo vệ sòng cho Huỳnh Tỳ và Cư già cảnh sát hình sự củaNha Đô Thành.

Công việc đang suôn sẽ, chợt xảy ra chuyện.

Trung uý Hợi- một trùm giang hồ khét tiếng, là sĩ quan của sư đoàn dù đóng quân ở vừon Tao Đàn để bảo vệ dinh tổng thống, đang bành trướng thế lực, đã đưa một số đàn em thân tín như Kha, Tám, Thanh... đến tận sòng của Mã Chí.

- Để làm ăn yên ổn, ông việc đưa tiền hàng tháng cho tụi tôi! Hội nói.

Nghe danh bọn hung thần này đã lâu, Mã Chí đon đã:

- Dạ, quí anh cần cỡ bao nhiêu?

- Năn chục ngàn đồng! Hợi trả lời với một nụ cười nửa miệng.

Mã Chí nghe nói mà rụng rời tay chân, số tiền ấy quá lớn đối với sòng của y. Phải nhớ vào thời điểm ấy, một lượng vàng trị giá chưa đến hai chục ngàn đồng.

Sau khi hẹn lại đến chiều tối với Hợi điên, Mã Chí vội vàng cho mời Huỳnh Tỳ và Cư già đến để bàn bạc.

- Không thể được! Huỳnh Tỳ phản đối. Y cũng thừa biết Hợi điên thuộc loại khó đối phó, nhưng chấp nhận thì y và Cư già còn mặt mũi nào ngữa tay nhận tiền gác sòng của Mã Chí?

Mã Chí có phần ngần ngại. Gã dân chơi gốc Tàu này đã từng nghe nhiều về tật bắn súng bừa bãi của trung uý Hợi. Tên sĩ quan nhảy dù này lúc nào bên mình một khẩu súng carbin M2 cưa bảng, cưa nòng và đã thanh toán không ít đối thủ. Trong băng của y còn có tên Thanh, là em của bà Trần Hiệu Khiêm, đương kim thủ tướng.

Cuối cùng, nổi lo sợ đã bị lòng tiếc của thắng thế. Mã Chí tặc lưỡi:

- Tùy mấy ông tính sao thì tính, miễn êm xuôi là được.

Huỳnh Tỳ ôm khẩu ruleau nòng dài của Cư già phục sẵn thang dẫn vào khu chung cư Trần Hoàng Quân, địa điểm mỡ sòng của Mã Chí. Y tin có thể đẩy lui cuộc lấn chiếm này của Hợi điên.

Hai chiếc honda 67 ghé đến sòng Mã Chí khá đúng giờ hẹn.

- Dạ, mấy anh cầm đỡ 20 ngàn! Gã Tàu niềm nở.

Thay vì trả lời, Hợi điên vén vạt áo khoác để lộ ra khẩu carbin. Sau một loạt đạn, tất cả đèn trong khu chung cư tắt phụt, các con bạc sợ vãi cả kinh hồn thi nhau tìm chỗ nấp.

Say máu, Hợi điên cỉa luôn khẩu súng vào giữa căn phòng xiết cò. " Chát! Chát" hai phát súng ngắn bắn ra từ một góc tối. Hợi điên và đồng bọn vội nép vào sát tường để tránh đạn.

Lắp băng đạn 30 viên thứ hai vào khẩu súng, Hợi điên, Kha, Tám, Thanh...bắt đầu cuộc tấn công trả đũa.

Huỳnh Tỳ, dẫu sao cũng không phải là một chiên binh chuyên nghiệp như bọn lính nhảy dù này, đã tuyệt vọng chống trả.

Trong lúc bắn nhau, một viên đạn từ khẩu súng P38 của Huỳnh Tỳ đã lạc trúng vào một bé gái khoảng 14,15 tuổi và giết chết cô gái ngay lập tức!

Hết đạn, Huỳnh Tỳ vội chuồn theo lối thoát hiểm cứu hỏa để ra ngoài. Bọn Hợi điên phán đoán địch thủ đã hết đạn, vội vã truy kích.

May mắn cho Huỳnh Tỳ, vừa ra đến đường đã vội gặp Năm Cam chạy xe honda dame lịch kịch tới.

- Cứu anh với Cam ơi...Huỳnh Tỳ cầu cứu.

Ngay lập tức Năm Cam dùng xe chở Huỳnh Tỳ chạy luôn về hướng Sài Gòn.

Cho đến chỗ tạm thời gọi là an toàn, Năm Cam mới nhìn lại bộ dạng thảm hại của bại tướng Huỳnh Tỳ: quần áo xốc xếch, mặt mũi đầy vệt bụi bặm và đôi dép đã rơi mất từ lúc nào!

Ghé lại một tiệp tạp hoá để mua cho đàn anh một đôi dép nhựa. Năm Cam lặng thinh nghe Huỳnh Tỳ kể lại cớ sự.

- Anh chơi không lại tụi lính nhảy dù này đâu! Năm Cam kết luận.

Sau sự việc này, Mã Chí sạt nghiệp. Cái chết oan uổng bởi viên đạn ruleau do tay xạ thủ tồi là Huỳnh Tỳ, đã được thu xếp êm xuôi với một khoản tiền cho gia đình nạn nhân và một số tiền khổng lồ khác để nội vụ đi vào quên lãng trong hồ sơ cảnh sát. Mã Chí phải bán nhà và toàn bộ tư trang của vợ con.

Tất nhiên, sòng bạc Mã Chí coi như sập tiệm.

Huỳnh Tỳ phải lánh mặt một thời gian trước sự truy sát của băng Hợi điên và đành nhờ người đến năn nỉ tên trung uý nhảy dù này để có thể tiếp tục sống nghề giang hồ.

Năm Cam chợt nhận ra, nếu cứ mãi làm một con chốt thí trên bàn cờ của Bảy Xi, một ngày nào đo,ù y cũng sẽ ăn đạn mà ra đi, bõ lại vợ con. Từ đó, Năm Cam chấm dứt những vụ đụng độ để tìm lấy danh tiếng và trở nên cẩn thận hơn khi lui tới những nơi phức tạp.

*

* *

Bảy Xi trong một lần xộ khám, đã nhờ đến sự giúp đỡ cưu mang của một hung thần khám Chí Hòa bấy giờ là Lâm chín ngón. Sau khi được tha về, Bảy Xi rủ Năm Cam đến thắn nuôi Lâm.

Thành tích của Lâm chín ngón lúc bấy giờ đã bắt đầu vang dội vì ít nhiều cũng làm cho Năm Cam phải kiêng nể kính trọng.

Lâm chín ngón tên thực là Lê Ngọc Lâm, đàn em thân tín của Đại Cathay, lớn hơn Năm Cam 2 tuổi, sinh năm 1945 như Ngô Văn Cái.

Rơi vào khám Chí Hòa với tội danh cướp, Lâm sống một cách trưởng giả với nghề buôn bán heroin ở ngay trong khu gaim giữ. Hằng tháng vợ Lâm là Hương đến thăm, y gởi về vài triệu đồng đều đặn.

Cũng do tranh chấp việc mua bán heroin, Cương khùng- em ruột Sơn đảo- trùm anh chị gốc ngã ba Ông Tạ, khu Cầu Sạn, đã tìm đến tận phòng giam để tát tai Lâm. Với tên tuổi của mình, Cương ngỡ là Lâm sẽ nhũn ra như con chi chi. Nào ngờ Lâm rút dao trong mình đâm một nhát vào giữa ngực Cương. Sau khi Cương gục ngã, đàn em của Cương và Sơn đảo, tràn vào khu FG để quyết giết Lâm trả thù. Nếu không nhờ Tuấn đã, một đàn anh lưu lạc từ Nha Trang vào, làm trùm khu quân phạm, cứu mạng Lâm bằng cách đưa đàn em dưới trướng phong tỏa các ngõ ra vào bằng những cây đòn gánh cơm, Lâm đã hết sống!

Sơn đảo nghe tin hung tin, đi cùng thiếu tá Đường nhảy dù đến khu Chí Hòa để chỉ mặt Lâm để trả thù cho em trai.

Hoàng đầu lâu, là du đãng ở khu Chuồng Bò- Ngã Bảy, cùng xóm với Lâm và là bạn từ thuở nhỏ, lại có vợ gốc Bắc di cư ở chợ Ông Tạ. Bằng cách mua cho vợ Hoàng một sạp vải và gởi vợ đem vào cho Hoàng một triệu đồng để tiêu vặt, Sơn đã nhận được lời hứa giúp y trả thù Lâm.

Sau vụ giết người, Lâm bị giam ở khu cách ly OB1 cùng với một đệ tử lo phục vụ cho Lâm là Lý Lắc. Muốn tiếp cận mục tiêu, Hoàng dàn cảnh để chém vào mặt một tên trung sĩ gác trại giam, và y đã đạt được ý đồ... Hoàng được đưa vào ở chung với Lâm, có lẽ Sơn đảo cũng đã bố trí sẵn với chỉ huy trại giam.

Suốt mấy tuần lễ, Hoàng chờ cơ hội hạ thủ. Chẳng biết vì y sợ bản án giết người đè nặng trên vai khi giết Lâm hay y còn nghĩ lại chút tình cố cựu, nên Sơn sốt ruột bèn viết thơ thúc giục.

Lá thơ của Sơn với một nội dung chết người, rủi ro làm sao, lại đưa vào phòng củaLộc điên-bạn thân Lâm chín ngón, trước khi chuyển xuống bằng dây cho Hoàng. Tò mò, Lộc điên xem thử và tá hỏa khi thấy sinh mạng của Lâm chỉ còn được tính bằng giờ!

Thương bạn, Lộc điên tìm cách gởi lá thư xuống cho Lâm xem trước. Đến chiều, Lộc mới gởi cho Hoàng đầu lâu. Y cũng không muốn gây thù chuốc oán với tay anh chị số 1 Sài Gòn là Sơn đảo.

Nhận lệnh, Hoàng quyết định ra tay ngay trong đêm ấy. Theo qui luật, sau giờ điểm danh, Hoàng bảo Lý Lắc lấy một lon guigoz nước sôi để y luộc kim chích thuốc phiện và pha trà. Y dự tính sẽ ra tay sau khi đã phê thuốc.

Sự thực thì Lâm, dù biết trước cũng không dám có phản ứng với Hoàng. Xét về uy danh giang hồ Hoàng được xem là trên cơ Lâm, cộng thêm Hoàng còn là võ sĩ đai đen Taekwondo!

Đến đúng giờ đã ước tính, Hoàng đứng dậy rút dao.

- Ê Lâm, hôm nay thay mặt Sơn đảo, tao tính sổ với mày!

Nhanh như cắt, Lâm chụp lấy tấm chăn đắp để tung ra đỡ nhát đâm đầu tiên. Cây cột giữa phòng đã cứu mạng Lâm, y chạy vòng quanh cây cột để thoát khỏi nghững nhát đâm trí mạng. Chợt Lâm nhìn thấy lon nước sôi đang để ở cạnh tường. Lâm chỉ kịp chụp lấy tạt ngược ra đằng sau. Thời may, Hoàng lãnh trọn một lon guigoz đầy nước sôi vào giữa mặt. Phản xạ tất nhiên của Hoàng là buông dao bưng lấy mặt. Lâm không còn thì giờ để tính toán, y nhanh tay chụp lấy luôn con dao Hoàng vừa rơi xuống đất. Một nhát, hai nhát... Lâm đâm như một kẻ mất trí cho đến lúc Hoàng chỉ là một cái xác!

Lâm lôi xác của Hoàng đến bên hồ nước và lại đâm. Có lẽ y đã hoàn toàn khủng hoảng sau cú suýt chết vừa rồi. Sau đó, Lâm tắm rửa cho thi thể đối thủ, mặc dho Hoàng một bộ quần áo sạch sẽ tinh tươm và rồi bưng mặt khóc.

Mãi đến khuya, y mới gọi giám thị gác trại báo tin mới giết Hoàng đầu lâu. Tổng cộng trên thi thể nạn nhân,theo báo cáo của pháp y, có đến 47 nhát đâm!

*

* *

Lâm chín ngón, phải nói là mạng lớn, kế hoạch phục thù lần nữa của Sơn đảo kết thúc đột ngột bởi 2 phát đạn Colt 45.

Sơn đảo, tên thực là Vũ Đình Khánh, người gốc Hà Nội di cư, thành danh sau lần bị kết án " gian nhân hiệp đảng" xử năm năm tù đày ra Côn Đảo. Vốn là người thông minh có chút đởm lược, Sơn trở về với quyết tâm gầy dựng cơ đồ. Bằng đủ mọi biện pháp, gái va tiền, Sơn đảo lôi kéo kết thân hàng loạt sĩ quan sư đoàn dù từ cấp thiếu tá trở lên. Với sự đỡ đầu về quyền thế và sức mạnh. Sơn thâu tóm mọi quyền lợi ở khu vực Tân Bình và dần dần bành trướng lực lượng ra khắp các nơi. Cuối cùng thì Sơn cũng đã đạt được ý nguyện, toàn bộ giới giang hồ Sài Gòn đều thừa nhận vị trí số 1 của Sơn đảo. Những kẻ bất phục đều phải giữ kín trong lòng không dám ra mặt phản đối nếu không muốn mất mạng oan uổng bởi bọn lính dù nổi danh hiếu chiến.

Ơû đỉnh cao quyền lực, Sơn bắt đầu ngạo mạn.

Sơn có một nhân tình rất đẹp và hết sức thông minh, khéo chiều chuộng. Trang- tên cô gái, là vợ cũ của Lộc điên và có một đứa con trai với Lộc, vốn xuất thân là cave. Sơn chết mê chết mệt bởi tài nghệ mồi chài của Trang, khổ nỗi, như bất kỳ cô gái nào có nguồn gốc xuất thân từ giới bán phấn buôn hương nào, Trang cũng chơi trò " bắt các hai tay".

Phạm Bá Y- tức Y cà lết, xuất thân khu xóm đạo Nguyễn Bá Tòng, là một tay tổ buôn bán bạch phiến ở Sài Gòn, cùng đeo duổi theo người đẹp và tất nhiên cũng lén lút " trút lọp" của Sơn đảo không ít lần. Sơn biết và gặp hỏi Trang nhưng cô nàng chối biến, đồng thời nhỏ ít giọt nước mắt làm Sơn khó bề làm căng.

Tết năm 1974, Sơn đi cùng vài sĩ quan dù đến nhà tìm Trang theo lời mời của người đẹp. Vào đến nhà Trang, đã thấy Y cà lết lù lù có mặt cùng vài đàn em thân tín, Sơn nóng mũi nói gằn:

- Chà cũng có mặt mày ở đâu nữa hả? Đ.m., sao đến sớm thế?

Y cà lết tuy dưới cơ Sơn đảo nhưng nói chuyện quá đỗi ngạo mạn của Sơn làm y không chịu nổi. Y bèn trả lời:

- Tôi nói chuyện với anh đàng hoàng, sao anh chưởi thề?

- Aø, thằng này láo...mày muốn bắt lỗi tao hả? Sơn quát và đến tát vào mặt Y cà lết.

Dù biết kém thế nhưng Y cũng lập tức lao vào để trả miếng với Sơn. Trang thấy tình hình quá sức căng thẳng vội can ngăn, cộng thêm số tuỳ tùng của cả hai ông trùm đều không muốn xảy ra chuyện cũng lên tiếng vuốt ve cả hai anh hùng đang nổi cơn thịnh nộ.

Cuối cùng Y cà lết bỏ ra xe hơi cùng đám đàn em đi mất.

Ít lâu sau, Sơn đảo đã hầu như quên mất chuyện xung đột với Y cà lết. Sơn vẫn lui tới vũ trường Quốc Tế, nơi Trang đang làm tài pán hằng đêm.

Vào đêm định mệnh ấy, khi ra về Sơn nhận ra bánh xe của chiếc honda 90 đã bị xì xẹp lép. Đảo mắt nhìn quanh, Sơn bèn dắt bộ xe qua bên kia đường Lê Lợi, nơi còn ánh lửa bập bùng của một chỗ vá ép.

" Ê, Sơn đảo...". Một chiếc honda chạy trờ tới bên cạnh Sơn. Người ngồi sau vừa quát lớn vừa rút khẩu Colt 45 bắn luôn hai phát. Trúng đạn, Sơn ngã vật xuống...

Đến gần 2 giờ sáng Sơn trút hơi thở cuối cùng ở bệnh viện.

Nhiều nguồn dư luận khác nhau về cái chết của Sơn đảo. Có kẻ cho rằng do Sơn lấn vào lãnh địa Cây da Xà của Bảy Diệm nên bị ông trùm cờ bạc này thanh toán, nhưng riêng Năm Cam, y có thể nhận định ngay rằng chính bàn tay Y cà lết hạ thủ.

Nhiều năm sau này, trước khi ra pháp trường để đền tội do cướp của giết người, Phạm Bá Y đã thừa nhận chính y và em ruột đã phục kích bắn chết Sơn đảo để rửa mối nhục ở nhà Trang.

Bài học từ cái chết của Sơn đảo đã khiến cho Năm Cam hết sức cẩn thận trong lời ăn tiếng nói, cách giao tiếp kể cả những kẻ họ xem là dưới tầm mắt. Cũng chính nhờ sự mềm dẻo trong cư xử này, Năm Cam đã giữ được an toàn cho mình và gia đình trong suốt bao nhiêu năm lăn lộn giang hồ.

Trong giai đoạn này, Năm Cam đã phải gồng gánh cho cô vợ bé ở khu gia binh căn cứ Sóng Thần của Thuỷ Quân lục chiến. Y lui tới các sòng bạc để trổ chút ngón nghề đã học được của anh Bảy Huê Kỳ và cũng tạm sống được. Ba Trình, một chủ sòng lâu đời ở khu Thị Nghè, vốn nổi danh trọng nghĩa khinh tài đã tìm cách giúp đỡ Năm Cam. Cũng tại sòng bạc này, Năm Cam đã chú ý đến một tên giang hồ mới lớn chuyên gác sòng cho Ba Trình là Luông điếc. Mối quan hệ của Năm Cam với tên này, về sau hết sức chặt chẽ, do Năm Cam phát hiện ra máu liều lĩnh của Luông điếc cộng thêm sự trung thành của Luông đã thử thách qua nhiều lần để tỏ ra tin cậy được.

Trúc đã sinh ra đứa con thứ năm, một đứa con trai. Về sau, chính Trương Hiền Bảo, tên đứa con này, là đứa con được Năm Cam kỳ vọng sẽ đủ bản lĩnh và thủ đoạn để có thể tiếp quản sự nghiệp giang hồ của mình. Đó là chuyện sau này, còn lúc bấy giờ, gánh nặng của Hai dái, năm đứa con với Trúc, Thọ-con chị Tư Xẩm và hai đứa con với Mai, đã làm cho Năm Cam phải xoay sở đủ các kiểu hầu có thể duy trì được cuộc sống tạm gọi là sung túc cho cả ba gia đình.

Năm Cam đã thôi là một tên anh chị có máu liều lĩnh từ lúc rút ra được các bài học nhãn tiền của các bậc đàn anh. Y nghiệm ra được một điều, để có thể tiến lên vị trí số 1 của giang hồ không khó, nhưng có thể giữ được sự an toàn cho bản thân ở vị trí ấy, tất cả những kẻ đi trước đã không làm được.

Vụ bắn nhau giữa băng người nhái và băng nhảy dù đã làm cho Năm Cam quyết định sẽ không bao giờ trực tiếp đối đầu với bất kỳ ai, dù có ở vị thế kém cõi hơn y.

Lúc đó, khoảng hơn 30 quán bar ở đường Tự Do (Đồng Khởi bây giờ) và dọc mé sông Sài Gòn, đều phải đóng hụi chết cho nhóm người nhái, một đơn vị lính đánh thuê của Hải quân, do Châu Nhị cầm đầu. Hàng loạt tên tuổi dưới trướng của Châu Nhị đều là tay dữ dội: Tầm nhái, Tòng bác sĩ, Trọng Tấn..v..v. Sỡ dĩ bọn này có thể tác yêu tác quái vì một lý do đơn giản: Nguyễn Cao Kỳ-phó tổng thống, đã sử dụng Châu Nhị-một võ sĩ huyền đai nhị đẳng Thái Cực Đạo, làm cận vệ. Máu của anh chàng du đảng trường Bưởi đã làm cho kỳ, dù đã được đỉnh cao của quyền lực, vẫn thích vai trò của một người hùng theo kiễu giang hồ du đãng.

Quyền lợi của băng người nhái do băng Châu Nhị cầm đầu, bòn rút từ các snacbar nhan nhản ở khu trung tâm Sài Gòn, từ các đầu mối buôn bán heroin cho lính Mỹ và sau này là do giới dân chơi thủ đô, từ những phi vụ đỗi tiền dolla xanh đỏ. Số tiền kiếm được đủ để cho toàn bộ những tay máu mặt giang hồ này ăn chơi trụy lạc và bao nhân tình là các cô vũ nữ, chiêu đãi viên snacbar hoặc những cô tiểu thư con nhà gia thế nhưng thích một cuộc sống thiêu thân.

Băng nhảy dù tôn Hơiï điên lên làm người cầm trịch vì y gan dạ, liều mạng một cách rất du côn. Tuy lực lượng có phần bùng hậu hơn, vì tập trung được những tên nhảy dù xem mạng sống như trò đùa, nhưng quyền lợi của băng Hợi điên không được như băng người nhái. Có hai lý do cho việc này;Băng nhảy dù- từ lúc được đương kim tổng thống tin cậy, rút về luân phiên bảo vệ dinh Độc Lập với quân số cả tiểu đoàn, mới có cơ hội tiến công vào khu trung tâm Sài Gòn với toàn bộ những thứ ăn chơi thời thượng dành cho những kẻ lắm tiền dư thì giờ. Trâu chậm uống nước đục, những nơi béo bở đã lọt hết vào những tay anh chị đứng chân từ lâu, còn lại- Hợi điên và các chiến hữu, chỉ còn những xương xẩu vụn vặt. Kế đến, lực lượng hải kích tức là người nhái hải quân, với đặc trưng của công việc, đều được cấp súng gắn để lúc nào cũng kè kè bên hông, đủ để làm nản lòng những tay anh chị khét tiếng vốn thành danh từ mã tấu, dao lê. Trong khi đó, những đơn vị tác chiến trực tiếp, kể cả binh chủng nhảy dù vốn được xem là con cưng của quân đội miền Nam, cũng chỉ được cấp Colt 45 với cỡ nòng 11 ly 42, cho cấp chỉ huy đại đội và quản lý khá chặt chẽ. Chẳng lẽ có chuyện đụng độ lại vác M79 hoặc M16 đi ngờ ngờ ngoài phố xá?

Như bao chàng trai tứ chiến khác, Hơi điên cũng có cho mình một ả giang hồ gọi là bà vợ. Và cũng theo thói thường, ả suốt ngày ca cẩm với Hợi về việc " thua chị kém em". Hơi điên lao vào cuộc tranh chấp không ngừng nghỉ với các hảo hán khác cũng vì một phần về việc này.

Sự so kè tranh chấp ngấm ngầm quyền lợi các băng tuy chưa xảy ra vụ đụng độ nào lớn nhưng cũng làm cho tất cả những tay giang hồ khoát áo lính phải cảnh giác. Cuối cùng thì tất cả vui vẻ chấp nhận một giải pháp ôn hoà. Hợi điên đồng ý sẽ đi gặp Châu Nhị để cùng nhau chia chác quyền lợi. Mảnh đất Sài Gòn quá màu mỡ và quá rộng lớn, đủ để nuôi sống toàn bộ giới giang hồ, vấn đề đó la phương pháp thương lượng, phân chia sao cho sòng phảng mà thôi!

Aû đàn bà của Hợi lại là kẻ duy nhất phản đối biện pháp thương lượng hoà bình. Aû òn ỉ với gã trung uý nhảy dù khét tiếng táo tợn, hung bạo:

- Bọn người nhái đâu phải là đối thủ của anh? Anh nhận chia chác với bọn nó làm gì? Bọn nó sợ băng của anh mới phải lùi bước, sau này có cơ hội, dễ gì bọn nó tha anh? Thằng Châu Nhị , anh tin được ở nó sao?

Nghe "con rắn trên cành táo" ton hót, Hợi điên đâm ra nghĩ ngợi. Thấy có vẻ chồng đã xuôi tai, ả bồi luôn:

- Chi bằng, bây giờ bọn nó tưởng anh đồng ý hòa hoãn sẽ mất hết cảnh giác, anh đem lực lượng của anh lên đẩy sạch bọn nó là xong!Đất Sài Gòn này, ai dám đứng ra đối đầu với anh? Lúc đo,ù anh tha hồ...

Đúng ngày định mệnh ấy, Hợi điên khoác lên mình chiếc áo giáp chống đạn và mang theo khẩu súng tiểu liên tiến công CAR15- thường được lính miền Nam gọi là M18. Theo Hợi điên trên chiếc xe có gắn đại liên M60 có đầy đủ mặt Kha, Tám, Thanh... Đã cho trinh sát đi thực tế trước để báo lại vị trí của " địch", Hợi xộc luôn vào phòng trà Tự Do của ca sĩ Khánh Ly làm chủ, chĩa luôn khẩu súng tiểu liên về phía Châu Nhị xiết cò!

Châu Nhị đang ngồi tán gẫu cùng cô thâu ngân với ly whisky trước mặt, vừa thấy Hợi điên xộc vào đằng đằng sát khí vội thò tay vào bụng rút khẩu rulaeu nòng trung ra toan chống trả. Loạt đạn 5ly 56 đã quất Châu Nhị gục xuống tại chỗ trên tay còn lăm lăm khẩu súng ngắn!

Vừa nghe đạn nổ, Trọng Tấn và băng người nhái đang ngồi ở bàn gần bar vội lăn luôn xuống đất. Hợi điên diệt xong đối thủ vội quay ra cửa... Trọng Tấn- phó tướng của Châu Nhị, với bộ thần kinh bằng thép và phản của một người lính, đã rút kịp súng ngắn dấu trong chiếc áo mưa trên ghế, nã luôn vào gáy của Hợi. Aùo giáp của Mỹ đã không che được phần đầu của gã trung uý nhảy dù, gã ngã xuống trong vòng tay Kha và Thanh. Vừa dìu được chủ tướng ra xe Jeep, Kha phải ngậm ngùi vuốt mắt cho Hợi. Gã sĩ quan nhảy dù khét tiếng du côn đã chết trên tay của đồng bọn bởi một viên đạn rulaeu duy nhứt phá nát phần hậu não.

Thế là ngay trong một ngày, giang hồ Sài Gòn mất hai con cọp dữ bởi một nguyên nhân hết sức nực cười: đàn bà!

Vụ thanh toán đẫm máu ấy của băng nhảy dù và băng người nhái đã làm Năm Cam thức ngộ được nhiều điều. Y hiểu rằng, đất Sài Gòn màu mỡ có đủ chỗ cho mọi dân giang hồ, nếu còn có thể xử lý ôn hòa để cùng sống, cùng chia chác vẫn tốt hơn thanh toán đối thủ. Khi không còn con đường nào khác, việc sử dụng biện pháp mạnh, phải hết sức khéo léo và phải đến nơi đến chốn mới không bị trả đũa. Thứ hai, y cho rằng: là một đàn anh, dứt khoát không để lung lạc, sai khiến.

3. 3

Chiến sự nổ ra ác liệt ở Phước Long, không làm ảnh hưởng đến cuộc sống ăn chơi của Sài Gòn. Các tay chơi rửng mỡ vẫn lui tới các tụ điểm vui trơi giải trí hợp pháp và bất hợp pháp, trong đó, hấp dẫn nhất vẫn là các sòng bạc.

Bà Bảy Quăn vẫn nổi danh giàu có bởi các dịch vụ đeo thoe cờ bạc như cho vay, cầm đồ... Bé Bòn, hung thần của Chí Hòa thuở nào, giờ đây cũng là một sĩ quan ban 2 của tiểu khu Gia Định và đỡ đần cho ông anh vợ của mình là Tư Chánh mỡ sòng bạc ở khu Bà Chiểu.

Năm Cam vẫn sống một cách thong dong bằng nghề cờ bạc. Y đã kiếm tiền không ít bằng cách đánh bạc với các tay có máu mặt trong giới làm ăn, tất nhiên- để lọt vào với trưởng giả thượng lưu Sài Gòn kiếm chác, Năm Cam phải nhờ cậy đến những tay sĩ quan quân đội khác.

Bác sĩ Quang-trưởng khu 5. Tổng y viện Cộng Hòa, bây giờ là bệnh viện 175, quen biết với Năm Cam đã thọ ơn Năm Cam và tình nguyện dắt mối cho y kiếm chác. Oâng ta có một ngôi nhà bị cháy bởi chiến sự năm Mậu Thân, đã bày sòng ngay trong bệnh viện với các tay chơi cũng là bác sĩ của Tổng y viện; Năm Cam đã được đưa vào để trổ ngón và vét sạch túi của những người bạn đồng nghiệp bác sĩ Quang. Năm Cam đã giao cho bác sĩ Quang một số tiền khá lớn để ông ta xây cho mình một cơ ngơi. Từ đó đến sau này, đối với bác sĩ Quang, Năm Cam là số 1.

Cuộc sống của một tên cờ bạc chuyên nghiệp trôi qua một cách êm ả, cho đến tận ngày quân giải phóng nổ súng tiến công thị xã Buôn Mê Thuột...

Nhanh đến độ không ai ngờ, mặt trận Tây nguyên tan vỡ dẫn đến việc xóa sổ trung đoàn 2 trong một cuộc tháo chạy toán loạn, được gọi một cách văn hoa là di tản chiến thuật!

Rồi thì quân đoàn 1 trấn giữ các tỉnh phía Bắc Trị Thiên cũng tuỳ nghi di tản. Chiến sự lan nhanh đến Long Khánh và cuối cùng cũng kết thúc số phận quân đoàn 3 bằng sự thất trận của viên tướng trẻ Lê Minh Đảo, tư lệnh sư đoàn 18...Hai trái bom CBU5 đã không thể cứu vãn cục diện đã quá mức tồi tệ...

Năm Cam cũng được gọi về căn cứ Quân vận ở khu Long Bình trình diện. Nơm nớp lo sợ cho viễn cảnh phải cầm đến khẩu M16 để bắn nhau, Năm Cam tìm cách chuồn khỏi đơn vị như hầu hết các vị chỉ huy của mình.

Đại tá Lê Quí Đỏ, cục trưởng cục quân vận và đích thân trung tướng Đồng Văn Khuyên tổng cục trưởng tiếp viện đã có mặt ở cổng 3 căn cứ Long Bình để ngăn đám binh sĩ dưới quyền rã ngủ. Thế nhưng, bọn sĩ quan cao cấp khác ở mọi đơn vị, đến gần sát ngày 30-04-1975, hai vị chỉ huy lặng lẽ biến mất khỏi vị trí chiến đấu! Cũng chẳng trách được họ, ngay cả tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, tướng Kỳ nổi tiếng hiếu chiến và trung tứơng Vĩnh Lộc- kẻ vừa tạm thay quyền cho đại tướng Cao Văn Viên đã chuồn mất, cũng kẻ trước người sau,ôm đồ tế nhuyễn-của riêng tây, trèo lên máy bay tếch khỏi một Sài Gòn hỗn loạn.

Năm Cam, một hạ sĩ lái xe nhưng chẳng bao giờ có mặt tại đơn vị, để tốn hàng tháng một số tiền để mua chân lính kiểng, lẽ dĩ nhiên chẳng dại gì mà ở lại quân đội bại trận vào giờ phút cuối cùng. Y về đến nhà vào chiều 29. Đến sáng 30, Năm Cam cũng tìm ra bến tàu để dò dẫm cách di tản khỏi Việt Nam, nhưng bên cạnh y là Trúc với 5 đứa con: Lan, Ngọc, Aùnh, Vũ, Bảo... Rồi lại còn Mai với hai đứa con: Nhung, Cang... việc rời bỏ quê hương để tìm đến xứ lạ quê người, là điều quá sức với tên cờ bạc chuyên nghiệp như y.

Cuối cùng thì chiếc T54 của quân đội cách mạng đã ủi sập cánh cổng sắt dinh Độc Lập, kết thúc sự tồn tại cái gọi là VNCH.

Ngay trong hẻm 148 Tôn Đản, Năm Cam nhìn thấy một con người cách mạng bằng xương bằng thịt và gây cho y một ấn tượng đến mãi sau này khi y đã vào tù ra khám không ít lần.

Chị Uùt, một phụ nữ hết sức bình thường làm nghề thợ may, đã có chồng là Hùng-một viên cảnh sát đặc biệt chuyên theo dõi việc bắt bớ Việt Cộng năm vùng. Một nách ba đứa con, chị lầm lũi lo việc nhà và tỏ ra một người vợ đảm đang.

Một lần, ông trưởng khóm-nổi tiếng là mẫn cán trong việc rình mò dòm ngó các đối tượng khả nghi để báo cho mật vụ, đã nhận được một lá thơ dúi ngay cánh cửa nhà với nội dung yêu cầu ông ta từ chức. Thay vì sợ hãi, ông ta đem lá thư lên trình cho ban cảnh sát đặc biệt để tỏ ra mình rất tận tuỵ trong việc chống cộng. Sau đó hằng đêm, câhn đi ủng tay cầm mã tấu bụng lận súng ngắn dắt theo vài ba chú nhỏ nhân dân tự vệ, ông tiếp tục đi rình mò chỉ điểm. Năm Cam còn nhớ tên ông ta là Chín Ngang...

Vài hôm sau,ông ghé lại quán càfê của vợ Năm Cam gọi một ly soda chanh đường. Trên tay ông bế một đứa bé con hằng xóm mà ông rất thương, ông múc từng muỗng nước cho đứa bé. Năm Cam nhớ lại, lúc bấy giờ, một thiếu niên vào khoảng 15-16 tuổi, lảng vảng ở đầu hẻm. Ơû xa hơn có một chiếc honda chờ sẵn và một cô gái trạc ngoài hai mươi cũng có mặt như một kẻ tình cờ.

Có lẽ vướng đứa bé trong tay ông trưởng khóm, cậu thiếu niên cứ rụt rè mãi. Oâng trưởng khóm trả tiền nước cho Trúc rồi bế đứa nhỏ đi về nhà. Cậu thiếu niên lập tức đi theo. Năm Cam hơi ngạc nhiên nên nhìn theo. Oâng trưởng khóm trao đứa bẻ lại cho mẹ của nó rồi đi thẳng về nhà; thấy thời cơ, cậu thiếu niên tiến đến thẳng ông ta.

- Nhân danh cách mạng, tôi thi hành án tử hình ông!

Ba, bốn phát súng đanh gọn vang lên, ông trưởng khóm ngã xuống đất chết tươi. Cậu thiếu niên lập tức nhét súng vào cạp quần rảo bước đi ra đầu hẻm. Rủi ro làm sao, Hùng- tên cảnh sát đặc biệt, đang nghĩ ở nhà vừa đi ra khu cầu cá, nhìn thấy rõ mọi việc, y lao đến cậu thiếu niên ôm lấy cậu ta vật xuống đất.

Cô lật đật chạy từ đầu hẻm vào đến nơi, vội rút khẩu K54 ra... Tuy nhiên, gã cảnh sát đặc biệt và cậu thiếu niên vật nhau loạn xạ khiến cho cô lúng túng không biết phải xử trí ra làm sao. Cuối cùng thấy tiếng còi hụ xe cảnh sát đã vang lên ở đầu đường, cô bắn luôn một phát. Không biết vì hấp tấp hay kỹ thuật sử dụng súng chưa thành thạo, viên đạn thay vì đẩy gã cảnh sát khỏi đồng đội, lại găm luôn vào chân gã thiếu niên!

Hoảng hồn, Hùng buông vội kẻ địch, chạy láng quáng vào cuối hẻm.

Dìu cậu thiếu niên ra đầu hẻm, cô gái lột bớt một chiếc áo ngoài buộc vết thương cho cậu. Nhìn về phía bọn cảnh sát, nhân dân tự vệ đang hăm hở lao đến, cô gái vẫy luôn mấy phát súng. Một tên sĩ quan cảnh sát trúng đạn vào ngực lăn ra mặt đường.

Cuối cùng thì sau một lúc chống trả vô vọng, đạn hết, vòng vây càng lúc càng xiết chặt, cô gái và bọn thiếu niên lọt vào vòng tay bọn cảnh sát. Tên Hùng lúc này mới hoàng hồn, đi nghênh ngang gặp đồng nghiệp để khoe chiến tích vật nhau với Việt cộng của mình, dĩ nhiên, gã lờ tịt đi chi tiết đó chỉ là một cậu bé con loắt choắt và cảnh mất hồn của mình khi suýt bị cô gái bắn chết!

Thế nhưng, ngày Sài Gòn rợp bóng cờ đỏ sao vàng, cả xóm bàng hoàng khi thấy chị Uùt, vợ của gã cảnh sát đặc biệt chuyên săn lùng Việt cộng này, đeo súng dắt theo một số bộ đội vũ trang, đến nhà để bắt Hùng. Hoá ra, chị chính là Việt cộng nằm vùng!

Khẩu súng rulaeu của Hùng, đã bị chị Uùt lén đem dấu tự lúc nào. Gã tái mặt khi biết được " cô vợ Việt cộng' của mình là một cán bộ chịu trách nhiệm tiếp thu chính là bộ phận Phượng Hoàng của mình.

Sau khi chồng đi học tập cải tạo theo chính sách chung,chị Uùt tần tảo nuôi một nách ba con lại phải nuôi cả Hùng suốt thời gian trường trại.

Năm Cam chợt nhận ra, chính quyền cách mạng, với những con người sẵn sàng hy sinh mọi thứ kể cả hạnh phúc riêng tư như chị Uùt, thật khác xa với chế độ Thiệu đã mục ruỗng. Y hiểu ra một điều: những con người vô lại, như y và các chiến hữu, sẽ khó có đất dung thân.

Bán chiếc honda dam cà tàng để lây lất qua ngày, Năm Cam đạp chiếc xe lọc cọc lui tới Sài Gòn-Thủ Đức để làm tròn một nghĩa vụ của người chồng, một người cha có đến hai gia đình. Cuối cùng, Năm Cam- vào một đêm thanh vắng đã nói thật với Trúc về "mái ấm gia đình" thứ hai của mình. Trúc chỉ biết khóc rấm rứt. Trước việc Năm Cam đã có hai con với Mai, bà vợ tốt tính của y đành chấp nhận giải pháp đưa luôn Mai và con cái về chung sống hòa bình ở căn nhà 148/3 Tôn Đản.

Hàng loạt tên lưu manh cặn bã của chế độ cũ bị giam giữ ở Chí Hòa, nhân cơ hội ngày miền Nam hoàn tàon giải phóng đã sổng ra và rục rịch ngóc đầu dậy.

Một số vụ cướp có súng xảy ra trên địa bàn thành phố do những tay sừng sỏ của giang hồ sài Gò gây nên, đã buộc những người có trách nhiệm quyết định các biện pháp mạnh. Trong đó, những tên thành tích bất hảo được lưu trong hồ sơ của cảnh sát chế độ cũ, đều lần lượt bị bắt tập trung cải tạo.

Năm Cam cũng không thoát khỏi đợt tổng càng quét này. Y bị bắt ở khu vực trung tâm Sài Gòn do chứng nào tật nấy, lui tới những sòng bạc còn lén lút hoạt động buổi giao thời để kiếm chác, và không thoát khỏi tai mắt của người dân.

Đưa vào bót cảnh sát quận nhì nằm trên đường bác sĩ Yersin. Năm Camhiểu rằng mình đã phạm một sai lầm nghiêm trọng khi xem thường luật pháp. Y quá chủ quan khi cho rằng những quân nhân cách mạng quen thuộc với địa đạo và bom đạn trên tuyến lửa Trường Sơn, khi vào thành phố làm công việc giữ gìn an ninh vốn xa lạ với kinh nghiệm của họ, sẽ không tài nào biết được hoạt động của các sòng bạc. Thế mà, y đã phải ngậm ngùi sau cánh cửa tò vò của trại giam.

Quý tử hình, anh ruột của Châu Phát Lai Em, một để tử thân tín của Năm Cam sau này, đã chết trước mắt Năm Cam vì lên cơn vật vã do thiếu thuốc phiện. Đó cũng là một trong những lý do Năm Cam ghét ma tuý một cách khủng khiếp. Y cho biết:

- Con bé Châu, con anh Mười côn lôn và chị Kiên bị bệnh tiêu chảy kinh niên, bụng ỏng eo, mỗi lúc qua nhà chơi, anh nhìn thấy nó mà còn tội nghiệp! Vậy mà ông Mười có lo gì được cho con cái đâu? Tội nghiệp chị Kiên, gặp một ông chồng nghiện oặt người như ổng, có hưởng được gì cho ra cuộc đời con gái... Rồi thì ông Nô cao giò, chích đến độ nát hết cả ven, mỗi lần lên cơn phải nhờ vợ là chị Nữa chích giùm ở cổ, và mỗi lần chích là mỗi lần khóc! Thấy trước mắt anh sợ lắm!

Nằm giam ở phòng bót cảnh sát quận nhì được vài tháng, Năm Cam được tha về trong một buổi chiều. Nghe lời một ai đó bày cho, chị Tư Xẩm và vợ Năm Cam làm đơn đi kinh tế mới. Ngày trở về, Năm Cam đành chấp nhận giải pháp tình thế này.

Gom góp được một số tiền, Năm Cam bắt đầu lao ra khu chợ trời Huỳnh Thúc Kháng để xoay sở cho cuộc sống và nuôi con cái. Đứa con gái lớn của y và Trúc, Lan- vừa thi đậu vào trường Trưng Vương cũng đành giã từ con đường học vấn để giúp mẹ lo chuyện gia đình. thọ- con trai độc nhất của chị Tư Xẩm với Bảy Xi, vốn thông minh và học rất siêng, niềm hy vọng của Tư Xẩm, Năm Cam... cũng thôi học. Cả nhà đều tất bật với cuộc sống hệt như bao gia đình buổi giao thời khác. Đạo, con dì Hai Ngọt cũng đã trở về hàm trung uý quân giải phóng. Nhờ một người quen có gốc gác ở miền Tây, chị Tư Xẩm xuống tận xã Mỹ Đức Đông-huyện Cái Bè ỉtnh Tiền Giangđể mua lại một mảnh vườn khoảng 3 công đất. Đồng tiền kiếm được ở chợ trời Huỳnh Thúc Kháng được Năm Cam dồn vào việc trồng và chăm sóc vườn cây ăn trái. Lúc ấy, những tưởng cuộc đời của Năm Cam sẽ kết thúc em đềm hệt như bao người khác, như một lão nông tri điền có nhan nhản khắp lục tỉnh Nam Kỳ.

Thế nhưng, máu tham con người đã làm hại Năm Cam...

Cuộc bon chen ở chợ trời sản sinh ra nhiều người rủng rỉnh tiền bạc. Đôi khi chỉ một hai lời nói ngọt ngào hoặc một màn kịch đóng khéo léo, đủ để một con buôn chợ trời kiếm chác được một số tiền gấp mấy lần lương tháng của một công nhân viên chức nhà nước.

Lúc bấy giờ, Luông điếc đã tái xuất giang hồ. Tên giang hồ gác sòng điếc tai nhưng hung tợn này, cùng vợ là Thu Hà- người đàn bà này cũng xuất thân từ giới lưu manh mạt hạng được gọi bằng hỗn danh Hà trề, ra mở quán càfé cóc ở góc Pasteur- Huỳnh Thúc Kháng. Năm Cam đặc biệt thích tính tình của Luông điếc nên kết giao rất thân mật.

Năm Cam nhận ra, những lúc nhàn rỗi- những ông tướng chợ trời hay lôi bộ bài ra sát phạt. Y hiểu ngay đây chính là cơ hội kiếm tiền của mình. Năm Cam thuê những căn nhà ở quanh đó, không quá lâu để thành qui luật, và tổ chức chứa bài lấy xâu. Dĩ nhiên, số tiền xâu được không lớn như ngày trước do những con bạc ăn thua không lớn và có giới hạn...

Bất ngờ và cũng là định mệnh, Năm Cam lại gặp Tám Phánh. Ơû miền Nam, ai đã từng cầm cây bài để sát phạt ăn thua, hẳn đều biết nhân vật này.

Oâng Tám Phánh là chủ nhân của khách sạn Kim Thành, lớn nhất khu Chợ Lớn thời trước ngày giải phóng. Thế nhưng, người ta biết đến ông vì ông là chủ của rất nhiều sẹc. Tổ chức sẹc có từ đầu thế kỷ 20, thoạt đầu là những tổ chức giải trí với đủ mọi thú vui kể cả gái đẹp và cờ bạc, do những ông bang trưởng của ngũ bang: Quảng Đông, Triều Châu, Phước Kiến, Hẹ và Hải Nam đứng ra xin phép chính quyền thực dân Pháp thiết lập.

Đến khi Bình Xuyên của Bảy Viễn lấn sân vào các hoạt động ăn chơi của Sài Gòn Chợ Lớn, các sẹc của người Pháp không đủ tư thế để cạnh tranh với những Kim Chung. Đại Thế Giới và Bình Khang, nên tự giác lui vào bóng tối. Tiền thu được hằng đêm ở các nơi chở bằng xe traction từng thùng về đại bản doanh Bảy Viển chứng tỏ chẳng có gì lợi nhuận cao hơn nghề tổ chức cờ bạc...

Năm 1955, lợi dụng được quân của Trịnh Minh Thế quay súng về ủng hộ, Ngô Đình Diệm đã triệt hạ được Bình Xuyên-Bảy Viển đồng thời ngay trong cuộc giao chiến ở cầu Quay-Khánh Hội, Trịnh Minh Thế cũng bị giết bằng 1 phát carbin từ phía sau.

Các sòng bạc của người Hoa lại mọc lên như nâm sau mưa. Tất nhiên để có thể tồn tại một cách gần như công khai, việc hối lộ cho các quan chức đã được thường xuyên và rãi từ trên xuống dưới.

Đến thời "tam đầu chế" Thiệu-Kỳ-Khiêm rồi Khiêm ra đi để Nguyễn Hữu Có lọt vào bộ sậu cầm quyền, sòng bạc của Tám Phánh nổi lên như một hiện tượng.Bởi lẽ,sòng có sự bảo trợ bằng hình thức "hùn hạp"của trung tướng Phạm văn Đổng-Bộ trưởng Bộ Cựu Chiến Binh. Tất cả Sài Gòn Chợ Lớn có hơn 30 sòng bạc, không có sòng nào không có "phần hùn của chú Tám"! Dĩ nhiên, đó là những sòng bạc lớn có đầy đủ những trò đỏ đen, còn cở sòng bạc như Bảy Xi- Năm Cam, chỉ đáng một nụ cười nửa miệng của Tám Phánh...

Thế mà, sau nhát chổi cực mạnh của Uỷ Ban Quân Quản thành phố, những kẻ tạo dựng cơ đồ bằng cách dựa vào thế lực của chế độ cũ làm ăn phi pháp, đều trở nên trắng tay.

Tám Phánh cũng không thoát khỏi kiếp nạn. Oâng ta chỉ còn lại một căn phố lầu nho do một cô vợ bé bằng tuổi cháu ngoại ông, đứng tên. Thói thường, khi gắn bó với nhau bằng tiền tài thì khi của cải đội nón ra đi, tình nghĩa bám vào đâu mà tồn tại? Cô vợ ngang nhiên đem nhân tình trẻ khoẻ đẹp trai để vào nhà để bày trò trên người ông chồng già thất thế...

Buồn tình, anh Tám bỏ đi lang thang với thói quen hút thuốc phiện, đã gặp Năm Cam một cách tình cờ.

Sự nể trọng của Năm Cam dành cho Tám Phánh đã làm cho ông già sa cơ lỡ vận hết sức cảm động.

Thế là, mặc nhiên ông Tám xem Năm Cam như một truyền nhân duy nhứt để hướng dẫn cho Năm Cam mọi ngóc ngách của nghề tổ chức sòng bài. Mãi đến lúc này, Năm Cam mới hiểu được vì sao, bao nhiêu năm ròng rã mỡ sòng bạc, Bảy Xi cũng không thể trở nên giàu có! Oâng Tám phân tích tường tận mọi thứ, từ tâm lý của các tay chơi bạc đến thủ thuật vét sạch đến đồng bạc cuối cùng trong túi những kẻ máu mê bằng đường lối dịu ngọt.

- Tất cả những điều anh nói với em, rất tiếc đã không còn hợp thời... Anh em mình gặp nhau quá muộn, lúc anh ở đỉnh cao, em có hửong được gì đâu mà bây giờ lại thành gánh nặng suốt đời cho em?

Tám Phánh nói với giọng xúc động thực sự.

Từ ngày có " quân sư" Tám Phánh, Năm Cam thay đỗi hẳn cách làm ăn. Y bắt đầu quan hệ rộng hơn trong giới giang hồ và bọn con buôn chợ trời để bằng mọi cách lôi kéo các con bạc về chơi với sòng của mình. Để có thể tồn tại trước chính quyền đầy rẫy tai mắt của nhân dân, theo tham mưu cũa Tám Phánh,Năm Cam tổ chức những sòng bạc cò con luôn thay đỗi địa điểm và qui luật.

Chỉ trong một thời gian ngắn, Năm Cam ăn nên làm ra và đã mua thêm cả mẫu tây đất vườn ở Cầu Oâng Vẽ- Cái Bè để trồng cam.

Một bữa nọ, Năm Cam bị bắt với đầy đủ bộ sậu: Sáu Nhà, Tám Phánh, bởi một nguyên cớ hết sức vô duyên.

Nhà sách Khai Trí, sau khi chủ đã rời bỏ quê hương để đi Mỹ vào những ngày nhộn nhạo, đã được chính quyền mới giao cho một gia đình cán bộ quản lý. Bằng lời lẽ ngọt ngào, Năm Cam thuyết phục người chủ mới chấp nhận cho y mỡ sòng sóc dĩa trên căn lầu lửng của nhà sách. Sự ra vào rộn rịp của các con bạc được che đậy bởi hoạt động công khai của một nhà sách nên sòng tồn tại một cách ngon lành ngay trước mũi bàn dân thiên hạ và công an phường. Oâng chủ nhà lúc đầu chỉ ngồi không hưởng lợi nhưng về sau lại sinh tật. Thỉnh thoảng ông lại dốc túi vào xới vời hy vọng làm giàu ngang xương. Quy luật cờ bạc đâu cho phép "cò gỗ mổ cò thật", ông chủ nhà thua xiểng liểng. Không nhìn ra nguy cơ, Năm Cam cứ để ông ta lao vào xới để ăn thua với chính mình... Dĩ nhiên, ngoài số tiền tiết kiệm được do chứa sòng bạc của Năm Cam thua sạch vào bốn quân đen trắng, ông ta bắt đầu sử dụng đến đồng tiền riêng của vợ chồng tích cóp bấy lâu.

Khuyên răn, vật nài thậm chí khóc lóc đe dọa mãi ông chồng không được, bà vợ tiếc của quyết định tố cáo...

Thế là một ngày đẹp trời, sòng sóc dĩa của Năm Cam, Sáu Nhà, Tám Phánh bị CA thộp cổ cùng đầy đủ tang vật. Cả bọn lập tức bị giải giao về tạm giam CA Quận 1 ở đường Mạc Đỉnh Chi.

Vào đến phòng giam, ông Tám Phánh lên cơn vật vã do thiếu thuốc phiện. Gã du đảng nổi danh hung thần Mạc Đĩnh Chi lúc bấy giờ là Ba Vá- gốc lò heo Chánh Hưng Quận 8, do được HoàngCùi- em ruột Cu lang khu nhà lô Cô Giang giới thiệu, đã lập tức giúp đỡ Năm Cam. Thấy cảnh vật vã của ông Tám, Năm Cam vội năn nỉ Ba Vá. Bằng mối quan hệ của bọn lao động phục vụ nhà bếp, Ba Vá đỗi một số quần áo mới của y trấn lột từ các bạn tù, lấy một ít thuôc phiện sống vào cho Tám Phánh cầm cơn.

Lần ở tù ấy tuy ngắn ngủi nhưng Năm Cam hiểu rằng, hoạt động sòng bạc sớm muộn gì cũng có lúc xảy chân, mà nêu không có sự giao du hào phóng với giang hồ lưu manh các kiểu, khi rơi vào trại giam, sẽ dễ bị biến thành " âm binh mắt ma" và trở nên thân tàn ma dại. Chính vì vậy, từ sau lần rơi vào Mạc Đỉnh Chi ấy, Năm Cam dành một phần không nhỏ lợi tức của việc thăm nuôi, cho bọn đầu trâu mặt ngựa xem tù tội như trò đùa.

Cũng lần ấy, Năm Cam đã chứng kiến bản lĩnh của tên Lộc lì và quyết định đầu tư vào tên này để làm thuộc hạ.

Lộc lì vốn xuất thân ở vùng Phú Nhuận. Sau khi gây một số vụ án đủ để bị CA quận săn lùng, gã trốn qua vùng đất thánh của giang hồ là quận 4. Lúc ấy, một nhân vật nữ khá nổi danh vì chuyên cưu mang những tên trôi sông lạc chợ nhưng có lá gan to, là má Nguyệt. Đó là một đàn bà xấu xí, ti hí mắt lươn nhưng được giới giang hồ tặng cho mỹ danh la "má"... Chồng của mụ là Chảy, một người bạn nối khố của Năm Cam, vốn rất hiền lành nhưng cha của "má Nguyệt" lại là người tồ chức cờ bạc đầu tiên ở quận 4. Với xuất thân như thế, mụ Nguyệt luôn dành cảm tình cho bọn có máu mặt trong giới giang hồ. Về ở khu Cầu Ván-đường 20 thước đi vào, Lôc đã trải qua không ít vụ đụng độ với các hảo hán địa phương do chữ "lì" của mình.

Lần ấy, Tiến chó, Đức ngọng, Thảo chó, Long vịt...những tay có tên tuổi đã quyết định thử Lộc lì. Gã du đãng con nuôi của má Nguyệt vừa đi về đến đầu ngõ đã thấy một loạt anh chị thành danh đứng đón sẵn với mã tấu, dao lê hườm sẵn trên tay. Lộc lì vẫn lạnh như tiền, thò tay vào cạp quần rút ra một lưỡi lê Tiệp bén ngót cười lạt:

- Mình lưu lạc khắp nơi, sỡ dĩ chọn quận 4 làm chốn dung thân vì nghe danh quận 4 có nhiều anh hùng hảo hán... Bây giờ các bạn như thế này, nói thiệt đừng giận, mình hết nể nổi:

- Hết nể thì sao chớ? Một anh chị nóng mặt hỏi độp luôn một câu.

- Nếu các bạn còn chút danh dự giang hồ thì cứ vô từng người một, mình sẽ tiếp đón hết, cho đến khi nào mình gục thì thôi... Còn nếu ngại, thì lên luôn một lượt, mình có chết cũng không buồn! Lôc lì thản nhiên đáp.

Cả bọn đưa mắt nhìn nhau. Lộc lì quả đúng với danh xưng, thôi thì tứ hải giai huynh đệ cho xong... lỡ có thua Lộc lì thì có nước bỏ xứ mà đi còn thắng thì, ỷ đông hiếp yếu, danh dự gì nữa!

- Thôi, đi nhậu cho rồi... Tiến chó lên tiếng.

Năm Cam nghe đến tên tuổi của Lộc lì từ lúc Lộc còn lăn lộn giựt dọc ở chợ Sài Gòn. Một đàn em của Lộc bị CA phường Bến Thành bắt khi giở trò đạo chích. Thuở ấy, cũng có phần dễ dãi, gã đàn em bị nện cho một trận rồi tống về địa phương quản lý. Lộc hay tin bèn hỏi đàn em:

- Mày có nhớ mặt thằng CA bắt mày không?

Sau đó theo sự chỉ mặt của đàn em, Lộc bất ngờ dùng dao chém tới tấp anh CA nọ, dĩ nhiên chỉ vào nơi không liên quan đến tính mạng. Lần này, Lộc lì rơi vào CA quận 1 do một vụ cướp không thành.

Lộc đi cùng một người bạn đến ngân hàng để rình mò trên một chiếc xe honda 67. Do chiếc xe bị hở bình xăng con, Lôc lì khoá xăng cho an toàn. Con mồi vừa xuất hiện với túi sách đựng tiền, Lộc lao đến giật vội. Người bị hại la lớn : " ăn cướp!". Lộc vừa nhảy lên xe để tẩu thoát, lực lượng SBC đã phục sẵn nhào ra... Cuộc săn đuổi ngoạn mục trên đường phố bắt đầu. Chạy được vài trăm thước, xe chở Lộc bị tắt máy bởi việc khoá xăng của y. Lập tức SBC bao lấy hai tên cướp giật, Lộc rút khẩu súng trong bụng ra bóp cò! Viên đạn không nổ...

Thế là cả hai tên cướp bị đưa vào trại tạm giam với bộ dạng tơi tả dưới ánh mắt của bọn tù hình sự.

Lộc lì, với bản chất hung hăng liều mạng, khi vào trại giam đã phản ứng dữ dội các quản giáo. Cuối cùng, biện pháp mạnh đã được sử dụng để khuất phục gã tướng cướp liều lĩnh này.

Gã bị còng tay treo vào song sắt của hành lang trại Mạc Đỉnh Chi, gã không ngớt chửi rủa bất chấp những trận đòn do sự thiếu kiềm chế của một số bảo vệ vũ trang.

Năm Cam lắc đầu trước sự cứng đầu vô ích của tên Lộc bèn lén lúc khuyên nhủ gã:

- Thôi, em đừng cương nữa! Kệ mai mốt về rồi tính...

Lộc nhìn Năm Cam với ánh mắt lạ lùng khó hiểu. Đến đêm, Năm Cam thức giấc nhìn ra cửa nơi Lộc đang bị còng treo. Chẳng hiểu từ lúc nào, Lộc đã thôi chửi rủa... Hoá ra, những quản giáo ở trại giam Mạc Đỉnh Chi đã trúng kế Lộc lì. Gã đã tháo được chiếc còng Mỹ một cách dễ dàng êm thắm và đã biến mất!

*

* *

Gần Tết, Năm Cam và đồng bọn được thả. Lý do đơn giản, chỉ một ai đó trong bộ phận lấy lời khai của vụ án, chấp nhận cách lý giải ngô nghê của các tên liên quan, đủ để vụ án trở nên hết sức vớ vẫn! Chuyện đút lót, có thể có có thể không, nhưng dễ gì Năm Cam chịu thố lộ cùng ai... Đó là bảo vệ cho chuyện về lâu về dài mà, làm sao Năm Cam tin được ai?

Về đến nhà, Năm Cam tắm táp xong đã vội đi đến sòng bạc của Bảy Xi để gặp mối tình mới...

Lành- người đẹp mà Năm Cam có dịp làm quen từ năm 1974 ở sòng bạc, nay lại trở về vối nghề " hàng xáo" của mình.

Bằng cách cư xử hào phóng và quá hiểu tâm lý phụ nữ, chỉ qua vài lần gặp gỡ, Năm Cam đã mời người đẹp đi " dạo mát" với mình. Và cũng chỉ qua vài cuộc dạo mát ngắn ngủi, Lành đã có đứa con trai đầu lòng với y. Trương Hữu Lộc, ra đời trong sự bảo bọc hết sức an toàn của cha là một tay cờ bạc chuyên nghiệp và mẹ là một người chuyên cho vay cầm đồ quẩn quanh ở sòng bạc Bảy Xi.

Cũng trong thời gian này, có hai việc quan trọng xảy đến đối với Năm Cam, Aùnh đột ngột xin phép cha mẹ để xuất gia qui y Phật Pháp ở chùa Bồ đề khu hãng phân. Đó là đứa con hiền lành xinh xắn nhứt nhà và cũng là người sau này có ảnh hưỡng nhiều đến Năm Cam. Ơû nhà, cô được gọi tên là Mỹ lớn nhưng ở chùa, cô là ni cô Diệu Quang...

Chuyện thứ hai, đối với nhiều người có thể chỉ là một rủi ro, nhưng với cuộc đời Năm Cam có thể là một bước ngoặc hết sức tồi tệ, nếu đặt việc này vào tổng thể cuộc đời y với kết thúc hoàn toàn không có hậu chút nào!

Trận lụt ở đồng bằng sông Cửu Long gần như đồng thời với việc tăng mạnh cuộc tấn công quân sự vùng biên giới của quân PolPot, đã làm cho bao nhiêu công sức tiền của do vợ chồng Năm Cam và chị Tư Xẩm trở thành xe cát biển Đông! Ao thả cá của gia đình Năm Cam do chính y nai lưng ra đào đất rộng cỡ 3 công đất đã ngập sâu dưới giòng nước đục ngầu phù sa. Tất nhiên, vườn cam và căn nhà lá nho nhỏ nhưng xinh xắn cũng trôi theo cơn lũ cuối thập kỷ 70.

Cố gắng với hy vọng sẽ có một chốn nương thân nơi thôn dã, chị Tư Xẩm gạt nước mắt lao vào phục hồi mảnh đất và liên tục đi đi về về Sài Gòn buôn bán gạo, mặt hàng đang bị cấm đoán lúc bấy giờ. Và rồi, dầu năm 1981, Năm Cam và chị gái phải bán đi mảnh vườn ở quê hương thứ hai để lui về Sài Gòn sống tiếp tục cuộc đời của kẻ ngụ cư. Lành có thêm hai đứa con với Năm Cam là Trương Hữu Phước và đứa con gái Trương Thị Thanh Xuân, được xem là út nên Năm Cam thương hơn trứng mỏng. Trúc hoàn toàn không biết gì về cái gia đình thứ ba này của ông chồng hiếu sắc. Có điều, với ghánh nặng như vậy, Năm Cam càng lúc càng táo tợn liều lĩnh hơn trong việc tổ chức sòng bạc nhằm kiếm được thật nhiều tiền.

Lúc đó, trong giới giang hồ, nếu có nhắc đến tên Năm Cam thì mọi kẻ vô lại đều hình dung ra một tay bạc bịp chuyên tổ chức sòng để lấy xâu. Chẳng một ai, kể cả những kẻ y ban bố tiền tiền của, lại thứa nhận y là một tay anh chị... Bảy Xi, sau chuyến tù thăm thẳm ở trại tập trung cải tạo, cũng đã trở về với nghề cũ là tổ chức sòng nho nhỏ để sinh sống qua ngày.

Trong thời gian Bảy Xi ở trại giam, Năm Cam cho vợ đi thăm nuôi và có lần bị lật xuồng xuýt chết. Aáy vậy mà ông anh rể năm xưa vẫn không buồn nhớ ơn và lại còn gây ra cho Năm Cam không ít bực bội. Có điều, Năm Cam vẫn chưa phải là Năm Cam- một ông trùm có nhiều quyền lực để "dạy dỗ" cho Bảy Xi phải biết điều!

Chẳng những thăm Bảy Xi, đối với Ba Trình- một trùm cờ bạc Thị Nghè, đang thất thế sa cơ ở trại Tống Lê Chân không một ai nuôi nấng, dòm ngó, Năm Cam đã bảo vợ đi thăm nuôi... Tất cả, đối với Năm Cam, có thể tóm lại một câu đầu môi giang hồ Sài Gòn thường sử dụng: " Không có cuộc hy sinh nào vô nghĩa!"

Những tay khét tiếng thời mồ ma ông Thiệu như Huỳnh Tỳ, Ngô Văn Cái... miệt mài cuốc đất phát hoang ở Tống Lê Chân, Ba Thế lắc đầu le lưỡi trước sự liều lĩnh hung tợn của Đức kẽm Hải móm...ở trại Đồng Tháp, còn Lâm chín ngón quần quật trên đồng ruộng Hậu Giang.

Bọn giang hồ lẫn trốn được sự truy lùng của pháp luật như: Bắc què,Liên daulphine, Thành thổ mộ, Đức nguyễn... sau một thời gian im hơi lặng tiếng, bắt đầu tái xuất giang hồ bằng những vụ cướp có súng một cách hung bạo. Lần lượt từng tên, sa vào lưới pháp luật để ra pháp trường hoặc đền tội ngay trên đường phố bởi những phát đạn của lực lượng SBC thuộc CATP.

Mặc cho sự thế xoay vần, Năm Cam vẫn trung thành với sư phụ Tám Phánh và lao vào việc tổ chức cờ bạc.

Đi đêm có ngày gặp ma, năm 1982- tên trùm cờ bạc bị tóm gáy. Bằng sự nhạy bén của một tay chuyên tổ chức sòng bài, Năm Cam liều mạng giữ chặt cửa chính của căn phòng trên đường Nguyễn Huệ, các con bạc và những tay chân thân tín của Năm Cam có đủ thời giờ tẩu thoát bằng lối thoát hiểm. Giải thích cho lý do hành vi cam đảm ấy, Năm Cam giải thích bằng giọng kẻ cả:

- Nếu không làm như vậy mà chỉ lo bỏ trốn, bọn con bạc bị bắt cũng khai ra mình... Còn tử thủ để cuối cùng bị bắt, muốn khai sao không được? Sau này, mình có rủ thì ai cũng yên tâm... Nghề cờ bạc là như vậy đó!

Thời gian này, đứa con gái lớn của y đã có chồng và sinh đứa con thứ nhì. Tuy vậy, Lan vẫn cùng mẹ đi thăm nuôi Năm Cam khá đều đặn và huy hoàng chẳng thua gì một ông giám đốc sa cơ!

Chàng rể đầu tiên của Năm Cam vốn xuất thân từ giới giang hồ. Quê gốc ở Bà Rịa- Vũng Tàu, Hiệp lưu lạc vào sống ở Sài Gòn và tham gia cùng các tiểu yêu giang hồ làm nghề giựt dọc với hỗn danh Hiệp Mụn.. Đó chính là nguyên nhân Hiệp được giao cho cư xử với bằng hữu giang hồ sau này. Tư Hòa, chị của Mười côn lôn- sống ở khu Dân Sinh, đã nhận Hiệp làm con nuôi và nâng đỡ Hiệp nhiều trong những tháng ngày hắn lăn lóc ở vỉa hè, mái hiên, góc chợ...

Hiệp lui tới khu Sáu Căn, hẻm 148 Tôn Đản và để ý đến Lan đứa con gái lớn của Năm Cam thường được gọi với tên Điệp, lúc ấy cô gái chỉ mới 17, 18 tuổi.

- Thằng Hiệp thương con Điệp nhà mình, anh tính sao? Trúc hỏi.

Năm Cam đắn đo một lúc rồi trả lời:

- Thì hỏi con gái mình coi, nếu nó đồng ý thì kêu thằng Hiệp tiến tới!

Đám cưới được tổ chức khá đơn giản và sau đó đứa cháu ngoại đầu tiên được Năm Cam quí hơn vàng đã ra đời, Hải- tên đứa cháu, được Năm Cam dồn hết hy vọng đổi đời của mình vào, sau khi những đứa con của y đã tỏ ra không mấy gì sáng sủa trên con đường học vấn.

Khi ở trại Đồng Phú, bằng sự khéo léo gây tình cảm của một tên cờ bạc chuyên nghiệp, Năm Cam sống hết sức ung dung nhàn hạ.

Đang còn độ tuổi sung mãn,Năm Cam cũng bắt chước các tay giang hồ đang thụ hình để dòm ngó cưa cẩm một cô gái đang trả nợ nhà nước ở khu giam nữ.

Nga-tên cô gái, khá xinh đẹp trắng trẻo ở độ tuổi 24-25, vốn xuất thân làm nghề nhảy tàu. Nhà ở An Lợi Đông, Nga chèo thuyền cặp mạn các tàu viễn dương để mồi chài các thuỷ thủ khát tình đói sắc. Nếu có cơ hội, cô gái cuỗm sạch ví tiền và các vật dụng đắt tiền trong các carbin của các chàng thuỷ thủ dại gái để phóng ùm xuống sông giữa lúc đêm khuya. Đó là lý do để Nga có mặt ở trại Đồng Phú để gặp gỡ Năm Cam.

Trong thời gian lẹo tẹo với Nga, vợ Năm Cam và con gái vẫn đến ngủ lại ở trại với y. Để y đừng bận tâm, Trúc dấu biệt mọi thông tin quan trọng không cho chồng hay: ở nhà, cô vợ bé của y đã phải đi làm ở một công ty và công khai đi cùng một gã nhân tình đi về hằng đêm trên chiếc xe gắn máy.

Để có thể tồn tại, chị Tư Xẩm đành phải quay qua chứa bài. Dĩ nhiên mối quan hệ giới hạn của người đàn bà chỉ cho phép thu được một số tiền xâu ít ỏi nhưng cũng tạm sống qua ngày và thăm nuôi em trai.

Được gần một năm, do sự bừa bãi của nam nữ ở trại dẫn đến hàng loạt vụ mang thai ngoài ý muốn của các cô gái đang thụ hình, lãnh đạo trại đã phải quyết định chuyễn toàn bộ số tù nữ đi nơi khác! Nga cũng nằm trong số phải ra đi. Năm Cam bùi ngùi chia tay cô bồ mới và sau khi cho địa chỉ với lời thề non hẹn biển, y dúi vào tay Nga một khoản tiền khá lơn.

Sau 16 tháng cưỡng bức lao động,Năm Cam về trước thời hạn được gần 8 tháng. Y hết sức tự hào về việc này và luôn nói một cách úp mở:

- Ở đời, có tiền chưa phải là có tất cả... nhưng tất cả...là vì tiền! Miễn là người hiểu chuyện và có chút đầu óc phán đoán là xong!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com

Tags: