Chào các bạn! Truyen4U chính thức đã quay trở lại rồi đây!^^. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền Truyen4U.Com này nhé! Mãi yêu... ♥

8.2 Doi moi HTCT cap co so

Câu 1: Tại sao phải đổi mới Hệ thống chính trị cấp cơ sở của Tp. Hà Nội?

- quyền lực nhà nước, các đảng chính trị, các phong trào xã hội, các tổ chức chính trị - xã hội…) được xây dựng trên các quyền và các chuẩn mực xã hội, phân bố theo một kết cấu chức năng nhất định, vận hành theo những nguyên tắc, cơ chế và quan hệ cụ thể nhằm thực thi quyền lực chính trị.

- hình tổ chức là xã, phường, thị trấn. Vì vậy, hệ thống chính trị cấp cơ sở bao gồm:

+ Đảng bộ hoặc chi bộ cơ sở.

+ Chính quyền cơ sở (HDND, UBND xã, phường, thị trấn).

+ Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội cơ sở.

- Tp. Hà nội bao gồm: 10 quận, 1 thị xã, 18 huyện, 22 thị trấn, 401 xã, 154 phường.

- Trong Chương trình 01 về “nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên; năng lực quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền; chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân các cấp giai đoạn 2011 – 2015” của TUHN ngày 18/8/2011 đã đánh giá công tác xây dựng Đảng và tình hình hệ thống chính trị 2005 – 2010: Kết quả nổi bật:

Nhiệm kỳ qua, thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và Thành ủy, nhất là Nghị quyết số 15 của Quốc hội (khóa XII) về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của Đảng bộ Thành phố tiếp tục được chỉ đạo đồng bộ, có hiệu quả. Nổi bật là:

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được tăng cường, đạt kết quả tích cực. Các cấp ủy và chi bộ đã phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, đề ra nhiều chủ trương đúng đắn, sáng tạo, tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt đạt kết quả quan trọng. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng có đổi mới; việc sắp xếp tổ chức, cán bộ Hệ thống chính trị: là tổ hợp có tính chỉnh thể các thể chế chính trị (các cơ quan Hệ thống chính trị cấp cơ sở: ở nước ta cấp cơ sở (hay còn gọi là cấp xã) có ba loại

Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2009 của Thành phố HN, HN mở rộng Thực trạng HTCT cấp cơ sở của TPHN:

1 được thực hiện đồng bộ, có hiệu quả phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị; công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng, nhất là ở một số loại hình thức được chú trọng, chức năng, nhiệm vụ được xác định phù hợp hơn; công tác quản lý, phát triển đảng viên được quan tâm; công tác kiểm tra, giám sát của Đảng được tăng cường, chất lượng, hiệu quả được nâng lên; công tác dân vận chuyển biến tiến bộ, bám sát nhiệm vụ chính trị của Thành phố. Hoạt động của hệ thống chính quyền các cấp có tiến bộ, hiệu lực, hiệu quả được nâng cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển Thủ đô. Việc thực hiện nhiệm vụ chính trị luôn bám sát các Nghị quyết của cấp ủy, lựa chọn các nhiệm vụ trọng tâm, địa bàn trọng điểm để tập trung chỉ đạo tạo chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực công tác. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của Thành phố nhìn chung đủ tiêu chuẩn theo quy định, nhiều đồng chí có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm thực tiễn. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân phát huy tốt vai trò tập hợp, thu hút đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân; củng cố, mở rộng tổ chức, phát triển đoàn viên mới; tiếp tục đổi mới hình thức, phương pháp, tổ chức nhiều phong trào thi đua, nhiều cuộc vận động có hiệu quả thiết thực; cùng với các cấp ủy đảng, chính quyền chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô. Những kết quả trên đóng vai trò quyết định trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIV Đảng bộ Thành phố.

Hạn chế, khuyết điểm

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị cơ sở của Đảng bộ Thành phố vẫn còn những hạn chế, khuyết điểm:

Vai trò lãnh đạo của một số cấp ủy cơ sở, nhất là tổ chức khối các cơ quan, doanh nghiệp còn yếu; chất lượng sinh hoạt, tự phê bình và phê bình ở không ít cơ sở đảng còn hạn chế, kỷ cương, kỷ luật chưa nghiêm; một số bộ phận cán bộ, đảng viên chưa gương mẫu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, vi phạm phẩm chất đạo đức, có biểu hiện tiêu cực. Năng lực điều hành, quản lý của bộ máy chính quyền trên một số lĩnh vực như quản lý đất đai, xây dựng cơ bản ở một số địa phương, đơn vị còn hạn chế, có việc còn buông lỏng,

2. đùn đẩy, né tránh; tổ chức bộ máy ở một số cơ quan chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra trong tình hình mới. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ở một số nơi còn có biểu hiện hành chính hóa; công tác thu hút tập hợp quần chúng ở một số tổ chức còn yếu. Bộ máy của hệ thống chính trị cơ sở còn quá cồng kềnh, dẫn đến số lượng cán bộ, công chức, nhân viên ngày càng đông, chi phí ngân sách ngày càng lớn (Tính trung bình mỗi xã, phường, thị trấn hiện nay có tới 230 cán bộ được hưởng lương và các loại phụ cấp).

• Giải pháp:

1. Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên

- Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng gắn với đẩy mạnh việc thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tạo bước chuyển biến mạnh về nhận thức, hành động nhằm chống suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên

+ Đổi mới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng: Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, tạo bước chuyển biến mạnh về nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên. Chủ động nắm bắt, phân tích, dự báo diễn biến tình hình tư tưởng trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân, kịp thời làm tốt công tác định hướng tư tưởng, hướng dẫn dư luận trước những vấn đề phức tạp, nổi cộm phát sinh. Nâng cao chất lượng và hiệu quả việc nghiên cứu, quán triệt, học tập các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch hành động phù hợp thực hiện nghị quyết của cấp trên; chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội các cấp cụ thể hóa bằng kế hoạch, chương trình để việc thực hiện nghị quyết đạt hiệu quả cao nhất.

+ Đẩy mạnh việc thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên: Tập trung, chỉ đạo việc thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo tinh thần Chỉ thị của Bộ Chính trị và Kế hoạch của Ban Bí thư (Khóa XI); các cấp ủy tăng cường chỉ đạo xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch, chủ đề học tập cụ thể, thiết thực; tổ chức kiểm tra, đôn độc, sơ kết, tổng kết, biểu dương khen thưởng các tổ chức, cá nhân tiêu biều, kịp thời phê bình, chấn chỉnh nhận thức lệch lạc, việc làm thiếu gương mẫu.

- Đổi mới công tác tổ chức, cán bộ, tạo sự chuyển biến trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Thành phố

+ Tăng cường xây dựng, củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các cấp ủy và tổ chức cơ sở đảng: Căn cứ các quy định của Trung ương và tình hình thực tế để bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức cơ sở đảng và quy định mối quan hệ công tác giữa Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của từng tổ chức theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp sinh hoạt của cấp ủy và chi bộ theo hướng tập trung bàn và quyết định các công việc cụ thể, thiết thực đối với đảng bộ, chi bộ mình. Đổi mới và tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên bảo đảm đúng thực chất; xây dựng cơ chế quản lý, phân công nhiệm vụ cụ thể nhằm nâng cao chất lượng đảng viên; bồi dưỡng, đào tạo nguồn phát triển đảng mới.

+ Đổi mới công tác cán bộ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tạo chuyển biến tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Thành phố Xây dựng, hoàn thiện quy chế, quy định về công tác cán bộ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ: Thực hiện rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống quy chế, quy định, quy trình về công tác cán bộ; xây dựng và thực hiện một số quy chế, quy định đặc thù của cơ sở. Hoàn thiện các quy định về tiêu chuẩn chức danh cán bộ trong từng loại hình cơ quan, tổ chức, đơn vị; thực hiện việc bố trí, sử dụng cán bộ phải đảm bảo tiêu chuẩn, đúng người, đúng việc và

đúng quy trình.

- Đổi mới, tạo bước đột phá trong công tác tuyển dụng, quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ: đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, khách quan, toàn diện, lấy chất lượng, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo chính; mở rộng đối tượng, phạm vi trong việc lấy ý kiến đánh giá, nhận xét đối với cán bộ, công chức. Chỉ đạo thực hiện đồng bộ công tác quy hoạch cán bộ đầu nhiệm kỳ, hàng năm tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch và xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển bố trí cán bộ được quy hoạch. Xây dựng và triển khai Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuộc hệ thống chính trị của Thành phố bảo đảm hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình; nội dung đào tạo cần chú trọng chất lượng, tính thiết thực, yêu cầu kỹ năng xử lý tình huống thực tế. các lớp cán bộ nguồn làm công tác tổ chức, kiểm tra, tuyên giáo của Đảng và cán bộ chủ chốt cấp xã, phường, thị trấn.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; tích cực đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

+ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát: Chú trọng kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức đảng trực thuộc và cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, nhất là người đứng đầu các cơ quan, tổ chức; chủ động phát hiện những sơ hở, bất cập do cơ chế chính sách và trong công tác quản lý để kiến nghị điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

+ Tăng cường đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực: Tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật phòng, chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các văn bản có liên quan đến công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Xây dựng và thực hiện nghiêm quy chế làm việc, các quy chế quy định nội bộ trong từng cơ quan, đơn vị nhằm phát huy dân chủ, tăng cường đoàn kết, nâng cao văn hóa cơ quan, đơn vị nhất là văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ.

- Đổi mới nội dung, phương thức và hiệu quả hoạt động công tác dân vận: Quán triệt chủ trương, nghị quyết của Đảng, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác dân vận, tiếp tục thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở và các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước ở các cấp, các ngành tạo sự đồng thuận trong đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các tầng lớp nhân dân.

- Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Đổi mới trong nghiên cứu, ban hành Nghị quyết: Xây dựng nghị quyết của Đảng theo hướng lựa chọn những lĩnh vực khó khăn, phức tạp, yêu cầu thực tiễn đòi hỏi cần phải giải quyết đồng thời tập trung chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện sâu sát, cụ thể đạt hiệu quả cao nhất. Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành: Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành, phát huy sự năng động, sáng tạo của từng tổ chức; tránh bao biện, làm thay song cũng tránh buông lỏng, làm mất vai trò lãnh đạo của Đảng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị.

Mở rộng dân chủ trong Đảng: Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, mở rộng dân chủ thông qua cơ chế đối thoại giữa lãnh đạo của Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đối với cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân. Đồng thời đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng.

2. Nâng cao năng lực điều hành, quản lý của bộ máy chính quyền các cấp

- Tiếp tục kiện toàn tổ chức nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp

- Hoàn thiện các cơ chế chính sách về quản lý kinh tế, xây dựng đô thị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng

- Đẩy mạnh cải cách hành chính trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính và nâng cao ý thức phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức viên chức

- Tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trụ sở làm việc cho cấp xã, phường, thị trấn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới

3. Nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân các cấp

- Đổi mới phương thức hoạt động; củng cố, kiện toàn tổ chức của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân

- Tổ chức các phong trào hoạt động theo hướng thiết thực, hiệu quả

(Ngoài ra còn Nghị quyết 15. Mọi người tự đọc và tham khảo nhá)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com

Tags: