Chào các bạn! Truyen4U chính thức đã quay trở lại rồi đây!^^. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền Truyen4U.Com này nhé! Mãi yêu... ♥

ANS_009

Câu 9: tại sao nói: nhờ việc sử dụng tài tình phương pháp trừu tượng hóa trong khi nghiên cứu ktế nênD.Ricardo đã đạt được những bước tiến xa hơn so với đại biểu của kinh tế chính trị tư sản cổ điển.

David Ricardo(1772-1823) là nhà kinh tế học thuộc trường phái cổ điển Anh. Ông viết nhiều tác phẩm kinh tế, trong đó có cuốn sách nổi tiếng: " Những nguyên lí về kinh tế chính trị học và thuế khóa" xuất bản năm 1817. Đặc trưng trong phương pháp luận của ông là muốn trình bày sự vận động của nền sx tư bản chủ nghĩa. Ông đã tìm hiểu sự phụ thuôc bên trong của quan hệ sx TBCN và đã sử dụng rộng rãi, thành thục phương pháp trừu tượng hóa để nắm bản chất các hiện tượng kinh tế, để nắm các quy luật chi phối các hiện tượng đó. Chính vì vậy, D. Ricardo đã đạt được những bước tiến xa hơn so với đại biểu của kinh tế chính trị tư sản cổ điển.

Sự tiến bộ của D. Ricardo so với các đại biểu khác thuộc cùng một trường phái được biểu hiện rõ nhất trong lí luận về gtrị- lđ của ông. Trong lí luận này, ông đã kế thừa và phát triển lí luận của A.Smith đã đứng vững trên quan điểm gtrị-lđ. D.Ricardo đã gạt bỏ sai lầm của A.Smith về gtrị và cho rằng gtrị hàng hóa do lđ hao phí quyết định ko chỉ đúng trong nền ktế hàng hóa giản đơn mà còn đúng trong nền ktế hàng hóa phát triển (ktế hh TBCN).

Ông đã nhận thức đc gtrị trao đổi đc quyết định bằng lương của lđ đồng nhất của con người, chứ ko phả là lượng lđ hao phí cá biệt. Về điểm này ông là người đầu tiên phân biệt đc lđ cá biệt và lđ xh.

Nếu A.S cho rằng tiền công, lợi nhuận, tiền gốc, địa tô là gtrị đầu tiên của hàng hóa, thì ngược lại, D.Ricardo cho rằng gtrị hàng hóa đc phân chia thành các nguồn thu nhập nói trên.

Về cơ cấu gtrị hàng hóa, ông cũng có ý kiến khác với sai lầm giáo điều A.S bỏ (ra ngoài giá trị hàng hóa ,D.Ricardo khẳng định giá trị không chỉ do lao động trực tiếp (lao động sống )mà còn do lao động trước đó tạo ra như máy móc,nhà xưỡng, công trình sx. Ông đã biết đến một phần trong giá trị của lao động quá khứ,trong giá trị hàng hóa.

Ông nghiên cứu ảnh hưởng của năng suất lao động đến giá trị hàng hóa.Cho rằng khi năng suất lao động trong một phân xưởng tăng lên thì khối lượng sp làm ra tăng lên, nhưng giá trị của một đơn vị hàng hóa lại giảm xuống. Ông nghiên cứu mối quan hệ giữa giá trị với giá trị trao đổi và giá cả. Đây là một trong những vấn đề phức tạp nhất của kinh tế chính trị học đương thời. Cho rằng giá cả hàng hóa là giá trị trao đổi của nó được biểu hiện bằng tiền, còn giá trị được đo bằng số lượng lao động hao phí để sx ra hàng hóa đó. Ông đã phân biệt được giá trị với giá trị trao đổi khi coi giá trị trao đổi là giá trị tương đối.

Ngoài những bước tiến trong lý luận về giá trị, D.Ricardo còn tiến bộ hơn các nhà kinh tế như W.Petty, A Smith trong lí luận về thu nhập. Ông đã phân tích được tiền công thực tế và coi nó như một phạm trù kinh tế. Trước D.Ricardo, tiền công được xem xét 1 cách không so sánh ( như W.petty, A.Smith) vì vậy người công nhân bị coi như súc vật, còn ở đây D.Ricardo xem xét họ trong mối quan hệ với giai cấp tư sản. Lí luận về địa tô của D.Ricardo cũng là một sự kiện lớn trong lịch sử kinh tế chính trị. Mặc dù trước ông, một số luận điểm về địa tô cũng đã đc trình bày. Ông bác bỏ lí luận địa tô và sản vật của những lực lượng tự nhiên hoặc do năng suất lao động đặc biệt trong nông nghiệp mang lại. D.Ricardo cũng đã phân biệt được địa tô và tiền tô. Theo ông, địa tô và tiền tô phục tùng theo những quy luật khác nhau và thay đổi theo chiều hướng ngược chiều nhau.

Trong lí luận về tư bản, D.Ricardo như K Marx đánh giá " công lao lớn của D.Ricardo là đã phân biệt sự khác nhau giữa tư bản lưu động và tư bản cố định và sự khác nhau trong thời gian chi chuyển tư bản", đó là điểm tiến bộ so với A.Smith.

Như vậy, nhờ việc sử dụng phương pháp trừu tượng trong khi nghiên cứu, tức là đi sâu phân tích bản chất bên trong của các sự vật, hiện tượng nên những lí luận của D.Ricardo đã đạt những bước tiến xa hơn các đại biểu khác của trường phái kt chính trị tư sản cổ điển. Mặc dù vậy, nhiều lí luận của ông còn mang tính chất siêu hình, phi lịch sử và giải quyết chưa riệt để những quan điểm của mình. Những hạn chế đó của D.Ricardo về sau đã được Marx khắc phục và hoàn chỉnh.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com

Tags: #teddy