APD.TT13 day dung dao duc moi
a. Những chuẩn mực cơ bản và nguyên tắc xây dựng đạo đức con người ở Việt Nam trong tư tưởng Hồ Chí Minh
· Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức
- Trung với nước, hiếu với dân
+ Đây là những khái niệm cũ trong tư tưởng đạo đức truyền thống VN và Phương Đông:” Trung với vua, hiếu với cha mẹ”.
+ HCM đã đưa vào đó một nội dung mới :”Trung với nước, hiếu với dân”
+ Trung với nước phải gắn liền hiếu với dân vì nước là nước của dân, còn dân lại là chủ nhân của đất nước
+ Trung với nước là tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước
+ Hiếu với dân thể hiện ở chỗ thương dân, tin dân, phục vụ dân hết lòng
- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
Đây là phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hàng ngày của mỗi người, là đại cương đạo đức HCM
+ Cần là siêng năng, chăm chỉ, lao động có kế hoạch, có hiệu quả, năng suất cao với tinh thần tự lực cánh sinh
+ Kiệm là tiết kiệm (thời gian, công sức, của cải) của nước của dân, không xa xỉ, lãng phí, phô trương
+ Liêm là luôn tôn trọng của công và của dân, trong sạch, không tham lam địa vị, danh tiếng
+ Chính là thằng thắn, đứng đắn
+ Chí công vô tư là công bằng, công tâm, không thiên vị, nêu cao chủ nghĩa tập thể, trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân
- Thương yêu con người, sống có tình nghĩa
+ Là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất
+ Yêu thương con người, có tình cảm với cách mạng
+ Tình yêu thương con người phải được xây dựng trên lập trường giai cấp công nhân, thể hiện trong mối quan hệ hàng ngày với mọi ngườià đòi hỏi mỗi người phải chặt chẽ, nghiêm khắc với chính mình, rộng rãi, độ lượng, có lòng vị tha với người khác
- Có tinh thần quốc tế trong sáng
+ Chủ nghĩa quốc tế là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của đạo đức cộng sản chủ nghĩa
+ Nội dung của nó rất rộng lớn và sâu sắc: Đó là sự tôn trọng, hiểu biết, thương yêu và đoàn kết với giai cấp vô sản toàn thế giới, dân tộc, nhân dân các nước… chống lại sự chia rẽ, thù hằn, bất bình đẳng, phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa sôvanh, hẹp hòi, biệt lập…à chủ trương “giúp bạn là tự giúp mình”
+ Đoàn kết quốc tế nhằm thực hiện những mục tiêu lớn của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội, là hợp tac, hữu nghị với tinh thần “bốn phương vô sản, bốn bề đều là anh em”
· Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới
- Nói phải đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức
+ Nói phải đi đôi với làm
Đây là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong xây dựng một nền đạo đức mới
Là đặc trưng bản chất của tư tưởng đạo đức HCM- đạo đức cách mạng
+ Nêu gương về đạo đức
Là một nét đẹp của truyền thống văn hóa phương Đôngà HCM đã đào tạo các thế hệ cán bộ không chỉ bằng lí luận cách mạng tiên phong mà còn bằng chính tâm gương đạo đức cao cả của mình
Một nền đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng trên một cái nền rộng lớn, vững chắc, khi các chuẩn mực đạo đức trở thành hành vi đạo đức hàng ngày của toàn xã hội
+ Xây đi đôi với chống
Trong đời sống hàng ngày có hiện tượng tốt- xấu, đúng-sai, đạo đức- vô thườngà việc xây và chống trong lĩnh vực đạo đức là ko đơn giản. Xây phải đi đôi với chống, chống nhằm mục đích xây
Xây dựng đạo đức mới, đạo đức cách mạng trước hết phải được tiến hành bằng việc giáo dục những phẩm chất chuẩn mực đạo đức mới
Xây phải đi đôi với chống, với việc loại bỏ cái sai, cái xấu, cái vô đạo đức trong đời sống hàng ngày
+ Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
Một nền đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở sự tự giác tu dưỡng đạo đức của mỗi nguời
Đạo đức cách mạng là đạo đức dấn thân, đạo đức trong hành động vì độc lập tự do của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com