at8b CÂU 7. Trình bày vị trí, nội dung và vai trò của quy luật thặ
CÂU 7. Trình bày vị trí, nội dung và vai trò của quy luật thặng dư trong CNTB? Ý nghĩa tực tiễn của vấn đề đó?
Quy luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là quy luật giá trị thặng dư.
+Quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản bởi vì nó quy định bản chất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, chi phối mọi mặt đời sống kinh tế của xã hội tư bản. Không có sản xuất giá trị thặng dư thì không có chủ nghĩa tư bản. Theo C. Mác, chế tạo ra giá trị thặng dư, đó là quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.ở đâu có sản xuất giá trị thặng dư thì ở đó có chủ nghĩa tư bản, ngược lại, ở đâu có chủ nghĩa tư bản thì ở đó có sản xuất giá trị thặng dư. Chính vì vậy, Lênin gọi quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản.
+Nội dung của quy luật này chính là chỉ ra mục đích sản xuất nhiều và ngày càng nhiều hơn (tối đa ) giá trị thặng dư cho Tư Bản bằng cách tăng cường bóc lột công nhân làm thuê.
có thể thấy điều trên là kết quả khách quan, bởi lẽ trong các quy luật cạnh tranh, muốn tồn tại nhà tư bản phải tạo ra càng nhiều giá trị thặng dư càng tốt,như vậy tỉ lệ sống sót cũng như thành công mới cao, và mới thu được nhiều lợi nhuận.
+ Sản xuất nhiều và ngày càng nhiều giá trị thặng dư là mục đích, là động lực thường xuyên của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, là nhân tố đảm bảo sự tồn tại, thúc đẩy sự vận động, phát triển của chủ nghĩa tư bản; đồng thời nó cũng là nguyên nhân làm cho mọi mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản ngày càng sâu sắc, đưa đến sự thay thế tất yếu chủ nghĩa tư bản bằng một xã hội cao hơn.
Quy luật giá trị thặng dư là nguồn gốc của mâu thuẫn cơ bản của xã hội tư bản: mâu thuẫn giữa tư bản và lao động, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân
+Quy luật giá trị thặng dư đứng đằng sau cạnh tranh tư bản chủ nghĩa. Với mục đích là thu được ngày càng nhiều hơn giá trị thặng dư, các nhà tư bản cạnh tranh với nhau, tiêu diệt lẫn nhau để có được quy mô giá trị thặng dư lớn hơn, tỉ suất giá trị thặng dư cao hơn.
+Để sản xuất ngày càng nhiều giá trị thặng dư, các nhà tư bản ra sức áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tiến sản xuất. Từ đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, nền sản xuất có tính chất xã hội hoá ngày càng cao, mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của sản xuất với hình thức chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa ngày càng gay gắt.
Tất cả những yếu tố đó đưa xã hội tư bản đến chỗ phủ định chính mình.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com