B can doi ke toan
Cau 19: Bang can doi ke toan.
a. Ban chat va muc dich:
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm đó. Đây là một báo cáo tài chính có ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh và quan hệ quản lý với doanh nghiệp.
Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp và chi tiết giá trị từng loại tài sản. Cho biết giá trị hiện có của toàn bộ các nguồn vốn và chi tiết giá tị từng nguồn vốn ở 2 thời điểm đầu năm và cuối kỳ báo cáo
Từ số liệu của bảng cân đối kế toán ta có thể xác định được cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp tại các thời điểm đó. Cung cấp số liệu để xác định các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong kỳ. Qua đó ta có thể đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp., đánh giá tình hình thanh toán, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp ....
b. Ket cau:
Thông thường, bảng cân đối kế toán được trình bày dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán: một bên phản ánh tài sản và một bên phản ánh nguồn vốn của doanh nghiệp.
Tài sản Mã số Thuyết minh Số cuối năm Số đầu năm
- Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có tại doanh nghiệp ở đầu năm và cuối kỳ hạch toán đang tồn tại dưới các hình thức và trong tất cả các giai đoạn, các khâu của quá trình kinh doanh. Tài sản gồm 2 loại:
Loại A : Tài sản ngắn hạn. bao gồm
I. Tiền và các khoản tương đương tiền ( tiền, các khoản tương đương tiền)
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
(Phải thu của khách hàng; trả trước người bán; Phải thu nội bộ ngắn hạn ; phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng; các khoản phải thu khác và Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi)
IV.Hàng tồn kho
( Hàng tồn kho; Dự phòng giảm giá hàng tồn kho )
V. Tài sản ngắn hạn khác
( Chi phí trả trước ngắn hạn; Thuế GTGT được khấu trừ; Thuế và các khoản phải thu Nhà nước; tài sản ngắn hạn khác)
VI. Hàng dự trữ quốc gia
Loại B : Tài sản dài hạn.
I. Các khoản phải thu dài hạn
(Phải thu dài hạn của khách hàng; Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuôc; phải thu nội bộ dài hạn; phải thu dài hạn khác; Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi)
II. Tài sản cố định
1. Tài sản cố định hữu hình
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn luỹ kế
2. Tài sản cố định thuê tài chính
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn luỹ kế
3. Tài sản cố định vô hình
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn luỹ kế
4. Chi phí cơ bản dở dang
III. Bất động sản đầu tư
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn luỹ kế
IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
( Đầu tư vào công ty con; Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết; đầu tư dài hạn khác; Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn)
V. Tài sản dài hạn khác
( Chi phí trả trước dài hạn; Tài sản thuế thu nhập hoãn lại; tài sản dài hạn khác)
Xét về mặt kinh tế : Số liệu các chỉ tiêu phản ánh ở phần Tài sản thể hiện số vốn của doanh nghiệp hiện có tại 2 thời điểm, đang tồn tại dưới hình thái vật chất, tiền tệ, các khoản đầu tư tài chính hoặc dưới hình thức nợ phải thu ở tất cả các khoản, các giai đoạn trong quá trình kinh doanh.
Xét về mặt pháp lý: Đây là số vốn thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp.
- Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành nên các loại tài sản, các loại vốn của doanh nghiệp ở 2 thời điểm. Các chỉ tiêu được sắp xếp, phân chia theo nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp. Nguồn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp bao gồm:
+ Loại A : Nợ phải trả
I Nợ ngắn hạn
( Vay và nợ ngắn hạn; Phải trả người bán; Người mua trả tiền trước; Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước; Phải trả người lao động; Chi phí phải trả; Phải trả nội bộ; Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng; Các khoản phải trả phải nộp khác; Dự phòng phải trả ngắn hạn )
II. Nợ dài hạn
( Phải trả dài hạn người bán; Phải trả dài hạn nội bộ; Phải trả dài hạn khác; Vay và nợ dài hạn; Thuế thu nhập hoãn lại phải trả; Dự phòng trợ cấp mất việc làm; Dự phòng phải trả dài hạn )
+ Loại B : Vốn chủ sở hữu
I. Vốn chủ sở hữu
( Vốn đầu tư của chủ sở hữu; Thặng dư vốn cổ phần; Vốn khác của chủ sở hữu; Cổ phiếu ngân quỹ; Chênh lệch đánh giá lại tài sản; Chênh lệch tỷ giá ; Quỹ đầu tư phát triển; Quỹ dự phòng tài chính; Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu; Lợi nuận chưa phân phối; Nguồn vốn đầu tư XDCB )
II. Nguồn kinh phí, quỹ khác
( Quỹ khen thưởng; quỹ phúc lợi; Nguồn kinh phí; Quỹ dự trữ quốc gia)
Xét về mặt kinh tế: Số liệu của các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn trong Bảng cân đối kế toán thể hiện qui mô, nội dung của các nguồn hình thành nên tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng.
Xét về mặt pháp lý: Đây là các chỉ tiêu phản ánh trách nhiệm pháp lý và vật chất của doanh nghiệp đối với các đối tượng cấp vốn cho doanh nghiệp (cổ đông, ngân hàng, người cung cấp...).
c. Co so du lieu de lap BCDKT.
- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp và chi tiết, căn cứ vào số dư của các tài khoản phản ánh vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp.
- Căn cứ vào bảng cân đối kế toán kỳ trước.
d. PP lap BCDKT:
- Sử dụng mẫu biểu theo quy định của Bộ tài chính
- Số đầu năm lấy từ số cuối kỳ báo cáo năm trước
- Số cuối kỳ phần tài sản lấy số dư Nợ cuối kỳ các tài khoản tương ứng. Một số khoản mục nằm trong phần tài sản nhưng quy luật vận động của chúng có thể không hoàn toàn giống với các loại tài sản khác. Điều đó gây ra hiện tượng số dư tài khoản phản ánh khoản mục tài sản đó có thể nằm bên Có, trái ngược với các tài khoản tài sản khác. Với những khoản mục đó (trên tài khoản có số dư Có) ta phải đưa vào bảng cân đối dưới hình thức dấu âm mà thông thường được viết trong ngoặc đơn. Những khoản mục này bao gồm: Hao mòn tài sản cố định, các khoản trích lập dự phòng...
- Số cuối kỳ phần nguồn vốn lấy số dư có cuối kỳ các tài khoản tương ứng. Đối với các khoản nguồn vốn vận động trái quy luật, khi thì có số dư Có, khi lại có số dự Nợ trên tài khoản phản ánh chúng. Khi một khoản nào đó có số dư Nợ thì giá trị đó đưa vào bảng cân đối kế toán dưới dạng số âm và được ghi trong ngoặc đơn. Những khoản này thường là: Lợi nhuận chưa chia, chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ....
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com