Tập 37 CHÚ TRỌNG KHÔNG TÁNH, BÁT NHÃ DIỆC NHIÊN. 8/4/2020
⭐ BẠCH THOẠI PHẬT PHÁP ⭐ TẬP 37.
🌈Bạch Thoại Phật Pháp là cách Đài trưởng Lư sử dụng ngôn ngữ của cuộc sống để giảng giải Phật pháp uyên thâm
🔹Giải thích triết lý của nhân sinh từ việc sử dụng các ví dụ đơn giản trong cuộc sống hàng ngày
🔹Trong Bạch Thoại Phật Pháp lĩnh hội được các lý luận Phật học ở mức độ cao huyền bí
🔹Khởi dậy Phật tính của tất cả chúng sinh và sửa đổi số phận của chúng ta
☘️Mời quý vị đón đọc Bạch Thoại Phật Pháp của Đài trưởng Lư
🙏Lời cầu nguyện trước khi đọc Bạch Thoại Phật Pháp:
"Cảm tạ Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát. Xin gia trì cho đệ tử __(họ tên) để con đọc và hiểu được nội dung của Bạch Thoại Phật Pháp, để năng lượng của Bạch Thoại Phật Pháp gia trì bổn tánh của con, phù hộ cho con khai sáng trí tuệ, tiêu trừ nghiệp chướng, mọi điều kiết tường. Cảm tạ Bồ Tát".
-------------
Tập 37
CHÚ TRỌNG KHÔNG TÁNH, BÁT NHÃ DIỆC NHIÊN.
8/4/2020
Để có cái nhìn đúng đắn về Trung Quán, về sự trống rỗng của thế giới này, không thể suốt ngày nói "Dù sao thì nó cũng trống rỗng, dù sao cũng không có nhà, đồ gia dụng cũng không cần nữa, cái gì tôi cũng không cần, tôi sao cũng được", thế thì người này đã bị thiên chấp(Cố chấp nghiêng về một mặt nào đó mà không thấy rõ được mặt khác). Vì vậy, nếu không bị thiên chấp thì phải có chánh kiến về Trung Quán, mượn giả tu thật. Ở nhân gian, là trống rỗng sao ? Là trống rỗng, nhưng nó không hoàn toàn trống rỗng, mà cái trống rỗng này là cái trống rỗng giả tạo, là cái thân thể giả, và vật chất giả tạm mà chúng ta tạm thời mượn dùng, nó không phải là vật sở hữu hoàn toàn, cũng không thể mang đi và nó sẽ không vĩnh cữu, nên loại hư không này không thể ảnh hưởng đến sự trống rỗng của bổn tánh.
Suy cho cùng, Bát nhã là tánh Không, khi quý vị hoàn toàn hiểu được trí tuệ của thế giới này và hiểu được trí tuệ của Đức Phật, thì quý vị sẽ hiểu được tánh Không thực sự là gì. Làm thế nào có thể đạt được sự trống rỗng này trong tâm mình? Ví dụ, một số người thích thiền, và ngồi ở đó để: "trống rỗng, trống rỗng, trống rỗng..." họ muốn đầu óc trống rỗng: "Tôi muốn trống rỗng, tôi muốn trống rỗng.. "Nhưng đầu óc họ có thể trống rỗng được không? Tạp niệm phân phi: Nước sôi chưa? Lát nữa phải đi đón con; Tối nay còn thứ gì chưa mua... có rất nhiều người khi đang niệm kinh, thì sẽ nghĩ đến nhiều việc chưa hoàn thành, lúc bận rộn không nghĩ ra được, nhưng vừa ngồi xuống niệm kinh lại nhớ ra tất cả: "Tôi đã quên mất điều này, tôi đã quên mất điều kia..." Thực ra, cũng giống như lá trà lắng xuống, một khi một người đã lắng xuống, thì sẽ có rất nhiều suy nghĩ xuất hiện. Bởi vì quý vị bận tìm kiếm sự trống rỗng mỗi ngày, nên quý vị "bận rộn trong sự trống rỗng". Sự trống rỗng đích thực là gì? Sự trống rỗng này không thể tìm kiếm được. Quý vị đã bận rộn trong một thời gian dài cố gắng tìm kiếm sự trống rỗng, nhưng sự trống rỗng này không phải là thứ mà quý vị tìm kiếm là có được, mà là một tính chất vốn có tự thân. Chính "Tánh Không" làm cho quý vị trống rỗng, chứ không phải quý vị làm trống rỗng nó. Cũng có nghĩa là, nếu một người muốn buông bỏ hoàn toàn, thì sẽ buông bỏ một cách tự nhiên, nó dần dần sẽ trở nên trống rỗng, và sự trống rỗng sẽ đến; không có tạp niệm trong đầu, không có đủ thứ vọng tưởng hư ảo và vọng niệm trong đó, thì lúc này sự trống rỗng sẽ đến với quý vị; thay vì khi tâm quý vị chứa đầy tạp niệm, suy nghĩ, vọng tưởng tán loạn thì "Con xin, con xin, con xin Bồ Tát cho con được trống rỗng, trống rỗng, không có tạp niệm." Vậy thì quý vị bận rộn đến cuối cùng sẽ "bận vô ích". Quý vị phải hiểu sự thật này, khi quý vị hiểu được sự thật "Tôi không thể tìm kiếm tánh Không", mà phải buông bỏ mọi tạp niệm và làm cho tâm mình trở nên tự nhiên, tức là sự trống rỗng tự nhiên. Hiện tại mọi người đang nghe sư phụ giảng, có người rất nghiêm túc, đầu óc của một số người vẫn chưa trống rỗng và họ vẫn đang lắng nghe những gì sư phụ giảng; Có người thì tự nhiên trống rỗng, khi nghe Sư phụ giảng pháp vi diệu này sẽ nghĩ: "Thật hay, Sư phụ giảng đạo lý Phật pháp bằng bạch thoại dễ hiểu và rất hay". Khi không nghĩ gì đến việc khác thì sẽ "tự nhiên trống rỗng". Trong khi đó, thì nhiều người đang có suy nghĩ: "Sau này trong cuộc sống tôi cần phải trống rỗng, tôi phải vâng lời, tôi phải tiêu trừ những tạp niệm", như thế thì quý vị vẫn đang còn ở trong những tạp niệm và vọng niệm. Quý vị cầu xin sự trống rỗng như thế này, thì làm sao có thể trống rỗng được đây?
Chúng ta phải hiểu rằng, tâm chúng ta không trống rỗng là điều bình thường, và tâm chúng ta trống rỗng cũng là điều bình thường. Bởi vì khi quý vị cảm nhận được sự trống rỗng, thì quý vị đã ở giữa sự không trống rỗng; khi quý vị không cảm thấy trống rỗng mà trống rỗng một cách tự nhiên, thì thực ra, những suy nghĩ bên ngoài xâm nhập vào quý vị đã tan biến. Người học Phật đã học được rằng, sau này khi trí tuệ khởi lên, chẳng hạn, nếu người có tạp niệm phân phi nói với quý vị về một số vấn đề tầm thường trong cuộc sống, người đó sẽ khiến quý vị vô cùng buồn bực và chán nản giống như họ, lúc này thì quý vị đã làm theo ý nghĩ của họ rồi, tức là không trống rỗng. Khi đó, quý vị sẽ nghĩ trong đầu: "Tôi không muốn nghe lời anh ấy, tôi muốn trống rỗng, tôi muốn trống rỗng, tôi không muốn theo..." Điều đó có nghĩa là quý vị đang xua đuổi sự trống rỗng của chính mình. Khi quý vị hoàn toàn quên lãng và đã buông bỏ, trong lòng không còn chuyện này nữa, thì tự nhiên quý vị sẽ không có cảm giác như thế. Cho nên sư phụ nói với mọi người, không phải là quý vị làm trống rỗng nó, mà là nó tự nhiên làm cho quý vị rỗng không hoàn toàn, biến thành một loại Không Vô hoàn toàn hiện hữu màu nhiệm trong tâm quý vị.
Nhiều người đã đi ngược đường trong quá trình tìm kiếm sự trống rỗng. Ngược đường là gì, có nghĩa là đi theo hướng ngược lại, lẽ ra họ phải đi con đường này, nhưng họ lại không đi. Nhiều người đã học thiên lệch và nói rằng: "Phật giáo đều nói về tánh Không. Dù sao thì cuối cùng cũng sẽ trống rỗng. Bây giờ tôi cũng trống rỗng". Làm sao trống rỗng đây? "Tôi không quan tâm đến bất cứ điều gì, tôi không muốn bất cứ điều gì nữa." Đó là thiên lệch, không phải trống rỗng. Chỉ bằng cách hiểu được tánh Không nguyên sơ, thì quý vị mới có thể thực sự được giải thoát. "Tánh Không nguyên sơ" nghĩa là gì? Khi chúng ta sống ở thế giới này, chúng ta muốn dừng lại tư duy và ý niệm của mình. Thực ra, sư phụ nói cho mọi người biết là không thể dừng lại được. Chỉ bằng cách loại bỏ tất cả những điều này, không suy nghĩ về nó, vô quái ngại, thì quý vị mới có thể tìm thấy được sự trống rỗng ban đầu trong trường thức thứ chín. Khi quý vị nghĩ không thông, thì quý vị đã bị cảm giác nghĩ không thông này giữ lại; khi quý vị phiền não, thì quý vị đã đem cái cảm giác phiền não này giữ lại trong lòng; khi quý vị đau khổ, thì sự trống rỗng này sẽ không thể rỗng không được, bởi vì thức thứ bảy và thức thứ tám của quý vị đã che đậy sự trống rỗng ban đầu của quý vị mất rồi.
Làm thế nào chúng ta có thể tiếp xúc được với tánh Không nguyên sơ? Trên thực tế cảm giác đau khổ và phiền não là đã bị "thụ âm" (tiếp thụ âm khí) đó là gốc rễ của nghiệp lực. Bởi vì quý vị đang gặp phiền não và đã tiếp nhận một số năng lượng tiêu cực nào đó, mà những năng lượng tiêu cực này có nghiệp chướng và nghiệp chướng của chúng rất nặng nề, quý vị sẽ bị đau khổ trói buộc và bị sức mạnh của năng lượng tiêu cực này trói buộc, nếu không thoát ra được thì quý vị sẽ có nghiệp chướng. Vì thế những người nghĩ không thông sẽ gặp rắc rối bởi những nghiệp này.
Đôi khi nhiều người nói "Tôi muốn trống rỗng" và dựa vào việc ngồi thiền, điều đó khiến họ cảm thấy thiền rất yên tĩnh. Ngồi thiền quả thực sẽ khiến quý vị trống rỗng, nhưng nhiều người khi ngồi thiền vẫn nghĩ trong đầu rằng: "Tôi muốn có cảnh giới tĩnh lặng. Dù hôm nay tôi có thiền, tôi cũng muốn được tĩnh lặng và trống rỗng". Vậy thì quý vị vẫn đang tìm kiếm Không Tánh và vẫn còn "thụ âm"
Nếu quý vị ngồi thiền mà không hề nghĩ đến điều gì thì quý vị đang thiền, lúc này quý vị không suy nghĩ về bất cứ điều gì, thậm chí không có ý nghĩ đang thiền, thậm chí đến ý nghĩ "Tôi muốn trống rỗng và yên tĩnh" cũng không có. Có phải quý vị đã bước vào trạng thái Không tánh rồi không? Khi quý vị nghĩ về những điều này, trên thực tế quý vị đã bị tạp niệm phân phi. Khi thiền, nếu quý vị nghĩ: "Hôm nay mình thiền để tiêu trừ rất nhiều phiền não của tuần trước" thì quý vị sẽ không thể giải thoát được. Hãy thiền cho đến khi quý vị cảm thấy trống rỗng, "Tôi không muốn nghĩ về nó bây giờ, tôi đang thiền và cảm thấy rỗng không." Thì quý vị lại bị chấp trước bởi hình tướng, bởi vì quý vị bị vướng mắc bởi hình tướng của sự trống rỗng. Cho nên, học Phật niệm kinh khó vô cùng, nếu hôm nay quý vị nói: "Tôi đã hoàn thành thiền, tôi không còn bị tạp niệm làm ảnh hưởng nữa", thực ra những tạp niệm đó vẫn còn trong tâm quý vị, bởi vì khi miệng quý vị nói và nghĩ trong tâm rằng: "Tôi không còn bị tạp niệm nữa". Và "Khi quý vị nghĩ về những tạp niệm này, vậy thì nó có ở trong tâm quý vị không? Một trăm phần trăm nó ở trong tâm quý vị. Giống như khi nhiều bạn trẻ yêu nhau và nói: "Tôi không cần anh ấy nữa. Thôi, anh ấy không cần tôi và tôi cũng không cần anh ấy nữa. Tôi đã quên anh ấy từ lâu rồi" Vậy thì đã quên chưa? Một thời gian sau, có người khuyên cô ấy: "Bạn đừng đau khổ nữa, hãy quên anh ấy đi." Cô ấy trả lời: "Tôi thậm chí còn chưa nghĩ đến anh ấy". Vậy thì nói xem trong lòng cô ấy có người bạn trai này không? Vậy, giải pháp thực sự cho "tánh Không" là không có ý thức gì cả. Sự trống rỗng thực sự là vô thức, không có ý thức nào buộc bản thân phải đạt đến hình tướng trống rỗng. Ngay cả hình tướng trống rỗng này cũng phải được làm rỗng không. Không có sự trống rỗng này. Quý vị nói quý vị trống rỗng và cảm thấy thanh tịnh, nhưng trong tâm, vì vẫn còn ý nghĩ của sự "thanh tịnh" này, nên quý vị không còn trống rỗng nữa. Nếu trong lòng quý vị nói: "Tôi đã quên chuyện này rồi", thì chuyện này vẫn còn trong tâm trí quý vị. Có người hỏi quý vị: "Bạn quên chuyện này rồi à?" Quý vị đáp: "Là chuyện gì vậy?" Nếu quý vị thực sự không thể nhớ được thì đó mới thực sự gọi là "Không Tánh".
Phật pháp thật sự là vi diệu, 2500 năm trước Đức Phật đã lấp đầy trí tuệ trong tâm mỗi chúng ta, khiến chúng ta được giải thoát và hiểu được thế giới này là khổ-không-vô thường, để cho chúng ta sớm thoát khỏi phiền não, tức là để chúng ta sớm ngày được thoát ly khỏi sáu cõi luân hồi và cùng nhau leo lên Tứ Thánh đạo (cộng phán Tứ Thánh).
Kể cho mọi người nghe một câu chuyện. Tại đất nước Câu Lưu có 1 vị Bà-la-môn tên gọi là Ma Ha Mật là 1 nhà phú quý, đến quốc vương của nước Câu Lưu đều bái ông làm sư. Ma Ha Mật tuy là 1 người giàu có nhưng bản tánh của ông vô cùng tham lam keo kiệt bủn xỉn và tham tiền vô cùng, không tin đạo Phật, nghe thấy thứ gì đó có lợi nhuận là bất chấp lao vào tranh lấy. Ma Ha Mật có 7 cô con gái, 7 cô con gái này đều rất xinh đẹp, ai nấy đều là "hoa dung liễu yêu", khuôn mặt xinh đẹp không ai sánh bằng, y phục của 7 cô con gái đều được trang trí bằng những chuỗi ngọc vàng bạc rất trang nghiêm (cũng có nghĩa là họ đều ăn mặc rất trang trọng và vô cùng xinh đẹp. Trang nghiêm nghĩa là gì? Quần áo họ mặc rất trang trọng, nên trông rất đẹp). Vị Bà la môn vô cùng tự hào về 7 cô con gái của mình. Có người nói với ông: "Này vị Bà-la-môn, hãy để con gái ông trang điểm rồi sau đó đi ra đường, nếu ai cũng khen con gái ông đẹp, tôi sẽ cho ông năm trăm lượng vàng; nếu có ai phê bình con gái ông không đẹp, thì ông sẽ cho tôi lại năm trăm lượng vàng." Vị Bà-la-môn rất tự tin vào sắc đẹp của con gái mình. Ông cảm thấy việc đánh cược này rất có lợi cho mình nên đã nói với 7 cô con gái rằng: "Các con, hãy trang điểm nhiều vào cho ta, và chúng ta cùng ra đường đi dạo nhé." Kết quả là trong 90 ngày, ông đưa 7 cô con gái này đi du lịch khắp đất nước, và ai cũng khen ngợi vẻ đẹp của con gái ông. Vị Bà-la-môn không vì thế mà hài lòng, sau khi nhận được năm trăm lượng vàng, nghe tin có một vị Phật tổ (khi đó Đức Phật ở xứ khác), liền dẫn 7 cô con gái về Tinh Xá Kì Viên, mong Đức Phật khen ngợi con ông, để nâng giá trị 7 cô con gái của ông lên.
Khi nhìn thấy Đức Phật, ông thưa với Đức Phật: "Thưa Đức Phật, Ngài đã du hành khắp các nước, Ngài có bao giờ thấy cô nàng nào xinh đẹp như vậy không?" Ông nghĩ rằng Đức Phật nhất định sẽ khen ngợi, nhưng đâu ngờ rằng Đức Phật lại nói: "Bảy cô gái này, ngoại hình không có gì để nói là xinh đẹp cả." Vị Bà-la-môn rất không vui: "Trong nước Câu Lưu không ai nói con gái tôi xấu. Khi tôi đến nước Xá Vệ, tại sao Ngài lại cho là con gái tôi xấu chăng?" Đức Phật đáp: "Con người trên thế gian đều đánh giá vẻ đẹp của khuôn mặt là trên hết, nhưng ta nghĩ vẻ đẹp thực sự là khi thân không tham lam, miệng không nói lời ác và ý không khởi tà niệm, đây mới là vẻ đẹp đích thực." Vị Bà-la-môn lúc này không nói nên lời.
Sau khi kể câu chuyện này, sư phụ muốn nói với mọi người rằng từ góc độ tâm lý học, sự hiểu biết của con người chúng ta về sự vật và sự hiểu biết tinh thần về vật chất có hai khía cạnh thâm nhập, hạn chế lẫn nhau và hàm ý lẫn nhau, đó là sự hiểu biết về các thực thể. Khi chúng ta nhìn vào một thứ gì đó, vật thật mà chúng ta nhìn thấy bằng mắt, sự hiểu biết về thực thể và sự hiểu biết về giá trị nội tại thực sự của nó, thì đó mới thực sự là một phán đoán đúng đắn. Nếu một người bề ngoài trông có vẻ xinh đẹp, quý vị phải xem họ có tấm lòng lương thiện hay không. Trong thực hành, chúng ta học tập Phật pháp để hình thành cảm xúc chân thực và cảm xúc đạo đức. Người Phật tử chúng ta nên hiểu thế nào là vẻ đẹp chân chính: những người có thể học Phật, những người không tham, không sân, không hận là những người đẹp thật sự; những người không còn tham, sân, si, mạn, nghi là đẹp. Quá trình trân trọng cái đẹp thực chất là sự theo đuổi cái đẹp trong tâm hồn, đòi hỏi sự dung hòa giữa cái đẹp và cái thiện, đạt được sự thống nhất giữa cái đẹp và cái thiện. Bề ngoài của một sự vật không thể chứng minh được nội dung bên trong của nó.
Sự tồn tại của con người chúng ta trên thế giới này thực ra rất phức tạp, bởi vì những thứ chúng ta nhìn thấy bằng mắt rất phức tạp và lộn xộn, chúng ta không thể phân biệt được thiện ác và có nhiều thứ không phân biệt được tốt xấu. Một số vấn đề khái niệm mà cha mẹ dạy chúng ta từ nhỏ, chưa chắc đã đúng nên đôi khi chúng ta không thể phân biệt được trắng đen trên thế gian này. Thực ra, khi quý vị hiểu được bản chất bên trong của mình, và quý vị nên biết rằng bản chất thuần khiết của nội tâm quý vị sẽ không bao giờ thay đổi. Khi còn bé, chúng ta rất hiền lành, chủ động đền bù khi làm hư hỏng đồ vật của người khác, nhưng bố mẹ có thể thấy con mình làm hỏng đồ gì đó và kéo đứa con đi, khi không có ai ở xung quanh, thậm chí đứa trẻ kéo tay bố mẹ và nói: "Bố ơi, con đã làm vỡ đồ của họ và con muốn đền bù cho họ." Khi đi sâu vào bản chất của mình, thực ra không có thiện hay ác. Giống như một tờ giấy trắng, quý vị đã vẽ ra nhiều hoa văn khác nhau, dù vẽ hoa văn gì, cuối cùng quý vị chỉ cần rửa nó bằng loại mực dễ phai, thì nó sẽ giống như tranh sơn dầu, hoa văn có thể được rửa sạch và độ trắng ban đầu của nó sẽ được khôi phục trở lại. Bản chất của mỗi người đều trong sáng, đó là lý do tại sao chúng ta nên học hỏi những nguyên lý của Phật giáo. Bổn tánh chúng ta đều là thiện, chỉ có thể hiểu Phật tánh bằng tự tánh của mình, nếu không sẽ bị ngũ dục lục trần làm ô nhiễm và sẽ không bao giờ tìm được Phật tánh - chân tánh thanh tịnh của bổn tánh.
Vì vậy, sư phụ muốn mọi người "thức tâm diệc nhiên" - nhận biết được tâm mình là như vậy. Chúng ta phải dùng nước trí tuệ để rửa sạch bụi bẩn trong lòng và rửa sạch những vết nhơ trong lòng chúng ta trong quá khứ. Nội tâm chúng ta thanh tịnh trong sáng, đây chính là vì sao cần học Phật - để khôi phục lại bản chất chân thật mà chúng ta vốn có. Đức Phật đã nói với tất cả chúng sinh cách đây 2500 năm: Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh. Chỉ bằng cách tu dưỡng Phật tánh của chính mình, tu dưỡng Phật tánh thuần khiết và thiện lành nhất trong bổn tánh của chúng ta, thì chúng ta mới có thể tìm được ngôi nhà thực sự của mình và mới hiểu được ý nghĩa thực sự của Phật pháp.
Được rồi, hôm nay bài giảng về "Bạch Thoại Phật Pháp" với đại chúng đến đây tạm dừng, chúng tôi sẽ tiếp tục thuyết giảng với đại chúng vào lần phát sóng tiếp theo. Cảm ơn đại chúng.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com