Tập 42 TAM GIỚI DUY TÂM, VẠN PHÁP DUY THỨC 15/04/2020
⭐ BẠCH THOẠI PHẬT PHÁP ⭐ TẬP 42
🌈Bạch Thoại Phật Pháp là cách Đài trưởng Lư sử dụng ngôn ngữ của cuộc sống để giảng giải Phật pháp uyên thâm
🔹Giải thích triết lý của nhân sinh từ việc sử dụng các ví dụ đơn giản trong cuộc sống hàng ngày
🔹Trong Bạch Thoại Phật Pháp lĩnh hội được các lý luận Phật học ở mức độ cao huyền bí
🔹Khởi dậy Phật tính của tất cả chúng sinh và sửa đổi số phận của chúng ta
☘️Mời quý vị đón đọc Bạch Thoại Phật Pháp của Đài trưởng Lư
🙏Lời cầu nguyện trước khi đọc Bạch Thoại Phật Pháp:
"Cảm tạ Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát. Xin gia trì cho đệ tử __(họ tên) để con đọc và hiểu được nội dung của Bạch Thoại Phật Pháp, để năng lượng của Bạch Thoại Phật Pháp gia trì bổn tánh của con, phù hộ cho con khai sáng trí tuệ, tiêu trừ nghiệp chướng, mọi điều kiết tường. Cảm tạ Bồ Tát".
---------------
Tập 42
TAM GIỚI DUY TÂM, VẠN PHÁP DUY THỨC
15/04/2020
Người có đại trí tuệ có thể hiểu được tâm của mình và tâm của người khác, có thể cứu độ được tất cả chúng sinh. Họ biết mình đang nói gì và họ cũng biết người khác nghĩ gì, đây gọi là "đại trí tuệ".
Bồ Tát hiểu rằng tam giới đều do tâm và vạn pháp đều do thức. Bất kể học pháp nào hay làm việc gì, trên thực tế đều là ý thức đang hoạt động. Nếu quý vị nghĩ việc này có thể làm được, thì quý vị hãy làm nó; nếu quý vị nghĩ "Tôi muốn học Phật, tôi có thể vận dụng học Phật để thay đổi thể trạng của mình", nếu ý thức này đã ở trong tâm quý vị, vậy thì quý vị nên cố gắng làm. Vạn pháp đều dựa trên ý thức, vì vậy đừng nhầm lẫn bởi một số thứ vật chất. Trong cuộc đời của nhiều người, cái này tốt thì vứt cái kia, cái kia tốt thì sau một thời gian họ vứt cái này đi. Con người là thế đấy "Tâm viên ý mã" (sớm nắng chiều mưa) tâm con người giống như loài vượn (vượn chính là khỉ). Quý vị thấy đấy, loài khỉ đều là những nhà leo núi, chúng leo từ cây này sang cây kia, luôn lấy cái này, ném cái kia, lấy cái kia, ném cái nọ. Vì thế Bồ Tát khuyên chúng ta đừng bị vật chất ở thế gian làm mê hoặc và đừng bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh. Hoàn cảnh thay đổi, quý vị cũng thay đổi theo, mọi người đều như vậy và quý vị cũng như vậy, thì quý vị hoàn toàn đã bị hoàn cảnh kiểm soát.
Một người cho dù đối với vấn đề gì đi chăng nữa thì nên hiểu rằng "Bồ Tát xúc vật tư chiếu" Nghĩa là, khi Bồ Tát chạm vào vạn vật, thì có thể chiếu kiến ngay ngũ uẩn giai không của Ngài, và có thể hiểu ngay vấn đề này. "Thanh Văn phạ cảnh muội tâm", cũng có nghĩa là người có căn trí tương đối nhỏ trong Thanh Văn Thừa, họ không biết rằng tâm và Pháp đều trống rỗng. Thực ra tâm cuối cùng cũng là trống rỗng, và pháp cuối cùng cũng là trống rỗng, nên cả tâm và pháp đều trống rỗng.
Sư phụ sẽ giảng kỹ hơn với mọi người về vấn đề này. Tâm, quý vị hãy nghĩ xem, cho đến thời điểm hiện tại, từ nhỏ quý vị đã nghĩ đến bao nhiêu điều, bao nhiêu điều quý vị đã nghĩ đến đều là hư không, đều là rỗng tuếch, đều là vọng tưởng. Khi còn nhỏ, chúng ta đã nghĩ đến nhiều điều, "Khi lớn lên, tôi muốn trở thành v.v.." - dù có nghĩ đến bao nhiêu đi chăng nữa thì tất cả chỉ là ảo tưởng. Khi còn nhỏ, dù chúng ta có bao nhiêu vật chất đi chăng nữa, "Nếu tôi có được tấm bằng khen này thì tốt quá, nếu tôi có được tấm bằng khen kia thì tốt quá", tất cả đều trống rỗng. Vì vậy, tâm cảnh - tức là tâm và hoàn cảnh, thực ra luôn đối lập nhau. Bởi vì dù trong tâm quý vị đang nghĩ gì, thì hoàn cảnh không nhất thiết sẽ thuận theo quý vị, vì vậy tâm cảnh sẽ đối lập. Quý vị muốn cầu mong gì, nó cũng không thuận theo quý vị, quý vị muốn làm gì, nó cũng không thể hiểu được quý vị. Ngay cả khi quý vị tiếp xúc với một người và muốn thuyết phục họ, thì chính họ vẫn không hiểu được quý vị.
Đối với hoàn cảnh bên ngoài, làm thế nào chúng ta có thể kiềm chế được nỗi sợ hãi, nỗi lo lắng, niềm vui của bản thân do những mâu thuẫn mà tâm cảnh gây ra đây? Chúng ta sẽ cảm thấy phẫn nộ với những người không hiểu mình, và đôi khi chúng ta sẽ phát sinh tâm ngu muội. Bởi vì chúng ta nghĩ rằng "điều này là không thể và đây là điều không thể làm tốt được", cho nên chúng ta không thể tìm ra những điểm mấu chốt về cách cứu độ chúng sinh, bởi vì cảnh vật chung quanh và tâm của chúng ta đã trở nên đối lập nhau.
Vì vậy, chân không có nghĩa là sự trống rỗng của cả tâm lẫn pháp, cả tâm lẫn cảnh, quý vị phải thực sự buông bỏ mọi thứ. Đạo Phật dạy chúng ta rằng "Ngộ giả nhật dụng vô sinh, mê nhân hiện tiền cách Phật", nghĩa là người giác ngộ mỗi ngày đều có trí tuệ, còn "Nhật dụng vô sinh" nghĩa là người đó sống với trí tuệ mỗi ngày, và sẽ không phát sinh phiền não; Người không có trí tuệ sẽ bị phiền não bao vây mỗi ngày. Ý nghĩa của "Mê nhân hiện tiền cách Phật" là gì? Người mê muội cũng không thể nhìn thấy Bồ Tát khi họ ở trước mặt Bồ Tát. Nghĩa là cho dù Phật pháp ở trước mặt, họ cũng không biết đây là Phật pháp, giống như tách ra khỏi Phật. Nhiều người rõ ràng đã tìm được một pháp môn tốt như vậy và đã tìm được Phật pháp tốt như vậy, nhưng họ lại không nổ lực tu tập thì họ sẽ xa rời Phật pháp.
Hãy hiểu rằng vạn pháp đều là trống rỗng, hết thảy đều là sự biến hóa hiện tiền của Phật tánh, khi quý vị biết được điều này, thì tâm của quý vị sẽ vô quái ngại, và chỉ khi đó tâm quý vị mới thoát khỏi được những mê ngộ và sự tồn đọng của sự vật trong tâm mình, có như thế tâm của quý vị sẽ dần dần vô tứ tướng. Nếu quý vị có thể rời xa được tứ tướng ấy thì quý vị sẽ xa lìa được những cản trở và vướng ngại, mới thấy được chân Phật - Phật trong bản chất bên trong của quý vị, mới từ từ hiển hiện trong sự tu tập của mình, và chỉ khi đó quý vị mới có thể dùng trái tim con người của mình để tu đạt được cảnh giới giống như Phật, đó là "sự hợp nhất giữa tâm và Phật" thường được nói đến trong giới Phật giáo.
Hôm nay thầy sẽ giảng sâu hơn một chút, vì Phật pháp cần được ứng dụng trong đời sống hằng ngày, nếu dùng Phật pháp để giải quyết những phiền muộn trong lòng thì quý vị sẽ bắt đầu nhập vào trong trí tuệ Bát nhã. Nếu học Phật lâu ngày mà ngày ngày vẫn mê hoặc điên đảo, không thể suy nghĩ sáng suốt, buồn bã vì không biết được chân tướng thì đã xa rời trí tuệ Bát nhã.
Trong Phật giáo có thiền định, cần phải nhập vào thiền định mà tâm không bị xao lãng. Vậy thiền định là gì? Là tập trung suy nghĩ vào một điểm nào đó nhất định. Mọi người thấy đấy, khi ăn cơm sư phụ rất vui vẻ, làm một việc gì đó, sư phụ cũng rất vui vẻ, lúc đó sư phụ có thể quên đi việc khác. Nhưng hiện tại mọi người tu tâm, khi tụng kinh thì nghĩ đến ăn ngủ, khi ngủ thì nghĩ rằng hôm nay mình chưa tụng kinh, tâm luôn xao lãng. Một hành giả thực sự giải thoát phải hiểu và giác thức - tức là giác ngộ và thức tỉnh. Bồ Tát cho rằng nhiều tư tưởng ở cõi người của chúng ta là đang "ngủ" - có nghĩa là không giác ngộ, không thức tỉnh. Sư phụ từng nói với mọi người rằng: Sư phụ giống như một chiếc đồng hồ báo thức, đánh thức các con dậy sớm mỗi ngày và yêu cầu các con tụng kinh cho tốt, đánh thức Phật tánh trong tâm các con, mong rằng các con sẽ ngày càng từ bi hơn và có khả năng suy nghĩ cho người khác nhiều hơn. Đừng suốt ngày ở trong vòng vây nhỏ bé của mình không thể giải thoát được và đều nghĩ về việc của bản thân, có như thế các con mới có thể tăng cường khả năng thiền định.
Làm thế nào chúng ta có thể thiền định? Để tập trung vào sự thống nhất tinh thần mà không bị xao lãng, cần dựa vào một hình thức thiền định tâm. Loại thiền định tâm này xuất hiện như thế nào trong Thiền tông? Trước hết chúng ta phải diệt trừ vọng niệm, cũng có nghĩa là chúng ta phải tập trung sức mạnh vào trái tim mình. "Hôm nay tôi sẽ bắt đầu tụng kinh, tôi sẽ bắt đầu thiền định, tôi sẽ quên đi tất cả những tạp niệm khác, loại bỏ chúng và sau đó tập trung tâm lực của tôi." Bởi vì trong tâm có sức mạnh, khi quý vị phát ra nguyện lực, hoặc khi phát ra một loại tâm lực, lúc đó tâm thức sẽ chuyển hóa thành một loại sức mạnh (tâm thức tức là ý thức trong tâm). Lấy một ví dụ đơn giản, có chuyện gì đó đã xảy ra với gia đình quý vị, và trong tâm quý vị nghĩ: "Hôm nay con cầu xin Bồ Tát ban phước cho con. Con sẽ dùng hết tâm lực để cầu xin Bồ Tát, và Bồ Tát nhất định sẽ gia trì cho mình thôi". Khi quý vị tập trung tâm lực cầu xin Bồ Tát với ý niệm rất tập trung, thì ý thức trong tâm của quý vị nghĩ rằng: "Chư Phật và Bồ Tát nhất định sẽ cứu độ những người trong gia đình chúng ta". Lúc này, tâm của quý vị sẽ sinh ra một loại sức mạnh to lớn, để quý vị có thể thoát khỏi những phiền não trên thế gian, và một loại thánh quả sẽ sinh ra trong tâm quý vị. Nhiều người ngồi thiền nói rằng: "Tôi thiền tu và thiền định", nhưng họ không có sức lực hay năng lực, thì ngồi đó chỉ có thể ngủ gật và đã "nhập định" - cái mà họ nhập vào gọi là "hôn mê đại định". Khi vừa ngồi xuống là muốn ngủ, nhiều người khi vừa tụng kinh là muốn ngủ. Tất nhiên có người hỏi: "Thưa Thầy, khi con vừa tụng kinh là đã ngủ rồi, vậy có tốt không?" Đài trưởng nói: "Còn hơn là có tạp niệm phân phi trong đầu." Nhưng nếu quý vị có thể chuyên tâm chăm chỉ niệm kinh, thì sức mạnh và tâm lực của quý vị sẽ không bị phân tán. Nếu quý vị tập trung tâm trí và có thể hoàn toàn giải thoát bản thân khỏi những phiền não của thế gian, nó sẽ khơi dậy đại năng và trí tuệ bên trong. Nếu một người tập trung tâm lực và ngồi đó cầu xin một sự việc, năng lượng của người đó là vô hạn, đó là loại trí tuệ và khối năng lượng to lớn - năng lượng tích cực, toàn bộ đều sẽ xuất hiện. Theo thuật ngữ hiện đại mà nói, đó là "sự tập trung". Mọi người thử nghĩ xem, một người chỉ tập trung vào một việc thì có thể thành công hay không? Nếu một người không tập trung vào vấn đề này thì không thể thành công. Vì vậy, việc tiêu trừ được vọng niệm phụ thuộc vào sự tập trung và khả năng tỉnh thức của chính mình. Theo định nghĩa của Phật giáo, nếu có thể tiêu trừ được vọng niệm, có khả năng tiêu trừ được vọng niệm và có thể giác tỉnh thì quý vị chính là "Định giác chi" theo định nghĩa của Phật giáo. Chỉ khi nào con người có thể định lại được thì họ mới có được giác ngộ, chỉ khi nào họ có thể thiền định, thiền toạ thì họ mới có được định lực và trí tuệ.
Là một người học Phật, muốn trở thành một người giải thoát, phải học cách giác tỉnh và tăng cường khả năng chịu đựng bên trong trước những kích động bên ngoài. Bởi vì mỗi ngày nội tâm của chúng ta bị kích động bởi ngoại duyên, hôm nay tình cảm của chúng ta bị tổn thương, hôm nay lời nói của chúng ta bị tổn thương, và hôm nay một hành vi của người khác kích động nội tâm của chúng ta, khiến chúng ta đau khổ không chịu đựng nổi và phiền não. Điều được phản ánh là một loại mất tập trung và mất tâm thức do vọng niệm khởi khắp mọi nơi. "Anh ta hận mình như vậy, mình phải làm sao? Mình nên đánh trả? Mình nên đối đầu trực diện hay gây sự sau lưng anh ta?" Lúc này tâm trí của quý vị sẽ tán loạn, thì sẽ khởi lên đau khổ, hơn nữa trong suy nghĩ sẽ muốn trả thù, muốn làm điều gì đó, miễn là nó trở thành trọng tâm trong ý thức của quý vị, quý vị sẽ nhanh chóng mất đi lý trí vì sợ hãi.
Vì vậy, chúng ta phải hiểu lời Bồ Tát đã dạy: "Chư hành vô thường". Cho dù chúng ta làm gì đi chăng nữa, chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, tứ đại giai không. Hôm nay suy nghĩ cả buổi nhưng không làm được, vậy thì sự việc này có nghĩ đến cũng vô ích, tại sao quý vị lại nghĩ đến nó làm gì? Nghĩ đến thì chỉ thêm rắc rối và trở ngại cho trường ý thức thứ tám của quý vị mà thôi. Hôm nay làm như vậy, sau này sẽ có quả báo, sau đó quý vị lại sợ hãi, sau khi sợ hãi, cuối cùng sẽ không có gì. Tại sao vậy? Quý vị bị người khác trả báo, oan oan tương báo, cuối cùng đã kết thúc, hoặc để người khác trả thù quý vị hoặc quý vị trả thù người khác như một cách giải thoát.. Sự giải thoát này là hư ảo. Đó là một loại hạnh phúc nhất thời, giống như "Tôi đã đánh bại hắn", nhưng thực ra đó là một loại phiền não của con người, hoàn cảnh lúc đó cho phép quý vị có được một loại an ủi nội tâm tạm thời.
Mọi vật chất trên thế gian, dù là hiện tượng vật chất hay hiện tượng tinh thần, mọi phương pháp mà quý vị sử dụng, trong hiện tượng vật chất, Phật giáo gọi chúng là "sắc pháp"; nếu trong hiện tượng tinh thần, quý vị hận người khác, tranh đấu với người khác, thực ra đây chính là "tâm pháp" - đều không thể giữ lại. Ý niệm của quý vị sẽ không được giữ lại, và sự tranh chấp của quý vị với người khác cũng sẽ qua đi. Dù người khác tốt với quý vị hay không tốt với quý vị, đều sẽ đánh mất nó, bởi vì khi thời gian trôi qua, mọi thứ không phải là vĩnh viễn hay thường trụ, bởi vì mọi hiện tượng sách pháp và tâm pháp vốn là trống rỗng, chúng đều rỗng tuếch. Những gì quý vị nghĩ trong đầu đều trống rỗng, những gì được làm về mặt vật chất cuối cùng cũng đều trống rỗng, nên gọi là "tứ đại giai không". Vì vậy, Bồ Tát dạy chúng ta rằng "Chư pháp vô ngã, chư hành vô thường." Mọi người phải hiểu rõ những đạo lý này và đừng bám chấp vào nhiều thứ giả dối trên thế gian mà ngay từ đầu quý vị không thể có được và là những thứ hư vọng. Ngay cả khi ai đó làm tổn thương quý vị, nếu quý vị trả thù họ, sẽ chỉ tự gây thêm đau khổ và khó khăn cho chính mình, khiến quý vị ở trong thế giới phàm trần, chìm đắm trong những phiền não nóng bỏng và làm tổn thương trái tim quý vị hết lần này đến lần khác. Chúng ta phải hiểu rõ những vật chất hư vọng không thực tế, tức là đối với những gì đã xảy ra, chúng ta không nên có bất kỳ động thái nào để nhớ lại, khó xả bỏ, sân hận, ghen tị hoặc không thể buông bỏ . Bồ Tát cho phép chúng ta được giải thoát, tại sao chúng ta lại lo lắng về những điều chưa xảy ra, khiến bản thân phải gặp nhiều phiền toái, rắc rối và phiền muộn?
Sau khi học Phật, chúng ta phải sử dụng trí tuệ của chính mình - trí tuệ của thức thứ chín trong bổn tánh của chúng ta - để cải thiện những điều có thể cải thiện được. Vấn đề này vẫn có thể được cải thiện, vì vậy chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để cải thiện nó. Đối với những điều không thể cải thiện được và đã xảy ra, chúng ta phải học cách dũng cảm đối mặt với nó bằng thiền định và định trụ bản thân, "Chuyện đã xảy ra, chuyện đã như vậy rồi, tôi không muốn nghĩ đến nó nữa, và tôi không muốn tự tạo thêm rắc rối cho mình về vấn đề này. Người hiện đại "Duy nhân tự triệu", nếu ai đó mắng quý vị một câu, về nhà nghĩ không thông. Họ mắng quý vị một câu, khi về nhà quý vị có thể nghĩ về điều đó hàng trăm lần và tự làm tổn thương mình cả trăm lần. Điều này chính là ngu si.
Bồ Tát khuyên chúng ta hãy bình tĩnh và chấp nhận một số thực tế, không có chút hỷ nộ ai lạc hay phấn khích nào về bất cứ điều gì trên thế gian, đừng hành động hay có suy nghĩ hào hứng về bất cứ điều gì, và giữ thái độ như như bất động trước bất kỳ sự kích thích nào do thế giới bên ngoài mang đến cho chúng ta, để chúng ta không tự chuốc thêm rắc rối cho mình. Mọi người phải ghi nhớ, vì tất cả những điều này rồi sẽ trôi qua, những phiền muộn sẽ trôi qua, pháp hỷ cũng sẽ trôi qua, ai vướng vào những niềm vui và phiền não ở thế gian thì họ sẽ chỉ không còn hy vọng giải thoát mà còn tăng thêm nỗi đau cho chính mình ở nhân gian hơn nữa.
Vì vậy, chúng ta phải đối mặt với ngoại duyên (kích động bên ngoài), bản thân sử dụng thiền định cho tốt, tránh khởi đau khổ, phản ứng chậm rãi chứ không nhanh chóng. Đối với bất cứ điều gì, đừng để khi người ta mắng mình liền mắng trả lại ngay; ai đối xử tốt với mình liền đáp trả ngay; ai đối xử với mình thế nào liền lập tức đối xử như thế đó - không nên như vậy, quý vị phải như như bất động, vì những điều này rồi cũng sẽ qua nhanh thôi. Chỉ cần quý vị suy nghĩ cách thực hiện trong từng bước ra sao, thì quý vị sẽ nảy sinh ra trí tuệ, điều này được gọi là "Hành xả giác chi" trong giới Phật giáo.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com