Chào các bạn! Truyen4U chính thức đã quay trở lại rồi đây!^^. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền Truyen4U.Com này nhé! Mãi yêu... ♥

CHƯƠNG 33 : ĐỔNG TRÁC CHẾT TRƯỜNG AN LOẠN, ĐIÊU THUYỀN LƯU LẠC






   Vốn Lã Bố xin nghỉ bệnh để tránh mặt đã được nửa tháng, nhưng lại vì hồi kia cố sự Đổng Trác đòi lại Xích Thố mà lòng càng thêm bất an. Có mặt tại triều lần này liền bất chấp thái độ chất vấn Đổng Trác trước mặt các đại thần. Cũng vì lẽ đó, việc hội triều liền là đất của hai nghĩa tử bọn hắn tranh nhau diễn. Mãi đến khi vãn triều, không những vua thần biện pháp vẹn toàn giải quyết chư hầu phương xa không có mà còn cái kia hai cha con Lữ Bố chút nghĩa tình xót lại cũng muốn tiêu tan.

   Đêm đó, sau khi Đổng Trác ghé qua Phượng Nghi cung nhìn qua Tử Kỳ một cái rồi thả đi, thì liền bị Lý Nho kéo vào sau lương đình hỏi chuyện trên triều kia.

    Lại là sau khi nghe hết chuyện mới cả kinh, hết lòng lay động Đổng Trác thay đổi ý định, muốn y trước trả lại Xích Thố, sau lại dùng lời ngon ngọt dỗ dành Đổng thừa tướng của hắn vì đại cuộc lâu dài mà suy nghĩ.

   "Sớm mai hãy gọi y vào, ban vàng lụa, dùng lời ngọt ngào an ủi y, Lữ Bố là kẻ thích vật ngoài thân lại còn là nước cờ hữu dụng, vận kế này thì sẽ không có việc gì xảy ra nữa".

   Trác chấp tay sau lưng nghĩ ngợi một lát liền nghe lấy làm đúng, hôm sau cho gọi Lã Bố vào nhà trong, đổi giọng giải thích, bảo rằng

  "Hôm qua ở triều trong cơn đau yếu, tinh thần hoảng hốt, ta có nói mấy câu, nhà ngươi đừng để bụng, còn kia Xích Thố chỉ là mượn lại của ngươi vài ngày sau sẽ trả, của ta tiểu thiếp Điêu Thuyền còn đang trông giữ nó cẩn thận, đảm bảo nó ở đó được ăn no tốt béo sẽ không mất cọng lông đi"

  Nói rồi, sai đưa cho Lã Bố mười cân vàng và hai mươi tấm gấm.

 

   Bố trước lúc đó trong lòng đã có điểm không chắc xong cũng lạy tạ rồi về, nhưng từ lúc ấy tuy đứng hầu ở bên Đổng Trác, mà ruột gan lúc nào cũng vơ vẩn chung quanh Điêu Thuyền, nghĩ thừa lúc đến hỏi cho ra lẽ.

  Việc kéo dài sau đó hơn tháng, khi Trác vào triều bàn việc, Lã Bố vẫn cầm kích đi theo hầu, còn Xích Thố của y thì không có mảy may ý định trở về.

  Một buổi, Trác đang ngồi bàn tiệc với vua Hiến đế, Bố liền tranh thủ vác kích lẻn ra cửa sau, lên ngựa chạy đến tướng phủ, buộc ngựa ở cửa phủ rồi cầm kích vào thẳng hậu đường để tìm Điêu Thuyền.

  Điêu Thuyền của bấy giờ trang sức lộng lẫy, điểm son phấn nồng đậm, mí mắt cũng được vẽ thật khéo, nét đuôi kéo dài lên thái dương khiến nét đẹp của nàng như trở nên có phần ma mị lẫn yêu dã trông thấy.

   Thấy Lã Bố xuất hiện ở cung mình,  Điêu Thuyền đã là không lấy đến điểm ngạc nhiên, nhẹ nhàng vén lên rèm che hướng y nhấc lên ngón tay sau đó từ tốn nói nhỏ.

   "Hãy ra vườn sau bên đình Phượng Nghi đợi thiếp, thiếp sẽ đến đó ngay".

  Lữ Bố răm rắp nghe theo gật đầu một cái xong liền vác kích đi trước, đứng bên bao lơn ở dưới đình chờ một hồi lâu, thấy Điêu Thuyền rẽ hoa gạt liễu đi đến, chẳng khác gì tiên trên cung trăng, xinh đẹp khiến y nhìn đến mê mẫn, tầm mắt trắng trợn ngắm nghía không biết bao nhiêu là đủ.

  Hai người đứng trong lương đình tình chàng ý thiếp nói chuyện một lúc, sau đó Lữ Bố mới tự cho là khôn khéo ý tứ nhắc về việc của Xích Thố với nàng.

   Điêu Thuyền nghe ra ý trong lời y, âm thầm nén xuống mỉa mai cười sau mới lấy đến bộ dáng sụt sùi khóc, kể lể bằng giọng mũi bất giác đã khiến người người nghe tới phải xuất đến tiếc thương thay.

  "Lã ôn hầu chớ hồ nghi thiếp, tiện thiếp tuy không phải Vương tư đồ sinh ra, nhưng tư đồ coi thiếp như con đẻ. Từ khi gặp tướng quân, được nhận cho làm kẻ nâng khăn sửa túi thiếp đã lấy làm mãn nguyện rồi. Ngờ đâu thái sư đem lòng bất lương, làm ô nhục thiếp, thiếp giận không chết ngay được, chỉ vì chưa gặp được tướng quân để từ giã lần cuối cùng, cho nên còn nhịn nhục sống đến bây giờ. Nay may được gặp nhau, dù phải lén lút nơi tránh nơi né nhưng thế đã là hả nỗi lòng rồi. Nói tới Xích Thố, ngài cũng biết thân nữ nhi chân yếu tay mềm như ta làm sao có thể thu phục nó, đây rõ là kế sách của Lý Nho cùng Đổng Trác bày ra để tiêu trừ dị kỷ chàng, thiếp biết tấm thân đã nhơ nhuốc này không xứng đáng thờ người anh hùng, chắc hẳn chàng cũng biết trước việc đó... Có đúng không?. Chi bằng nếu đã vậy, ta sẽ lấy cái chết ở trước mặt chàng để tỏ rõ lòng mình, để rửa sạch nỗi oan khuất của kẻ lụy tình này!".

  Điêu Thuyền nói xong liền dứt khoát tay vịn bao lơn, mắt nhìn thẳng hướng ao sen, không chút chần chừ ý định muốn nhảy xuống ngay tức khắc.

  Lã Bố thấy thế liền trợn đỏ mắt hớt hải vội vàng ôm lấy Điêu Thuyền, mếu máo như hài tử khóc nói.

   "Lòng nàng ta biết đã lâu, chỉ hiềm chưa được nói với nhau đấy thôi!, nàng đừng có cái suy nghĩ dại dột ấy".

"Không được... Kiếp này tiếc nuối lớn nhất là thiếp không được làm vợ chàng, không thể giúp chàng sinh hạ hài tử khỏe mạnh còn phải ngày ngày kề bên lão già Đổng Trác, thôi... Chỉ xin hẹn để kiếp sau".

  "Nếu kiếp này không lấy được nàng, ta nào phải là người anh hùng nữa".

  Lã Bố gấp đến nước mắt nước mũi muốn tuôn trào, siết chặt vòng tay giữ lại Điêu Thuyền ý định, đầu nóng như muốn nổ tung nghĩ lời ngon ngọt hống giai nhân.

   Lại như chợt nhớ ra gì đó, Lã Bố vẻ mặt sợ hãi gấp gáp nới lỏng tay ra, toan bỏ đi cầm lên thanh kích.

   "Thôi chết.. Ta đến đây sợ tên giặc già kia lại sinh nghi, ta phải đi ngay mới được".

Điêu Thuyền lúc nhận thấy y thả tay hụt hẫng đã là dự đoán trước được, lại càng không biểu hiện gì khác, nhanh tay lôi kéo vạt áo Lã Bố lại nói những lời thừa cơ thả đá xuống giếng. Nàng có còn là Điêu Thuyền của trước đây đâu mà phải vì những kẻ này hao tâm tổn trí suy nghĩ lời nói chứ.

  "Chàng còn sợ tên giặc già ấy như thế thì thiếp này không còn mong có ngày nào được trông thấy trời và đất nữa rồi, ta xem ngày là năm, chàng không chút nào tiếc thương hay sao".

Lã Bố gót chân khựng lại.

  "Đừng vội vàng, để tôi nghĩ cách đã"

   Bộ dáng sau đó lại là quẫn bách toan định cầm lên kích đi, bất giác tà áo đã nặng trĩu lại.

  "Khi ta ở chốn buồng the đã được nghe tiếng tướng quân, lừng lẫy như sấm rót vào tai, tưởng rằng ở đời này chỉ có một người như thế chớ không có hai. Ai ngờ tướng quân lại chịu dưới quyền áp chế của người khác". Điêu Thuyền ra sức thuyết phục y, sau lại dùng kế yểu điệu thục nữ đem nước mắt chảy xuống như mưa giữ chân Lã Bố.

Lã Bố rõ là kẻ sĩ diện, nghe nàng nói vậy thẹn đỏ cả mặt, dựa kích vào một chỗ, quay lại ôm lấy Điêu Thuyền lựa lời dỗ dành an ủi. Hai người quấn quấn quýt quýt không nỡ buông nhau ra.


  Lại nói bên phía Đổng Trác lúc ở trên điện, bỗng ngoảnh lại không thấy Lã Bố trong bụng liền nghi ngay, vội vàng xin cáo từ lên xe về phủ. Thấy ngựa của Bố buộc trước cửa phủ, Trác tức tối mắng lính canh một lúc, rồi hướng vào hậu đường thì gặp A Hoa.

   "Bẩm thái sư, vừa rồi Lã tướng quân đến không nói không rằng đã đem Tiệp Dư kéo ra lương đình, hiện tại vẫn chưa thấy trở lại".

  Nghe thế, Đổng Trác khí giận ngùn ngụt chạy vào vườn sau tìm, trông xa đã thấy Lã Bố cùng Điêu Thuyền đang tình nồng ý mật ôm ấp với nhau ở bên đình Phượng Nghi, hoạ kích thì dựng ở một bên.



Trác khí giận quát to một tiếng to như gấu gầm dọa Lã Bố cả sợ, xoay trăm phương hớt hải quay đầu chạy.


Đổng Trác chạy tới vớ ngay lấy ngọn hoạ kích đuổi theo, nhưng sức Lã Bố khỏe hơn người chạy được mau còn Trác thì béo phục phịch. Nhận thấy đuổi không kịp, Trác bèn cầm kích ném theo y. Lã Bố thân thủ tốt quay sang gạt rơi xuống đất, cho đến lúc Trác nhặt kích lại đuổi thì Lã Bố đã chạy xa.

  Đuổi ra tận cửa vườn, thì xuất hiện một người xăm xăm chạy đến đâm sầm ngay vào Đổng Trác khiến hắn ngã chổng vó xuống đất.

  Người đến là Lý Nho, thấy y bị mình va thành bộ dáng vậy lòng liền sợ hãi dâng lên, lập tức sai người đưa vào trong nghỉ ngơi hỏi chuyện cùng tạ lỗi trước.

  "Không thể tha được thằng nghịch tặc ấy! Nó dám đùa bỡn ái cơ của ta. Thế nào ta cũng giết chết nó mới hả dạ". Đổng Trác lúc này nào tâm tư để ý đến Lý Nho, chỉ một lòng đay nghiến chỉ muốn xả thịt Lã Bố mà thôi

  Nho nghe Trác trong lúc giận nói lời chưa suy nghĩ bèn hết mực khuyên can, đem điển cố Trang Vương nước Sở, trong bữa tiệc “Dứt dải mũ” đã tha tội cho Tưởng Hùng đã đùa bỡn với người ái thiếp, đến sau bị binh nhà Tần làm khốn, được Tưởng Hùng cố sức liều chết cứu thoát được. Lại dẫn chứng đến Điêu Thuyền chẳng qua là một đứa con gái mà Lã Bố là một mãnh tướng tâm phúc của Trác. Ý là nói, nhân dịp này đem Điêu Thuyền cho Lã Bố, hẳn sẽ lấy lại được tín nhiệm của y, sau đó mới toàn tâm toàn ý phục vụ cho Đổng Trác được.

   Đổng Trác tuy có ham mê tửu sắc nhưng cũng là kẻ biết nghĩ và nhiều mưu toan, biết Nho nói có lý nhưng lại không chịu mặt mũi liền sai bảo y trở về, sau lại gọi Điêu Thuyền ra hỏi tội.

   Mọi việc đều nắm trong lòng bàn tay Điêu Thuyền lí nào chịu để Đổng Trác bắt bẻ, mắt phượng thoáng chốc đã ngấn nước, cơ thể bất giác suy nhược nhắm vào lòng Trác mà ngã vào, bộ dáng lê hoa đái vũ thưa rằng.

  "Thiếp đang ở nhà trong bỗng Lã Bố đột ngột ở đâu đến. Thiếp vội vàng toan tránh. Bố nói: “Tôi là con thái sư, việc gì phải tránh?” Rồi y cầm kích ép thiếp đến đình Phượng Nghi. Thiếp thấy y có lòng bất lương, trước sợ xâm phạm tới mình thiếp, sau lại sợ có lỗi với thái sư mới định đâm đầu xuống ao sen tự tận, nhưng lại bị y ôm chặt lấy. Đang lúc giằng co không biết sống chết thế nào, nhưng may thay trời biết người có lòng chân tình, thái sư đến lúc ấy lại cứu được tính mệnh nhỏ bé này".

Đổng Trác nghe thấy so với lời A Hoa nói đến có điểm đúng, cảm động nói không có là nói dối nhưng lại nghĩ muốn thử kế của Nho bèn nói.
  "Nếu ta đem nàng gả cho y, nàng có thuận không?".


  Điêu Thuyền bộ dáng như giật mình, lại khóc to hơn.
   "Thiếp đã được vào hầu quý nhân, nay lại đem gả cho kẻ ở, nếu thật vậy thiếp thà chết chứ không chịu được nhục này!".

Nói xong liền rời khỏi lòng Đổng Trác toan rút thanh bảo kiếm treo ở vách, ý định tự vẫn trông thấy.

  Không nghĩ đến Điêu Thuyền phản ứng dữ dội như vậy Trác hớt hải vội vàng giằng lấy thanh gươm và ôm chặt lấy Điêu Thuyền nói chỉ là đùa cốt để trước mắt ngăn được nàng lại.


  Điêu Thuyền lần nữa nằm ngả vào lòng Trác, bưng mặt thủ thỉ oán trách.

   "Đây hẳn là mẹo của Lý Nho, Nho với Bố vốn là bạn thân với nhau nên y mới bày ra mẹo này, không kể gì đến thể diện của thái sư và tính mệnh của tiện thiếp, nếu thiếp trong tay có quyền khuynh triều dã như thái sư đây, không đem bọn y rửa huyết tam tộc mới thật là hổ thẹn".

Đổng Trác bị nàng thuyết phục tin sái cổ, nói vài câu ân ái không nỡ bỏ nàng lại nghe Điêu Thuyền thúc giục liền quyết định về My Ổ cùng an hưởng sung túc một chuyến, tránh cho nàng nghỉ ngợi lo toan nhiều về việc của Lã Bố nữa.


Ngay hôm sau lúc Lý Nho vào ra mắt, ý muốn nhắc Trác đem cho Điêu Thuyền đi, y từ đầu đã có linh cảm xấu về nữ nhân này, đây hẳn là cái bẫy đầy mật khiến chủ tử của hắn chết vẫn cam sa đọa.

  "Hôm nay tốt ngày thái sư nên đem Điêu Thuyền gả cho Lã Bố".

"Chuyện ấy ta đã nghĩ rồi, Lã Bố với ta là quan hệ cha con làm thế vốn đã không tiện. Ta tạm tha tội cho Bố, ngươi nên truyền đạt cho Bố biết ý ta và tìm lời an ủi Bố thế là được rồi!".

Nghe Trác một câu như thế Lý Nho trong lòng rớt xuống một chữ toang, cao giọng nói như chất vấn.
  "Thái sư đừng dễ mê hoặc vì một người đàn bà".

Trác nghe ý y chất vấn mình giận đổi sắc mặt mắng thẳng. Sau đó ra ngoài lên xe ngựa cùng Điêu Thuyền dự hướng My ổ địa phương mà đến.

  " Thế thì vợ ngươi ngươi có đem cho hắn không?. Việc Điêu Thuyền cấm không được động đến nữa, còn nói ta sẽ chém đầu ba họ răn đe".


Lý Nho đuổi ra tận cửa đứng như trời trồng nhìn theo, đến lúc cỗ ngựa quý của Trác đi xa mới dám ngẩng mặt lên trời than trách

" Lũ chúng ta chết cả về tay người đàn bà!".

Tư đồ khéo mượn khách má đào

Chẳng dùng gươm giáo, chẳng dùng dao

Hổ Lao ba trận hoài bao sức

Phượng Nghi chiến thắng ấy lạ sao!



Ngay hôm ấy Đổng Trác hạ lệnh về My Ổ, trừ Lý Nho trăm quan đều tống tiễn. Điêu Thuyền ngồi trên xe, xa đã trông thấy Lã Bố đứng ở trong đám đông người mắt nhìn vào trong xe, chính xác là dõi hướng theo nàng.


  Thuyền lại không chút cảm xúc giả cách che mặt làm ra dáng đau khóc bi thảm.

  Lã Bố còn cầm cương ngựa đứng trên gò đất, nhìn đám bụi mù mịt than tiếc bực dọc, lòng âm ỉ đau như cắt. Chợt nghe sau lưng có tiếng người đến, nhìn ra là Vương tư đồ Vương Doãn
 
Thuận theo ý Vương Doãn mà như người không có hồn phách lững thững đi, đến lúc nhìn ra mới thấy đã ở phủ chính nhà họ Vương.

Hai người nói chuyện một lúc, uống vào vài ba chén Lã Bố mới uất ức tố khổ với Doãn mọi sự.

  "Thái sư làm nhục con gái tôi, cướp vợ tướng quân. Thiên hạ người ta sẽ chê cười cho, nhưng người ta không chê cười thái sư đâu mà người ta chỉ chê cười tướng quân và tôi thôi. Tôi già yếu chẳng kể làm gì, chỉ tiếc thay tướng quân là bậc anh hùng tiếng tăm lừng lẫy một đời, mà phải chịu cái nhục này".

  Lã Bố nghe nói, cơn giận bốc lên bừng bừng, nắm tay đấm xuống bàn kêu một tiếng thật to, bàn thức ăn gãy thành hai nửa đồ ăn đổ đầy ra thềm.

" Ta thề sẽ giết chết tên giặc già ấy để rửa nhục".

Biết Lã Bố sớm muộn cũng vào tròng, Doãn trước giả vờ can ngăn cùng lúc càng ra sức tâng bốc y hơn.

  
Lã Bố uống vào mới dăm ba chén nhưng là cơn giận làm mụ mị đầu óc, dù vậy vẫn biết suy nghĩ đến cái gọi là thiên hạ. Dẫu sao, y cũng được xem là người trọng mặt mũi.
  " Đại nhân biết đấy, ta muốn giết tên giặc ấy nhưng ngại rằng còn vướng tình phụ tử, sợ người sau liệu có chê cười chăng?".


Doãn tủm tỉm cười đáp lại y.

   "Tướng quân họ Lã, mà thái sư thì họ Đổng. Thử hỏi lúc thái sư cầm kích lao tướng quân ở đình Phượng Nghi, liệu còn có tình cha con không?"

Bố vỗ tay hăng hái đứng lên nói rằng

  "Nếu tư đồ không dạy ta câu ấy, suýt nữa ta lầm to".

Ngay trong đêm ấy, Doãn cùng Lý Túc và một số quan viên khác bày mưu tính kế khiến Đổng Trác chuyến này một đi không có ngày trở lại. Nhờ Túc giả dụ thánh chỉ nhường ngôi cho Đổng Trác gọi người vào Trường An để sắp xếp ngày đăng cơ.

  Đổng Trác lúc nghe tin hớn hở ra mặt, gặp ai cũng nói ngày y lên làm hoàng đế sẽ khâm thử cho người này chức này người kia chức kia. Lại sai bốn tướng tâm phúc là Lý Thôi, Quách Dĩ, Trương Tế, Phàn Trù lĩnh ba nghìn quân phi hùng giữ My Ổ rồi ngay hôm ấy sắp xe kiệu vào kinh. Lên xe về Trường An, quân sĩ đi tiễn tiền hô hậu ủng Đổng Trác kín cả một con đường.

  Hôm sau khi Trác vào đến triều, các quan đều mặc áo trào đứng đón cả hai bên đường, Lý Túc tay cầm thanh bảo kiếm vịn xe Đổng Trác đẩy đi. Đến cửa Bắc Dịch, quân sĩ đều bị ngăn cả lại ở ngoài cửa, chỉ có hai mươi người được đẩy xe đi vào.

  Lúc Đổng Trác vào khỏi cửa, thấy bọn Vương Doãn, ai nấy đều cầm gươm đứng cửa điện, trong dạ lo sợ hỏi Lý Túc

"Bọn hắn cầm gươm là ý gì?".

Lý Túc không trả lời, cứ việc đẩy xe thẳng vào.

Vương Doãn bấy giờ mới thét to lên rằng

"Phản tặc đã đến đây, binh sĩ đâu?".

Hai bên hơn một trăm võ sĩ kéo ra, người cầm gươm kẻ vác đao, cùng đổ xô lại đâm Đổng Trác. Trác mặc áo giáp ở trong, giáo đâm không thủng, chỉ bị thương ở tay, ngã xuống xe, Trác mất mật hãi hùng hét lên.

"Con ta... Con ta Phụng Tiên đâu?"


  Lã Bố đứng ở đằng sau, nghe thấy tiếng gọi đến tên, bèn thét lên một tiếng rồi chạy ra

"Nay ta vâng chiếu hoàng thượng giết tên thằng giặc hại nước này".

  Nói rồi phóng một ngọn kích đâm trúng ngay cổ họng Đổng Trác.
Đổng Trác chết ngay tức khắc, mắt vẫn trợn trắng dã nhìn chòng chọc y, hẳn là không ngờ được sự việc đã đi đến nước này.

Vương Doãn sau đó nhờ Lã Bố cùng với Hoàng Phủ Tung, Lý Túc lĩnh năm vạn quân đến My Ổ bắt người nhà Đổng Trác và tịch biên gia sản.


  Lã Bố đến My Ổ, trước hết tìm Điêu Thuyền.

Lại tịch thu những của cải chứa ở trong nhà, vàng vài mươi vạn lạng, bạc vài trăm vạn lạng, vóc, nhiễu, châu báu, đồ đạc không biết bao nhiêu mà kể.

  Cùng lúc đó, có mưu sĩ Giả Hũ cùng quân của Lý Thôi ở Tây Lương nghe tin Vương Doãn hạ sát bọn người Đổng Trác. Lại nói khích dân đen ngu muội, tiếp đó nhanh chóng gầy dựng hơn mười vạn quân, chia làm bốn đường, kéo vào Trường An nói là trả thù cho Đổng công. Đi đường lại gặp con rể Đổng Trác là trung lang tướng Ngưu Phụ, đem năm nghìn quân đi báo thù cho nghĩa phụ. Lý Thôi hợp hai toán làm một, sai Phụ làm tiền khu đi trước, bốn tướng dần dần kéo đi sau.

    Vào ngày rằm tháng sau, trong triều dẹp tàn dư của Đổng Trác việc lo chưa xong đã nghe thính báo quân Tây Lương lại đến, mặt khác ỷ có Lã Bố, liền khinh địch vô cùng.


  Cuối tháng đó Lã Bố dẫn quân đến dưới núi dẹp loạn Tây Lương, Lý Thôi đem binh ra đánh, Lã Bố cậy mạnh hầm hầm xông vào trận. Lý Thôi lui chạy lên núi. Trên núi vốn từ đầu sẵn mai phục tên đá bắn xuống như mưa.
 

  Lã Bố vốn không lên được, đang không biết đánh thế nào thì chợt có người báo có quân Quách Dĩ ở đằng sau đánh lại.

Bố háu thắng vội vàng quay lại đánh, nhưng nghe thấy tiếng trống vang lên, quân Dĩ đã lui rồi. Bố vừa toan thu quân, thì một chiêng khua, quân Thôi trên núi lại đánh xuống.

Lã Bố chưa kịp đối địch, đằng sau Quách Dĩ lại tiến lên đánh. Khi Lã Bố trở lại thì Dĩ lại đánh trống rút quân về. Lã Bố tức đầy ruột, ròng rã bốn hôm. Bố muốn đánh không đánh được, muốn thôi cũng không thôi được. Đang lúc tức mình có thám mã lại báo rằng.

'Trương Tế, Phàn Trù, hai cánh quân mã kéo vào Trường An, kinh thành hiện giờ nguy cấp ở thế ngàn cân!'.


Lã Bố lo nghĩ đến Điêu Thuyền còn ở kinh thành Trường An vội vàng thu quân về. Nhưng quân Lý Thôi, Quách Dĩ nào dễ để cho y toại nguyện, nhân thế đánh dấn lại. Bố vội quá không tham đánh nữa chỉ tháo đường chạy về kinh cho nhanh, người ngựa xốn xáo tổn thất khá nhiều. Khi Lã Bố đặt chân về đến Trường An, thấy quân giặc đông nghịt, Bố đánh không được mà ruột gan thì nóng như lửa đốt, tức giận xả lên binh sĩ. Quân sĩ thấy Lã Bố hung bạo, bỏ đi theo giặc ngay trong đêm hơn phân nửa.


Cầm cự thêm được vài hôm sau, dư đảng của Đổng Trác là Lý Mông, Vương Phương ở trong thành làm nội công cho giặc, mở trộm cửa thành, bốn mặt giặc kéo ùa cả vào. Lã Bố hết sức chống cự không nổi, dẫn vài trăm quân kỵ mã đến trước cửa Thanh Toà, gọi Vương Doãn khuyên bảo

"Thế nguy cấp lắm rồi, xin tư đồ lên ngựa gọi Điêu Thuyền tháo chạy ra cửa quan trước, ta sẽ tìm kế yểm trợ hai người!".

Dằn co mãi mà tính Vương Doãn lại nhất quyết trung chuyên với nhà Hán, mặc chết ở đây không cam tháo chạy.

   Được một lúc, các cửa thành lửa cháy ngùn ngụt, Lã Bố gấp gáp bảo toàn mạng dẫn hơn một trăm quân kỵ mã chạy ra ngoài cửa ải đi theo Viên Thuật. Cũng không phiền quan tâm tới Vương Doãn hay là Điêu Thuyền còn ở trong thành chi nữa.

  Lý Thôi, Quách Dĩ thả cho quân tha hồ cướp bóc, Quan thái thường khanh Chủng Phất, quan thái bộc Lỗ Quỳ, quan đại hồng lô Chu Hoàn, thành môn hiệu uý Thôi Liệt, việt kỵ hiệu uý Vương Kỳ đều chết vì nạn nước. Vương Doãn uất ức từ thành Tuyên Bình nhảy xuống tự vẫn chấm dứt cuộc đời thọ ở năm sáu tư tuổi.

  Dù vậy, nhưng bọn Lý Thôi xem như vẫn có chút lễ nghĩa, nên vẫn kính trọng tiểu hoàng đế bằng chứng là để vua là Hiến đế giữ ngôi và bằng lòng dưới trướng để phục tùng, còn quyền hạn trong đó thì không ai biết. Thế cục yên ổn chưa lâu không ngờ lại có đám giặc Khăn Vàng ở Thanh Châu nổi dậy, tụ quân vài mươi vạn khởi loạn, cướp bóc của dân. Thái bộc là Chu Tuấn xin tiến cử một người để đi dẹp giặc.

  "Muốn phá giặc Sơn Đông, phi Tào Tháo không xong".

Lý Thôi từ lâu đã nghe danh Tào Tháo, một lòng là ngưỡng mộ có thừa liền hỏi.

"Thế giờ Tào Tháo ở đâu?".

Hiện Tháo đang làm thái thú Đông Quận, trong tay có nhiều quân sĩ,
Lý Thôi ngay đêm hôm ấy thảo tờ chiếu cho người mang ra Đông Quận, sai Tào Tháo cùng với tướng Tế Bắc là Pháo Tín đi đánh giặc. Tháo vâng chiếu họp với Pháo Tín, cùng tiến quân đánh giặc ở Thọ Dương.

  Nhưng chẳng may Pháo Tín vào đất giặc, bị giặc giết chết. Còn Tào Tháo đuổi giặc đến tận Tế Bắc, giặc hàng vài vạn người. Tháo lại dùng ngay giặc làm tiền khu, quân đi đến đâu, giặc hàng đến đấy. Mới được hơn một trăm ngày chiêu an được hơn bốn mươi vạn quân hàng. Vừa đàn ông, đàn bà kéo lại theo Tháo hơn một triệu người. Tháo tuyển lấy những quân tinh nhuệ, đặt riêng một cánh quân gọi là quân Thạch Châu, còn bao nhiêu đuổi về cho làm ruộng. Từ đó uy danh Tào Tháo mỗi ngày một lừng lẫy, tiếng đồn về đến tận kinh, triều đình phong cho Tháo làm Chấn đông tướng quân.
  

Lại nói cái danh Chấn Đông kia đã bỏ bèn gì với lòng tham của y, sau khi vào kinh lãnh chức, Tào Tháo ngay lúc triệt tiêu đầu não là Lý Thôi cùng một số tàn dư khác kể cả Chu Tuấn người tiến cử y, dọn sạch triều chính trong vỏn vẹn ba ngày. Quan lại ai cũng sợ Tào, còn dân chúng thì nghe danh Tào liền ủng hộ hết mực.

  Vậy là, sau hồi biến loạn Trường An thành cũng có chút yên ổn. Tào Tháo tu sửa kinh thành thời điểm thì ở đất hoang phía tây từ lâu đã không còn túp lều cũ lẫn sinh mệnh sớm chiều ở đó nữa, toàn bộ chỉ còn bả than đen ngoắm do tàn dư loạn lạc gây ra .


Còn Điêu Thuyền khi bị Lã Bố bỏ của giữ lấy mạng lúc ở kinh thành Trường An giờ ra sao?.



Chuyện, hồi sau sẽ rõ....


_________________________________

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com