Chương 5: Vào Kinh
Yến Triệu Ca thong thả trở về phủ, lúc này mặt trời đã gần lặn về tây. Ở bên ngoài nàng đã uống đầy một bụng trà, lại ăn mấy khối điểm tâm và mứt hoa quả, vốn không thấy đói. Thế nhưng vừa thấy Quý Hạ dọn xong mâm cơm đơn giản, bày cháo trắng cùng ít món thanh đạm lên bàn, bụng nàng lập tức kêu "ục ục ục" vang rõ.
"Không hiểu sao dù đã ăn bao nhiêu lần, vẫn thấy cơm Quý Hạ dọn là ngon nhất."
Quý Hạ: "..."
Nếu có người ngoài nghe thấy, e là còn tưởng chính tay nàng xuống bếp nấu đấy.
Yến Triệu Ca vừa ăn vừa tiện miệng dặn: “Chờ lát nữa đem mấy thứ điểm tâm và mứt hoa quả đưa cho A Việt."
"Vâng."
"Lão Nhị còn đang quỳ sao?"
Quý Hạ nhất thời lộ ra vẻ mặt khó tả, giống như muốn nói mà không biết phải mở lời từ đâu.
Theo quy củ trong phủ, nếu Yến Ninh Thịnh phạm lỗi thì phải quỳ sáu canh giờ ở từ đường. Từ tối qua đến trưa nay cũng gần đủ rồi. Với đám nhỏ tuổi, nếu quỳ chưa đủ giờ, bọn hạ nhân đôi khi cũng mắt nhắm mắt mở, giả vờ không thấy. Nhưng đen đủi thay, Yến Ninh Thịnh lại là cái loại khác người. Đừng nói sáu canh giờ, mới quỳ chưa tới bốn canh, chân người đã nhũn như bún. Vừa lúc Yến Triệu Ca ra khỏi phủ, hắn liền ngồi bệt xuống ngay tại chỗ. Mấy thân binh canh giữ ở đó còn phải ra sức dựng hắn dậy mà cũng không dựng nổi.
Yến Triệu Ca chẳng có chút bất ngờ nào, Yến Ninh Thịnh nếu như đàng hoàng nghe lời thì mới là chuyện kinh ngạc, hôm nay có thể quỳ đủ bốn canh giờ cũng đã nằm ngoài dự liệu của nàng.
Một trong Ngũ Kinh là 《Lễ》, riêng bộ này thôi cũng đã gần chín vạn chữ. Chép phạt mười lần tức là hơn chín mươi vạn chữ - đủ để khiến Yến Ninh Thịnh mệt rũ rượi trong phủ cả một thời gian dài.
"Bảo Trương di nương trông hắn kỹ. Nếu dám chạy trốn, thì cứ theo đúng quy củ trong phủ mà xử lý."
Cấm túc mà tự tiện ra ngoài phủ, thì hình phạt cũng không còn đơn giản chỉ là quỳ sáu canh giờ nữa.
Quý Hạ gật gù, sắp xếp người đi Hậu viện đem mọi việc bẩm cho Lâm Nguyên Quận chúa.
Hậu viện có rất nhiều chuyện mà Yến Triệu Ca không có cách nào quản, trước khi Yến Ninh Thịnh được chuyển về Tiền viện, nàng vẫn còn có quyền phạt hắn quỳ từ đường hoặc chép sách nếu phạm lỗi. Nhưng nói nàng ức hiếp thứ đệ thì hoàn toàn không có chuyện đó. Nếu thật sự nàng dám làm vậy, người đầu tiên ra tay đánh nàng sẽ chính là phụ thân - Yến Lam.
Chỉ là, một khi Yến Ninh Thịnh đã chuyển tới Tiền viện, nàng sẽ có lý do danh chính ngôn thuận để sắp xếp cho hắn thêm việc học. Từ lễ – nhạc – bắn cung – cưỡi ngựa – đọc sách, thứ gì cũng không được thiếu. Còn cả Yến Ninh Khang, đệ ấy cũng không thể bị bỏ qua.
Yến Triệu Ca nghĩ đến Yến Ninh Khang, mới nhớ ra bản thân đã quên gì đó. Yến Ninh Khang không giống với Yến Ninh Thịnh, so với Yến Ninh Thịnh, hắn quả thực nghe lời đến thái quá, ở trong phủ im lặng không một tiếng động, tuy rằng khắp mọi mặt đều không nổi bật, nhưng cũng không gây rắc rối. Đến cả Yến Lam đôi lúc cũng quên mất mình còn có một đứa con trai như thế.
"Ninh Khang dạo gần đây có chịu đọc sách không?"
Quý Hạ vừa kinh ngạc vừa bất đắc dĩ rõ ràng lúc nãy Yến Triệu Ca không khách sáo chút nào, gọi thẳng Yến Ninh Thịnh là 'lão Nhị', đến khi nhắc tới Yến Ninh Khang lại đổi giọng dịu dàng thành "Ninh Khang ngoan ngoãn ấm áp".
Nàng vừa bình tĩnh vừa tự nhiên đáp: "Không có ạ."
"Không có?" – Yến Triệu Ca khựng lại, hơi sửng sốt – "Hắn không đến Quốc Tử Học sao?". Trước kia trong Kế Hầu phủ có mời tiên sinh về dạy, là một lão học sĩ tuổi cao, đức trọng. Cha nàng - Yến Lam đã phải dùng không ít nhân tình mới mời được ông ấy từ Thái Học Viện về, chỉ để khai tâm dạy dỗ nàng lúc còn bé. Yến Triệu Ca khi đó cũng rất nể mặt, học hành cực kỳ chăm chỉ. Sau này, lão tiên sinh cáo lão hồi hương, thay vào đó là một vị tiến sĩ Nhị Giáp trẻ hơn được cử tới dạy cho Yến Ninh Thịnh và Yến Ninh Khang. Kết quả, cả hai tiểu tử kia khiến người ta tức đến mức dựng râu, trợn mắt, cuối cùng phải bỏ dạy, chạy đến than phiền với Yến Lam. Yến Lam nghe xong chỉ nhíu mày, chẳng buồn lo nữa, thẳng tay đem hai đứa con trai ném thẳng vào Quốc Tử Học.
Khác với Thái Học Viện – nơi vừa là trường học cao nhất, vừa là cơ quan quản lý giáo dục cao nhất trong triều Quốc Tử Học chủ yếu chỉ là nơi để nuôi nấng đám con cháu nhà quyền quý, trình độ trong đó thì chênh lệch khôn lường. Người có học thực sự thì ít, kẻ vào để mạ vàng, kiếm danh tiếng lại nhiều. Học vấn không nghiêm túc, chỉ là hình thức. Bắt một đám thiếu gia được nuông chiều từ nhỏ đi nghiền ngẫm kinh sử thật sự chẳng khác gì đòi mạng họ.
Yến Lam cũng không định dạy dỗ hai đứa con thứ thành bậc hiền nho gì, đợi đến mười bảy mười tám tuổi, ông sẽ ném thẳng chúng ra chiến trường phương Bắc, để bọn chúng lăn lộn giữa đao binh và xác chết, trải qua máu lửa mà thành người. Nếu sống sót trở về, thì đương nhiên có thể danh chính ngôn thuận bước vào hàng ngũ môn đệ quý tộc, muốn làm Đô úy, Hiệu úy, hay thậm chí quân hầu cũng đều có thể, còn tùy thuộc vào năng lực và vận mệnh của chính bản thân. Còn nếu không sống sót... thì cũng chỉ có thể trách số phận bạc bẽo.
Giống như khi Yến Lam mới lên chiến trường vậy.
"Dạo này Nhị công tử vẫn luôn ở trong phủ."
Yến Triệu Ca ngẫm nghĩ một lát, rồi nói: "Không đi thì thôi. Dù sao ở Quốc Tử Học cũng chẳng học hành được bao nhiêu, toàn bị nhuộm thói hư tật xấu. Đến lúc phụ thân trở về lại còn trách mắng hắn thì phiền. Sáng mai, sau khi dùng điểm tâm, bảo Ninh Khang đến thư phòng ở Tiền viện gặp ta. Ta sẽ cho hắn chút việc để làm."
Tuy rằng “lãng tử quay đầu” là điều đáng quý, nhưng đã từng có cơ hội quang minh chính đại từ trước, cớ gì phải đợi đến lúc “lãng tử hồi đầu" mới được coi trọng? Yến Triệu Ca từng tự mình lựa chọn, đích thân chỉ định Yến Ninh Khang làm người kế thừa, chứ không phải đưa vị trí đó cho những tôn thất xa xôi đất Yến năm xưa. Không chỉ bởi Ninh Khang là đệ đệ ruột thịt của nàng.
Việc như thế này cũng chẳng cần bẩm báo lên Lâm Nguyên Quận chúa, chỉ cần sai người đi báo tin cho Yến Ninh Khang là đủ.
Quý Hạ thì bận rộn không ngơi tay, Yến Triệu Ca lại vô cùng nhàn nhã. Nàng ngồi trong thư phòng, một bên đọc sách, một bên chậm rãi nhấp ngụm trà. Nàng cố ý mượn về sách sử từ tiền triều, tuy rằng đa phần viết theo bút pháp Xuân Thu, lại bị cắt xén hay ghi chép thiên vị bởi nhiều nguyên do. Nhưng những phần không liên quan đến hoàng quyền vẫn giữ được tính chân thực cao, đọc kỹ liền có thể nhìn thấu gốc rễ lòng người và thế cuộc.
Tiền triều lấy quốc hiệu là Hán, dựng nước được năm trăm ba mươi lăm năm, từng trải qua hai lần chia ba cõi. Lần đầu diệt vong bởi một vị hoàng đế còn thơ ấu, quyền hành rơi vào tay ngoại thích; lần thứ hai do binh quyền nơi biên cương bành trướng; lần thứ ba thì mất vào tay Hung Nô, rồi sau đó mới đến lượt Đại Tấn lập quốc. Tuy rằng tình thế giữa tiền triều và Đại Tấn khác biệt, khó mà đem ra so sánh thẳng thắn, nhưng đọc những ghi chép cũ ấy, dù sao cũng là những chuyện xưa thú vị, đáng nghiền ngẫm.
Đang chăm chú đọc, Yến Triệu Ca chợt ngẩng đầu, thấy Quý Quân đã hồi phủ. Hắn mặc một thân áo vải thô màu đen nhạt, bụi bặm xám xịt, đai lưng vốn đứt đoạn được nối lại tạm bợ, giày dưới chân cũng là loại vá chằng vá đụp. Tuy biết rõ Quý Quân cố ý cải trang như vậy để thuận tiện dò la tin tức, nhưng trong mắt Yến Triệu Ca, cảnh ấy vẫn khiến lòng nàng chua xót không thôi.
Nếu Bắc Thành Quan không thất thủ, hẳn là đã chẳng có nhiều người đất Yến phải lưu lạc tứ xứ thế này. Yến Triệu Ca thở dài một hơi trong lòng, rồi cất tiếng hỏi:
"Thế nào rồi?"
"Tế Nam Vương phủ đã vào kinh từ đầu tháng Ba. Trưởng Công chúa khi thiết triều, lấy cớ rằng tôn thất không thể để không người dùng được, liền ra chiếu triệu sáu phủ vương tộc như Tế Nam Vương phủ, Giang Vương phủ, Thẩm Vương phủ, cùng gia quyến, đồng loạt vào kinh, tạm lưu tại Tông Chính phủ chờ điều lệnh. Ngoài ra, Thục Quốc Công cũng đã tiến kinh theo lệnh."
Yến Triệu Ca gật gù, cảm thấy lý do này là hợp tình hợp lý.
Tôn thất Đại Tấn không có tác dụng thực sự, vốn chẳng phải khởi đầu từ thời Thế Tổ Hoàng đế, mà đã có từ thời Cao Tổ Hoàng đế lập quốc. Từ thuở đó đến nay, tôn thất chẳng khác nào một bầy heo giống, sống ăn chơi, hưởng lạc, không có ích lợi gì cho quốc gia. Dẫu thỉnh thoảng có một hai người tài trí hơn người, hay võ công xuất chúng, nhưng cũng chỉ là con số hiếm hoi. Phần nhiều vẫn chỉ là phường sâu mọt, chẳng làm nên trò trống gì.
Cao Tổ Hoàng đế lại không cho phép người trong tôn thất ra làm quan, vì sợ tranh quyền đoạt vị, vậy nên tôn thất đời đời chỉ biết ăn chơi, hưởng lạc, rồi cố sinh thêm con cháu nối dõi. Theo năm tháng, số lượng tôn thất ngày càng đông, tiền thuế quốc khố lại chẳng tăng bao nhiêu.
Đến khi Mục Tông Hoàng đế sắp băng hà, trong nước có dân đói loạn, ngoài biên thùy lại bị dị tộc xâm phạm, triều đình đã không còn khả năng nuôi nổi mấy trăm nghìn người tôn thất, cảnh tượng tôn thất lưu lạc, chết đói bên ngoài cũng chẳng còn là chuyện hiếm lạ.
Về sau, Thế Tổ Hoàng để ban tổ huấn, hạn chế nghiêm ngặt quyền lực và số lượng tôn thất, kỳ thực cũng chỉ là bất đắc dĩ mà thôi.
Chỉ là, vốn dĩ những người đó không có bao nhiêu tác dụng, thế mà chỉ cần vào kinh thành, liền có thể trở nên hữu dụng ư?
Tế Nam Vương phủ dù sao còn có một Tư Giám Hồng, xem như còn chút giá trị, có thể miễn cưỡng tạm chấp nhận. Còn mấy phủ Vương khác nàng thật sự không có chút ấn tượng gì, những vị "thân vương" ấy phỏng chừng cũng chẳng phải nhân vật lớn lao gì, phần lớn đều là bị Thế Tổ Hoàng đế hoặc Đại Tông Hoàng đế nhốt lại mà thôi.
Còn về phần Thục Quốc Công...Hừ, tới Trường An đúng lúc lắm nàng vừa khéo có thể tính sổ lại món nợ năm Hưng Bình mười bốn kia một cách đàng hoàng.
"Có còn tin tức gì về hắn hay không?"
"Có lời đồn nói, Thục Quốc Công có ý đồ mưu phản, Trưởng Công chúa triệu Thục Quốc Công vào kinh cũng là vì việc này."
Yến Triệu Ca đột nhiên đứng lên, "Thục Quốc Công có ý đồ mưu phản? !"
"Chỉ là đồn đại, nhưng trong dân chúng láng giềng lại truyền tai nhau đến mức cứ như là sự thật vậy."
Lần này, trong lòng Yến Triệu Ca không khỏi sinh ra vài phần nghi hoặc. Nàng cất giữ trong lòng hai tảng đá lớn đã rất lâu rồi. Một là chuyện phụ thân bị đánh lén trọng thương mà không ai bị trừng trị, tảng đá còn lại chính là Thục Quốc Công.
Phụ thân của Thục Quốc Công, tức Thục Vương, vốn là em ruột của Thế Tổ Hoàng đế. Khi xưa theo Thế Tổ bắc phạt, chinh chiến khắp nơi, lập vô số công lao, sau cùng được phong đất tại vùng Thục. Thế Tổ Hoàng đế cực kỳ yêu quý người em này, thậm chí từng có ý định lập làm Hoàng Thái đệ. Chỉ tiếc, dưới sự phản đối quyết liệt của một số đại thần và dòng tộc, ý định ấy buộc phải dừng lại.
Thục Vương mất bệnh vào năm Nguyên Hưng thứ hai mươi, sau đó, Trưởng tử của ông được kế tước làm Thục Quốc Công, còn các con thứ khác thì theo lệ phong làm tướng quân. Tuy rằng chức vị chỉ là Quốc Công, nhưng Thục Quốc Công lại được đặc cách hưởng một huyện đất phong ngay tại đất Thục, đây là ưu đãi mà ngay cả những Quốc Công khác trong hoàng tộc cũng chưa từng có được.
Thế nhưng không ai ngờ rằng, suốt gần bốn mươi năm trấn giữ đất Thục, Thục Vương đã biến nơi đó thành một thành trì vững chắc như sắt thép, quân dân một lòng, lòng người như một, uy danh gần như không ai sánh bằng. Đến khi Thục Vương qua đời, binh mã tại đất Thục trên danh nghĩa thì giao lại cho Trấn Nam Tướng quân do triều đình chỉ định quản lý, ngoài mặt nghe theo mệnh lệnh của triều đình, nhưng thực chất, trong lòng vẫn hướng về Thục Quốc Công, con trai trưởng của Thục Vương.
Mãi đến năm Hưng Bình thứ tư, khi Hoàng đế đương triều bất ngờ gặp biến cố, Thục Quốc Công mới lộ rõ nanh vuốt, cấu kết với Hung Nô Tiên Ti, trong ngoài liên thủ, đâm cho Trường An một nhát đau thấu xương. Tuy sau cùng, chính y cũng chẳng có kết cục gì tốt đẹp, nhưng cú phản loạn ấy, vẫn khiến cả triều đình chấn động, khiến Yến Triệu Ca đến giờ vẫn không thể nuốt trôi cục tức ấy.
Nhưng nếu quả thực đã có lời đồn như vậy, Thục Quốc Công còn có thể tạo phản được sao? Tin đồn ấy lại bắt nguồn từ đâu?
Tư Giám Hồng lúc này mới vừa nhậm chức chưa được bao lâu, theo lý mà nói, tên tuổi còn chưa vang xa, Tế Nam Vương phủ lại chẳng có căn cơ gì trong triều đình, tiến vào kinh đô rồi thì có thể phát huy được gì to tát?Trưởng Công chúa lại là biết đến Tư Giám Hồng từ bao giờ?
"Ta biết rồi, ngươi cứ về nghỉ ngơi trước đi. Nhà bếp có để phần cơm cho ngươi, ta sẽ bảo Quý Hạ hâm nóng lại một chút."
Nhắc tới Quý Hạ, gương mặt vốn cứng đờ của Quý Quân rốt cuộc cũng có chút sức sống, làn da rám nắng lộ ra một nụ cười ngại ngùng hiếm thấy. Hắn vốn chịu nhiều khổ cực từ nhỏ, sớm rèn nên tính tình trầm lặng ít nói. Sau khi vào Kế Hầu phủ, lại càng cẩn trọng dè dặt từng chút một, đến mức biểu cảm trên mặt cũng hiếm khi để lộ. Yến Triệu Ca khi còn nhỏ còn từng thấy hắn nhoẻn miệng cười đôi ba lần, nhưng mấy năm nay, đến mười ngày nửa tháng cũng chẳng thấy hắn cười được một lần.
"Trời đã muộn, không dám làm phiền Quý Hạ tỷ tỷ."
Yến Triệu Ca: "..."
Nàng khẽ thở ra một hơi, nói:
"Vậy thì ngươi gọi đầu bếp nữ trong nhà bếp hâm nóng lại giúp, giờ này cơm canh chắc cũng nguội cả rồi. Dạo gần đây thời tiết thay đổi, ăn đồ nguội dễ sinh bệnh."
Quý Quân khẽ đáp một tiếng, lại trò chuyện thêm với Yến Triệu Ca mấy câu về những chuyện vặt vãnh bên ngoài, đa phần cũng không có gì quan trọng, tỷ như nhà mẹ đẻ của Hoàng hậu có một vị công tử từng muốn cưới Trưởng Công chúa, kết quả bị Hoàng hậu tát cho một cái liền lập tức rút lui, loại chuyện như thế. Chờ Quý Quân lui ra rồi, Yến Triệu Ca lén liếc một cái. Quý Tranh kia tuổi còn nhỏ thì thôi, đằng này Quý Quân đã hai mươi lăm, hai mươi sáu, thế mà còn mở miệng gọi Quý Hạ một tiểu cô nương mới ngoài đôi mươi là "tỷ tỷ", không thấy ngượng à?
Không biết học cái thói ấy từ ai nữa.
Tác giả có lời muốn nói:
Ta vẫn là lần thứ nhất biết Tấn Giang phát văn muốn võng thẩm.
Sau này sẽ sớm một ít phát văn, tranh thủ nhanh lên một chút quá võng thẩm
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com