GỌI TA MỘT TIẾNG HOÀNG TỔ MẪU
CHƯƠNG 37:
GỌI TA MỘT TIẾNG HOÀNG TỔ MẪU
***
Phùng Đức nói xong liền quay người đi, người vừa đi khỏi không lâu thì thái giám lại thông báo,
"Thái hậu đến."
Thái hậu đích thân đến phủ Văn Uyên, cố ý chính là muốn đến thăm Thanh Yến. Vừa rồi trong lúc hỗn loạn, thái giám và vệ binh đã hộ tống thái hậu rời khỏi đó trước khi tình hình mất kiểm soát, cho đến khi về cung thì được hộ vệ bẩm báo lại việc An Dung quận chúa vì cứu thất hoàng tử mà đã bị trọng thương đến mức ngất xỉu.
Hoàng bào còn chưa kịp thay ra, trâm cũng không tháo, thái hậu cứ như vậy mà gấp rút đến phủ Văn Uyên để thăm người. Vừa nhìn thấy thái hậu, toàn bộ những người có mặt đều quỳ xuống hành lễ.
"Thái hậu vạn phúc kim an."
"Miễn lễ, quận chúa thế nào rồi?" – thái hậu không giấu được vẻ lo lắng, bước đến gần giường của nàng mà xem xét.
"Hoàng tổ mẫu, con tận mắt nhìn thấy muội ấy ôm lấy thất đệ, nếu không thì giờ này thất đệ đã bị ngựa giẫm đến thịt nát xương tan rồi." – lục công chúa đau lòng nói.
Thái hậu cau mày tức giận, nhẹ nhàng nắm lấy tay nàng rồi xoa nhẹ lên mua bàn tay.
"Tội nghiệp đứa nhỏ này, chịu nhiều khổ cực." – sau đó bà nghiêm mặt quay sang hoàng hậu –"Phải tra cho ra kẻ chủ mưu cho ai gia, cho dù là bất cứ ai, quyền lực mạnh cỡ nào cũng phải đem đi xử tử, không nói đến quận chúa, thất nhi cũng là bị thương, đây là âm mưu ám hại hoàng tự."
"Con đã cho Phùng đại nhân đi điều tra rồi, xin thái hậu yên tâm." – hoàng hậu mềm mỏng nói.
Thái hậu nán lại ít lâu, trong lòng sốt ruột Thanh Yến không thể tỉnh lại. Ngự y nói chấn thương của nàng rất nghiêm trọng, họ đang cật lực cứu chữa. Thái hậu lưu lại ở phủ Văn Uyên đến khuuya, hoàng hậu và lục công chúa khuyên mãi thì mới chịu hồi cung nghỉ ngơi.
Hoàng hậu đột nhiên cảm thấy kỳ lạ. Thái hậu và Thanh Yến trở nên thân thiết như vậy từ khi nào? Vừa rồi thái hậu lo lắng đến mức y phục cũng không thay, ăn cũng không ăn, uống cũng không uống, cứ như vậy mà ngồi canh chừng cho nàng.
Phải đợi đến khi Thanh Yến tỉnh dậy rồi hỏi cho ra lẽ mới được.
Chắc có lẽ do Phùng gia ăn ở hiền lành, làm nhiều việc thiện tích đức cho con cháu, Thanh Yến đến sáng hôm sau đã có thể tỉnh dậy, hoàng hậu là người thở phào nhẹ nhõm, dù sao cũng đã đảm bảo với Phùng Đức sẽ chăm sóc cho Thanh Yến, nếu lỡ như nàng ta không tỉnh lại thật thì lúc đó mới thật sự là rắc rối.
Thanh Yến tỉnh lại, cảm thấy vùng lưng đau nhức không thôi, nàng muốn trở mình cũng chính là không thể, nàng khẽ động, tay với lên cốc nước ở trên đầu tủ bên cạnh, nhưng do chưa hồi phục hẳn nên tay không cầm nổi, chiếc cốc rớt xuống đất, vỡ ra làm đôi, nước văng tung tóe, Liên Tâm nghe động liền chạy vào kiểm tra, phát hiện nàng đã tỉnh nên lập tức đi gọi ngự y và báo cho lục công chúa.
Sau một hồi bắt mạch và làm một loạt kiểm tra, ngự y cuối cùng cũng thông báo tin vui cho lục công chúa và hoàng hậu là Thanh Yến không bị ảnh hưởng đến khả năng đi lại, chỉ bị chấn thương phần cơ, cần nằm tịnh dưỡng một thời gian thì sẽ bình thường lại.
Đúng là may mắn.
Vừa lúc đó Phùng Đức sau một ngày thức trắng điều tra, cuối cùng cũng lần ra được manh mối ở trong chuồng ngựa, Phùng Đức và vệ binh của hoàng đế tìm ra được một loại thuốc được trộn vào đống rơm cỏ, làm thức ăn cho ngựa, tối qua ba con đó ăn trúng nên mới phát điên. Phùng Đức đem đống rơm dính thuốc đó đến cho hoàng đế và hoàng hậu xem, sau đó gọi ngự y đến kiểm tra tại chỗ, phát hiện chỗ rơm này bị tẩm một loại dược liệu, nghe nói có nguồn gốc từ phương Bắc, khi nó ở dạng khí thì khi hít vào có thể làm cho con người ta rơi vào cõi mộng mị, nhưng nếu ăn phải nó thì chính là phát điên.
Hoàng đế tức giận cho lính bắt giữ người trông coi chuồng ngựa, hắn khai ra là tối qua có tên lính đến đưa bạc cho hắn, bảo hắn lánh đi một chút khoảng một khắc, trong thời gian đó hắn đi buôn chuyện với đám cai ngục ở gần đó, khi quay lại thì người kia đã biến mất, rồi tiếp theo là chuyện ba con ngựa bị phát điên và xổng chuồng, tông thẳng vào đại yến.
Hoàng đế trách phạt hắn không làm tròn nhiệm vụ, cho người đánh hai trăm hèo rồi tước bỏ chức vị, đày về quê cũ.
Hiện tại vẫn chưa tìm ra được kẻ đã trộn thuốc vào cỏ, nhưng có thể tìm nguồn gốc của loại thuốc, nếu như có thể lần ra manh mối gần đây trong cung ai đã mua nó thì sẽ dễ dàng hơn nhiều. Phùng Đức cử người đi xuống kinh thành nghe ngóng một thời gian.
Thanh Yến tỉnh lại ít lâu, Phùng Đức nghe tin nhi nữ của mình không sao nên cũng yên tâm hẳn, nhưng chuyện này rõ ràng là mưu hại hoàng tự, Thanh Yến cũng chỉ là bị vạ lây, nhưng Phùng Đức căn bản không thể nuốt được cục tức này. Y nhất định phải bắt cho bằng được kẻ đứng đằng sau.
Thanh Yến nghỉ ngơi thêm ba ngày, hoàng hậu cũng không ép nàng phải quay lại công việc của một quận chúa liền lúc này, dù sao nàng cũng là lập công, còn giải cứu được thất hoàng tử, bị thương nặng như vậy sinh hoạt còn khó khăn, huống hồ chi là ngồi ghế làm sổ sách, cho nên bà ta đã hạ chỉ cho phép Thanh Yến dưỡng thương, khi nào khỏi hẳn mới được làm việc.
Thanh Yến nằm trên giường mãi cũng chán, vết thương tuy đã bớt đau rất nhiều nhưng đứng lên ngồi xuống hay nằm xuống vẫn còn là một vấn đề nan giải, lần nào cũng là Liên Tâm đỡ nàng, nếu có lục công chúa thì công chúa là người nâng đỡ, Thanh Yến cảm thấy mình như người tàn tật, muốn làm gì cũng khó.
Vì chuyện này có liên quan đến Thanh Yến, nên Liên Tâm đã bí mật báo lại cho A Tịch, nhờ A Tịch bắn tin qua phương Bắc cho tam công chúa. A Tịch viết một bức mật thư, sau đó nhờ người tìm cách chuyển nó cho tam công chúa.
Thanh Yến nằm ở phòng mấy ngày liền, trong lòng buồn chán không thể tả, hôm nay nàng đã có thể tự ngồi dậy và đứng lên mà không cần Liên Tâm nâng đỡ. Đúng lúc người bên phòng dệt tìm tới, họ mang đến bộ quần áo mà nàng đã đặt họ may trước đó.
Thanh Yến kiểm tra sơ bộ rồi gật đầu hài lòng, nàng nhờ Liên Tâm gói nó lại rồi cùng với nàng đến đại phật đường.
Thời điểm nàng tới thì lão bà đang tụng kinh, Thanh Yến chậm rãi bước tới, vì lưng nàng còn đau nên hôm nay không thể quỳ xuống hay bái lạy được, nàng chỉ đứng đó im lặng chờ đợi.
Dường như cả hai đã có thần giao cách cảm, lão bà bà đột nhiên ngừng đọc kinh, sau đó quay đầu lại, quả nhiên trông thấy Thanh Yến đang đứng đó nhìn mình. Bà không giấu nổi vẻ lo lắng, đứng dậy đi đến gần hỏi han.
"Quận chúa, lưng của ngươi sao rồi? đã đỡ đau chưa?"
Thanh Yến ngạc nhiên.
"A bà, sao bà biết lưng con bị thương?"
Lão bà tặc lưỡi nhíu mày nói.
"Chuyện ngươi bị thương trong cung đang bàn tán ầm ĩ, muốn không nghe được cũng là không thể nào."
Thanh Yến ra hiệu cho Liên Tâm đem cái gói đến, mắt lão bà bà mở to kinh ngạc.
"Cái này là?"
"A bà, là con tặng cho a bà đó, người mặc thử xem có vừa không. Nếu không vừa con sẽ bảo phòng thêu sửa lại."
Lão bà bà mở cái giấy gói ra, bên trong là một bộ đồ lam vừa được may xong màu bạch vân, lão bà bà cảm động nhẹ nhàng ôm lấy nàng.
"Tiểu cô nương này, thật khiến cho người ta đau lòng mà." – lão bà bà rưng rưng nước mắt.
Lão bà bà nghe theo lời nàng, vào trong thay ra thử, không hề lấy số đo của bà, phòng thêu chỉ nghe nàng tả dáng người liền có thể may ra một bộ quần áo vừa khít với tay chân như vậy, thật là đáng ngưỡng mộ tay nghề của phường thêu trong hoàng cung.
Lão bà rất hài lòng với món quà của nàng, sau đó lôi kéo nàng ở lại phật đường. Thanh Yến cũng không muốn về phủ nên đã đồng ý ở lại, tối đó nàng bị nhức lưng không ngủ được, lão bà là người đã ngồi dậy, thoa thuốc rồi bóp lưng cho nàng, cứ liên tục hai ba ngày liền như vậy, lão bà không cho Thanh Yến cơ hội từ chối hay hồi phủ, cứ giữ nàng ở lại phật đường, chu đáo chăm sóc, chẳng mấy chốc mà lưng của nàng đã bớt đau đáng kể, giờ đây Thanh Yến đã có thể đứng lên ngồi xuống bình thường, tuy vẫn còn đau nhẹ nhưng so với mấy ngày trước thì đã được cải thiện đáng kể.
Lúc nàng quay về phủ, Liên Tâm liền đem cho nàng một bức thư. Nàng tò mò không biết có chuyện gì nên mở ra xem, không ngờ lại là thư của tam công chúa gửi về, từng nét chữ nắn nót viết ngay hàng thẳng lối, Thanh Yến từng có mười bảy năm làm thư đồng cho tam công chúa cho nên rất nhanh đã nhìn ra đây đúng là chữ của nàng ấy, đột nhiên Thanh Yến xúc động, ôm lấy bức thư mà khóc.
Trong thư tam công chúa hỏi thăm tình hình sức khỏe của nàng, còn báo tin rằng mình ở phương Bắc rất khỏe mạnh, chuyện thượng lựu con sông cũng đã được giải quyết, thái tử Tô Bách Đăng đã giữ lời hứa với nàng, cho người phá đi đống gỗ chặn nguồn nước, chẳng bao lâu nữa thì nước sẽ đổ về được cuối nguồn là vùng đất hoa hạ của chúng ta.
Một sự hy sinh lớn lao vì dân vì nước, Thanh Yến vừa tức giận nàng lừa gạt mình, cũng xót thương cho tình cảnh của tam công chúa đang gặp phải. Tam công chúa đề bút, sau đó dặn dò Thanh Yến giữ gìn sức khỏe, đợi nàng trở về. Thời gian chớp mắt một cái đã qua thanh xuân, sáu năm cũng sẽ không là vấn đề gì.
Cuối thư tam công chúa còn viết riêng cho nàng một bài thơ.
Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.
(Lý Bạch)
Dịch nghĩa:
Đầu giường trăng sáng soi,
Giống như là sương trên mặt đất.
Ngẩng đầu ngắm nhìn vầng trăng sáng,
Cúi đầu lại thấy nhớ quê nhà.
Thanh Yến, ta nhớ nàng...
Chỉ vì câu "ta nhớ nàng" mới khiến cho Thanh Yến đau lòng mà khóc một trận như mưa.
.
.
.
Chuyện điều tra âm mưu đến cuối cùng cũng có kết quả, quả không hổ danh là người có kinh nghiệm, lại còn là Đô Quan Hình Bộ, Phùng Đức rất nhanh đã tra ra manh mối. Nhưng đến khi bắt được người giả dạng cung nữ trà trộn vào đại yến để mưu sát thất hoàng tử thì người đó cũng đã khai nhận tội trạng, nhưng nhất quyết không khai ra người đứng sau chỉ đạo, vì bị dùng hình quá nặng nên cô ta đã cắn lưỡi tự sát.
Mọi chuyện cứ như vậy lại đi vào ngõ cụt. Hoàng đế tuy mặc dù rất tức giận nhưng nhân chứng đã chết, cũng không làm gì được. Vì để thị uy, hoàng đế cho chém đầu những người liên quan trong vụ án rồi treo đầu lên cổng kinh thành để thị chúng. Bất cứ ai đi qua nhìn thấy đều phải run sợ.
Thanh Yến hôm nay đã hồi phục hoàn toàn, đã có thể đi đứng bình thường. Nàng lại tìm đến lão bà để hàn thuyên, nhưng hôm nay lại không thấy lão bà ở phật đường. Đi nghe ngóng một chút mới biết lão bà đang ở vườn thượng uyển.
Nàng không hiểu một người tu hành như lão bà thì lại ở vườn thượng uyển làm gì, vì tò mò nên nàng cũng muốn thử tìm hiểu.
Vườn thượng uyển là khu vườn để nghỉ mát của hoàng tộc, thỉnh thoảng hoàng đế cũng hay đến đây để ngắm hoa, cho cá ăn và nghỉ ngơi. Thời điểm nàng vừa đến, đột nhiên giật mình hoảng hốt quay đầu, còn chưa kịp chạy thì người bên trong đã lên tiếng.
"Đã đến rồi, sao còn bỏ chạy?"
Thanh Yến bị thái giám ngăn lại, sau đó mời nàng vào trong.
Lão bà vậy mà lại ngồi giữa hoàng hậu và lục công chúa, còn có cả thái tử nữa.
Sao mà toàn người quen không thế này, nàng tự hỏi.
"Nhóc con, nhìn thấy ai gia sao lại như thấy ma quỷ vậy hả?"
Lão bà lên tiếng, sau đó mỉm cười hiền từ với nàng. Cả hoàng hậu và lục công chúa đều không hiểu chuyện gì đang xảy ra, cho tới khi Thanh Yến quỳ xuống.
"Thần khấu kiến thái hậu."
"Thái hậu cái gì, chẳng phải ngươi gọi ta là a bà hay sao?"
Mặt Thanh Yến đỏ lên, thật là không biết phải giải thích từ đâu. Hóa ra lão bà bà ở trong đại phật đường lại là thái hậu đương triều. Bình thường bà ấy hay mặc đồ lam, còn cố ý che giấu thân phận nên nàng cũng không nghĩ nhiều, trước đó Thanh Yến có thoáng nghĩ qua, nhưng cái nàng nghĩ cùng lắm lão bà này là phi tần của tiên đế mà thôi, có ai mà ngờ một lão bà hiền từ như vậy mà lại là thái hậu.
"A bà?" – hoàng hậu lẫn lục công chúa đều kinh ngạc nói.
"Lúc trước Thanh Yến và ta gặp nhau ở tục các nơi phật đường, còn tấu nhạc với nhau vài lần, sau bây giờ lại sợ hãi khi gặp ai gia như vậy chứ?" – thái hậu trêu chọc nàng, Thanh Yến lúc này đang cúi đầu, không dám ngẩng mặt lên
Chỉ cần nghĩ đến những chuyện đã xảy ra gần đây thì nàng thật sự chỉ muốn đào một cái hố để nhảy xuống.
"Còn có chuyện như vậy ư?" – hoàng hậu cả kinh.
Thái hẫu nhìn đến nàng rồi nói.
"Thế nào? Ngươi ăn cùng ta, cũng đã ngủ cùng ta, cùng tụng kinh niệm phật, bây giờ gọi ta là thái hậu ư?"
"Thanh Yến không biết người có thân phận cao quý, lỡ có mạo phạm xin thái hậu rộng lòng tha thứ."
"Ai gia nào có trách phạt con, đứng dậy đi, vết thương đã khỏi hẳn chưa?" – thái hậu quan tâm nói.
"Đã khỏi rồi ạ. Cũng nhờ thái hậu xoa bóp."
Mặt hoàng hậu và lục công chúa lần lượt biến hóa đặc sắc.
"Hoàng tổ mẫu, người còn xoa bóp cho muội ấy nữa hả?" – lục công chúa kinh ngạc hét lên.
"Ăn chung cũng ăn rồi, ngủ chung cũng ngủ rồi, ai gia còn chăm sóc nó như con ruột, bây giờ nó gặp lại ai gia với hoàn cảnh này, một tiếng thái hậu, hai tiếng thái hậu thật khiến cho ai gia phiền lòng mà."- thái hậu cố tình bóp trán ra vẻ mệt mỏi.
Thanh Yến: ???
Hoàng hậu: "cái gì mà ăn chung, lại còn ngủ chung?"
Lục công chúa và thái tử: ô hô, chuyện này mới lạ nha.
Thanh Yến cắn môi bối rối, thái hậu nhìn thấy nàng đáng yêu như vậy nên cũng không trêu chọc nàng nữa, sau đó đánh ánh mắt yêu thương nhìn đến nàng, giọng điệu cưng chiều mà nói.
"Ngoan, gọi một tiếng hoàng tổ mẫu đi."
Tất cả đồng loạt: ?????
1. Hoàng tổ mẫu: bà nội, đây là cách gọi của hoàng tộc.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com