Chào các bạn! Truyen4U chính thức đã quay trở lại rồi đây!^^. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền Truyen4U.Com này nhé! Mãi yêu... ♥

Chương 5

Là người, cũng muốn rung động

.......

Cuộc sống thong thả trong đoàn kịch lại trôi qua hai năm, tính từ vở "Trâm ngọc bích" trở đi, Phượng Tường đã hợp tác với Vương Lê hơn mười buổi diễn, thấm thoát đã đứng vững vị trí vai Đán hàng đầu trong đoàn - Trước có Triệu Lan đã kết hôn, sau có Huệ Như Trân nghỉ việc ra ngoài kinh doanh. Vương Lê đã đổi bạn diễn lâu dài lần thứ ba, cuối cùng cũng đến lượt sư muội nhỏ. Phượng Tường nói, em biết rồi, người mà bà cụ thương nhất vẫn là chị: "Sợ chị không có bạn diễn, có lòng đào tạo ba nữ Hoa Đán cho chị."

Kể từ đó cô mới hiểu rõ hơn về sư tỷ cả trên lẫn dưới sân khấu, nhưng Vương Lê - người thoắt ẩn thoắt hiện mỗi khi tan làm - đã trở lại. Phượng Tường rủ Vương Lê cùng đi xem "Titanic", nói vé rất khó kiếm, nhưng em lấy được hai vé đây: "Cậu thanh niên ngốc nghếch đứng ôm người ta hứng gió trước mũi thuyền, trông cũng thật đẹp trai."

Vương Lê răng trên cắn môi dưới, mãi lâu sau mới nói sẽ không đi: "Tối nay có chút việc." Phượng Tường, em đi xem với người khác nhé.

Thế là Phượng Tường đưa vé cho một diễn viên có mối quan hệ tốt khác trong đoàn kịch, xách túi hạt dưa đi xem cậu thanh niên trước gió. Kết phim, Rose ở tuổi gần đất xa trời và cái chết cóng của Jack đã khiến khán giả phải rơi nước mắt. Vì bộ phim quá hấp dẫn, Phượng Tường chỉ cắn nửa túi hạt dưa, ngồi tại chỗ ngẩn ngơ trong phút chốc.

"Cô gái, cảm phiền dịch chân." Một giọng nói lịch sự và trong trẻo truyền đến, kèm theo chút âm địa phương tỉnh lỵ. Phượng Tường vội vàng đứng lên nhường lối đi, khi hai tay cô chống lên lưng ghế, ánh đèn lớn của rạp chiếu phim vang lên "tách, tách", tất cả đều được bật lên.

Dưới ánh trắng chói mắt, hiện ra một khuôn mặt xinh đẹp mang vẻ học thức, người vừa nhờ cô dịch chân là một cô gái tóc dài đeo kính gọng vàng, đang mỉm cười gật đầu với cô. Phượng Tường sững người, mắt dán như đinh đóng cột vào người phụ nữ theo sát sau lưng cô gái này - Vương Lê nấp dưới chiếc mũ len và đằng sau cặp kính gọng đen, người khác có thể không thể nhận ra, nhưng cho dù Vương Lê có hoá thành tro thì Phượng Tường vẫn nhận ra. Khi ánh mắt Phượng Tường nhìn xuống, Vương Lê và người nọ buông tay nhau.

Lúm đồng tiền của Vương Lê chìm xuống: "Chị cũng đã hẹn với bạn từ trước."

Phượng Tường nói vậy à, phim khá hay nhỉ. Gặp lại nhé chị Vương.

Đồng nghiệp còn lại cũng nói, ôi chị Vương, thật trùng hợp, có phải hai người lấy vé từ ông Tiền không? Thảo nào chúng ta ngồi cùng một hàng.

Phượng Tường nói phải. Đôi mắt dần mất đi ánh sáng, như thể linh hồn đã bị bộ phim tóm đi, vẫn chưa về nhà.

Trong khi đó Vương Lê bình tĩnh chào hỏi, hoà vào đám đông ra về cùng người bạn giới nữ. Phượng Tường thu hồi ánh mắt, chậm rãi ngồi xuống. Đây là lần đầu tiên cô biết cảm giác trái tim quặn đau khủng khiếp là như thế nào, có gì đó đau nhói mơ hồ lan khắp cơ thể dọc theo khối thịt đập lên xuống và rồi xoáy tròn trong mắt Phượng Tường. Một lúc sau, Phượng Tường mới rời khỏi rạp chiếu phim cùng đồng nghiệp.

Nhiều ngày sau đó, cô vẫn là Trần Phượng Tường nghiêm túc và thẳng thắn trong phòng tập. Sư tỷ nói Phượng Tường, em đang hát Bạch Tố Trinh, đáng lẽ nên biết người này dè dặt hơn Thanh Xà, ai oán nhiều hơn, dịu dàng cũng nhiều hơn. Nhưng hôm nay em hát như Thanh Xà.

Phượng Tường nói: "Ồ, em cũng nghĩ mình nên kiềm chế lại." Đoạn hát của Bạch Tố Trinh đòi hỏi phải nghiến chữ và ngân giọng nhiều, phải kỹ, nhưng lại không có cá tính. Có lẽ em hơi thiếu kiên nhẫn, muốn nhanh chóng hát ra cảm giác của cô ấy, quá nóng vội.

Sư tỷ cười, sắc mặt càng hồng hào toả nắng: "Sao Bạch Tố Trinh lại không có cá tính?" Bạch Tố Trinh vốn là một con rắn, tu luyện nghìn năm trong vườn bàn đào của Vương Mẫu Nương Nương, vừa là yêu quái, vừa thấm khí tiên, nhưng vẫn khao khát được làm người một lần. Em xem, qua biết bao vở kịch chúng ta từng hát, tìm đâu ra một nhân vật xuyên suốt bốn cõi như thế? Vương Lê dẫn dụ, cô biết Phượng Tường đang nghĩ gì.

Cô sư muội này lần đầu tiên hợp tác với Vương Lê đã thầm chửi nữ chính: "Chẳng ra hồn", bị đàn ông đay nghiến là không trong trắng mà đã còm cõi quặt quẹo. Trần Phượng Tường nhập vào kịch, và cũng thoát ra. Vương Lê cho rằng, chỉ nhập không khó, ai thoát được mới gọi là bản lĩnh. Có thể thấy, Phượng Tường đã nghiên cứu nhân vật này nhiều lần và kỹ càng từ trong ra ngoài.

"Chỉ là, quá giống con người." Phượng Tường cau mày: "Một con rắn, không có yêu khí, cũng không dã tính." Khán giả thích xem Bạch Tố Trinh nhu mì nhã nhặn, nhưng cô ấy nên yêu nghiệt mới phải.

Vương Lê nghe vậy, thả lỏng môi: "Để chị đi bàn với biên kịch, em cũng theo chị."

Đây là Vương Lê, người luôn tiếp thu lời khuyên trong kịch, cũng là sư tỷ luôn luôn để tâm đến ý kiến của Phượng Tường. Hai người bàn bạc với biên kịch, biên kịch nói nguyên tắc này chỉ dành cho những người có trình độ văn hoá, những bà con dân thường kia không thích xem Bạch Tố Trinh lơi lả buông tuồng.

Phượng Tường nói, ông không diễn, làm sao biết khán giả không thích xem? Biên kịch nói, cô cứ việc đi hỏi nhiều người khác, khảo sát rồi sẽ biết.

Thế là Phượng Tường tìm mọi cơ hội để hỏi bất cứ khi nào cô gặp một người nào đó, không ngờ, đáp án cô nhận được hoàn toàn giống với những gì nhà biên kịch đã nói. Nữ Hoa Đán trẻ bàng hoàng trước sự thật, vẫn phải diễn Bạch Tố Trinh mềm mại dịu dàng trên sân khấu.

Một tuần sau, buổi tối đem hai lon bia và một con vịt muối đến thăm sư tỷ. Câu đầu tiên Phượng Tường hỏi Vương Lê rằng: "Chị đã biết chuyện này từ lâu phải không?"

Vương Lê nói, chị không thể cho em đáp án trong mọi chuyện, em phải tự mình tìm ra.

Tối đó Phượng Tường không tìm yêu khí, tiên khí hay là cường khí của Bạch Tố Trinh, cô chỉ muốn tìm Vương Lê. Cô nói, sư tỷ, người lần trước đi xem phim, có phải bạn gái của chị không?

Mặt Vương Lê đỏ bừng, sửng sốt, không biết trả lời như thế nào, cuối cùng, nhướng mày nói: "Bạn." Khốn khiếp!

"Chị không tin tưởng em." Phượng Tường nói, vậy em không cho chị cánh vịt này nữa, đáng đời chị không được ăn: "Em biết chị từ khi em chưa đầy mười tuổi, hơn chục năm trôi qua, em đã diễn chung với chị hai năm. Sư tỷ vẫn coi em là người ngoài.

Vương Lê nói em không phải người ngoài. Chuyện này phức tạp, em biết càng ít càng tốt. Người như chị, xuống sân khấu chỉ toàn làm những chuyện gây rắc rối lớn cho mọi người, là đồ của nợ. Chị không muốn làm phiền em.

"Có gì mà rắc rối?" Hai tay Phượng Tường cầm cánh vịt, ra hiệu cho Vương Lê cũng mau ăn đi.

Vương Lê cười nhẹ, đẩy rượu sang một bên, cầm miếng cổ vịt nhỏ chậm rãi cắn, ăn rất tao nhã và đẹp mắt.

Chị có từng gây rắc rối cho Triệu Lan không? Vì thế sau này cô ấy cảm phiền chị chăm con hộ cô ấy. Phượng Tường nhận được câu trả lời từ ánh mắt của Vương Lê, cô bĩu môi: "Cô ấy thì tốt chỗ nào chứ?"

Chỗ nào cũng tốt. Vương Lê lí nhí: "Khi bọn chị còn học ở trường kịch, một người 14 tuổi, người kia 11 tuổi." Khi hai đứa trẻ vô tư dần lớn lên, nói chỉ là thanh mai trúc mã, chưa hoàn toàn đến mức đó.

"Sao lại chưa đến mức đó? Cô ấy lấy chồng, còn chị thì uống cả rượu cơ mà." Phượng Tường vạch trần, Vương Lê chỉ biết mím môi: "Tất cả đã là quá khứ."

Cuộc trò chuyện dần dần được gợi mở. Vương Lê kể rằng chị đã thành thật với bà cụ, người mà chị quen lúc đó là một giáo viên đại học, gặp nhau trong một cuộc họp của những người làm văn nghệ. Cô ấy từng làm thanh niên tri thức, từng làm ruộng và cũng từng làm công nhân. Mãi hơn 30 tuổi mới vào thành phố, thi đỗ đại học, dần dần được đào tạo chuyên sâu nhưng lỡ hết dịp này đến dịp nọ do đại sự của đời người.

Phượng Tường nói, nhưng có bỏ lỡ gặp chị đâu. Tại sao lại chia tay?

Lý Tú Anh trong "Trâm ngọc bích", cô ấy bị hiểu lầm, được yêu thương, cuối cùng người chồng thi đỗ trạng nguyên, mời mão phụng long bào và kết hôn động phòng là hết. Chẳng phải lúc đó em đã nói: "Vở kịch này tuy kỳ quái nhưng cũng bình thường, nói là bình thường nhưng chỗ nào cũng đầy kỳ quái."

Bình thường ở cái kết một nhà hạnh phúc mà khán giả mong muốn, kỳ lạ ở chỗ Lý Tú Anh là mộng tưởng của vô số khán giả nữ, mộng tượng bị làm hại, bị lăng mạ, được xin lỗi, được cầu xin, được chào đón rồi bao bọc trong hôn nhân. Cô ấy muốn gì? Cô ấy là gì? Vở kịch không nói đến, nhiều khán giả nữ cũng không quan tâm.

Ai cũng nói cuộc đời không phải một vở kịch, nhưng thực ra cũng là kịch. Việc hai người chia tay vừa là bình thường, vừa đầy quái lạ. Vương Lê đứng dậy lấy quả dứa ngâm nước muối ra. Phượng Tường nóng lòng xử ngay một miếng, cười toe toét vì vị ngọt: "Sư tỷ, những việc khác thì không nói, nhưng kỹ năng chọn quả của chị làm em phục sát đất."

"Là cô ấy dạy." Vương Lê nhàn nhạt nói. Cô ấy sinh ra và lớn lên ở Quảng Châu, biết mua sắm và ăn uống. Chị và cô ấy chia tay nhau trong bình yên, vì hai người muốn những thứ khác nhau. Gốc rễ của chị ở Bách Châu, cô ấy muốn về Quảng Châu sinh sống. Cả hai đã biết rõ mình muốn gì, yêu không được thì chia tay." Vương Lê nói cô ấy rất tốt, đã phải chịu khổ nhiều nhưng tính cách vẫn vô cùng dịu dàng. Hễ khi chị rời khỏi nhà cô ấy, cô ấy đều nhét một lá thư vào túi của chị, bảo chị hãy đọc khi về đến nơi.

Vương Lê nói, đây là người có tình yêu, không vạch nỗi đau hay vết thương ra cho người ta xem, cũng không nắm đầu chuôi đe doạ người khác. Chị xiêu lòng với cô ấy là vì thế.

"Vậy các chị kỳ quái ở chỗ nào?" Phượng Tường không ngờ sư tỷ lại chậm rãi mở lòng.

"Không kỳ quái sao? Trong mắt người đời, như vậy chính là kỳ quái." Đồng tính, cách hơn 14 tuổi, quái lạ ở chỗ đó. Còn về sự kỳ lạ mà chỉ hai người mới hiểu, Vương Lê thở dài: "Chị được cô ấy chiều hư." Như mẹ, như chị, như vợ, như chồng, Vương Lê không thể giải thích được mối quan hệ thân thiết kỳ lạ và hấp dẫn này.

Vì được chiều hư, nên mới nóng lòng tìm người tiếp theo. Người như Vương Lê không cần phải "tìm". Nữ tài xế đón họ ngoài nghĩa trang hôm đó là một kiến trúc sư nổi tiếng ở Lũng Tây, đồng thời là người hâm mộ kịch của Vương Lê, từ được người quen giới thiệu cho đến thử tìm hiểu nhau đã là ba năm, yêu nhau không đến nửa năm. "Chị thích cách cô ấy đối xử tốt với chị, chị cũng muốn cố gắng để thích cô ấy. Nhưng chung quy vẫn thiếu cảm giác nào đó."

Lời của Vương Lê khiến Phượng Tường rầu rĩ: "Cảm giác là thứ có thể giết chết người."

Cảm giác là một phản ứng sinh học sau khi chấp niệm của một người đột nhiên bị xua tan, nhịp tim tăng nhanh, nhịp thở nặng nề, mắt không mở và gót chân không thể nhấc lên. Vương Lê nói, chị và cô ấy không thể, chỉ lịch sự tìm hiểu quan một thời gian, thế rồi, cô ấy nói: "Ban đầu chị tưởng đồng nghiệp của em thích em, nhưng sau câu 'cảm ơn' trước khi em rời đi, âm thanh giòn tan đó thật hồn nhiên và trong sáng." Rằng Phượng Tưởng vẫn là một đứa trẻ.

"Gót chân chị không thể nhấc lên khi gặp ai?" Phượng Tường hỏi, có phải Triệu Lan không?

Vương Lê mỉm cười nhìn Phượng Tường: "Không còn quan trọng nữa." Không phải em chỉ vừa hiểu ra tại sao Bạch Tố Trinh không có yêu khí sao? Vì khán giả không thích. Nhiều người đã quen ánh sáng chói loà theo lẽ thường tình, yêu khí là sự xúc phạm đến thâm tâm họ.

Nếu nói về điểm giống nhau giữa chị và Bạch Tố Trinh, thì chị cũng từng có yêu khí, từng thoải mái bộc phát vài năm rồi chết đứng trước cú sốc A Lan lấy chồng. Sau đó muốn nhuốm chút khí người, nhàn nhạt thoang thoảng, cũng không mong đợi có thể thành ra con người. Vương Lê nói.

"Nói cứ như chị được hưởng tiên khí vậy, chẳng phải cũng như cách chị nắm tay người ta trong rạp chiếu phim sao." Phượng Tường thấy quả dứa mà Vương Lê mua vẫn chưa đủ ngon, nhức răng.

Vương Lê nói, người thứ ba là phó tổng biên tập của nhà xuất bản tạp chí ở tỉnh lỵ, nhưng khi nói đến tiên khí: "Còn xa vời lắm. Chị là con người, cũng muốn cảm nhận con tim rung động." Phượng Tường, mỗi khi nhìn gương tẩy trang dưới sân khấu, em không cảm thấy nôn nao trong lòng sao? Dồn hết tinh thần và năng lượng vào kịch, trong khi bản thân chỉ là lớp vỏ trống rỗng.

"Hoảng chứ." Phượng Tường nói, trên sân khấu cơ man nào là tài tử giai nhân, ngày nào cũng vây quanh thân thể và tấm lòng em, trái tim cũng phải biết rung động. Nhưng sau khi tẩy trang, trở về ký túc xá và tắm táp xong xuôi, em thậm chí không còn sức làm việc nhà, hễ nằm lên giường là lại chỉ nghĩ, cuộc sống chỉ có thế này, chẳng thà tìm một ai đó cùng ta phí phạm thời gian?

Phượng Tường muốn nói, nếu được phí hoài thì giờ với Vương Lê, cô sẽ cam tâm tình nguyện phí hoài. Nhưng cô không phân biệt rõ, cam tâm tình nguyện ở đây có bao nhiêu phần được thổi từ trên sân khấu xuống, có bao nhiêu phần được manh nha ngoài đời thường? Nhìn ngóc nghiêng của sư tỷ, Tiểu Sinh phóng khoáng và phong lưu hiện đang buộc tóc đuôi ngựa gọn gàng, "Mạnh Tiểu Đông của Bách Châu" dưới sân khấu chẳng hề mang vẻ ngoài nam tính, trái lại, chị cô đọng nét hiền thục của Bạch Tố Trinh.

Phượng Tường nhìn một lúc, cảm thấy có gì đó không ổn ở Vương Lê, "Hả?"

"Sư tỷ, bọn họ thích chị vì điều gì? Có phải chỉ vì vẻ ngoài ưa nhìn?" Phượng Tường hỏi.

Vương Lê cười khổ: "Có lẽ... có lẽ."

Vậy thì họ cũng thật nông cạn. Phượng Tường lau tay: "Không như em, em thích nhất vẻ nghiêm túc khi diễn kịch của chị, và tấm lòng bao dung ân cần với mọi người." Cô nhìn nụ cười yêu thương trôi nổi trong mắt Vương Lê, ngẩn ngơ một lúc: "Em cũng rất thích chị hôm nay, chị không coi em là Trần Phượng Tường chưa lớn, mà là cộng sự tốt của chị trên và ngoài sân khấu.

Haha, Phượng Tường cười: "Phải, ngoài sân khấu cũng vậy. Nếu một ngày nào đó chị không thể tiếp tục với phó tổng biên tập nữa, hãy cân nhắc em nhé." Cô nói, nửa đùa, nửa thật, nửa từ trái tim không thể không rung động.

......

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com