[2] Hãy mở quán ở những nơi vắng người qua lại-Bí quyết lựa chọn nơi làm quán
Quán sẽ đông khách ở những nơi vắng người qua lại
Trước khi khai trương quán, ai cũng đau đầu về địa điểm mở quán. Riêng điều này, tôi nói thẳng: Đối với hàng quán kinh doanh đồ ăn uống, mở quán ở những nơi đông người qua lại không phải là điểm cộng giúp quán đắt khách. Mức tiền vốn đạt chuẩn đủ đầu tư quán riêng rơi vào con số khoảng 5 đến 6 triệu yên. Với số tiền đó mà địa điểm buôn bán lại thuận lợi thì sẽ rất đắt. Tôi tin nếu là quán có “sức mạnh”, dù địa điểm không thuận lợi vẫn đủ sức thu hút khách hàng.
Chẳng hạn có một quán ở tầng ba của một tòa nhà nhỏ. nếu có thể làm tất cả các khách hàng phải thốt ra rằng: “may tìm được quán", chắc chắn quán sẽ trở nên đắt khách. Ngược lại, có khi chọn địa điểm khó tìm như thế còn giúp cho khách hàng quảng bá quán kiểu như: “ở nơi thế này má có quán hay lắm đấy".
Bản thân tôi ban đầu chọn nơi mở quán ở một vị trí cực xấu. Nó nằm trong một toàn nhà có tầm 16m2 ở phố Kyoto, tại một khu đô thị ở vùng ngoại ô Tokyo. Mặc dù gần nhà ga, nhưng chẳng mấy bóng dáng người qua lại. Tiền cọc chỉ có ba trăm ngàn yên, tôi đã quyết định mở quán ở nơi như thế.
Nếu ở một nơi như vậy mà làm kinh doanh giống các chỗ khác thì không có khách nào tới hết. Vì vậy tôi quyết định xây dựng một quán nhậu tập trung vào đối tượng khách hàng là những người đi về bằng chuyến tàu cuối. Tôi lấy mỗi người 300 yên gọi là tiền phí đêm khuya. Bản kê khai chi tiết chi phí bao gồm tiền súp tương miso và hoa quả mỗi thứ 100 yên. Còn 100 yên là tiền tôi nói chuyện. Các chị em phụ nữ hay ăn hoa quả cùng kem lạnh nữa. Điều này trúng phóc tâm lý. Các cô gái lần lược kéo tới và quán tôi kiếm được một ngày khoảng sáu mươi ngàn yên.
Lần đầu tôi mở quán ở Shibuya cũng thế. Địa điểm tôi nghĩ tới cũng là tòa nhà ở phía sau nhà ga, ngay bên cạnh có nhà thổ. Mặc dù là Shibuya nhưng tiền thuê lại rẻ. Tôi quyết định thuê rồi chủ nhà còn hỏi lại tôi với vẻ nghi ngờ trước khi tôi đóng dấu vào bản hợp đồng: “chỗ này thực sự ổn chứ?”. Mặc dù nằm ở đó, quán đã đông khách chỉ sau hai tháng. Ấy là bởi chúng tôi đã làm hài lòng và biết lôi kéo khách hàng, đã đến một lần là sẽ đến những lần tiếp theo nữa. Chúng tôi cố gắng trong một ngày tối thiểu phải nhớ được tên và khuông mặt của một vị khách, đồng thời chúng tôi khuyến mãi các món ăn đặc trưng của quán.
Khi mang đồ ăn tới chỗ khách, tôi không hỏi kiểu: “Có ngon không ạ?”, mà tôi hỏi một câu: “Ngon phải không ạ?”. Chỉ cần vậy thôi, khoảng cách giữa mình và khách hàng đã được rút ngắn lại. Dù địa điểm nào, nếu quán có sức hấp dẫn, khách sẽ vẫn đến như thường. Lý do không thể gọi Mời khách đến được đó là quán không đủ sức hấp dẫn chứ không phải vì vấn đề lựa chọn địa điểm.
Cũng có lần tôi lựa chọn mở một quán ở nơi mà đi xa hơn một chút xíu so với khoảng cách vừa đẹp so với nhà ga. Đó là một căn nhà cũ bị kẹp giữa các tòa nhà cao tầng. Tôi thấy vị trí xa so với nhà ga, nhưng khi tôi nhìn thấy quán, tôi đã quyết trong lòng: “Quán này được”.
Xung quanh nó không có hàng quán nào hết. Khách hàng chỉ có cách là đến quán này. Dù địa điểm bất tiện nào, nhưng nếu là quán mà cô A tới và nói: “Chà, tôi muốn rủ thêm cô B và anh C đến đây nữa", tôi chắc chắn đó sẽ là quán đông khách. Ở căn nhà đã khắc ghi màu thời gian ấy, tôi lại nghĩ có sức quyến rũ khách hàng.
Đó là căn nhà mà trước kia là một quán mì soba lâu đời. Nó quay mặt ra đường lớn và có lối vào rộng. Nếu để nguyên như thế, quán sẽ không có sức hấp dẫn. Do vậy, tại nơi vốn là lối ra vào, tôi làm thành một cái vườn, rồi tự mở một lối vào vốn dĩ là ngách hẹp bên cạnh tường của quán. Biển tên quán tôi cũng gắn một thứ nhỏ bé lên thôi. Điều quan trọng là mình xây dựng quán để làm sao khách hàng có xu hướng muốn quảng bá kiểu: “Ở nơi thế này có cái quán thế này này...”.
Ga tàu nằm ở ngay ven đường tàu Shinkansen, cách vài phút lại có tàu chạy qua. Xung quanh hoàn toàn không thấy bóng
dáng một cửa hàng hay quán xá nào cả.
Bình thường chủ quán sẽ trưng một tấm biển quảng cáo rất to để ai cũng nhìn thấy. Nếu làm vậy, tôi thấy thường quá. Vì thế, tôi đã làm một cái cửa sắt to ở lối vào mà chỉ để tên quán rất nhỏ thôi. Đó là cái cửa sắt nặng, nếu không dồn lực thì không thể mở cửa ra được. Đối với các vị khách cất công đến được quán, cho dù cái cửa nặng đến mấy, họ vẫn sẽ mở ra được. Ngược lại nhờ tôi tận dụng cách mà mọi người gọi là “khó vào", chắc chắn khách hàng sẽ truyền tai nhau rằng: “có một quán rất là lạ thế này này...”
Chỉ trong thời gian ngắn, tôi đã phù phép biến khách hàng ấy thành người hâm mộ ruột của quán rồi. Đó là phép màu nhưng không thể phù phép ở những quán nằm trong các tòa nhà sang trọng lấp lánh ở phía trước nhà ga.
Quán nằm ở nơi xa nhà ga sẽ khác với quán nằm ngay phía trước nhà ga. Đó là nơi khiến khách hàng vừa lang thang đi bộ trên phố vừa tưởng tượng rằng “không biết là quán như thế nào?”. Tự nhiên mình sáng tác ra câu chuyện phiếm cho khách hàng và bạn bè mình: “Tôi sẽ đi đến quán này". Khi người ta có hứng, mình cũng dễ phù phép hơn. Nếu có thể xây dựng quán có nét duyên dáng, hấp dẫn, phục vụ khách hàng tốt ở nơi như thế, đảm bảo khách hàng sớm muộn sẽ trở thành người hâm mộ trung thành của quán.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com