bp pòng chống đối với các bệnh lây theo đường tiêu hóa
Câu 31: Trình bày được biện pháp phòng chống đối với các bệnh lây theo đường tiêu hoá.
1. Phòng bệnh
1.1. Biện pháp vệ sinh
Các biện pháp phòng bệnh nhằm cắt đứt đường truyền nhiễm. Các biện pháp vệ sinh chung bao gồm công tác kiểm tra nước uống, thu dọn và thanh trừ phân rác, diệt ruồi và thực hiện các điều lệ vệ sinh ở các cơ sở thực phẩm. Các biện pháp này phải được tiến hành thường xuyên và không tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh.
1.1.1. Đảm bảo cung cấp nước sạch
Phải bảo đảm cho nhân dân có đầy đủ nước ăn chất lượng tốt bằng cách:
- Xây dựng ống dẫn nước và giếng có khả năng cung cấp đủ nước ăn tốt.
- Nguồn nước ăn uống phải được tiệt khuẩn bằng Clor, đun sôi; bảo vệ nguồn cung cấp nước ăn khỏi bị nhiễm khuẩn.
- Kiểm tra vệ sinh ở nơi sản xuất nước đá, nước đóng chai.
1.1.2. An toàn thực phẩm
- Đảm bảo an toàn thực phẩm: Cần giáo dục cho người dân cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa như:
+ Đun nấu kỹ những thực phẩm sống. Không ăn thức ăn chưa được đun nấu trừ những rau quả tươi bóc được vỏ và ăn ngay sau khi bóc.
+ Ăn thức ăn vừa được đun nấu xong hoặc đun lại trước khi ăn.
+ Bảo quản cẩn thận thức ăn đã đun nấu
+ Rửa tay kỹ trước và sau nấu ăn.
- Bảo vệ thực phẩm khỏi bị nhiễm khuẩn tại các nơi chế biến, bảo quản và sử dụng như các xí nghiệp thực phẩm, kho lương thực, cửa hàng thực phẩm, nhà ăn công cộng không kém phần quan trọng.
- Sự nhiễm khuẩn các thực phẩm thường xảy ra ở quầy hàng do ruồi và tay bẩn của những người bán hàng.
Cho nên, ngoài việc kiểm tra vệ sinh đối với các thực phẩm, cần phải tiến hành công tác giáo dục vệ sinh cho nhân viên các cơ sở thực phẩm.
1.1.3. Vệ sinh môi trường
Tuyên truyền, giáo dục cho cộng đồng thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm, vệ sinh cá nhân để phòng chống bệnh lây qua đường tiêu hóa.
Xây dựng hệ thống cống rãnh, xử lý phân rác, diệt ruồi.
1.2. Vaccine phòng bệnh
Tiêm chủng phòng bệnh để gây miễn dịch đặc hiệu đối với một số bệnh đã có vaccine như tả, thương hàn.
- Vaccine tả uống: Có hai loại vaccine tả uống đạt mức độ miễn dịch cao trong một vài tháng đối với chủng O1 đã được dùng ở một vài nước. Một loại là vaccine sống chỉ dùng một liều; một loại khác là vaccine chết bao gồm vi khuẩn tả bất hoạt và một phần đơn vị B của độc tố tả, dùng 2 liều.
- Vaccine phòng bệnh thương hàn: hiện nay có hai loại vaccine phòng bệnh thương hàn:
+ Vaccỉne thương hàn tiêm: Tên thương mại Typhim Vi (Pháp)
+ Vaccỉne thương hàn uống: Tên thương mại Zerotyph cap (Hàn Quốc).
Vaccine dùng để phòng cho những người tiếp xúc với bệnh nhân, các đối tượng sống trong các vùng có nguy cơ cao.
2. Phòng chống dịch
2.1. Đối với nguồn truyền nhiễm
- Giám sát phát hiện, điều trị sớm và cách ly bệnh nhân mắc bệnh lây qua đường tiêu hóa là rất cần thiết trong việc giảm tử vong và chống lây lan dịch. Các bệnh như tả, thương hàn phải cách ly tại khoa truyền nhiễm.
- Khai báo: Tả là bệnh qui định phải báo cáo cho thủ trưởng đơn vị, y tế cấp trên.
- Khử trùng, tẩy uế chất thải của người mắc bệnh lây qua đường tiêu hóa bằng vôi bột hoặc hóa chất.
- Quản lý bệnh nhân: Theo dõi những người khỏi bệnh nhằm phát hiện những người mang trùng bằng cách xét nghiệm phân.
Ví dụ: Đối với bệnh thương hàn sau khi ra viện, tất cả những người khỏi bệnh phải theo dõi ngoại trú trong vòng 3 tháng, phải xét nghiệm phân để phát hiện tình trạng mang vi khuẩn mạn tính. Việc phát hiện ra người mang trùng bằng cấy phân là phương pháp khẳng định chắc chắn nhất vì nếu cấy phân dương tính thì điều đó khẳng định rằng người này đang tiếp tục đào thải vi khuẩn thương hàn ra môi trường.
Nhân viên các xí nghiệp thực phẩm, nhà máy nước, các nhà trẻ, trong thời gian 3 tháng theo dõi ngoại trú không được làm những công việc tiếp xúc với thực phẩm. Những nhân viên mang vi khuẩn mạn tính thì phải chuyển khỏi cơ quan, xí nghiệp kể trên.
Phải tiến hành công tác giáo dục vệ sinh để những người mang vi khuẩn mạn tính biết rằng họ là nguồn truyền nhiễm nguy hiểm đối với người xung quanh.
- Quản lý người tiếp xúc: cần xét nghiệm phân người tiếp xúc với bệnh nhân để phát hiện người lành mang mầm bệnh.
- Đối với bệnh mà nguồn truyền nhiễm là động vật, các biện pháp phòng ngừa thường là các biện pháp thú y, vì thực tế người bệnh không nguy hiểm.
2.2. Đối với đường truyền nhiễm
- Kiểm tra vệ sinh các nguồn nước uống, những nơi chế biến và bảo quản thực phẩm. Lấy mẫu thực phẩm, nước để xét nghiệm phân lập vi khuẩn, đặc biệt ở khu vực có bệnh nhân.
- Nước sinh hoạt phải được tiệt khuẩn bằng hóa chất:
+ Nước máy phải đảm bảo lượng Clor dư là 0,5mg/l.
+ Nước giếng phải được khử khuẩn bằng Cloramin B
- Vệ sinh môi trường: Phân của bệnh nhân phải đựợc xử lý bằng vôi bột hoặc hóa chất; xử lý rác; diệt ruồi.
2.3. Đối với khối cảm thụ
- Giáo dục sức khỏe: Thực hiện tốt giáo dục y tế trong cộng đồng làm cho mọi người biết sự cần thiết phải điều trị đúng cách cho những người bị mắc bệnh mà không được chậm trễ. Thông tin cho nhân dân biết rằng các bệnh lây qua đường tiêu hóa có thể phòng được bằng các biện pháp đơn giản nhưng có hiệu quả là ăn chín uống sôi, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với phân.
- Thực hiện vệ sinh môi trường, xử lý tốt phân rác; vệ sinh thực phẩm; vệ sinh cá nhân để phòng mắc các bệnh lây qua đường tiêu hóa.
- Điều trị dự phòng: Đối với bệnh tả dự phòng bằng kháng sinh chỉ thực hiện cho những người tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com