Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
o Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
I. Quy luật là gì
1. Định nghĩa quy luật:
Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính bên trong mỗi một sự vật, hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.
Theo V.I.Lênin: “Khái niệm Quý luật là một trong những giai đoạn của nhận thức của con người về tính thống nhất và về liên hệ, về sự phụ thuộc lẫn nhau và tính chỉnh thể của quá trình thế giới”
2. Phân loại quy luật:
Theo trình độ tính phổ biến:có quy luật riêng - quy luật chung - quy luật phổ biến.
Theo lĩnh vực tác động: có quy luật tự nhiên - quy luật xã hội - quy luật tư duy.
Phép biện chứng duy vật là quy luật phổ biến tác động trong tất cả các lĩnh vực của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Quy luật “Lượng - Chất” cho ta biết Phương thức của sự vận động và phát triển.
II. Quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại:
1. Khái niệm CHẤT và LƯỢNG:
Mọi sự vật hiện tượng đều bao gồm hai mặt CHẤT và LƯỢNG, chúng thống nhất với nhau trong sự vật hiện tượng.
a.Khái niệm CHẤT:
* Định nghĩa về chất: CHẤT là phạm trù Triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác.
* Quan hệ giữa chất và thuộc tính:
Thuộc tính là tính chất, trạng thái yếu tố…. cấu thành söï vật.
Mỗi sự vật có nhiều thuộc tính.
Mõi thuộc tính lại biểu hiện một chất của sự vật.
Vậy: mỗi sự vật có nhiều chất.
Mỗi chất biểu hiện thông qua những thuộc tính của nó. Có thuộc tính cơ bản và không cơ bản. Tổng hợp những thuộc tính cơ bản tạo thành chất của sự vật.
Những thuộc tính của sự vật chỉ bộc lộ qua các mối liên hệ cụ thể với các sự vật khác, vì vậy sự phân chia thuộc tính cơ bản là không cơ bản , chỉ là tương đối.
Chất của sự vật không những được quy định bởi chất của những yếu tố tạo thành mà còn bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành.
b. Khái niệm Lượng:
* Khái niệm lượng: Lượng là phạm trù Triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật.
Lượng cũng như chất đều có tính khách quan.
* Trong thực tế lượng thường được xác định bởi những đơn vị đo lường cụ thể, những con số….
* Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ là tương đối
2. Mối quan hệ giữa sự thay đỗi về lượng và sự thay đổi về chất:
a. Sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại. Các khái niệm Độ, Điểm nút, Bước nhảy.
* Mọi sự vật hiện tượng đều là sự thống nhất giữa chất và lượng. Sự thay đổi về lượng của sự vật có ảnh hưởng đến sự thay đổi về chất của nó và ngược lại, sự thay đổi về chất của sự vật cũng thay đổi về lượng tương ứng.
Ở một giới hạn nhất định khi lượng của sự vật thay đổi nhưng chất chưa thay đổi cơ bản. Khi lượng thay đổi vượt quá một giới hạn Độ thì chất cũ mất đi, chất mới ra đời. Chất mới tương ứng với lượng mới tích lũy được.
* Độ: là phạm trù Triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật ấy.
Độ là mối liên hệ giữa lượng và chất, thể hiện sự thống nhất giữa lượng và chất của sự vật.
* Điểm nút: là phạm trù Triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi chất của sự vật.
* Bước nhảy: là phạm trù Triết học dùng để chỉ sự chuyển hoá về chấ của sự vật do sự thay đổi về lượng trước đó gây nên.
Bước nhảy là sự kết thúch giai đoạn phát triển của sự vật và là điểm khởi đầu của một giai đoạn phát triển mới. Nó là sự gián đoạn trong quá trình vận động và phát triển liên tục của sự vật. Trong qua trình phát triển, gián đoạn là tiền đề cho sự liên tục, và liên tục là kế tiếp của hàng loạt sự gián đoạn.
b. Các hình thức cơ bản của bước nhảy:
* Bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần:
- Bước nhảy đột biến là bước nhảy được thực hiện trong một thời gian rất ngắn làm thay đổi chất của toàn bộ kết cấu cơ bản của sự vật.- Bước nhảy dần dần là bước nhảy được thực hiện từ từ, từng bước bằng cách tích lũy dần dần những nhân tố của chất mới và nhân tố của chất cũ dần dần mất đi. Bước nhảy dần dần khác với sự thay đổi dần dần về lượng của sự vật.
* Bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ:
- Bước nhảy toàn bộ là bước nhảy làm thay đổi chất của toàn bộ các mặt, các yếu tố cấu thành sự vật.
- Bước nhảy cục bộ là bước nhảy làm thay đổi chất của những mặt, những yếu tố riêng lẽ của sự vật.
Trong hiện thực đa dạng và phong phú nếu muốn thực hiện bước nhảy toàn bộ phải thông qua những bước nhảy cục bộ.
c. Tiến hoá và cách mạng trong xã hội:
Trong sự vận động và phát triển của xã hội vừa có tính chất cách mạng, vừa có tinh chất tiến hoá.
Cách mạng là sự thay đổi trong đó chất của sự vật biến đổi căn bản không phụ thuộc vào hình thöùc biến đổi của nó. Tiến hoá là sự thay đổi về lượng với những biến đổi nhất định về chất không cơ bản của sự vật.
Sự biến đổi căn bản về chất mang tính tiến bộ đi lên mới là Cách mạng, còn làm cho xã hội thụt lùi thì là Phản Cách mạng.
d. Khái quát nội dung quy luật:
Mọi sự vật đều là sự thống nhất giữa Lượng và Chất, sự thay đổi dần dần của luợng trong khuôn khổ của độ tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất của sựvật thông qua bước nhảy; chất mới ra đời tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới. Quá trình tác động đó diễn ra liên tục làm cho sự vật không ngừng phát triển, biến đổi.
3. Ý nghĩa phương pháp luận:
a. Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn chúng ta phải biết từng bước tích lũy về lượng để làm biến đổi về chất.
Chúng ta cần tránh tư tưởng chủ quan, duy ý chí, nôn nóng, “đốt cháy giai đoạn”.
b. Trong hoạt động xã hội, con người cần phải có quyết tâm tiến hành bước nhảy khi đã tích lũy đầy đủ về lượng, để tạo nên chất mới.
Chúng ta cần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, “hữu khuynh” coi phát triển chỉ là sự tích lũy đơn thuần về lượng.
c. Trong hoạt động thực tiễn, phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức bước nhảy, dựa vào điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan của người cán bộ.
Ngoài sự thay đổi vầ lượng làm thay đổi về chất của sự vật còn cần phải biết tác động vào phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật (Biến đổi Gen…).
III. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập – Quy luật mâu thuẫn
Mọi sự vật hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối laäp tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân nó. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc của sự vận động và phát triển, làm cho cái cũ mất đi, cái mới ra đời.
Quy luật mâu thuẫn là hạt nhân của Phép biện chứng. V.I.Lênin viết: “Có thể định nghĩa vắn tắt Phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập. Như thế là nắm được hạt nhân của Phép biện chứng, nhưng điều đó đòi hỏi phải có những giải thích và một sự phát triển thêm.”
1. Các khái niệm cơ bản:
a. Mặt đối lập: tất cả sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt trái ngược nhau. Phép biện chứng gọi là mặt đối lập.
Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên xã hội tư duy.
Sự tồn tại các mặt đối lập là khách quan và phổ biến trong tất cả các sự vật.
b. Mâu thuẫn: các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ , tác động qua lại lẫn nhau và tạo thành mâu thuẫn biện chứng.
c. Sự thống nhất các mặt đối lập: Hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện chứng tồn tại trong sự thống nhất với nhau. Sư thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa nhau, tồn tại không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề.
d. Sự “đồng nhất” của các mặt đối lập: các mặt đối lập tồn tại không tách rời nhau nên giữa chúng bao giờ cũng có những nhân tố giống nhau. Những nhân tố giống nhau đó gọi là sự “đồng nhất” của các mặt đối lập. Với ý nghĩa đó, “sự thống nhất của các mặt đối lập” còn bao hàm cả sự đồng nhất của các mặt đó.
Sự thống nhất của các mặt đối lập còn biểu hiện ở sự tác động nganh nhau của chúng.
đ. Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó.
e. Sự chuyển hoá các mặt đói lập: do có sự đồng nhất của các mặt đối lập mà trong sự triển khai của mâu thuẫn ñeán một lúc naò đó, các mặt đối lập có thể chuyển hoá lẫn nhau.
g. Quan hệ biện chứng giữa thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập:
Sự thống nhất của các mặt đối lập là tương đối. Sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối, cũng như sự “đứng im” là tương đối, và sự “vận động” là tuyệt đối. V.I.Lênin:“Sự thống nhất (…) của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm trời, thoáng qua, tương đối. Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối, cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối ».
2. Quá trình diễn biến của mâu thuẫn.
a. Các giai đoạn tiến đến mâu thuẫn.
Trong sự tác động qua lại của các mặt đối lập thì đấu tranh của các mặt đối lập quy định một cách tất yếu sự thay đổi của các mặt đang tác động và còn làm cho mâu thuẫn phát triển.
Lúc đầu mới phát triển mâu thuẫn chỉ là sự khác nhau căn bản theo khuynh hướng trái ngược nhau. Sự khác nhau đó phát triển đi đến sự đối lập. Khi hai mặt đối lập xung độtà Mâu thuẫn.
b. Kết quả giải quyết mâu thuẫn: khi có điều kiện đầy đủ thì mặt đối lập chuyển hoá lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Thể thống nhất cũ được thay thế bởi thể thống nhất mới, sự vật cũ mầt đi, sự vật mới ra đời. V.I.Lênin: “Sự phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập”.
Không có thống nhất các mặt đối lập thì cũng không có cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập.
Thống nhất và đấu tranh là không thể tách rời nhau trong mâu thuẫn biện chứng. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập quy định tính ổn định và tính thay đổi của sựvật; do đó, mâu thuẫn chính là nguồn gốc của sự vận động và sư phát triển.
3. Các loại mâu thuẫn:
a. Phân chia theo vị trí trong hệ thống:
Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đối lập của cùng một sự vật.
Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn diễn ra giữa vật đó với các sự vật khác.
Sự phân chia mâu thuẫn bên trong và bên ngoài chỉ là tương đối.
b. Phân chia dựa vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển:
Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật. Mâu thuẫn cơ bản được giải quyết thì sự vật sẽ thay đổi căn bản về chất.
Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn chỉ đặc trưng cho một phương diện nào đó của sự vật, không quy định bản chất của sự vật.
c. Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật trong một gián đoạn nhất định.
Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở một giai đoạn phát triển nhát định của sự vật, nóchi phối mâu thuẫn khác trong giai đoạn đó.
Mâu thuẫn thứ yếu là mâu thuẫn ra đời và tồn tại trong một giai đoạn phát triển nào đó của sự vật, nhưng không đóng vai trò chi phối mà bị mâu thuẫn chủ yếu chi phối.
d. Căn cứ vào tính chất các quan hệ lợi ích.
Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuận những lực lượng xã hội (giai cấp) có lợi ích cơ bản đối lập nhau.
Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng xã hội có lợi ích cơ bản thống nhất với nhau, chỉ đối lập những lợi ích không cơ bản.
3. Ý nghĩa và phương pháp luận:
a). Đứng trước bất cứ sự vật hiện tượng nào cũng phải thấy sự vận tác động của hai mặt đối lập. Sự tác động này tạo nên mâu thuẫn. Nghĩa là tìm ra thể thống nhất những mặt, những khuynh hướng trái ngược nhau.
V.I.Lênin: “Sự phân đôi cái thống nhất và sự nhận thức các bộ phận của nó, đó là thực chất… của phép biện chứng”.
b). Phải phân tích cụ thể mâu thuẫn: xem xét quá trình phát trình phát triển của từng mâu thuẫn, vai trò vị trí của mâu thuẫn.
c). Phải tìm cách giải quyết đối lập, xây dựng, điều hoà đối lập.Phải tìm ra phương thức, phương pháp, lực lượng giải quyết đối lập.
d). Phải biết sử dụng, giải quyết đối lập trong hoàn cảnh cụ thể.
IV. Qui luật phủ định của phủ định
1. Khái niệm phủ định và phủ định biện chứng:
a. Định nghĩa phủ định: Sự phủ định là sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác trong quá trình vận động và phát triển.
Có nhiều quan điểm khác nhau về sự phủ định, nhưng quan điểm biện chứng cho rằng phủ định là tiền đề, điều kiện cho sự phát triển liên tục, cho sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ, đó là phủ định biện chứng.
b. Định nghĩa phủ định biện chứng: Phủ định biện chứng là phạm trù triết học dùng để chỉ sự phủ định tự thân, sự phát triển tự thân là mắt khâu dẫn tới sự ra đời sự vật mới, tiến bộ hơn sự vật cũ. Phủ định biện chứng có tính khách quan và tính kế thừa.
c. Tính khách quan: Phủ định biện chứng có nguyên nhân nằm ngay trong bản thân sự vật, là kết quả giải quyết những mâu thuẫn bên trong làm cho sự vật phát triển. Vì vậy phủ định biện chứng là một tất yếu khách quan trong quá trình vận động và phát triển của sự vật.
d. Tính kế thừa: Phủ định biện chứng là kết quả của sự phát triển tự thân của sự vật nên không thủ tiêu hoàn toàn cái cũ, mà cái mới ra đời trên sự gạt bỏ những mặt tiêu cực, lỗi thời lạc hậu của cái cũ và giữ lại, cải tạo những mặt tích cực để gia nhập vào cái mới. Vì vậy phủ định biện chứng mang tính kế thừa. Với ý nghĩa như vậy phủ định cũng đồng thời là sự khẳng định.
V.I.Lênin: “Không phải sự phủ định sạch trơn, không phải sự phủ định không suy nghĩ, không phải sự phủ định hoài nghi, không phải sự do dự, cũng không phải sự nghi ngờ là cái đặc trưng và cái bản chất trong phép biện chứng… mà là sự phủ định coi như là vòng khâu của liên hệ, vòng khâu của sự phát triển, với sự duy trì cái khẳng định”.
Truyền thống là hình thức quan trọng của cái được kế thừa.
2. Nội dung qui luật phủ định của phủ định:
a. Quá trình phủ định biện chứng: Sự tồn tại của sự vật là sự khẳng định chính mình. Nhưng trong quá trình vận động làm xuất hiện những yếu tố mới phủ định yếu tố cũ. Cái mới ra đời là sự “phủ định lần thứ nhất”, nhưng cái mới này đã chứa đựng trong bản thân nó xu hướng dẫn tới phủ định lần thứ hai, phủ định cuaû phủ định, sự vật mới ra đời. Sự vật mới này dường như trở về với cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn. Đến đây hoàn thành một chu kỳ phát triển.
b. Số lượng các lần phủ định trong một chu lỳ phát triển có thể nhiều hơn hai, nhưng ít nhất cũng phải hai lần: Tuy nhiên, dẫu có nhiều lần phủ định trong một chu kỳ thì vẫn có thể khái quát lại thành hai lần.(ví duï)
c. Đặc điểm quan trọng của phép biện chứng duy vậtlà thông qua phủ định của phủ định chính là sự phát triển dường như quay trở lại cái cũ, nhưng trên cơ sở cao hơn.
V.I.Lênin: “ Sự phát triển đường như diễn lại những giai đoạn đã qua, nhưng với một hình thức khác, ở một trình độ cao hơn (“Phủ định của phủ định”); sự phát triển có thể nói là theo đường trôn ốc chứ không theo đường thẳng”.
d. Quy luật phủ định của phủ định: phủ định biện chứng là sự phủ định của cái mới đối với cái cũ nhưng kế thừa những yếu tố tích cực của cái cũ, nó duy trì và gìn giữ nội dung tích cực của các giai đoạn trước, lặp lại một số đặc điểm cơ bản của cái xuất phát nhưng trên cơ sở mới cao hơn. Phủ định biện chứng không phải là sự phủ định sạch trơn, bác bỏ tất cả sự phát triển trước đó mà là điều kiện cho sự phát triển, nhưng sự phát triển có tính chất tiến lên không phải theo đường thẳng mà theo đường xoắn ốc.
3. Ý nghĩa phương pháp luận:
a). Phép biện chứng thừa nhận trong sự phát triển của sự vật, cái mới sẽ thay thế cái cũ, nhưng không theo một đường thẳng mà diễn ra quanh co phức tạp, trong ñoù bao gồm nhiều chu lỳ khácnhau, chu kỳ sau bao giờ cũng tiến bộ hơn chu kỳ trước. Vì vậy không được né tránh hay phủ định tính khách quan của phủ định.
b). Không được phủ định sạch trơn mọi yếu tố của cái cũ mà phải kế thưà những yếu tố tích cực cho nó gia nhập vào cái mới. Chống thái độ “hư vô chủ nghĩa” trong thừa nhận và đáng giá lịch sử.
c). Biết phát hiện và bồi dưỡng cái mới khi nó mới ra đời còn non trẻ, tạo điều kiện cho nó chiến thắng cái cũ.
d). Chống tư tưởng bảo thủ, cố giữ lấy cái lỗi thời, cái cũ kỹ không phù hợp với thời đại mới. Vận dụng tư tưởng của ông cha “bình cũ rượu mới” và “cũ người mới ta” trong khi tiếp thu di sản văn hoá dân tộc và thế giới.
e). Phải kế thừa tinh hoa văn hoá dân tộc và thế giới nhưng có chọn lọc và phê phán.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com