Chào các bạn! Truyen4U chính thức đã quay trở lại rồi đây!^^. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền Truyen4U.Com này nhé! Mãi yêu... ♥

6

VĂN MINH ĐÔNG BẮC PHI VÀ TÂY Á


A.AI CẬP CỔ ĐẠI


I.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN


Ai Cập ở Đông Bắc châu Phi là một vùng thung lũng hẹp và dài, nằm dọc trung và hạ lưu sông Nin, hai bên thung lũng là dãy núi đá nham thạch và đá hoa cương thẳng đứng như bức tường thành. Về mặt địa lí cổ, Ai Cập chia thành hai khu vực lớn: từ Memphis trở xuống phía nam, tức vùng thung lũng sông Nin gọi là Thượng Ai Cập; từ Memphis trở xuống Địa Trung Hải, tức vùng tam giác sông Nin gọi là Hạ Ai Cập


Tuy vậy, về mặt địa hình, Ai Cập dường như cô lập với thế giới bên ngoài vì phía đông Ai Cập giáp Biển Đỏ và sa mạc Arab, phía tây là sa mạc Xahara khô khan, phía nam là núi rừng Nubia trùng điệp, phía Bắc là Địa Trung Hải. Chỉ ở phía đông bắc mới có một vùng đất hẹp - eo đất Sinai nối liền Ai Cập với miền Tây Á. Đây chính là cửa ngỏ, là nơi Ai Cập thường quan hệ giao lưu kinh tế, văn hóa với các quốc gia và khu vực khác ở phương Đông.


Đối với lịch sử Ai Cập cổ đại , con sông Nin đóng vai trò hết sức quan trọng. Với chiều dài 6.670 km, có bảy nhánh đổ ra Địa Trung Hải. Hàng năm, từ tháng 6 đến tháng 11, nước sông Nin dâng cao tràn ngập hai bờ đem theo một lượng phù sa phong phú bồi đắp cho vùng đồng bằng hai bên càng màu mỡ. Sông Nin còn là đường giao thông huyết mạch của đất nước. Sông Nin với tất cả điều kiện thiên nhiên thuận lợi của nó, đã có sự ảnh hưởng to lớn đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và lịch sử của cư dân Ai Cập. Cũng chính vì vậy, nhà sủ học Hi Lạp Herodot nói rằng: ' Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin' . Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà người Ai Cập thời cổ xem sông Nin như thần thánh, họ đặt ra bao nhiêu thần thoại, bao nhiêu thơ ca để ca tụng dòng sông này


Về khoáng sản Ai Cập không có nhiều, chủ yếu là những loại đá ở những dãy núi phía Đông và phía Tây dọc theo thung lũng sông Nin: đá vôi, đá huyền vũ, đá hoa cương, đá vân màu,.. dùng làm vật liệu xây dựng quan trọng nhất cuả người Ai Cập cổ. Ngoài ra ở miền Sinai có được ít mỏ đồng, còn những nguyên liệu quan trọng nhất như sắt và gỗ thì phải mua từ nước ngoài. Ở Ai Cập cổ đại có một loại cây mọc rất nhiều trong các ao đầm, hồ và dọc theo hai bên bờ sông Nin, đó là cây Papyrus. Người Ai Cập thường dùng vỏ cây Papyrus làm giấy viết, dùng thân cây làm bút và rễ cây làm mực.


II.SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NỀN VĂN MINH


2.1 Quá trình hình thành quốc gia Ai Cập cổ đại.


Vào khoảng giữa thiên niên kỉ IV TCN, cư dân Ai Cập định cư ở lưu vực sông Nin đã sinh sống theo tổ chức công xã nông thôn. Nông nghiệp chiếm địa vị hàng đầu trong nền kinh tế. Nông nghiệp lúc này đang ở trình độ canh tác nguyên thủy, công cụ sản xuất bằng đá, bằng gỗ, phương pháp canh tác còn lạc hậu, người ta chỉ biết xới đất lên rồi trồng hạt giống. Tuy vậy, nhờ đất đai màu mỡ nên thu hoạch đều đặn. Vì phải thường xuyê đương đàu với lũ lụt, hạn hán nên công việc trọng yếu nhất của công xã nông thôn là công việc thủy lợi điều hòa mực nước sông Nin. Do yêu cầu của công việc thủy lợi đòi hỏi các công xã nông thôn phải kết hợp lại thành những liên minh công xã rộng lớn hơn là bước quá độ từ bộ lạc thị tộc sang quốc gia. Các công xã nông thôn lớn hơn đó được kết hợp theo địa hình hoặc thôn trang. Người Ai Cập cổ đại gọi đó là Xêpa tức là vùng đắt được những sông ngòi chia cắt, người Hi Lạp gọi là "Nomos" (Nôm), phiên âm tiến Hán là "Châu". Như vậy, "Nôm" là sự hợp nhất của các công xã, " nôm" ra đời để đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, đẩy mạnh công việc thủy lợi.


Qúa trình hình thành nước Ai Cập cổ đại thống nhất còn được gọi là thời Tảo kì vương quốc ( khoảng 3200 - 3000 TCN). Mặc dù còn nhiều nét sơ khai, nhà nước Ai Cập cổ đại đã hình thành và mang tính chất của nhà nước chuyên chế phương Đông .


Qúa trình hình thành nhà nước Ai Cập thống nhất là một quá trình vừa có Tính quy luật, vừa có tính đặc thù. Tính quy luật thể hiện ở chỗ khi sản xuất phát triển đến mức có của thừa sẽ dẫn đến tư hữu tài sản, phân hóa giai cấp trong xã hội, từ đó sẽ dẫn đến sự xuất hiện của giai cấp và nhà nước, sự hình thành quốc gia. Tính đặc thù ở đây là do yêu cầu công tác thủy lợi nên các công xã nông thôn nhỏ liên minh với nhau thành các "nôm" quốc gia, từ đó thúc đẩy sự hình thành nhanh chống của các quốc gia.


Sự ra đời của Ai Cập thống nhất đã thúc đẩy nền kinh tế Ai Cập phát triển vì nó cho phép Ai Cập xây dựng nhiều công trình thủy lợi có quy mô lớn hơn và xây dựng nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền.


2.2 Các thời kì lịch sử của Ai Cập cổ đại.


Theo cách chia Manethon - một nhà sử học Ai Cập cổ đại, sống vào thế kỉ IV TCN thì Ai Cập cổ đại gồm 31 vương triều, được chia làm 5 thời kì: Tảo vương quốc, Cổ vương quốc,

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com