Chào các bạn! Truyen4U chính thức đã quay trở lại rồi đây!^^. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền Truyen4U.Com này nhé! Mãi yêu... ♥

câu 1:Phân tích những tiền đề tư tưởng lý luận hình thành TT HCM?

1.      Giá trị truyền thống của dân tộc

       TT HCM trước hết bắt nguồn từ các giá trị truyền thống của dân tộc, là sự kế thừa và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước luôn đứng đầu trong bảng giá trị truyền thống của dân tộc, nó là dòng sữa tinh thần nuôi sống dân tộc VN từ thời dựng nước cho đến nay và mãi mãi về sau. Khái quát lại truyền thống đó, Bác đã nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước”. Lòng yêu nước là điểm tương đồng lớn nhất của mọi người dân VN. Chủ nghĩa yêu nước là chuẩn mực cao nhất, đứng đầu bảng giá trị VH, tinh thần VN. Kế thừa và phát huy chủ nghĩa yêu nước ở VN, HCM đã trở thành nhà ái quốc vĩ đại. Người luôn khẳng định truyền thống yêu nước là một thứ đáng quý giá.

       Cùng với chủ nghĩa yêu nước, trong truyền thống VH của dân tộc VN, có những giá trị VH cũng ảnh hường không nhỏ đến sự hình thành TT HCM. Đó là tinh thần nhân nghĩa và truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái giúp đỡ nhau trong mọi khó khăn hoạn nạn. Truyền thống này đã đi vào đời sống lao động, chiến đấu, sản xuất, cả trong các câu chuyện cổ tích, truyền thuyết và trở thành nền tảng vững chắc của dân tộc VN. Đó là truyền thống lạc quan yêu đời, tin vào chính mình, tin vào sự tất thắng của chân lý và chính nghĩa dù phải vượt qua muôn ngàn khó khăn, gian khổ. Đó là truyền thống cần cù, dũng cảm, thông minh sáng tạo, ham học hỏi, mở rộng cửa đón nhận những tinh hoa VH bên ngoài làm giàu cho VH VN.

2.      Tinh hoa văn hóa nhân loại

       Kết hợp các giá trị truyền thống của VH phương đông với các thành tựu của văn minh phương tây, đó là nét đắc sắc trong quá trình hình thành nhân cách và văn hóa của HCM. Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, HCM đã được trang bị và hấp thu nền Quốc học và Hán học khá vững vàng và chắc chắn. Trên hành trình cứu nước, người đã tiếp thu tinh hoa VH nhân loại, vốn sống, vốn kinh nghiệm để làm giàu tri thức của mình và phục vụ cho CM VN.

       Người đã tiếp thu tư tưởng của nho giáo, phật giáo và tư tưởng tiến bộ khác của VH phương đông. Nho giáo có những chuẩn mực để tu dưỡng đạo đức cá nhân, đó là “ tam cương ngũ thường”, cần, kiệm, liêm, chính, trung, hiếu… đã được HCM kế thừa và phát triển góp phần xây dựng đạo đức CM và con người VN mới. Người còn tiếp thu tư tưởng về một xã hội đại đồng của Khổng Tử: “Thiên hạ sẽ thái bình khi TG đại đồng. Người ta không sợ thiếu chỉ sợ có không đều”. Người luôn nhắc lại lời nói của Khổng Tử để căn dặn cán bộ trong công tác của mình: “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng. Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên”. Triết lí hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo giúp đời, lý tưởng về một XH bình trị, triết lý nhân sinh, lấy dân làm gốc. Nho giáo còn đề cao VH, lễ giáo và tạo ra truyền thống hiếu học trong dân đặc biệt là triết lý tu thân. Đây là tư tưởng tiến bộ hơn hẳn so với các học thuyết cổ đại. Tuy nhiên HCM cũng phê phán nho giáo có những tư tưởng tiêu cực như bảo vệ chế độ PK, phân chia đẵng cấp, trọng nam khinh nữ. HCM là một bậc hiền nhân của bậc quân tử, đấng trượng phu trên nền tảng yêu nước VN.

       Phật giáo có những hạn chế về TG quan duy tâm chủ quan, hướng con người tơi xuất gia tu hành làm hạn chế tính tích cực trong XH của con người. Nhưng phật giáo cũng có những ưu điểm, đó là tư tưởng vị tha, bình đẳng, từ bi, bác ái. Phật giáo cũng đề cao nếp sống đạo đức, trong sạch, chăm làm điều thiện, coi trọng lao động. Phật giáo vào VN kết hợp với chủ nghĩa yêu nước sống gắn bó với dân, hòa vào cộng đống chống kẻ thù chung của dân tộc, đó là CN thực dân. HCM cũng đã tìm thấy ở CN tam dân của Tôn Trung Sơn những điều phù hợp với điều kiện của CM nước ta, đó là tư tưởng dân chủ tiến bộ.Người cũng đã chắt lọc những tinh túy của các nhà triết thuyết như Lão Tử, Mặc Tử, Quản Tử…

       HCM là nhà Mác-xít tỉnh táo và sáng suốt, biết khai thác những yếu tố tích cực của VH phương đông để phục vụ cho sự nghiệp CM VN.Người cũng chịu ảnh hưởng sâu rộng của nền VH dân chủ tư sản của CM phương tây như tư tưởng tụ do, bình đẳng trong “tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” của CM Pháp 1791 và tư tưởng dân chủ về quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc trong “ tuyên ngôn độc lập” của Mỹ 1776. Sang Pháp, người đã thể hiện được bản lĩnh, nhân phẩm cao thượng, tư duy độc lập tự chủ, và người đã nhìn thấy mặt trái của lý tưởng tự do bình đẳng bác ái. Người cũng tiếp thu tư tưởng tiên bộ của những nhà khai dáng Pháp như Voltaire, Rousso, Montesquieu…

       HCM đã tiếp thu có chọn lọc VH phương đông và phương tây để phục vụ cho CM VN. Người dẫn lời của Lênin: “Chỉ có người CM chân chình mới thu hái được hiểu biết quý báu của các đời trướcđể lại.

       3. CN Mác Lênin

       CN Mác Lênin là nguồn gốc lý luận trực tiếp quyết định bản chất của TTHCM, là cơ sở của thế giới quan và phương pháp luận của TTHCM, đồng thời tư tưởng của người cũng góp phần làm phong phú thêm CN Mác Lênin ở thời đại các dân tộc bị áp bức vùng lên đấu tranh giành độc lập, tự do. Người khẳng định: “CN Mác Lênin đối với chúng ta…là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới CNXH…”.

       Sự vận dụng và phát triển CN Mác Lênin ở HCM nói lên một số điểm chú ý sau:

       Khi ra đi tìm đường cứu nước, Người đã có một vốn học vấn chắc chắn, một năng lực trí tuệ sắc sảo, Người đã phân tích, tổng hợp các phong trào yêu nước VN chống Pháp cuối TK XIX, đầu TK XX; Người tự hoàn thiện vốn VH, chính trị, vốn sống thực tiễn phong phú, nhờ đó người đã tiếp thu CN Mac Lênin như một lẽ tự nhiên tất yếu khách quan. CN Mac Lênin là bộ phận VH đặc sắc của nhân loại: tinh túy nhất, cách mạng nhất, triệt để nhất và khoa học nhất.

       Người đến với CN Mac Lênin là để tìm đường giải phóng dân tộc, nghĩa là xuất phất từ nhu cầu thực tiễn của VN chứ không phải từ nhu cầu tư duy.

       Người vận dụng CN Mac Lênin theo phương pháp Mac xít và theo tinh thần phương đông, không sách vỡ, không kinh viện, không tìm kết luận có sẵn mà tự tìm ra giải pháp riêng, cụ thể cho CM VN.

       CN Mac Lênin là cơ sở chủ yếu nhất hình thành TT HCM. Vai trò của CN Mac Lênin đối với TT HCM thể hiện ở chổ:

       Quyết định bản chất thế giới quan khoa học của TTHCM

       Quyết định phương pháp hành động biện chứng của HCM

       TTHCM là CN Mac Lênin ở VN, là tư tưởng VN thời hiện đại.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com

Tags: