Chào các bạn! Truyen4U chính thức đã quay trở lại rồi đây!^^. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền Truyen4U.Com này nhé! Mãi yêu... ♥

Câu 10: Mục đích sự tham gia của cộng đồng? Các phương pháp tham gia cộng đồng?

Câu 10: Trình bày mục đích của sự tham gia của cộng đồng? Các phương pháp tham gia cộng đồng? Phân tích các phương pháp huy động sự tham gia của cộng đồng  (các bên liên đới) vào dự án phát triển nông thôn? Phân tích ưu khuyết điểm của các phương pháp đó

TL:

Sự tham gia của cộng đồng là quá trình phát triển của dự án, những người có hưởng lợi được tham gia vào toàn bộ chu trình của dự án, từ xác định nhu cầu, nhậ biết dự án đóng góp cho xây dựng và quản lý dự án, kiểm soát các khâu của dự án và cùng hưởng lợi do dự án mang lại.

* Mục đích: Sự tham gia của cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng thực hiện và quản lí các dự án phát triển.

* Các phương pháp tham gia cộng đồng

I. phương pháp dựa vào các chuyên gia bên ngoài

Phương pháp theo quan điểm của các chuyên gia bên ngoài: là phương pháp mà theo đó các chuyên gia (cơ quan tài trợ và thiết kế) tự đặt vai trò khách quan - ở bên ngoài địa phương và dự án để nghiên cứu xây dựng nội dung và ra các quyết định ngay cả khi họ sinh ra và lớn lên ở vùng có dự án.

Vai trò chuyên gia là thu thập các thông tin và các ý kiến từ các người hưởng lợi (Stakeholders). Rồi đưa các dữ liệu đó vào các dự án… Rõ ràng theo phương pháp này, sự tham gia của những người hưởng lợi hoặc bị tác động bởi dự án rất hạn chế.

II. Phương pháp lắng nghe và tư vấn

Những người lập kế hoạch, thiết kế và thực hiện dự án cần phải chú ý lắng nghe tất cả ý kiến của những người hưởng lợi có liên quan. Đặc biệt chú ý lắng nghe ý kiến của các tầng lớp nghèo và trình độ thấp, nhưng cần có phân tích khách quan để tránh sự cào bằng trong quá trình tham gia của cộng đồng.

Trên cơ sở thu thập các thông tin từ cộng đồng từ đó đề xuất cải tiến, thay đổi (nội dung dự án) để dự án đáp ứng các nhu cầu được đặt ra.

III. Sự tham gia của các bên liên đới

Để đảm bảo dự án phát triển bền vững, cần có sự tham gia đầy đủ của các bên liên đới và các nhóm dân cư khác nhau, bao gồm những người thuộc các tầng lớp khác nhau, trình độ hiểu biết khác nhau, giới tính khác nhau, ngành nghề khác nhau.

Cần chú ý đặc biệt tới nhóm các người nghèo, trình độ thấp, các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, họ là những đối tượng trực triếp được hưởng lợi từ dự án, họ có các quan điểm và ý kiến xác thực và họ là những người cần được ưu tiên quan tâm theo các chính sách của nhà nước nhưng các ý kiến của họ hay bị xem nhẹ, thậm chí bị lãng quên chỉ vì trình độ và kiến thức của họ thấp, địa vị xã hội mờ nhạt.

Thảo luận, bàn bạc với đối tượng có thế mạnh để yêu cầu họ chia sẻ quyền lợi. Chú ý đến các yêu cầu của đối tượng hưởng lợi còn nghèo khó.

Để đạt được sự nhất trí và hòa giải giữa những đối tượng được hưởng lợi khác nhau, cần hiểu biết và vận dụng các nguyên tắc về sự tham gia cộng đồng, về luật pháp, quy chế, quy định của xã hội. Trên cơ sở đó xây dựng cơ chế, tổ chức thực hiện các cuộc đàm phán, thương thảo.

Cần phải hiểu rõ và áp dụng phương pháp tiếp cận từ dưới lên trên bằng cách lôi kéo, động viên các đối tượng nghèo tham gia đóng góp ý kiến, lắng nghe và quan tâm tới các yêu cầu của họ trong quá trình triển khai dự án phát triển.

Việc tổ chức các hội thảo của những người hưởng lợi và các biện pháp khác như: lập kế hoạch dự án, định hướng mục tiêu, kiểm tra và giám sát ảnh hưởng chặt chẽ, các quyền lợi và cam kết được xác định rõ và thực hiện đầy đủ bởi các phía thì dự án sẽ đạt kết quả tốt và bền vững.

Ngoài sự tham gia của các bên liên đới còn có các ưu điểm:

1. tăng cường khả năng xem xét những tác động tới điều kiện xã hội

Khi lập các dự án, giả thiết dự án được đưa vào hoạt động sẽ làm thay đổi một số các yếu tố xã hội mà những người được hưởng lợi từ dự án phải gánh chịu như di dân, di chuyển các công trình văn hóa, thay đổi phương thức làm việc, thay đổi phong cách sống và tập quán… Sự thay đổi các yếu tố xã hội đó là những thách thức nảy sinh trông quá trình xây dựng và thực thi dự án, nếu những giải pháp khắc phục các biến đổi có tính chất tiêu cự này mà không có hiệu quả cần phải thay đổi lại nội dung dự án.

Nếu chỉ các chuyên gia của dự án tiến hành phân tích tài liệu, xử lý thông tin thì rất khó xem xét được đầy đủ các thay đổi yếu tố xã hội để tìm cách xử lý. Vì thế, cần thiết có sự tham gia của cộng đồng – những người hưởng lợi và liên quan tới dự án.

2. Huy động các phát kiến mới nảy sinh

Những người hưởng lợi phát hiện ra các vấn đề mới từ thực tiễn và họ có sang kiến đề xuất nội dung mới, muốn đưa vào để thực hiện tại dự án nhằm tăng hiệu quả sát thực của dự án. Thực tế, các chuyên gia bên ngoài rất khó thấy rõ được mức độ và tốc độ những thay đổi mà những người hưởng lợi mong muốn. Vì vậy họ hiểu hơn ai hết họ muốn gù và bằng cách nào cho phù hợp.

3. Thực hiện tốt sự cam kết

Dự án chỉ có thể triển khai một cách thuận lợi và bền vững nếu các bên đều thực hiện đầy đủ các cam kết của mình. Cần lưu ý rằng sự cam kết sẽ rất khó thực hiện nếu người hưởng lợi ký cam kết nhưng họ chưa hiểu đầy đủ các nội dung cam kết và cách thực hiện cam kết mà họ được yêu cầu.

Bên cạnh đó, trong quá trình tham gia cộng đồng, các bên có thể đưa ra các điều cam kết bổ sung nếu thấy cần thiết, thông qua quan sát đánh giá trong quá trình thực hiện dự án.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com

Tags: #oanh