Chào các bạn! Truyen4U chính thức đã quay trở lại rồi đây!^^. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền Truyen4U.Com này nhé! Mãi yêu... ♥

Cau 4 TTHCM

Câu 4: Hãy phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về nội dung xây dựng CNXH ở nước ta trong thời kì quá độ.

Công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta là một sự nghiệp Cách mạng mang tính toàn diện. HCM đã xác định rõ nhiệm vụ cụ thể của từng lĩnh vực:

*) Về chính trị:

+ Nội dung quan trọng nhất là phải giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng. Đảng phải luôn đổi mới và tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, có hình thức tổ chức phù hợp để đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ mới. Bước vào thời kì quá độ lên CNXH, Đảng ta phải trở thành Đảng cầm quyền, không được trở thành Đảng quan liêu, xa dân, thoái hoá, biến chất, làm mất lòng tin của dân, có thể dẫn đến nguy cơ sai lầm về đường lối, cắt đứt quan hệ máu thịt với nhân dân và để cho chủ nghĩa cá nhân nảy sinh dưới nhiều hình thức.

+ CNXH là củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất.

+ Liên minh công nhân, nông dân và trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

*) Về kinh tế:

HCM đề cập đến các mặt: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, cơ chế quản lí kinh tế; nhấn mạnh đến việc tăng năng suất lao động trên cơ sở tiến hành công nghiệp hoá XHCN.

+ Người quan niệm hết sức độc đáo về cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp:

- Về ngành: lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu.

- Về vùng, lãnh thổ: phát triển đồng đều giữa kinh tế đô thị và kinh tế nông thôn.

- Về thành phần: phát triển kinh tế nhiều thành phần: kinh tế quốc doanh, hợp tác xã, kinh tế cá thể - thủ công và riêng lẻ, kinh tế tư bản công, thương, nông nghiệp. Trong đó, Người nhấn mạnh kinh tế quốc dân giữ vai trò chủ đạo còn tổ chức hợp tác xã thì nhấn mạnh từ thấp đến cao, tự nguyện cùng có lợi.

+ Trong xây dựng, phát triển kinh tế, HCM chú ý nhiều đến cơ chế quản lí kinh tế và sử dụng các đòn bẩy kinh tế như ngân hàng, thuế, xuất nhập khẩu...

+ Cơ cấu kinh tế: HCM chủ trương phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kì quá độ lên CNXH. Người chỉ rõ cơ sở khách quan của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, cũng như vị trí, vai trò của xu hướng vận động của các thành phần kinh tế trong quá trình Cách mạng XHCN.

+ HCM thực hiện phân phối theo lao động: làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng, trừ người già và trẻ em. Đi liền với phân phối theo lao động, Người đề xuất thực hiện chế độ khoán trong quản lí sản xuất. Thực hiện tốt chế độ khoán sẽ vừa có lợi cho tập thể, cho Nhà nước, vừa có lợi cho người lao động; bởi vậy, nó là một điều kiện của CNXH. Để thực hiện tốt chế độ khoán, HCM đòi hỏi phải thực hiện khoán - thưởng, phạt nghiêm minh.

*) Về văn hoá - xã hội:

+ HCM nhấn mạnh đến vấn đề xây dựng con người mới. Đây vừa là mục đích vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng CNXH.

+ HCM đặc biệt đề cao vai trò của văn hoá, giáo dục và khoa học kĩ thuật trong xã hội XHCN. Người cho rằng muốn xây dựng CNXH nhất định phải có học thức, cần phải có cả văn hoá, chính trị, kinh tế, và CNXH với khoa học sẽ đưa con người đến hạnh phúc vô tận. Cần phải nâng cao các trình độ trên cho thế hệ người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ.

+ Với HCM, văn hoá là một mặt trận xây dựng CNXH. Người chủ trương xây dựng nền văn hoá có nội dung XHCN và tính dân tộc sâu sắc.

+ Người quan tâm tới việc lãnh đạo xây dựng một xã hội công bằng, hợp lí, những mâu thuẫn trong xã hội giảm, các dân tộc thiểu số ngày càng được quan tâm...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com

Tags: