Câu 6. Quan điểm cơ bản của HCM về đại đoàn kết dân tộc.
Câu 6. Quan điểm cơ bản của HCM về đại đoàn kết dân tộc.
1/ Cơ sở hình thành tư tưởng HCM về đại đoàn kết dân tộc
a / Cơ sở tư tưởng, lí luận
-Truyền thống dân tộc, ý thức người dân, tư duy kế sách giữ nước của cha
ông.
-Tiếp thu tư tưởng văn hoá phương Đông, phương Tây, CN Mác - Lênin. CN
Mác - Lênin là cơ sở khoa học để HCM nhận ra sự cần thiết phải tập hợp các lực ượng trong nước và trên TG theo lập trường gcvs và có cơ sở để đánh giá chính xác hững yếu tố tích cực cũng như hạn chế chủ CNTS truyền thống trong ư tưởng tập ợp lực lượng của những nhà yêu nước tiền bối.
b/ Cơ sở thực tiễn
-Các phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX đầu XX thất bại do chưa liên kết
được với nhau để tạo sức mạnh.
-Từ phong trào CM của TG, những thành công và chưa thành công làm cơ sở
để NAQ hình thành tư tưởng đại đoàn kết trong thời mới.
c/ Nhân tố chủ quan của HCM:
-Nhân cách HCM xét dưới góc độ ĐĐ chứa đựng tính vị tha, lòng nhân ái, đức
tin vào con người. Do đó dễ thu phục nhân tâm, tập hợp được các tầng lớp dù khác hính kiến, dân tộc, tôn giáo.
2/ Quan điểm cơ bản của HCM về đại đoàn kết dân tộc
a/ Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công
của CM.
-Tập hợp mọi lực lượng có thể tập hợp nhằm tạo sức mạnh to lớn của toàn
dân tộc trong cuộc đấu tranh tự giải phóng trước mọi kẻ thù dân tộc và giai cấp. Đây à vấn đề sống còn của CMVN. Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công"
b/ Đại đoàn kết dân tôc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của CM
-Đại đoàn kết dân tộc phải được quán triệt trong mọi đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước.
-Đoàn kết không chỉ là mục tiêu nhiệm vụ hàng đầu của Đảng mà còn của cả
dân tộc. Đó chính là đòi hỏi khách quan của bản thân quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh tự giải phóng. Đảng có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn, chuyển hoá những đòi hỏi khách quan tự phát của quần chúng nhân dân thành đòi hỏi tự giác, thành hiện thực có tổ chức, thành sức mạnh: "Đoàn kết của chúng ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài. Đoàn kết là chính sách dân tộc, không phải là thủ đoạn chính trị".
c/ Phạm vi đoàn kết dân tộc là toàn dân, đối tượng của đoàn kết là toàn dân,
không phân biệt giai cấp, chính kiến, tôn giáo Muốn thực hiện đại đoàn kết cần tuân thủ những nguyên tắc:
- Đảm bảo lợi ích tối cao của dân tộc và quyền lợi cơ bản của nhân dân.
- Trong XH có nhiều mối quan hệ chồng chéo: cá nhân - tập thể, gia đình -
XH, quốc tế - dân tộc, giai cấp - dân tộc. Khối đoàn kết có được củng cố hay không chính là ta có giải quyết được các mối quan hệ đó hay không. Theo tư tưởng HCM, muốn giải quyết được sự chồng chéo các lợi ích thì phải giái quyết mối quan hệ đó, cốt lõi là dân tộc - giai cấp. Đó là phải tìm được điểm tương đồng để khắc phục điểm khác biệt nhằm tập hợp lực lượng toàn dân.
- Phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng với con người.
- Phải có lòng tin ở nhân dân, dựa vào nhân dân, phấn đấu vì sự nghiệp
củnhân dân. Phẩm chất này trở thành một nguyên tắc của tư tưởng đại đoàn kết. Tin vào nhân dân mới lãnh đạo được nhân dân, mới huy động được sức dân trong sự nghiệp CM của nhân dân.
-Xây dựng khối đại đoàn kết trên cơ sở liên minh công- nông- trí thức. Đây là
nguyên tắc cốt lõi phân biệt tư tưởng HCM với tư tưởng tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước khác. Đối tượng của đại đoàn kết là toàn dân, song rường cột là khối liên minh công nông. Thực hiện nguyên tắc này, ta tập hợp được một lực lượng XH lâu dài, có định hướng chính trị rõ ràng và tiến bộ.
d/ Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất đó là Mặt trận dân
tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng:
-Dù quần chúng nhân dân có hàng triệu triệu con người thì cũng chỉ lả một số
đông không có sức mạnh nếu không được tổ chức và tập hợp lại theo một đường lối chính trị đúng. Do đó đoàn kết không chỉ là khẩu hiệu, không dừng lại ở tư tưởng mà phải chuyển nó thành sức mạnh vật chất, thành lực lương vật chất có thực. Đò chính là Mặt trận dân tộc thống nhất. Mặt trận này có cương lĩnh phù hợp với từng nhiệm vụ, từng thời kì của CMVN.
-Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Mặt trận:
+Mặt trận phải được xây dựng trên nền tảng liên minh công - nông dưới
sự lãnh đạo của Đảng.
+Hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, lấy việc thống nhất
lợi ích tối cao của dân tộc với lợi ích của các tầng lớp nhân dân làm cơ sở để
củng cố và ngày càng mở rộng.
+Đoàn kết chặt chẽ, lâu dài, đoàn kết thật sự, chân thành giúp đỡ nhau
cùng tiến bộ.
+"Đoàn kết phải gắn với đấu tranh, đấu tranh để tăng cường đoàn kết".
Tránh đoàn kết xuôi chiều, nêu cao tinh thần phê bình và tự phê bình, củng cố
đoàn kết nội bộ.
e/ Đảng CS vừa là thành viên của Mặt trận dân tộc thống nhất, vừa là lực lượng
lãnh đạo Mặt trận, xây dựng khối đại đoàn kết ngày càng vững chắc
-ĐCSVN là Đảng là Đảng của giai cấp công nhân, đồng thời cũng là Đảng của
nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy CN Mác - Lênin làm nòng cốt. Đảng đại diện cho lợi ích của nhân dân lao động và của cả dân tộc.
-Quyền lãnh đạo Mặt trận và vai trò hạt nhân chính trị trong khối đại đoàn kết dân tộc của Đảng được nhân dân và Mặt trận thừa nhận.
-Đảng lãnh đạo Mặt trận bằng việc xác định chính sách Mặt trận đúng đắn,
phù hợp từng thời kì, từng giai đoạn của CM theo phương pháp vận động, giáo dục, nêu gương...
-Chăm lo xây dựng sự đoàn kết trong nội bộ Đảng vì đây là cơ sở để xây dựng
khối đoàn kết toàn dân trong Mặt trận, tạo nên sự gắn kết máu thịt giữa Đảng và toàn dân tộc. Đó là sức mạnh nội lực vĩ đại của CMVN.
f/ Đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế
-Đó là sự kết hợp tất yếu giưa CN yêu nườc chân chính với CN quốc tế trong
sáng của gcCN.
-Người khẳng định: CMVN là một phận của CMTG. CMVN chỉ giành được
thằng lợi khi đoàn kết chặt chẽ với phong trào CMTG :" Con đường thoát duy nhất để xoá bỏ sự áp bức chỉ có thể là liên hiệp các dân tộc nhỏ yếu bị áp bức và gcvs trên toàn TG"(1925)
Tóm lại: Những luận điểm trên đây tạo thành nội dung của tư tường HCM
về đại đoàn kết dân tộc. Những luận điểm ấy đã được hình thành, từng bước hoàn chỉnh trong tiến trình CMVN và đã được thực tiễn kiểm nghiệm. Trong thời đại ngày nay, những luận điểm trên vẫn còn giữ nguyên giá trị trong công cuộc đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ TQ.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com