cau20
Câu 20: Khái niệm, đối tượng, phương pháp điều chỉnh pháp luật?
Trả lời:
A. Khái niệm:
+ Điều chỉnh pháp luật đc hiểu là việc nhà nước dựa vào pháp luật, sử dụng 1 loạt các phương tiện pháp lý đặc thù (QPPL, văn bản áp dụng pháp luật, quan hệ pháp luật, hành vi thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý) để điều chỉnh các quan hệ xã hội, tác động đến các quan hệ xã hội phương hướng nhất định.
+ Quá trình điều chỉnh pháp luật thường diễn ra theo 2 hướng:
- Đối với những quan hệ xã hội phù hợp với tiến trình phát triển của xã hội, đáp ứng lợi ích của nhân dân thì pháp luật bảo vệ, củng cố và tạo điều kiện cho chúng phát triển.
- Đối với những quan hệ xã hội trái với lợi ích của nhân dân, trái với quy luật phát triển của xã hội thì pháp luật ngăn cản, kìm hãm sự phát triển của chúng và từng bước loại trừ chúng ra khỏi đời sống xã hội.
+ Hoạt động điều chỉnh pháp luật có những đặc điểm sau:
- Điều chỉnh pháp luật là 1 trong những loại hình của điều chỉnh xã hội.
- Là điều chỉnh có tính định hướng, tính tổ chức , tính hiệu quả.
- Là sự điều chỉnh đc thông qua 1 hệ thống các phương tiện pháp lý cơ bản.
+ Phương pháp tác động lên các quan hệ xã hội bằng cách quy định cho các bên tham gia vào những quan hệ đó 1 số quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định, đồng thời pháp luật cũng thiết lập tất cả những điều kiện để đảm bảo cho quyền và nghĩa vụ pháp lý đó đc thực hiện.
B. Đối tượng của điều chỉnh pháp luật
+ Đối tượng của điều chỉnh pháp luật là các quan hệ xã hội nhưng không phải là tất cả các quan hệ xã hội mà chỉ là những quan hệ xã hội cơ bản điển hình, phổ biến có liên quan đến đời sống cộng đồng xã hội, đến việc củng cố địa vị và lợi ích của người lao động trên các lĩnh vực.
+ Đối tượng điều chỉnh pháp luật có thể thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử phụ thuộc vào ý chí chủ quan của nhà nước và các điều kiện chính trị xã hội khác
+ Khả năng và phạm vi điều chỉnh của pháp luật lên các quan hệ xã hội chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:
- Tính chất các quan hệ xã hội.
- Điều kiện kinh tế, văn hoá.
- ý thức pháp luật của công dân.
- Sự thống nhất của hệ thống chính trị đặc biệt là sự thống nhất về ý chí và lợi ích giữa các lực lượng trong xã hội.
- Sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật.
C. Phương pháp điều chỉnh pháp luật
+ Khái niệm: Phương pháp điều chỉnh pháp luật là cách thức tác động của pháp luật lên các quan hệ xã hội.
+ Tính chất: Phương pháp điều chỉnh pháp luật phụ thuộc vào yếu tố sau:
- Phụ thuộc vào nội dung, tính chất, các quan hệ xã hội
- Vai trò chủ thể của pháp luật.
+ Đặc điểm của pháp luật: phương pháp điều chỉnh pháp luật có những đặc điểm sau:
- là phương pháp do nhà nước đặt ra.
- Được ghi nhận trong các văn bản QPPL.
- Được nhà nước đảm bảo thực hiện trên cơ sở có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước.
+ Các phương thức tác động:
- cho phép
- cấm
- bắt buộc
+ Phân loại các phương pháp : pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội mà trong xã hội tồn tại 2 nhóm quan hệ lớn : quan hệ trực thuộc, phục tùng và quan hệ bình đẳng, tự nguyện. Do vậy cũng có 2 phương pháp điều chỉnh luật :
- Phương pháp mệnh lệnh : Được dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội mà các bên tham gia ở vị trí chỉ huy và phục tùng.
- Phương pháp thoả thuận : Được dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội mà các bên tham gia có địa vị bình đẳng với nhau.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com