Phần 5 (201 - hết)
201 (KTNN 154, ngày 20-10-1994)
ĐỘC GIẢ: Người La Mã thời xưa có thờ cúng người chết hay không?
AN CHI: Về vấn đề này, Raymond Bloch đã cho biết như sau:
"Sự cúng kiến người chết vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong tôn giáo La Mã, dù đó là tôn giáo cua gia đình hay tôn giáo của nhà nước. Đó là một di sản của tín ngưỡng cổ xưa đã bắt rễ sâu vào tâm khảm của người La Mã nguyên thủy. Quả vậy, họ không thể quan niệm được rằng người chết không còn là gì nữa. Vẫn còn lại hồn ma của nó mà tuy không hình dung được rõ ràng nhưng người ta vẫn có thể biết rằng nó sẽ đem đến điều tốt lành nếu nó được mãn nguyện và nó sẽ quấy phá khi nó bị những người sống đổì xử thờ ơ. Do đó mà có cúng kiến và tê lễ nơi mồ mả. Tính chất hai mặt của linh hồn người chết - tính chất này nhắc đến tính hai mặt của chính khái niệm cái linh thiêng (tức mặt cát, thiện và mặt hung, ác - AC) - dẫn đến những cách gọi tên khác nhau cho các hồn ma đó."
Trong trường hợp được xem là hiền hòa và tác thiện, chúng được gọi là Manes', ngược lại, trong trường hợp bị xem là đáng sợ đôi với con người, chúng được gọi là Larves hoặc Lemures. Tầm quan trọng của sự thờ cúng các hồn thiện (Manes) biểu hiện ở lễ cúng thường niên và công cộng gọi là Parentalia (lễ cúng tổ tiên, do từ gốc parens là cha mẹ, ông bà, tổ tiên - AC), cử hành vào CUỐI tháng Hai và kéo dài trong mười ngày. Tất cả mọi công việc đều đình lại, các đền thờ đều đóng cửa, các bàn thờ chẳng có đèn hương. Trong những ngày đó việc kết hôn bị cấm ngặt. Cũng trong những ngày đó, người ta cảm thấy chung quanh mình sự hiện diện thần bí của hồn ma những người chết và thành La Mã như bị chế ngự bởi các lực lượng siêu nhiên nên không thể nào chăm chú đến những điều lo toan thường nhật. Còn Larves và Lemures là những hồn ma không thỏa mãn của người chết; chúng thường trở về dương trần vào những ngày nhất định nào đó để quấy nhiễu người sống.
Người ta tìm cách xoa dịu chúng bằng việc cử hành lễ cúng gọi là Lemuria vào các ngày 9, 11 và 13 tháng Ba hằng năm. Những ngày này bị coi là những ngày xấu. Trong những cuộc cúng bái đó, các đền thờ cũng đóng cửa và hôn lễ cũng bị cấm cử hành. Người ta tìm cách trừ khử tà ma. Đúng nửa đêm, người chủ gia đình trở dậy, búng ngón tay rồi sau khi tự tẩy uế, bèn lấy những hạt đậu tằm đen mà ném về phía sau mình, miệng lầm rầm nhắc lại chín lần cầu khấn: "Tôi ném những hạt đậu tằm này để chuộc tội cho tôi và những người thân của tôi". Rồi ông ta lại tẩy uế một lần nữa và gõ vào chiếc bình bằng đồng xanh mà nhắc lại chín lần câu khấn: "Xin các hồn ma của gia đình đi ra khỏi nhà!"
{Les origines de Rome, Paris, 1971, pp.96-7).
Vậy người La Mã thời xưa cũng có cúng người chết và cúng theo cách của họ.
★ 202. (KTNN 154, ngày 20-10-1994)
ĐỘC GIẢ: KTNN sô 141, mục CĐCT có giải thích rằng mặc khải là một từ Hán-Việt mà người ta dùng để dịch từ Révélation của tiếng Pháp. Xin mạn phép có đôi lời góp ý:
Ta biết rằng Révélation (tiếng Pháp) và Revelation (tiếng Anh) có nguồn gốc bởi một từ trong tiếng La Tinh là Revelatio. Trong từ Revelatio có chữ Velum nghĩa là "bức màn". Revelatio dịch sang tiếng Hán-Việt là mạc khải, bởi chữ mạc nghĩa là "bức màn" và khải nghĩa là "mở ra". Còn chữ mặc trong từ mặc khải thì lại có nghĩa là "sự tối tăm" (mặc nghĩa là "mực") nên hai từ mặc khải và mạc khải tuy đồng nghĩa với nhau nhưng cách dùng chữ có khác biệt. Vậy có nên dùng từ mạc khải thay cho từ mặc khải hay không?
AN CHI: Về phần từ nguyên tiếng La Tinh, bạn đã phân tích rất đúng. Nhưng khi đôi dịch từ thứ tiếng này sang thứ tiếng khác, người ta chỉ căn cứ theo nghĩa (hoặc những nghĩa) thực tế mà mỗi từ có thể có trong thứ tiếng đang xét. Chẳng hạn người ta chỉ dịch bridegroom của tiếng Anh thành (chàng, chú) rể; không ai dịch thành người giữ ngựa của cô dâu, viện lẽ rằng bride là cô dâu còn groom là người giữ ngựa (Vả lại, nghĩa từ nguyên của bridegroom vốn lại là người anh hung của cô dâu - X. KTNN 113, CĐCT, tr.91). Người ta chỉ dịch woman là phụ nữ, đàn bà; chẳng ai dịch thành người (làm) vợ mặc dù xét theo từ nguyên thì wo chính là tha hình (allomorph) của hình vị (morpheme) wife có nghĩa là vợ còn man thì có nghĩa là (người) đàn ông.
Ngay cả trong tiếng La Tinh, người nói thứ tiếng này cũng chẳng cần biết rằng reưelatio có liên quan đến velum là bức màn. Người La Mã ngày xưa chỉ cần biết revelatio có nghĩa là gì, huống chi người Trung Hoa khi dịch Revelation (<revelatio) sang tiếng Hán. Vì vậy mà họ đã dịch nó thành mặc khải. Chữ mặc ở đây chẳng có liên quan gi đến "sự tôi tăm" vì nghĩa đen của nó cũng chẳng phải là "mực". Tự hình của nó là MẰ (gồm có chữ hắc % và chữ khuyển còn nghĩa của nó là im lặng, không nói gì. Đây cũng là chữ mặc trong mặc thị mà người Nhật đã mượn và đọc thành mokuji. Từ này cũng đã được họ viết bằng Kanji (Hán tự) là Mk. • Các vị trong Ban giáo sư Đại chủng viện Bùi Chu, nhóm biên soạn quyển Danh từ Thần học và Triết học (Trí-đức thư-xã, Hà Nội, 1953), đã không nhầm lẫn khi họ dịch
Révélation là mặc khải. Vả lại, tiếng Hán chỉ có khải mạc đồng nghĩa với khai mạc mà nghĩa đen là mớ màn chứ không có "mạc khải". Vậy xin cứ yên tâm dùng từ mặc khải để dịch Révélation như vẫn làm lâu nay.
★ 203. (KTNN 155, ngày 01-11-1994)
ĐỘC GIẢ: Mục CĐCT trên KTNN 105 đã khẳng định là chỉ có 16 vị La Hán. Nhưng gần đây, Nhà xuất bản Đồng Nai đã cho ra mắt 18 quyển truyện tranh nhan đề Thập bát La Hán\ mỗi quyển kể về một vị La Hán riêng biệt. Vậy xin người phụ trách mục CĐCT cho biết ý kiến: vẫn có 16 vị La Hán hay là có đến 18 vị.
AN CHI: Như chúng tôi đã khẳng định trên KTNN 105, tr.91-2 và KTNN 109, tr.81, chỉ có 16 vị La Hán mà thôi.
Bộ Thập bát La Hán (TBLH) mà bạn nói là do Lý Hương dịch lời nhưng hoàn toàn không cho biết về nguyên bản tiếng Hán: của tác giả nào, do nhà nào xuất bản, xuất bản tại đâu và năm nào nên khó đôi chiếu. Nhưng cứ theo tên của từng quyển thì có tất cả 18 vị La Hán như sau: La Hán rồng giáng, La Hán nâng tháp, Là Hán tai thính, La Hán túi vải, La Hán suy tư, La Hán tay dài, La Hán Di Lặc, La Hán tiên tri, La Hán cỡi voi, La Hán sư tử cười, La Hán thân thấp, La Hán cứu nguy, La Hán mày dài, La Hán cao kều, La Hán ánh sáng bạc, La Hán thắng cọp, La Hán qua sông và La Hán cưỡi hươu. Mỗi vị La Hán được gọi bằng một đặc điểm (tay dài, tai thính, thân thấp, v.v. ) nhưng chung quy vẫn là những vị có tên bằng tiếng Sanskrit mà chúng tôi đã nói đến và chính bộ Thập bát La Hán cũng đã xác định, chẳng hạn La Hán tai thính là Na Gia Tê Na, La Hán túi vải là Nhân Yết Đà, La Hán tiên tri là Nặc Cự La, V.V..
Danh sách 18 vị La Hán trong bộ Thập bát La Hán vẫn phạm sự nhầm lẫn mà chúng tôi đã phân tích trên KTNN 105. Theo sách đó thì La Hán mày dài là Tân Độ La còn La Hán thắng cọp là Tân Đầu Lư. Nhưng, như đã nói, Tân Độ La và Tân Đầu Lư (Lô) chỉ là hai cách phiên âm khác nhau từ một tên duy nhất bằng tiếng Sanskrit nên nó chỉ là tên của một người. Cũng theo sách đó thì La Hán rồng giáng chính là Khánh Hữu. Nhưng như cũng đã phân tích, Khánh Hữu chẳng qua chỉ là dịch nghĩa của Nandimitra (Nan Đề Mật Đa La); tên của vị này không thuộc danh sách 16 vị La Hán được Đức Phật phái đi truyền giáo ở nước ngoài. Trong Thập bát La Hán, có một vị được mệnh danh là La Hán Di Lặc. Nhưng Đức Di Lặc lại không phải là La Hán mà là Bồ Tát. Lại còn La Hán rồng giáng và La Hán thắng cọp. Đây thực ra chính là Hàng Long và Phục Hổ mà cả Từ hải lẫn Hiện đại Hán ngữ từ điển (của Phòng biên tập từ điển, Sở nghiên cứu ngôn ngữ, Viện khoa học xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh) đều thừa nhận là đã được thêm vào danh sách chính thống của 16 vị La Hán.
Tóm lại, bộ truyện tranh Thập bát La Hán, với 18 truyện của nó, dù nguyên bản hay bản dịch, cũng đều không thể là căn cứ có giá trị để khẳng định con số các vị La Hán là 18. Để góp phần khẳng định con số 18 này, trước đây ông Trương Ngọc Tường ở Ban Tuyên giáo Cai Lậy (Tiền Giang) đã có gửi bài góp ý cho chúng tôi. Ông viết: "Theo quan niệm Phật giáo, mỗi con người có 6 căn: nhân (mắt), nhĩ (tai), tĩ (mũi), thiệt (lưỡi), thân, ý. Nếu tính ba đời quá khứ, hiện tại và tương lai thì có 18, gọi là "thập bát xứ" (mười tám cõi). Mỗi người có 18 chỗ tạo nên nghiệp. Nếu chúng ta buông thả thì đó là 18 tên giặc cướp. Còn nếu kềm chê được thì đó là
18 vị La Hán. Vì nguyên cớ ấy nên trong dân gian có truyền thuyết 18 vị La Hán là 18 tên giặc cướp biết ăn năn tu thành chánh quả. Các chùa Nam Bộ (ngay cả vùng Hoa Nam) thường thờ 18 vị La Hán. Nét mặt các pho tượng thường dữ tợn, tay cầm các bảo bối như chuông, khánh, bình hoa, kinh... tượng trưng cho sáu căn của con người".
Chúng tôi đã thú thật với ông Trương Ngọc Tường rằng mình không tìm được nguồn thư tịch Phật học nào có đề cập đến vấn đề "mười tám cõi, tức thập bát xứ, là mười tám tên giặc cướp nếu chúng ta buông thả nhưng sẽ là mười tám vị La Hán nếu chúng ta kềm chế được".
Còn theo chỗ chúng tôi biết thì mười tám cõi là thập bát giới mà thập bát giới thì gồm có lục căn (nhãn, nhĩ, tị, thiệt, thân, ý) gọi là nội giới, lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) gọi là ngoại giới và lục thức (nhãn thức, nhĩ thức, tị thức, thiệt thức, thân thức, ý thức) gọi là trung giới. Vậy mười tám cõi là sáu cõi trong (nội giới), sáu cõi ngoài (ngoại giới) và sáu cõi giữa (trung giới) chứ không phải là mười tám tên giặc cướp hay mười tám vị La Hán. Chỉ có lục trần - chứ không phải lục căn - mới thường được Kinh Phật dùng ấn dụ mà gọi là lục tặc (sáu tên giặc)! Chẳng hạn: "Trong Niết bàn kinh, q.23, Phật khuyên các nhà tu hành nên quán tưởng rằng: "Ngoại lục nhập (lục trần) là lục-tặc, tức là sáu kẻ cướp, bọn cướp sáu đứa. Còn nội lục nhập (lục căn) là không-tụ-lạc, tức là xóm nhà trống không, chẳng có người ở, chẳng có đồ ăn uống, chẳng có tiền của. Quán tưởng như vậy, liền dứt khố não, luân hồi" (Đoàn Trung Còn, Phật học từ điển, q.nhì, tr.240). Trong đoạn trích trên đây, cả hai hình thức tu từ lục tặc và không tụ lạc đều chỉ là những ấn dụ chứ lục căn đâu phải là "xóm vắng" thiệt thọ mà lục trần cũng chẳng phải là những "tướng cướp" bằng xương, bằng thịt.
Lại theo chỗ chúng tôi biết thì điển tịch Phật học còn có khái niệm già lam thận mà Từ hải đã giảng như sau: "(Là) những vị thần bảo vệ chùa, cũng gọi tắt là già lam. Sách Thích thị yếu lược dẫn Thất Phật Kinh nói: "Có mười tám vị thần bảo vệ chùa: một là Mỹ Âm, hai là Phạn Âm, ba là Thiên cổ, bôn là Thán Diệu, năm là Thán Mỹ, sáu là Ma Diệu, bảy là Lôi Âm, tám là Sư Tử, chín là Diệu Thán, mười là Phạn Hưởng, mười một là Nhân Âm, mười hai là Phật Nô, mười ba là Tụng Đức, mười bốn là Quảng Mục, mười lăm là Diệu Nhãn, mười sáu là Triệt Thính, mười bảy là Triệt Thị, mười tám là Biến Thị". Vậy phải chăng "dân gian" đã nhầm lẫn mười tám vị thần giữ chùa này với mười sáu vị La Hán kia nên mới tăng sô lượng các vị ấy lên thành mười tám?
Tóm lại, Từ hải đã khẳng định rằng con sô 18 (vị La Hán) không thể tìm thấy trong điển tịch Phật học (ư
Pilât điển vô khả khảo) còn Phật học từ điển của Đoàn Trung Còn cũng nói rõ rằng: "Thường thường, người ta tưởng lầm là 18 vị, và chính nhà chùa cũng thờ 18 vị La Hán, chớ quả có 16 vị thôi (q.nhất, tr.132).
★ 204. (KTNN 155, ngày 01-11-1994)
ĐỘC GIẢ: Mục CĐCT của KTNN thường hay nhắc đến tên của Huình-Tịnh Paulus Của. Tôi xin được phép sửa lại cho đúng vì Thiên chúa giáo không ai dùng thế. Người ta chỉ nói Paulus Huình Tịnh Của hoặc Paulus Của. Cách thứ nhất là cách gọi đầy đủ: Tên Thánh, họ và tên. Cách thứ hai là cách gọi đơn giản: chỉ có tên Thánh và tên, không có họ. Thí dụ: trường hợp Đức Cha Phaolô (Paulus) Nguyễn Văn Bình, hay Phaolô Bình. Không ai gọi và dùng Nguyễn Văn Phaolô Bình. Chữ y dài (trong họ Huỳnh) đổi thành i ngắn cũng không ổn vì: Nếu nói bên Tây mà viết bên Tâi thì không thể đọc được; trong tay và trong tai hai nghĩa này khác nhau; thuyền và thuiền cũng khác nhau. Vậy kính mong ông vui lòng sửa lại cho đúng, không riêng gì cho người đọc báo hiện nay mà cho cả tương lai con, cháu, chắt của chúng ta sau này nữa.
AN CHI: Chính tác giả của Đại Nam quấc âm tự vị (ĐNQÂTV) đã ký Huình-Tịnh Paulus Của ở nhan sách của mình do Imprimerie Rey, Curiol & Cie ấn hành tại Sài Gòn năm 1895 (tome I) và năm 1896 (tome II). Vì tôn trọng cách thức do chính tác giả đã dùng để ghi tên họ của mình nên, mỗi khi nhắc đến tác giả của Đại Nam quấc âm tự vị, chúng tôi mới luôn luôn viết: Huình-Tịnh Paulus Của. Nhà sách Khai Trí cũng đã làm rất đúng khi cho mạ vàng các chữ Huình Tịnh Paulus Của nơi bìa và gáy bọc simili màu đỏ của ĐNQÂTV do nhà này tái bản và phát hành ngày 20/9/1974 (chỉ tiếc là còn thiếu gạch nôi). Vậy nếu cách ghi này không đúng với thể thức và tập quán của người theo đạo Thiên chúa thì người chịu trách nhiệm không phải ai khác hơn là chính Huình-Tịnh Paulus Của.
Về các thí dụ tai, tay và tây mà ông đã nêu, xin nhấn mạnh rằng các chữ cái -i cuối và -y cuôi, chẳng qua chỉ là hai ký hiệu văn tự để ghi một âm vị bán nguyên âm duy nhất là /j/ mà thôi. Sự khác nhau giữa tai và tay thực chất không phải là ở -i và -y mà là ở a đích thực của tai với ă bị viết thành a của tay. Nói cách khác, chúng chỉ khác nhau ở âm chính (a * ă) còn âm cuôi của chúng thì đều là /j/. Vì trong hệ thống chữ viết hiện hành, âm cuối /j/ được thể hiện bằng -ị hoặc -y cho nên, về lý thuyết, chữ tây mà ông đã nêu hoàn toàn có thể viết là tâi mà cách đọc cũng không khác, lại càng không phải là không đọc được như ông đã tưởng (trong cả hai cách viết đó, âm cuối đều là /j/).
Thuyền và thuiền cũng chỉ khác nhau về cách viết chứ không khác nhau về cách đọc. Trong Từ điển An Nam - Bồ Đào Nha - La Tinh, A.de Rhodes đã viết: khuyên, nguyên, nguyền, nguyện, quyền, quyển thành khuiên, nguiên, nguiền, nguiện, quiền, quiển và trong Đại Nam quấc âm tự vị, Huình-Tịnh Paulus Của cũng viết huyên, quyên, quyển thành huiên, quiên, quiền.
Trở lại với chữ Huình, xin nói rằng -uynh và -uinh cũng chỉ khác nhau về cách viết mà không khác nhau về cách đọc. Chính Huình-Tịnh Paulus Của viết huynh, huỳnh, (gỗ) huỹnh, khuynh, khuỷnh (= khoảnh), (lính) quýnh thành huinh, huình, huĩnh, khuinh, khuỉnh, quính. Mà chữ i thì chắc chắn là gọn hơn, nhất là hợp lý hơn chữ y rất nhiều. Vậy chính Huình-Tịnh Paulus Của là một người đã đi tiên phong trong việc thay -y bằng -i (trước u, mà thực chất là /w/). Chỉ tiếc rằng ông đã không làm được triệt để cho tất cả mọi trường hợp có thể.
★ 205. (KTNN 156, ngày 10-11-1994)
ĐỘC GIẢ: Tôi đã đọc mục CĐCT của KTNN số 142 và có ý kiến như sau:
Tôi nhất trí về cơ bản với lời giải đáp của An Chi về sự đồng nhất và khác biệt giữa các họ Chu-Châu, Võ-Vũ, Hoàng- Huỳnh. Tôi chỉ tiếc là An Chi quá dứt khoát, quá quyết đoán với họ Hoàng-Huỳnh. Tôi biết một trường hợp cụ thể mà Huỳnh với Hoàng chỉ là một, không như An Chi đã khẳng định một cách dứt khoát đó là "hai họ riêng biệt và độc lập với nhau".
Chúng ta đều biết giáo sư Hoàng Tuệ, Viện trưởng Viện ngôn ngữ là cháu nội của cô Lễ bộ thượng thư Huỳnh Côn. Trưởng nam của cụ Huỳnh Côn là Hoàng Chu Tích, tức là thân sinh của giáo sư Hoàng Tuệ. Các con đẻ khác của cụ Huỳnh Côn có người là Huỳnh Kham, Huỳnh Quân, Huỳnh Đồng, có người là Hoàng Khắc Thẩm, Hoàng Khắc Đương... Đến đời thứ ba, tức cháu nội cụ Huỳnh Côn vẫn xen lẫn Huỳnh-Hoàng: Hoàng Thị Cam, Hoàng Bảo Ninh, Huỳnh Tôn... Đây là một gia đình lớn, một "thế gia vọng tộc" có truyền thông nhiều đời chiếm những vị trí cao trong các nấc thang chức quyền, học vấn, khoa học. Họ rất nghiêm túc trong các vấn đề về truyền thống dòng họ, gia pháp, gia phong. Sở dĩ có tình hình trên, theo tôi có thể đơn giản vì họ cho Huỳnh-Hoàng là một, là đồng nhất, không có gì đáng quan tâm.
Tôi không biết có trường hợp nào như thế nữa không, hay đây chỉ là một ngoại lệ. Nhưng ngoại lệ này rơi vào một gia đình đặc biệt như vậy thì quyết đoán như tác giả An Chi có thể làm người ngoài hiểu sai mối quan hệ huyết thống của dòng họ Huỳnh-Hoàng này, một dòng họ đã cống hiến cho đất nước không ít gương mặt đáng kính nể. Vậy phải chăng ta nên có mấy dòng đính chính hoặc xin lỗi đối với họ Hoàng-Huỳnh này?
AN CHI: Họ Hoàng đã trở thành Huỳnh tại Đàng Trong từ bao nhiêu đời nay và tại phần Nam Đàng Trong là đất Nam Bộ hiện nay thì do hoàn cảnh lịch sử
- xã hội đặc biệt mà rất nhiều gia đình đã không có gia phả, tộc phả nên việc truy tìm một đức viễn tổ họ Hoàng nào đó đối với rất nhiều họ Huỳnh là một việc làm không dễ dàng, nếu không nói là hoàn toàn không thể thực hiện được. Vì vậy mà họ đã yên trí và yên tâm mang họ Huỳnh từ lâu. Đến khi nền hành chính của Pháp được thiết lập rồi chữ quốc ngữ ngày càng trở nên phổ biến và thông dụng thì thứ chữ này đã góp phần cố định cách phát âm cho họ Huỳnh [hwir)2], hoàn toàn khác với họ Hoàng [hwar)2], nhất là trên phương diện hồ sơ giấy tờ. Chính là căn cứ vào những điều kiện trên đây mà chúng tôi đã khẳng định rằng hiện nay Hoàng với Huỳnh là hai họ khác nhau.
Họ người ngoài khía cạnh tông tộc, còn có cả khía cạnh xã hội. Mà về mặt xã hội thì đã rõ Huỳnh và Hoàng là hai họ riêng biệt và độc lập với nhau. Việc làm cho người ngoài hiểu đúng mối quan hệ huyết thông của dòng họ Hoàng-Huỳnh mà ông đề cập thì lại không thuộc về trách nhiệm của chúng tôi. Chúng tôi chỉ có bổn phận phải xin lỗi khi nào có người trong dòng họ đó ký Huỳnh X chẳng hạn, mà chúng tôi lại tự tiện đổi thành Hoàng X, hoặc khi nào có người trong dòng họ đó ký Hoàng Y, chẳng hạn, mà chúng tôi thì lại tự tiện đổi thành Huỳnh Y.
★ 206. (KTNN 156, ngày 10-11-1994)
ĐỘC GIẢ: Tại sao các nhà Nho dịch ám trại xa tiếng ngoại quốc?
AN CHI: Sở dĩ như thế là vì thực ra các nhà Nho cửa ta đã không dịch thẳng âm của tiếng nước ngoài. Họ chỉ đọc theo âm Hán-Việt những chữ Hán mà người Trung Hoa đã dùng để phiên âm tiếng nước ngoài sang tiếng Hán. Khi phiên âm tiếng nước ngoài sang tiếng Hán, người Trung Hoa thường dùng tiếng Phổ thông tức phương ngữ Bắc Kinh, xưa gọi là tiếng Quan thoại. Nêu các nhà Nho của ta đọc những chữ Hán đó theo âm Bắc Kinh thì, tuy không thể "tuyệt đối trung thành", những âm đó cũng vẫn phần nào giúp cho người ta có điều kiện để liên hệ mà tìm ra âm gốc một cách thuận lợi. Đằng này họ lại đọc những chữ đó theo âm Hán-Việt, vốn khác xa âm Bắc Kinh, nên càng khác xa với âm gốc của tiếng nước ngoài được phiên âm. Sau đây là một sô thí dụ (theo thứ tự: - tiếng được phiên âm, - âm phiên bằng tiếng Bắc Kinh ghi theo lối Pinyin, - âm Hán- ViệtA' Eskimo - àisijìmo - ái tư cơ ma; antipỉrin(e) - àntìbĩlín - an thế tỉ lâm; bolcheưik - bù'ershíwéikè - bô nhĩ thập duy khắc; ultimatum - àidimeidùn - ái đích mỹ đôn; V.V.. Trong những thí dụ trên đây, rõ ràng là những hình thức phiên âm bằng tiếng Bắc Kinh vẫn còn mang dáng dấp của âm gốc. Còn những "ái đích mỹ đôn" hoặc "bố nhĩ thập duy khắc" thì thực sự chẳng còn dính dáng gì đến ultimatum hoặc bolchevik cả.
★ 207. (KTNN 156, ngày 10-11-1994)
ĐỘC GIẢ: Tại sao năm Mùi cũng gọi là năm VỊ và năm Mẹo cũng gọi là năm Mão?
AN CHI: Mùi là âm xưa của chữ vị Ạ. Xét về thanh mẫu, tức phụ âm đầu, thì mùi ~ vị cũng giống như mạng (nhện), màng (lưới) ~ võng £l?l (= lưới); muôn, (cơ) man ~ vạn % (= 10 ngàn); (sương) mù ~ (vân) vụ Hr; mùa (màng) ~ (thời) vụ Ị$ĩ', mong, (mơ) mòng ~ (hy) vọng ẩ; muộn ~ vãn Sj£,; mượn, mướn ~ vấn (= hỏi); v.v... Còn xét về vận mẫu tức là vần, thì mùi ~ vị cũng giống như bùi Ü. hài thanh bằng chữ phi ; như (phanh) phui ~ phi ịẺL (= rnở ra, banh ra); như bùi (= béo thơm) ~ phì ÆG,, V.V..
Chữ Ậ. đã được dùng theo lối giả tá để ghi tên gọi của chi thứ tám trong 12 địa chi. Mùi là âm Hán-Việt mà người Việt Nam đã mượn từ đời nhà Hán (hoặc trước nữa) còn vị là âm Hán-Việt mượn từ đời nhà Đường. Vị là âm mà mãi về sau này mới được dùng nhưng cho đến nay cũng chưa thực sự thông dụng. Từ mùa thu 1939 đến mùa hè 1940, Vương Lực (thuộc Trường Đại học Thanh Hoa) có sang Hà Nội làm công tác nghiên cứu tại Pháp quốc Viễn Đông học viện (Ecole française d'Extrême- Orient). Ông dã di sâu nghiên cứu các yếu tố Hán-Việt và sau đó đã viết thành một luận văn quan trọng, trong đó riêng về chữ ông đã viết: "Chữ Ậ. trong can chi chỉ được đọc theo âm mùi, không đọc là vị, chứng tỏ rằng thời gian mà các yếu tô can chi được truyền sang Việt Nam là rất xa xưa" ("Hán-Việt ngữ nghiên cứu", Hán ngữ sử luận văn tập, Bắc Kinh, 1958, tr.363).
Trường hợp chi mùi = vị ứng với con dê trên đây hoàn toàn giông với vị trong hương vị mà âm xưa cũng là mùi. Mùi và vị là một cặp song lập thể (doublets) đã đi chung với nhau để tạo thành danh ngữ đẳng lập mùi vị trong đó cả hai thành tô đều bắt nguồn ở một nguyên từ (étymon) duy nhất của tiếng Hán. Tóm lại sở dĩ năm Mùi cũng gọi là năm Vị là vì Mùi và VỊ đều là âm của chữ Ặ., một đằng là âm xưa hãy còn lưu truyền rất phổ biến, một đằng là âm nay tuy đã được dùng nhưng vẫn chưa thực sự trở thành thông dụng. Đặc biệt trong khẩu ngữ ở Nam Bộ người ta chỉ nói Mùi, chẳng ai nói Vị.
Còn Mẹo là âm xưa của chữ Mão $p. Chữ này thuộc vận mẫu hào nghĩa là có vần -ao, xưa đọc là -eo. Cùng vận mẫu này còn có áo (= bẻ cong, bẻ gãy) mà âm xưa là éo (trong uốn éo); (hổ) báo xưa là (hùm) beo; giao (tất) xưa là keo (sơn); háo, cũng đọc hao xưa là héo-, (kỹ) xảo xưa là khéo; trạo (= chèo) xưa là chèo, v.v... Vậy mẹo cũng đọc thành mão vì đây đều là âm cửa chữ $p, một đằng là âm xưa, một đằng là âm nay. Tuy cả hai âm đang tồn tại song song với nhau nhưng mẹo được dùng phổ biến hơn ở trong Nam (so với ngoài Bắc) và riêng trong Nam thì mẹo phổ biến trong khẩu ngữ còn mão chỉ được dùng hạn chê trên một số lịch, sách.
Giữa thế kỷ XVII, âm mẹo hãy còn phổ biến cả ở Đàng Ngoài (miền Bắc). Bằng chứng là trong Từ điển An Nam - Bồ Đào Nha - La Tinh, xuất bản năm 1651 tại La Mã, A. de Rhodes chỉ ghi nhận mẹo (mà không có mão), biết rằng tiếng Việt trong từ điển của ông là tiếng Đông Kinh, nghĩa là tiếng Đàng Ngoài.
Xét về mặt văn tự thì chữ Hán dùng để ghi tên gọi của chi thứ 4 trong thập nhị địa chi này (Mẹo, Mão) lại có liên quan chặt chẽ đến chữ mẹo trong mộng mẹo, mà nhiều người cứ điềm nhiên cho là tiếng đệm hoặc là yếu tố láy (trong "từ láy" mộng mẹo\), do đó mà đã hồn nhiên cho rằng nó là một yếu tô" "thuần Việt". Những người đó không ngờ rằng mẹo là một từ đích thực, đương nhiên là có ý nghĩa cụ thể và rành mạch. Từ điển An Nam - Bồ Đào Nha - La Tinh của A. de Rhodes đã ghi nhận: "Mẹo: Nhét vào, tra vào, mộng mẹo. Mẹo hòm: những mộng ở các góc của hòm, rương" (X. bản dịch do Nxb KHXH ấn hành năm 1991). Mẹo thực sự là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ ộp mà âm Hán-Việt chính thống hiện đại là mão (mổ giảo thiết, âm mão). Từ nguyên, Từ hải, Hình âm nghĩa tổng hợp đại tự điển đều giảng rằng mão là cái lỗ mộng. Đây cũng chính là nghĩa mà Mathews' Chinese-English Dictionary (p.165, ch.4369) dịch là "a mortise". Tiếng Hán có thành ngữ tuẩn dầu mão nhăn (chữ tuẩn thường bị đọc thành duẫn) có nghĩa là mộng và lỗ mộng. Vậy mẹo là cái lỗ mộng và mộng mẹo không phải gì khác hơn là mộng và lỗ mộng. Trong giáp cốt văn, chữ mão, tức chữ mẹo !?p, có tự hình là (ị). Đây không phải gì khác hơn là một chữ tượng hình cho "tuẩn đầu mão nhãn": hai gạch đứng song song tượng hình cho cái mộng còn hai nửa vòng tròn tượng hình cho cái lỗ mộng.
Tóm lại chữ ỉ?p cổ âm Hán-Việt xưa là mẹo và âm Hán-Việt nay là mão và có nghĩa gốc là cái lỗ mộng. Chữ này về sau còn được dùng theo lối giả tá để ghi tên gọi của chi thứ tư trong thập nhị địa chi là chi Mẹo, cũng còn đọc là Mão.
'k 208. (KTNN 157, ngày 20-10-1994)
ĐỘC GLẢ: Trong một sô' sách báo, nhân danh và địa danh Trung Quốc thường được phiên âm theo tiếng Pháp hoặc tiếng Anh. Tại sao không phiên theo âm Hán-Việt cho vừa hợp với đặc điểm của tiếng Việt vừa hợp với tình cảm và tập quán của người Việt Nam hơn? Lối phiên âm từ tiếng Hán sang tiếng Pháp và tiếng Anh có khác nhau không? Và khác nhau như thế nào?
AN CHI: Sở dĩ một số sách báo không phiên nhân danh, địa danh Trung Hoa theo âm Hán-Việt mà phải phiên âm theo tiếng Pháp hoặc tiếng Anh là vì người dịch từ tiếng Pháp hoặc tiếng Anh không biết tiếng Hán nên không liên hệ để diễn hình thức phiên âm đó thành âm Hán-Việt được. Ngay cả người thông thạo Hán ngữ nhiều khi cũng không thực hiện được điều mà bạn mong muốn vì khó mà có thể biết được tất cả mọi nhân danh và địa danh của Trung Hoa. Vả lại một cách ghi âm của tiếng Pháp hoặc tiếng Anh có thể ứng với nhiệu âm Hán-Việt khác nhau nên dịch giả cũng khó biết phải chọn âm nào mà phiên cho thật đúng. Thí dụ: một hình thức phiên âm của tiếng Anh là chen có thể ứng với các âm Hán-Việt sau đây: chăn, chẩn, chấn, châm, chẩm, trăn, trăn, trấn, trận, trẫm, Ư.Ư.. Hoặc một hình thức phiên âm của tiếng Anh như hsieh có thể ứng với các âm Hán-Việt: ta, tà, tả, tạ, hiệp, hiệt, tiếp, tiết, ư.ư... Bởi vậy trong nhiều trường hợp, ta không có cách nào khác hơn là phải ghi lại chính hình thức phiên âm của tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Đó là những trường hợp thực sự bất khả kháng.
Học giả Nguyễn Hiến Lê, tác giả của bộ Đại cương văn học sử Trung Quốc chẳng hạn, cũng vẫn lâm vào tình trạng nói trên khi dịch Lịch sử văn minh Trung Quốc của Will Durant (Trung Tâm thông tin ĐHSP/ TP.HCM in lại năm 1990). Trước một hình thức như Yu Tseu, Nguyễn Hiến Lê đã phải viết: "Những tên nhân danh hay địa đanh như tên này, chúng tôi không tra được tiếng Hán nên phải giữ lối phiên âm của Pháp" (Sđd, tr.41, chth.l).
Trước một hình thức phiên âm như Mang He, ông cũng đã đặt câu hỏi: "Mang he, chữ Hán là gì?" (Sđd, tr.61, chth.2). Và ông đã phải giữ nguyên hình thức phiên âm bằng tiếng nước ngoài ở nhiều trang khác nữa như: 62, 66, 134, 135, 136, 143, 154, 181, 182, 202, 203, v.v... cũng có một số trường hợp thông thường, song học giả Nguyễn Hiến Lê cũng không phiên, chẳng hạn trong đoạn "muốn lên đền phải theo một đường dôc đắp lài lài, có những cổng trang hoàng gọi là P'ai lu (...) (Sđd, tr.181). P'ai lu là bài lâu mà Mathews' Chinese-
English Dictionary dịch là "an honorific arch or portal". Hoặc như Ching-te-chen (Sđd, tr.202-3) chẳng qua là Cảnh Đức Trấn.
Lối phiên âm từ tiếng Hán sang tiếng Pháp và tiếng Anh có khác nhau. Có sự khác nhau này là vì tuy người Anh và người Pháp đều căn cứ vào âm Bắc Kinh nhưng hệ thống văn tự của hai thứ tiếng đó lại khác nhau. Chẳng hạn để phiên âm [u] của tiếng Hán thì ngữời Anh có thể dùng chữ cái u nhưng người Pháp lại phải dùng hai chữ cái ou vì chữ u của Pháp lại đọc là [ũ]. Hoặc để ghi âm [ẹ] của tiếng Hán thì người Anh dùng sh nhưng người Pháp phải dùng ch vì hệ thống chính tả của Pháp không có kiểu phối hợp sli...
Trên sách báo Phương Tây hiện nay, người ta đã bắt đầu ghi theo lối phanh âm (pĩnyĩn) tức phương án La Tinh hóa của nước CHND Trung Hoa. Nhiều học giả nổi tiếng và nhiều nhà báo Âu-Mỹ đều đã làm như thế. Bộ từ điển tiếng Pháp quen thuộc với độc giả Việt Nam là Petit Larousse Illustré đã làm như thế từ nhiều năm nay: Nó đã chính thức ghi nhân danh và địa danh Trung Hoa theo lối pĩnyĩn và cẩn thận chú thích bên cạnh đó hình thức phiên âm truyền thống của người Pháp cho người đọc khỏi bỡ ngỡ, thí dụ: Cao Cao ou Ts'ao Ts'ao là Tào Tháo; Deng Xiaoping ou Teng Siao-ping là Đặng Tiểu Bình; Han Wudi ou Han Wou-ti là Hán Vũ Đế, Jiang Jieshi ou Tchang Kai-chek là Tưởng Giới Thạch, Laozi ou Lao-Tseu là Lão Tử, v.v... Tuy nhiên, họ vẫn theo tập quán của họ mà không ghi dấu thanh điệu vốn có cửa lối pĩnyĩn.
-A 209. (KTNN 157, ngày 20-11-1994)
ĐỘC GIẢ: Có thật là tiếng nói của loài người đã ra đời cách đây 2 triệu năm như ông Hồ Lê đã viết tại tr.7 và 8 của KTNN 146 hay không? Có bằng chứng gì không?
AN CHI: Nếu cho rằng hễ có con người là đã có ngay tiếng nói thì tiếng nói của loài người không chỉ có 2 triệu năm tuổi vì theo những cứ liệu mới nhất thì con người đã có đến 2,6 triệu năm tuổi (X., chẳng hạn, G.N. Machusin, Nguồn gốc loài người, Hà Nội - Maxcơva, 1986, tr.236), thậm chí đến trên 3 triệu năm (X., chẳng hạn, Nguyễn Quang Quyền, Tổ tiên của người hiện đại, in lần thứ hai có sửa chữa, TP.HCM, 1993, tr.66 và 69). Chúng tôi không tin ở thuyết này mà tin theo G. Olivier rằng Người khéo léo (Homo habilis) thì chưa biết nói, Người đứng thẳng (Homo erectus) chỉ mới biết bập bẹ và chỉ có Người khôn ngoan (Homo sapiens) mới thực sự biết nói, nghĩa là mới có ngôn ngữ mà thôi. Vì Người khôn ngoan chỉ mới có khoảng 100 đến 200 ngàn năm tuổi cho nên tuổi của tiếng nói cũng chỉ có thể là từ 100 đến 200 ngàn năm chứ không hơn.
Sự ra đời của ngôn ngữ có liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của hộp sọ và não bộ. về vấn đề này, Jules Carles đã nhận xét như sau:
"Dung lượng sọ của nó (Người khéo léo - AC) đạt đến khoảng 700cm3 và có khi đạt đến 900, còn dung lượng sọ của Vượn phương Nam là khoảng từ 400 đến 650cm3. Nhưng dung lượng này còn thấp vì nó chỉ mới đạt gần phân nửa dung lượng sọ của người hiện đại. Sự sinh sản tê bào thần kinh để tạo ra những sự định hướng đa dạng, những sự tuyển chọn và suy nghĩ, xem ra rất sơ đẳng. Trong khoảng một triệu rưỡi năm chúng ta nhận thấy có rất ít tiến bộ trong những công cụ bằng đá vốn đã quá thô vụng (hiểu ngầm là do chưa có ngôn ngữ, nghĩa là cũng chưa có tư duy - AC).
Trong vòng 500.000 năm, Người đứng thẳng đã để lại dấu vết cuộc hành trình của nó trên khắp Cựu lục địa, có khi là những mẩu xương, thường thường là các công cụ kiểu Abbeville hoặc kiểu Acheul (...) Hộp sọ chưa phát triển theo chiều cao nhưng đã kéo dài ra rõ rệt. Trán hãy còn rất khó nhận thấy, dung lượng sọ thì đã nhảy vọt một bước và từ 700cm3 đã đạt đến khoảng 1000 và cả llOOcm3.
Mặc dù so với Người khéo léo những tiến bộ đã đạt được là lớn lao nhưng hình như họ cũng đã nhanh chóng khựng lại và những chiếc rìu kiểu Abbeville đã không hề thay đổi trong vòng 300.000 năm trên khắp lục địa Âu Á (cũng vì nguyên nhân được hiểu ngầm như trên - AC).
Với một dung lượng sọ đạt đến hoặc vượt qua 1500cm3, Người khôn ngoan (...) đã thế chỗ cho Người đứng thẳng mà dấu vết càng ngày càng hiếm hoi sau
200.0 năm (hiểu ngầm rằng từ đây trở đi mới có thể có ngôn ngữ và tư duy - AC)". ,
(Le premier homme, Paris, 1974, pp.29-32).
Gút lại, ở một phần khác, Jules Caries đã viết:
"Một triệu rưỡi năm sau (khi Người khéo léo tuyệt tích - AC), chúng ta tìm thấy trên toàn bộ lục địa Âu, Á
những Người đứng thẳng. Trong sô" họ, vào một niên đại mà chúng ta có thể ấn định với một sai số là 50000 năm, tức là giữa 150 và 200 ngàn năm, đã xảy ra một sự đột biến quyết định.
Sự đột biến này hình như liên quan đến thể tích của não làm cho nó tăng thêm 50% dung lượng của nó và từ 1000 đã đạt đến 1500cm3. Sự tăng trưởng này là trọng đại: nó làm cho sự thụ đắc ngôn ngữ có thể thực hiện được (Chúng tôi nhấn mạnh - AC). Người ta học nói vào khoảng 1 hoặc 2 tuổi, vào lúc mà trọng lượng của não đạt đến phân nửa trọng lượng quyết định của nó, 700 đến 800g. Trọng lượng này hầu như chỉ đạt được bởi Người khéo léo ở tuổi trưởng thành nhưng với Người đứng thẳng thì nó có thể đạt được vào lúc 6 tuổi. Vì độ tuổi này là giới hạn cuối cùng mà người ta hãy còn có thể học nói nên G. Olivier nghĩ rằng Người khéo léo thì không biết nói còn Người đứng thẳng chỉ mới có một ngôn ngữ "sơ cấp" mà thôi". (Sđd, tr.112)
Cuối cùng, Jules Carles kết luận:
"Vậy sự xuất hiện của con người đích thực có thể ân định vào khoảng 200.000 năm nay vì phải vào lúc đó thì não mới đạt được kích thước quyết định của nó" (Sđd, tr.113).
Từ trên suy ra, ngôn ngữ cũng có thể chỉ ra đời cách đây khoảng 200.000 năm. Thời gian dài dằng dặc 1,5 triệu năm trong đó công cụ lao động của Người khéo léo không hề có tiến bộ là một sự kiện đầy ý nghĩa cho phép người ta hoài nghi sự tồn tại của ngôn ngữ ở thời đó. Cũng thê đôi với 300.000 năm đã nói của Người đứng thẳng. Chỉ có với Người khôn ngoan thì công cụ lao động mđi tiến bộ không ngừng và với tốc độ càng ngày càng nhanh hơn như ai nấy đều biết. Điều này chỉ có thể có được nhờ có ngôn ngữ và tư duy.
Ngoài ra ta còn có một cứ liệu quan trọng khác nữa là hiện tượng lồi cằm. Dưới tiêu đề "Lồi cằm - một bằng chứng của tiếng nói", Nguyễn Quang Quyền đã viết như sau: "Lồi cằm (chỗ phần trước xương hàm dưới vểnh ra) là một đặc trưng của loài người. Ớ những người tối cổ Java và Bắc Kinh, không có lồi cằm. Đến người Nêăngđectan, lồi cằm chưa xuất hiện một cách rõ rệt. Chỉ có "Người khôn ngoan" như chúng ta ngày nay cằm mới vểnh hẳn ra phía trước. Người ta cho rằng sự xuất hiện lồi cằm liên quan đến sự xuất hiện lời nói có âm tiết".
(Tổ tiên của người hiện đại, in lần thứ hai có sửa chữa, TP.HCM, 1993, tr.46)
Từ đó suy ra ngôn ngữ chỉ có thể xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Người khôn ngoan mà thôi.
ĐỘC GIẢ: Xin cho biết tiểu sử của Alexandre de Rhodes.
A. de Rhodes dưới dạng niên biểu:
- 15/3/1591 (1593?): Ra đời tại Avignon (Pháp).
- 14/4/1612: Vào tập viện Dòng tên ở Roma.
- 15/4/1614: Gởi lá đơn thứ nhất xin đi truyền giáo.
- 15/5/1617: Đơn thứ hai xin được sai đi truyền giáo ở Trung Quốc và Nhật Bản.
- Mùa thu 1617: Đơn thứ ba xin đi truyền giáo.
- 1618: Chịu chức Linh mục.
- Tháng 10/1618: Rời Roma.
- Tháng 1/1619: Đến Lisboa.
- Tháng 4/1619: Rời Lisboa đi truyền giáo.
- 9/10/1619: Đến Goa (Ấn Độ).
- 12/4/1622: Rời Goa.
- 27/7/1622: Đến Malacca.
- 29/5/1623: Đến Macao (Trung Quốc).
- Tháng 12/1624: Rời Macao đến Đàng Trong.
- 1624-1626: Học tiếng Việt ở Thanh Chiêm (Quảng Nam)
- 7/1626: Rời Đàng trong trở về Macao.
- 12/3/1627: Đến cửa Bạng (Thanh Hóa).
- 4/1627: Gặp gỡ lần đầu với Chúa Trịnh Tráng.
- 3/5/1627: Nhà thờ đầu tiên của Giáo hội Đàng Ngoài được cất lên tại An Vực (Thanh Hóa).
- 6/1627: Đến Kinh đô Thăng Long.
- 11/1627: Hội sở Dòng tên đầu tiên ở Đàng Ngoài do Chúa Trịnh ra lệnh xây cất.
28/5/1628: Lệnh trục xuất. A.de Rhodes bị chỉ định cư trú có giám sát.
3/1629: Bị đưa đi Nghệ An và Bô' Chính để trả về Đàng Trong.
11/1629: Trở lại Kinh đô Thăng Long.
5/1630: Thành lập cơ chế Kẻ giảng ở Đàng Ngoài. Bị trục xuất vĩnh viễn khỏi Đàng Ngoài.
1630-1640: Giáo sư Thần học tại Học viện Dòng tên ở Macao.
2/1640: Đến cửa Hàn (Đà Nẩng). Gặp Chúa Nguyễn Phước Lan.
9/1640: Bị trục xuất khỏi Đàng Trong, về lại Macao.
17/12/1640: Trở lại Cửa Hàn. Hoạt động truyền giáo ở Thanh Chiêm, Hà Lâm, Cát Lâm, Bầu Gốc và Dinh Phú Yên.
2/7/1641: Về lại Macao qua ngả Manila.
1/1642: Trở lại Cửa Hàn.
31/7/1643: Thành lập cơ chế Kẻ giảng ở Đàng Trong.
11/6/1645: Bị giam giữ tại kinh đô Đàng Trong. Bị kết án trảm quyết, nhưng được cải lại thành án trục xuất.
17/6/1645: Bị dẫn về Hội An và giam giữ 22 ngày để chờ tàu.
9/6/1645: Bị trục xuất vĩnh viễn khỏi Đàng Trong. 23/7/1645: Đến Macao.
- 20/12/1645: Rời Macao.
- 27/6/1649: Đến Roma.
- 1649-1652: Hoạt động tại Roma cho Giáo hội Việt Nam.
- 1651: Từ điển An Nam - Bồ Đào Nha - La Tinh được in tại Roma.
- 1652-1654: Hoạt động tại Marseille, Lyon và Paris cho Giáo hội Việt Nam.
- 16/11/1654: Rời Marseille đến Iran.
- 11/12/1654: Đến Syria.
- 11/1655: Đến Ispahan (Iran).
- 5(16?)/11/1660: Từ trần tại Ispahan.
(Theo Công giáo và dân tộc, số 798, 17/3/1991, tr.17).
Chú ý là về năm sinh có hai ý kiến: 1591 hoặc 1593; về ngày mất cũng có hai ý kiến: 5/11 hoặc 16/11/1660.
★ 211. (KTNN 158, ngày 01-12-1994)
ĐỘC GIẢ: Lịch Cộng hòa (của Pháp) là lịch gì? Tên các tháng của lịch đó như thế nào? Nó tương ứng với lịch hiện nay ra sao?
AN CHI: Lịch Cộng hòa là lịch ra đời trong Cách mạng Pháp (1789-1799), do Hội nghị quốc ước đặt ra và ban hành ngày 24 tháng 10 năm 1793. Lịch này được dùng trong suôt nền Đệ nhất Cộng hòa (9/1792 đến 5/1804) cho đến ngày 1 tháng giêng năm 1806 thì cáo chung:
- Tháng đầu tiên của lịch cộng hòa là Vendémiaire (tháng thu hoạch nho), từ 22, 23 hoặc 24 tháng 9 đến
21, 22 hoặc 23 tháng 10.
- Tháng thứ hai là Brumaire (tháng Sương mù), từ
22, 23 hoặc 24 tháng 10 đến 20, 21 hoặc 22 tháng 11.
- Tháng thứ ba là Frimaire (tháng Giá), từ 21, 22 hoặc 23 tháng 11 đến 20, 21 hoặc 22 tháng 12.
- Tháng thứ tư là Nivôse (tháng Tuyết), từ 21, 22 hoặc 23 tháng 12 đến 19, 20 hoặc 21 tháng Giêng.
- Tháng thứ năm là Pluviôse (tháng Mưa), từ 20, 21 hoặc 22 tháng giêng đến 18, 19 hoặc 20 tháng 2.
- Tháng thứ sáu là Ventôse (tháng Gió), từ 19, 20, hoặc 21 tháng 2 đến 20 hoặc 21 tháng 3.
- Tháng thứ bảy là Germinal (tháng Nảy mầm), từ 21 hoặc 22 tháng 3 đến 19 hoặc 20 tháng 4.
- Tháng thứ tám là Floréal (tháng Hoa), từ 20 hoặc 21 tháng 4 đến 19 hoặc 20 tháng 5.
- Tháng thứ Chín là Prairial (tháng Đồng cỏ), từ 20 hoặc 21 tháng 5 đến 18 hoặc 19 tháng 6.
- Tháng thứ mười là Messidor (tháng Gặt hái), từ
19 hoặc 20 tháng 6 đến 18 hoặc 19 tháng 7.
- Tháng thứ mười một là Thermidor (tháng Nóng), từ 19 hoặc 20 tháng 7 đến 17 hoặc 18 tháng 8.
— Tháng thứ mười hai là Fructidor (tháng Trái cây), từ 18 hoặc 19 tháng 8 đến 16 hoặc 17 tháng 9.
Giữa các ngày 16 hoặc 17 và 22, 23 hoặc 24 tháng
9 là 5 hoặc 6 ngày dư ra, gọi là ngày bổ sung (jours complémentaires) dành ra để cử hành những ngày lễ Cộng hòa.
Như đã thấy, năm Cộng hòa (tức là năm tính theo lịch Cộng hòa) bắt đầu bằng ngày thu phân và năm Cộng hòa thứ I là 1792. Đó là thời điểm tuyên bô" thành lập nền Đệ Nhất Cộng hòa của Pháp: 22/9/1792.
Tháng của lịch Cộng hòa chia làm 3 tuần, gọi là thập nhật (décade) vì mỗi tuần có 10 ngày, giống như tuần 10 ngày của ta và Tàu ngày xưa. Tên của 10 ngày trong tuần là: Primidi ((ngày) đầu tuần), Duodi (thứ hai), Tridi (thứ ba), Quartidi (thứ tư), Quintidi (thứ năm), Sextidi (thứ sáu), Septidi (thứ bảy), Octidi (thứ tám), Nonidi (thứ chín), Décadi (thứ mười).
★ 212. (KTNN 158, ngày 01-12-1994)
ĐỘC GIẢ: Có Thánh đường, vị linh mục giảng "tràng hạt môi khôi", có nơi giảng "tràng hạt văn côi" và nơi khác lại giảng "tràng hạt mân côi". Xin cho biết những từ ngữ đó có nghĩa là gì và tại sao lại nói như thế?
AN CHI: Môi khôi, văn côi, mân côi, chung quy chỉ là một và đều là những cách đọc trại khác nhau của hai chữ Hán ĩỈLíỷị, mà Đại Nam quấc âm tự vị của Huình- Tịnh Paulus Của phiên là môi khôi, Hán-Việt từ điển của Đào Duy Anh và Hán-Việt tân từ điển của Nguyễn
Quốc Hùng phiên là mai khôi, còn Hán-Việt tự điển của Thiều Chửu thì phiên là mai côi.
Chữ ìk. có một âm thông dụng là mai nhưng âm Hán-Việt chính thống hiện đại của nó lại là môi vì thiết âm của nó là "mô hồi thiết" (X. Từ nguyên, Từ hải). Nó cũng đã bị một số người nhầm về tự dạng với chữ ìX mà đọc thành mân vì thiết âm của chữ này là "mê dần thiết" (X. sđd). Lại có người vừa nhầm ĩk. thành íX. vừa đọc chữ này thành văn vì cho rằng đó là một hình thanh tự mà thanh phù (yếu tố ghi âm) là chữ văn SL- Nhưng đây chỉ là xét theo từ nguyên và lịch đại chứ xét theo đương đại thì một hình thanh tự hiện nay không còn nhất thiết đồng âm với thanh phù của nó nữa. Thí dụ: chữ có thanh phù dã -tb, nhưng lại đọc là địa; có cùng thanh phù mà chữ /iL lại đọc là trì còn chữ jib cũng có thanh phù đó nhưng lại đọc là tha; V.V.. Vậy văn là một cách đọc nhầm của chữ mân ìX, còn văn và mân lại là những cách đọc nhầm của chữ mói ĩk., cũng đọc là mai.
Chữ 1%, đã bị một số người đọc thành khôi do nhầm lẫn mà loại suy theo cấu tạo của chữ khôi vốn là một chữ thông dụng hơn. Nhưng âm Hán-Việt chính thống hiện đại của nó lại là côi vì thiết âin của nó là "cô ôi thiết" (X. sđd).
Tóm lại, âm chính xác của hai chữ Hán đang xét là môi côi nhưng do nhầm lẫn nên chúng bị đọc thành môi khôi, văn côi hoặc mân côi. Người Tàu có một loại danh tửu tên là môi côi lộ ĨỈLĨẰM (mà hai tiếng môi côi cũng được ghi bằng những chữ Hán đang xét). Nhưng lạ một điều là thứ rượu ngon đó dã không bị gọi trại thành "môi khôi lộ", "văn côi lộ" hoặc "mân côi lộ" mà từ Bắc chí Nam, nó lại bị gọi trại một cách thống nhất thành *Mai quế lộ", mặc dù chữ Ĩ$L không bao giờ có âm là quế.
Trở lên là nói về âm. Còn về nghĩa thì môi côi ĩk.L là tên của một thứ ngọc. Đó là "một thứ ngọc tốt" (Đào Duy Anh), "một thứ ngọc dỏ" (Thiều Chửu), "một thứ ngọc đẹp" (Nguyễn Quôc Hùng).
Mathews' Chines e-English Dictionary dịch là "a kind of jasper", "a sparkling red gem" còn Dictionnaire classique de la langue chinoise của F.s. Couvreur thì dịch là "belle perle, belle pierre rouge". Ngoài ra, mồi côi còn là tên của một loài hoa: đó là hoa hồng. MCED dịch là "the pink or red cultivated rose" còn DCLC thì dịch là "rose". Cả nghĩa trước lẫn nghĩa sau của môi côi đều được ghi nhận trong Từ nguyên, Từ hải và nhiều quyển từ điển tiếng Hán khác.
Người ta đã thêm từ môi côi sau từ tổ tràng hạt mà đặt ra cụm từ tràng hạt môi côi — hai tiếng sau cũng bị đọc trại là môi khôi, văn khôi, hoặc mân côi như đã nói
- để gọi cái xâu chuỗi đặc trưng của người Công giáo. Tràng hạt môi côi là xâu chuỗi mà các hạt thường làm bằng gỗ cẩm lai gồm có 15 dãy hạt, mỗi dãy có một hạt lớn và 10 hạt nhỏ. Tổng cộng xâu chuỗi có tất cả là 165 hạt, hạt lớn gọi là hạt Pater vì mỗi hạt như thế ứng với một lần kinh Pater Noster (Kinh Lạy Cha) còn hạt nhỏ gọi là hạt Ave vì mỗi hạt như thê ứng với một lần kinh Ave Maria (Kinh mừng Thánh Mẫu). Mỗi dãy hạt trong tràng hạt môi côi ứng với một điều mầu nhiệm của Đức tin và vì có tất cả 15 điều mầu nhiệm nên tràng hạt mới có 15 dãy hạt như đã nói. Tuy nhiên cũng có loại nhỏ, chỉ có 5 dãy hạt, tổng cộng là 55 hạt.
Nhưng tại sao cứ nhất định phải thêm từ môi côi vào sau từ tể tràng hạt mà lại không là một từ nào khác?
Số là người ta đã liên tưởng đến tên gọi tràng hạt môi côi trong tiếng Pháp hoặc tiếng Bồ Đào Nha hay tiếng Ý: tiếng Pháp là rosaire còn tiếng Bồ và tiếng Ý là rosário. Vì rosaire / rosário phái sinh từ rose / rosa có nghĩa là hoa hồng mà hoa hồng trong tiếng Hán, đọc theo âm Hán-Việt là môi côi nên người ta mới tận dụng hai tiếng này làm một dấu hiệu thuần túy ngữ âm để phân biệt cái tràng hạt của người Công giáo với các loại tràng hạt khác (chẳng hạn tràng hạt của người theo đạo Hồi có 100 hạt, của phái Vishnuism bên Ân giáo có 108 hạt của cây tulasi, còn của phái Shivaism thì có 32 hay 64 trái của cây rudrãksa hoặc có khi còn thay thê bằng những chiếc răng của người chết, v.v. ) mà gọi nó là tràng hạt môi côi. Vì hai tiếng môi côi ở đây chỉ là một dấu hiệu ngữ âm thuần túy cho nên cụm từ tràng hạt môi côi không có nghĩa là xâu chuỗi làm bằng hoa hồng (?) cũng chẳng có nghĩa là xâu chuỗi mà các hạt đều được làm bằng thứ ngọc môi côi.
★ 213. (KTNN 159, ngày 10-12-1994)
ĐỘC GIẢ: Tôi vẫn cho rằng thành ngữ "bắt cá hai tay" phải được hiểu theo nghĩa đen một cách dân gian là bắt cá bằng hai tay thì không nên vì rốt cuộc chẳng bắt được con nào cả chứ "bắt cá" ở đây không phải là bắt số tiền mà người ta đã thách trong cá độ.
AN CHI: Để khẳng định rằng cá trong bắt cá hai tay là cá độ, chúng tôi xin trích bức thư mà ông Mai Phùng Võ ở số 25, Hoàng Thái Hiếu, Vĩnh Long, đã gửi đến cho chúng tôi:
Thành ngữ bắt cá hai tay nói về cá độ đá gà nòi ở Nam bộ từ thời theo đoàn Nam tiến, thịnh hành nhứt từ đầu thế kỷ 19 vì tổng trấn Gia Định thành, Thượng công Lê Văn Duyệt là một tay cự phách trong nghề nuôi và đá gà nòi. Hiểu được thành ngữ bắt cá hai tay phải là người có tuổi thọ trên "cổ lai hy" và phải ở trong đạo đá gà. Tự vị tiếng Việt miền Nam của cụ Vưcmg Hồng sển giải thích rằng bắt cá hai tay là "bên nào cũng đánh (bắt), lội qua lội lại (nhảy), khi ăn thì ăn được nhiều, khi thua thì thua ít" là hoàn toàn đúng.
Nội dung của việc "bắt cá hai tay", "lội qua lội lại" đại khái như sau:
Giả dụ ông A có một con gà hay, đã ăn nhiều độ nổi tiếng, ông B cũng có một con gà hay mà chưa ăn độ lần nào. Nếu hai ông cáp độ và đồng ý cho hai gà đá với nhau thì biện (kế toán của trường gà) sẽ làm sổ cho độ đá này. Vì gà của ông A đã nổi danh nên ông và bạn bè đá chung là 2.000.000 đồng, chẳng hạn, còn gà của ông
В tuy hay mà chưa nổi tiếng nên chỉ đá có 1.500.000 đồng. Nếu hai chủ gà thuận thì độ này chỉ có 1.500.000 tiền độ, xâu 10%. Một sô" bạn bè của ông A không đá trong sổ được nên phóng cá ăn 8, ăn 7, nghĩa là ăn 800 đồng, ăn 700 đồng chẳng hạn, mà thua thì thua 1.000 đồng. Số người đá gà chuyên nghiệp, gọi là hàng xáo, chuyên "bắt cá hai tay" đứng bên gà ông в bắt cá ăn 8 và ăn 7. Sau khi thả hai gà ra đá, thấy tài sức hai gà tương đương, người phía ông A vẫn còn chắc ăn nên đá ăn đồng, nghĩa là ăn thua bằng nhau. Hết nước nhứt, qua nước nhì, gà ông в lại đá áp đảo gà ông A, nhóm hàng xáo lại nhảy (lội) qua gà ông в phóng ngược lại: phóng ăn 8, ăn 7, rồi ăn 5 (ăn 800, 700, 500, thua 1000). Các hàng xáo chuyên nghiệp lúc đầu ở bên gà của ông в bắt cá, bây giờ họ lội qua gà ông A bắt cá lại, dù gà ông A ăn hay gà ông в ăn, nhóm chuyên nghiệp này đều ăn nhiều thua ít. Nhiều độ phóng đến 5 lai (ăn 5 thua 100) vẫn bị thua phản như thường. Nhóm hàng xáo chuyên nghiệp này không đủ điều kiện nuôi gà nòi, chỉ sống nhờ ở nghề "bắt cá hai tay" nên vẫn thường bị người chung quanh khinh rẻ.
Trước kia, vì đá gà bằng cựa thật của gà nên mỗi độ nhanh nhất cũng qua hai nước (= hiệp - AC) mới biết ăn thua, còn thường là ba, bốn nước; do đó mới có chuyện "lội qua, lội lại" mà "bắt cá hai tay". Từ thập niên 60 trở đi, các tay đá gà thiện nghệ chế ra cựa giả dài 12cm tròng vào cựa thật nên độ gà diễn ra rất nhanh, ước chừng 5 phút là thấy ăn thua. Những con gà hay nạp (từ xa phóng đến đá) chỉ trong 2 phút là có thể đâm chết gà kia. Vì thế mà nghề "bắt cá hai tay" không còn dất sống.
Trên đây là lời của ông Mai Phùng Võ, còn về phần mình thì chúng tôi xin nhắc lại như đã nói ở KTNN 141, rằng bắt cá ở đây có liên quan đến thả cá; có thả thì mới có bắt. Và vì thả cá là "thách mọi người bát số tiền cá của mình" (Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ) cho nên cũng chẳng có gì lạ nếu bắt cá là "nhận đánh cuộc" (X. sđd), nghĩa là bắt số tiền cá mà mọi người đã thách.
★ 214. (KTNN 159, ngày 10-12-94)
ĐỘC GIẢ: Năm châu, bốn biển: năm châu thì chắc là: Âu, Á, Phi, Mỹ và Úc nhưng tại sao lại 4 biển vì trên toàn cầu có đến 5 đại dương: Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ân Độ Dương và Nam Băng Dương?
AN CHI: Về các châu, thì ngoài châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ (thường chia thành hai châu: Bắc Mỹ và Nam Mỹ) và châu Uc (nay gọi là châu Đại Dương), thực ra còn có một châu nữa: đó là châu Nam Cực, tiếng Pháp là Antarctique, và đôi khi Anctarctide.
Trong một cuôn sách dành riêng cho châu này, André Cailleux đã viết ở phần giới thiệu khái quát như sau:
"Trong khi mà ở trung tâm của nó, vùng Bắc Cực là một đại dương, đại dương băng giá, thì ngược lại Nam cực là một đại lục, thậm chí còn khá rộng nữa: nó lớn hơn châu Âu. Nhưng ngược đời là người ta lẽ ra không
CÓ quyền gọi nó là một vùng đất, bởi vì đất ở đây hầu như bị che lấp khắp nơi bởi băng giá bắt nguồn từ sự biến đổi của tuyết mà tuyết thì bao phủ đại lục này bằng một khôi vòm bao la trắng xóa, đỉnh đạt đến 4270m. Nếu như Bắc Băng Dương được bao bọc hầu như khắp nơi bởi đất đai thì trái ngược với nó, đại lục Nam cực được bao bọc bởi các biển Phương Nam mà diện tích mênh mông đã góp phần làm chậm lại sự tiếp cận của con người. Đại lục này được phát hiện sau chót và khá muộn: năm 1820. Các biển phương Nam là những phần tận cùng phía Nam của ba đại dương lớn: Đại Tây Dương, Ân Độ Dương, Thái Bình Dương. Chúng bị bao phủ về phía Nam bởi vỏ băng (banquise), nhât là về mùa đông. Chúng thông với nhau rất rộng rãi, rộng rãi hơn các biển thuộc mọi vĩ tuyến khác. Vì vậy mà những khoảng cách từ châu Nam Cực đến các vùng đất đai phương Nam khác nhau rất lớn: đến Nam Phi, theo đường chim bay là 3600km; đến Tasmania, 2500km; đến Nam Mỹ, ít xa xôi hơn là 1000km, hoặc 860km nếu xuất phát từ dãy núi Nam Shetlands, dãy này men theo vùng Nam Cực.
Châu Nam Cực, với những đảo ven bờ của nó, hoàn toàn nằm trong một vòng tròn là vĩ tuyến 60° Nam (...) Ớ những vĩ độ thấp hơn, gần với chí tuyến hơn, giữa các biển phương Nam, là các đảo, như quần đảo Kerguelen (...)
Đại lục gần châu Nam Cực nhất là châu Nam Mỹ, nối liền với nó bằng một chuỗi đảo tạo thành hình một vòng cung rất rõ nét, vòng cung Scotia hay các đảo
Antilles phương Nam, lồi ra về phía Đại Tây Dương. Đó là quần đảo Shetlands phương Nam và quần đảo Orcades phương Nam nằm bên trong của vĩ tuyến 60° Nam (...). Rồi, phía ngoài của vĩ tuyến đó thì đến các đảo Sandwich phương Nam và miền Georgia phương Nam (...)
(...) Những thủy thủ người Đa Đảo (Polynésiens) là những người đầu tiên đã quan sát các khối băng của châu Nam cực. Sau đó bắt đầu từ thời Phục Hưng, dựa vào niềm tin theo những truyền thống cổ xưa thừa hưởng của người Hy Lạp, người ta bắt đầu tìm kiếm miền Terra australis nondum cognita, miền đất phương Nam hãy còn chưa biết đến. Đoàn thám hiểm chính thức đầu tiên là đoàn của Bouvet, do nước Pháp cử đi năm 1738, chỉ phát hiện được có một đảo, mang tên của ông. Đoàn thứ hai là đoàn của Cook, người Anh, từ 1772 đến 1775, phát hiện ra các đảo Sandwich phương Nam, đạt được vĩ độ kỷ lục là 71° 10' vĩ độ Nam (...) Năm 1819, người Anh William Smith thông báo sự phát hiện các đảo Shetlands phương Nam. Tháng giêng 1820, người Anh Brandsfield nhìn thấy một vùng đất có thể là bán đảo Louis-Philippe, chót cực Bắc của bán đảo Nam cực, thế là đã phát hiện ra lục địa (Nam Cực - AC)". (ưAntarctique, Paris, 1967, pp.5-9, 11-12).
Vậy nếu cứ theo sự thực, thì lẽ ra cũng phải đổi năm châu thành sáu châu. Còn trước kia thì, sau khi tiếp nhận đạo Phật, người Trung Hoa cũng đã theo điển tịch của tôn giáo này mà cho rằng có 4 châu, gọi là tứ đại bộ châu. Đó là: Đông Thắng Thân (thường bị đọc thành Thần) Châu, cũng gọi Đông Phật Bà Đề hoặc Đông Phật Vu Đại, - Tây Ngưu Hóa Châu hoặc Tây Cù Đà Ni, - Nam Thiêm Bộ Châu hoặc Nam Diêm Phù Đề,
- Bắc Câu Lô Châu hoặc Bắc Uất Đan Việt.
Còn bốn biển thì lại là một lối nói bắt nguồn ở hai tiếng tứ hải mà tứ hải trong tiếng Hán lại là một lối nói không liên quan gì đến sự tồn tại của các đại dương quen thuộc. Hai tiếng đó có nghĩa như sau:
1. Dùng để chỉ các "rợ" chung quanh dân Hoa Hạ là Đông Di, Tây Nhung, Nam Man, Bắc Địch. Sách Nhĩ Nhã, thiên Thích Địa viết: "Cửu Di, bát Địch, thất Nhung, lục Man gọi là Tứ hải". Vậy hải ở đầy không có liên quan gì đến biển.
2. Chỉ 4 vùng biển chung quanh Trung Hoa. Đó là Đông hải, Tây hải, Nam hải và Bắc hải. Đây chỉ là những cách định danh và những khái niệm mơ hồ.
3. Chỉ toàn bộ vùng nội địa của Trung Hoa; vì thế mới gọi trong nước là hải nội và ngoài nước là hải ngoại. Bởi thế mà Vương Tiên Khiêm mới cho rằng Giang Thanh đã đúng khi nói Tứ hải là cõi dân chúng (trong nước). Vậy cả trong trường hợp này, hai tiếng đang xét cũng chẳng liên quan gì đến biển. Và cũng chính vì vậy mà trong thành ngữ ngũ hồ tứ hải dùng để chỉ đất nước Trung Hoa nói chung thì hải chỉ... đất còn hồ mới chỉ nước.
Tóm lại, thành ngữ năm châu bốn biển chỉ là một lối nói có tính chất ước lệ chứ không phải là một cách ghi nhận chính xác về địa lý thế giới hiện tại.
★ 215. (KTNN 160, ngày 20-12-1994)
ĐỘC GIẢ: Xin giải thích giúp nguồn gốc, ý nghĩa của "ông xã", và "bà xã" trong phương ngữ Nam Bộ.
AN CHI: Từ điển tiếng Việt 1992 giảng "ông xã" là từ dùng để gọi đùa và thân mật người chồng còn "bà xã" là từ dùng để gọi đùa và thân mật người vợ. Nhưng trên đây chỉ là cái nghĩa của mấy tiếng đó trong khẩu ngữ của tiếng Việt hiện đại, vì nếu truy nguyên thì ông xã lại là người xã trưởng còn bà xã thì là người vợ của ông xã trưởng (cũng như bà lý là vợ của ông lý trưởng).
Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ giảng rằng xã là "xã-trưởng gọi tắt" và cho ví dụ: ông xã, thầy xã. Còn xã-trưởng thì đã được quyển từ điển đó giảng như sau: Người đứng đầu hội đồng hương chính một xã ở Trung và Bắc-Việt - Cũng gọi thôn-trưởng, một hương chức ban hội tề xưa ở Nam-Việt, cùng với Hương-thân và Hương-hào làm ban Hương-chức đương- niên hành-sự: Riêng Xã-trưởng giữ mộc-ký của làng cùng những công-văn, hiểu-dụ của Nhà-nước và chuyên
lo thâu thuê cùng nộp thuê cho nhà-nước". Từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên ghi và giảng "Xã (...) người đàn ông trong làng có chút chức vị cao hơn người dân thường (cũ): Bác xã". Còn Từ điển tiếng Việt 1992 thì: "Xã (...) chức vị ở làng xã thời phong kiến, có thể bỏ tiền ra mua, lớn hơn nhiêu".
Tóm lại, xã là một chức dịch trong làng, xã thời trước và trong các cấu trúc ông xã, thầy xã, bác xã, cụ xã, thậm chí tliầng xã (thí dụ: thằng xã X. là một tên gian tham)... thì xã là danh từ chỉ tổng loại làm phần phụ thêm nghĩa cho phần chính đứng trước nó là danh từ chỉ cá thế ông, thầy, bác, cụ, thằng, v.v... Trong các cấu trúc trên thì ông xã vừa trung hòa về thái độ và tình cảm vừa thích hợp với tuyệt đại đa số các trường hợp cần xưng hô cho nên thông dụng và phổ biến hơn các cấu trúc còn lại mà dễ trở thành một từ tổ cô" định để đi vào vốn từ vựng chung như đã thấy hiện nay.
Ồng xã nhà tôi, ông xã nhà em, V.V., là những cách gọi mà những bà vợ của các ông xã thường dùng để chỉ chồng mình khi nói chuyện với người khác, giống như những bà vợ của các ông lý đã gọi chồng mình là ông lý nhà tôi, ông lý nhà em, V.V.. Đó là những lối nói rất phổ biến và có tần số xuất hiện cao trong lời ăn tiếng nói ở nông thôn Việt Nam trước đây. Một số bà ở Hà nội và một vài thành phố lớn miền Bắc (Hải Phòng, Nam Định) — lôi nói này xuất phát từ miền Bắc - có lẽ đã mượn cách nói này mà chỉ chồng mình một cách thân mật. Đến khi hai nhân vật Lý Toét và Xã Xệ xuất hiện trên mặt báo ỗ Hà Nội thì hình ảnh của ông Lý, ông Xă cũng đã bị ảnh hưởng mà mang thêm tính hài hước và lôi nói ông xã nhà tôi, ông xã nhà em của một sô bà, ngoài tính chất thân mật còn mang thêm sắc thái đùa cợt. Khi lối nói này dần dần phổ biến thì nó cũng không còn là riêng của các bà để chỉ các ông nữa mà trở thành một lối nói chung của mọi người vì ai cũng có thể dùng hai tiếng ông xã để chỉ chồng của một người đàn bà. Và khi ông xã đã là chồng thì đôi lại, bà xã phải là vợ.
Lốì nói trên đây, theo chúng tôi phát sinh ở miền Bắc rồi về sau (từ năm 1954?) mới du nhập vào Nam chứ vốn không phải là lối nói riêng của phương ngữ Nam Bộ.
-ử 216. (KTNN 160, ngày 20-12-1994)
ĐỘC GIẢ: Tại sao người ta gọi các nước vùng Vịnh là vùng Trung Đông? Cụ thể nó gồm có những nước nào và là Trung Đông của cái gì?
AN CHI: Đôi với người châu Âu thì châu Á là phương Đông. Phần của phương Đông gần với họ nhất thì họ gọi là Cận Đông, dịch từ tiếng Anh Near East hoặc tiếng Pháp Proche-Orient. Phần của phương Đông xa với họ nhất thì họ gọi là Viễn Đông, dịch từ tiếng Anh Far East hoặc tiếng Pháp Extrême-Orient. Giữa Cận Đông và Viễn Đông là Trung Đông, dịch từ tiếng Anh Middle East hoặc tiếng Pháp Moyen-Orient. Viễn Đông là vùng Đông Á; Cận Đông thì gồm có Ai Cập ở Đông Bắc Phi cùng với bán đảo Á Rập, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Jordan, Liban, Israel, và Palestine ở Tây Á. Còn Trung Đông, mặc dù tên như thế, nhưng thực tế thì lại bao gồm phần lớn Cận Đông cộng thêm Irak và Afghanistan ở châu Á rồi có khi là cả Soudan và Libya ở Đông Bắc Phi nữa. Phạm vi của Cận Đông và Trung Đông đã được quan niệm một cách không nhất quán giữa mọi người nhưng đại khái là như thế. Cũng chính vì vậy nên có người đã gộp lại mà gọi chung là vùng Trung Cận Đông cho tiện.
Tóm lại, Cận Đông, Trung Đông và Viễn Đông là những cách gọi xuất phát từ cách nhìn của người châu Âu. Nó đánh dấu một thời kỳ mà hoạt động thông tin và ngôn ngữ báo chí của các nước thuộc địa và nửa thuộc địa còn phụ thuộc nặng nề vào hoạt động thông tin và ngôn ngữ báo chí của các cường quôc phương Tây. Cũng xuất phát từ quan niệm như trên mà trước đây người ta mệnh danh Sài Gòn là "Hòn ngọc Viễn Đông" trong khi vùng Viễn Đông đối với Sài Gòn và Việt Nam thì ở... tít tận bên Châu Mỹ. Người ở phương trời Tây gọi vùng Đông Á là Viễn Đông thì có lý, nhưng "dân sở tại" mà cũng gọi nó như thế thì thật là vô duyên.
Tiếc rằng cách gọi như trên vẫn còn tiếp tục tồn tại. Chẳng hạn cái vùng biển ngoài khơi phía Đông của nước ta mà chúng ta gọi là Biển Đông, thì trên bản đồ thế giới hoặc bản đồ khu vực bằng tiếng Anh, đó lại là "South China Sea" còn bằng tiếng Pháp thì là "Mer de Chine Méridionale" nghĩa là "Biển Nam Trung Hoa". Đây là một cách gọi phi lý vì biển này còn tiếp giáp với Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Brunei, Indonesia và Philippines là những quốc gia Đông Nam Á. Vậy để cho danh chánh ngôn thuận, đó phải là biển Đông Nam Á, tiếng Anh là Southeast Asia Sea, tiếng Pháp là Mer d'Asie du Sud-Est, chứ sao lại là "biển Nam Trung Hoa"?
'★ 217. (KTNN 160, ngày 20-12-1994)
ĐỘC GIẢ: "Sic" là gì và dùng trong trường hợp nào?
AN CHI: "Sic" là một từ La Tinh, có nghĩa là "như thế", "thế đấy". Từ điển tiếng Việt 1992, đã giảng nó như sau: "Từ dùng trong ngoặc đơn, đặt sau một từ ngữ hay một câu, để chỉ rằng nguyên văn (được trích dẫn - AC) là đúng như thế, nhằm nhấn mạnh tính chất kỳ quặc của từ ngữ hay câu dẫn ra ấy, hoặc nhằm biểu thị ý mỉa mai của bản thân người viết (Xin nói rõ lại: của bản thân người trích dẫn - AC)".
Thí dụ trên KTNN 154, CĐCT, tr.45, C.2, chúng tôi đã dùng chữ sic, khi trích dẫn câu của Phan Ngọc: "Trâu (sic) chết để da, người ta chết dể tiếng". Chữ "sic" thông báo rằng từ "trâu" là thuộc về nguyên văn của tác giả Phan Ngọc và rằng đó là một từ không bình thường. Người ta chỉ nói: "Hùm chết để da, người ta chết để tiếng" (HỔ tử lưu bì, nhân tử lưu danh); chẳng ai nói: "Trâu chết để da Da hổ, nghĩa là bộ lông của nó,
được dùng làm vật trang trí gắn trên tường nhà hoặc trải ở sàn nhà, còn da trâu thì chỉ dùng để căng mặt trống hoặc để nâu keo mà thôi.
Hoặc trên KTNN 152, CĐCT, chúng tôi cũng đã dùng chữ sic khi trích dẫn tác giả Nguyễn Đăng Thục trong câu "Bấy giờ nó sô (sic)..." Chữ sic thông báo rằng chữ sô là thuộc về Nguyễn Đăng Thục và rằng chữ đó có một hình thức chính tả không bình thường vì hình thức chính tả chuẩn từ lâu đã là xô (trong xô đẩy).
218. (KTNN 161, ngày 01-01-1995)
ĐỘC GIẢ: Xưa ta theo tuần lễ mười ngày của Tàu, vậy hẳn tuần lễ bảy ngày là do ảnh hưởng của Tây? Có phải từ khi
Pháp đô hộ? Lịch bảy ngày/ tuần lễ của phương Tây hẳn bắt nguồn từ La Mã? Cách gọi tên bảy ngày của tuần lễ trong các ngôn ngữ quen thuộc ở châu Âu có giống nhau hoặc có cùng nguồn gốc hay không? Tàu có chịu ảnh hưởng của Tây không?
AN CHI: Tuần lễ bảy ngày được áp dụng ở nước ta từ khi các giáo sĩ phương Tây đến truyền giáo tại quôc gia Đại Việt cách đây trên dưới 400 năm. Tất nhiên bấy giờ nó chỉ mới có hiệu lực trong phạm vi giáo dân, vì trước đó và lúc đó người Việt vẫn còn theo tuần mười ngày của Tàu. Chỉ khi người Pháp đô hộ nước ta và nền hành chính của họ được áp đặt trên toàn cõi Việt Nam thì người Việt Nam mới bị bắt buộc thực hiện quy định về tuần lễ bảy ngày rồi cứ thế mà áp dụng cho đến ngày nay. Nhưng tuần lễ bảy ngày của phương Tây lại là do ảnh hưởng của phương Đông, cụ thể là của người Do Thái.
Vào thời cổ đại người Hy Lạp (đã tiến đến văn minh trước người La Mã), người Ai Cập và người Trung Hoa đều chia tháng ra làm ba thập nhật. Người Trung Hoa gọi chu kỳ này là tuần. Người Ân Độ thì chia tháng ra làm hai bán phần gọi là pakẹa: Pùrvapakẹa, kỳ trăng trước, cũng gọi là ẳuklapakẹa, kỳ trăng sáng, và aparapakẹa, kỳ trăng sau, cũng gọi là krisnapakẹa, kỳ trăng tối.
Còn tuần lễ bảy ngày là một thiết chế của người Do Thái. Họ chỉ đặt tên cho một ngày trong tuần là ngày Sabbath, có nghĩa là ngày nghỉ ngơi. Sáu ngày kia thì được gọi theo số thứ tự. Vì ngày Sabbath là ngày kết thúc của một tuần nên trong tiếng Do Thái Sabbath cũng được dùng theo nghĩa rộng để chỉ tuần lễ bảy ngày.
Người Hy Lạp đã mượn từ Sabbath theo cả hai nghĩa mà nói thành sabbaton. Vì vậy trong Kinh Tân Ước bằng tiếng Hy Lạp mới có các từ tổ như mia sabbaton, có nghĩa là thứ nhất của tuần lễ, hoặc prôtêsabbaton, có nghĩa là đầu tiên của tuần lễ, để chỉ ngày đầu tuần. Ngày này về sau được đổi tên thành Kuriakê êmera có nghĩa là ngày của Chúa (Chủ nhật). Tương tự, các văn bản Ki Tô giáo khác bằng tiếng Hy Lạp đã gọi các ngày còn lại trong tuần là: deutera sabbaton (thứ hai trong tuần), tritê sabbaton (thứ ba trong tuần), tetartê sabbaton (thứ tư trong tuần), pemptê sabbaton (thứ nărn trong tuần). Nhưng ngày thứ sáu thì được gọi là paraskeuê, có nghĩa là ngày sửa soạn. Còn ngày thứ bảy là ngày sabbaton.
Nhưng người Hy Lạp còn có một hệ tên ngày trong tuần gọi tên theo các tinh tú quen thuộc, theo đó: ngày Chủ nhật là êmera Êlion (ngày Mặt trời); ngày thứ hai là êmera Seỉênes (ngày Mặt Trăng); ngày thứ ba là êmera Areôs (ngày sao Hỏa); ngày thứ tư là êmera Ermôu (ngày sao Thủy); ngày thứ năm là êmera Dios (ngày sao Mộc); ngày thứ sáu là êmera Aphroditês (ngày sao Kim); ngày thứ bảy là êmera Kronou (ngày sao Thổ).
Người La Mã (nói tiếng La Tinh), đến lượt họ lại mượn cách gọi tên các ngày trong tuần của người Hy Lạp. Theo hệ trước, chúng ta có: dies dominica (Chủ nhật), ban đầu được gọi là una sabbati (thứ nhất trong tuần) hoặc dies prima (ngày đầu tiên), secunda sabbati (thứ hai trong tuần); tertia sabbati (thứ ba); quarta sabbati (thứ tư...); quinta sabbati (thứ năm....); sexta sabbati (thứ sáu...); sabbatum (ngày Sabbath, tức ngày thứ bảy). Về sau, trong tên của năm ngày giữa tuần, sabbati đã được thay thê bằng feria, có nghĩa là lễ, hội nên chúng ta lần lượt có: dies dominica, secunda feria, tertia feria, quarta feria, quinta feria, sexta feria, sabbatum. Trong các ngôn ngữ Roman hiện đại (thoát thai từ tiếng La Tinh thông tục), chỉ có riêng tiếng Bồ Đào Nha mới theo hệ này mà nói thành: domingo, segunda feira, terga feira, quarta feira, quinta feira, sexta feira, sabado. Hệ tên ngày trong tuần của tiếng Việt là kết quả của một sự sao phỏng (calque) từ hệ tên trên đây của tiếng Bồ Đào Nha. Chỉ có tên của ngày sabado là không được dịch thành ngày Xa-ba vì thực ra ngày lễ Sabbath cũng chẳng có ý nghĩa gì đối với người Công giáo (Xin xem thêm KTNN 135, CĐCT, tr.82, c.1,2).
Theo hệ sau mượn từ tiếng Hy Lạp, tiếng La Tinh có: Solis dies (ngày Mặt trời), Lunae dies (ngày Mặt trăng), Martis dies (ngày sao Hỏa); Mercuri dies (ngày sao Thủy), Jovis dies (ngày sao Mộc), Veneris dies (ngày sao Kim), Saturni dies (ngày sao Thổ). Các ngôn ngữ Roman còn lại đã theo hệ tên ngày này với một sự khác biệt nhỏ là thay thế tên ngày đầu tuần (Solis dies) bằng dies dominica và tên ngày cuối tuần (Saturni dies) bằng tên ngày Sabbath mà nói như sau (theo thứ tự: Pháp - Ý - Tây Ban Nha - Romania):
Chủ nhật: dimanche - domenica - domingo - duminică.
Thứ hai: lundi - lunedi - lunes - luni.
Thứ ba: mardi - martedi - martes - marti.
Thứ tư: mercredi - mercoỉedi - miercoles -
miercuri.
Thứ năm: jeudi - giouedi - jueves - joui.
Thứ sáu: vendredi - ưenerdi - viernes - vineri.
Thứ bảy: samedi - sabato - sabado - sìmbătă.
Các ngôn ngữ Germanic chỉ trùng với các ngôn ngữ Roman ở cách gọi tên ngày thứ hai (là ngày mặt trăng). Chẳng hạn, trong tiếng Anh thì: Chủ nhật là Sunday (ngày Mặt trời); Monday (ngày mặt trăng - mon là tha hình của moon)\ thứ ba là Tuesday (ngày của Tiw, thần Chiến tranh); thứ tư là Wednesday (ngày của Woden, vị thần chính của các tộc người nói ngôn ngữ Germanic); thứ năm là Thursday (ngày của Thor, thần Sấm); thứ sáu là Friday (ngày của Frig, vợ của thần Woden); thứ bảy là Saturday (ngày sao Thổ).
Các ngôn ngữ Germanic ở Scandinavia gọi ngày thứ bảy là ngày tắm rửa: tiếng Đan Mạch là L0rdar, tiếng Thụy Điển là Lõrdag còn tiếng Iceland là laugardagur, trong khi tiếng Đức thì gọi nó là Samstag (tiếng Đức cổ đại là sambaztag) nghĩa là ngày Sabbath, hoặc Sonnabend, nghĩa là đêm Mặt trời (xưa vốn dùng để chỉ riêng đêm thứ bảy). Tiếng Đức và tiếng Iceland gọi ngày thứ tư là ngày giữa tuần: tiếng Đức là mittwoch, tiếng Iceland là miõvikudagur.
Các ngôn ngữ Slav thì gọi ngày Chủ nhật là ngày nghỉ việc (trừ tiếng Nga), ngày thứ bảy là ngày Sabbath còn các ngày khác thì được gọi theo một thứ tự riêng. Chẳng hạn, trong tiếng Nga, các ngày trong tuần được gọi như sau:
- Chủ nhật: uoskresene, nghĩa là ngày tái sinh. Xưa là nedelja, nghĩa là ngày không làm việc (ngày nay, nedelja chỉ còn có nghĩa là tuần lễ).
- Thứ hai: ponedelnik, nghĩa là ngày tiếp theo ngày không làm việc (nói một cách khác, đây là ngày làm việc thứ nhất trong tuần).
- Thứ ba: vtornik, nghĩa là thứ hai.
- Thứ tư: sreda nghĩa là giữa tuần (Ss. với tiếng Đức và tiếng Iceland).
- Thứ năm: tchetverg, nghĩa là thứ tư (vì ngày giữa tuần đã là ngày thứ ba).
- Thứ sáu: pjatnitsa, nghĩa là thứ năm.
- Thứ bảy: subbota, nghĩa là ngày Sabbath.
Các ngôn ngữ Slav khác như tiếng Ba Lan, tiếng Tiệp Khắc và tiếng Serbo-Croat đều gọi tên các ngày giống như tiếng Nga, trừ ngày Chủ nhật, như đã nói trên.
Nói chung, trong các ngôn ngữ phương Tây, ngày Chủ nhật được xem là ngày đầu tuần. Vì thê mà trong một sô ngôn ngữ (Đức, Iceland, Nga, Ba Lan, Tiệp Khắc, Serbo-Croat) ngày thứ tư mới được xem là ngày giữa tuần.
Người Nhật đã kết hợp tên ngày Chủ nhật và ngày thứ bảy trong tiếng Anh với tên các ngày còn lại trong tiếng Pháp mà gọi các ngày trong tuần lễ như sau:
- Chủ nhật: nichiyobi, ngày Mặt trời (bi = ngày - nichiyo là mượn từ tiếng Hán nhật diệu nghĩa là mặt trời).
- Thứ hai: getsuyobi, ngày Mặt trăng igetsuyo = nguyệt diệu)
- Thứ ba: kayobi, ngày sao Hỏa (Kayo = hỏa diệu)
- Thứ tư: suiyobi, ngày sao Thủy (suỉyo = thủy
)
- Thứ năm: mokuyobi, ngày sao Mộc (mokuyo = mộc diệu)
- Thứ sáu: kinyobi, ngày sao Kim (kinyo = kim
- Thứ bảy: doyobi, ngày sao Thổ (doyo = thổ diệu).
Người Trung Hoa, sau khi tiếp xúc với phương Tây và áp dụng tuần lễ bảy ngày, đã không dùng danh từ tuần để gọi chu kỳ này, mà lại dùng danh từ tinh kỳ vì hai lý do:
- Thứ nhất, trong ngôn ngữ truyền thông của họ, tuần là chu kỳ mười ngày chứ không phải bảy ngày.
- Thứ hai, quan trọng hơn, họ nhận thấy trong một số ngôn ngữ phương Tây, tên các ngày của các tuần lễ bảy ngày đã được lần lượt gọi bằng tên của các vì sao (ngày Mặt trời..., ngày sao Hỏa..., ngày sao Mộc...) cho nên họ mới gọi chu kỳ này là tinh kỳ, nghĩa là chu kỳ của các vì sao. Danh từ này cũng được họ dùng theo nghĩa rộng để gọi các tên ngày trong tuần như sau:
- Chủ nhật: tinh kỳ nhật 0 •
- Thứ hai: tinh kỳ nhất
- Thứ ba: tinh kỳ nhị
- Thứ tư: tinh kỳ tam .
- Thứ năm: tinh kỳ tứ M-$ß V3.
- Thứ sáu: tinh kỳ ngũ
tinh kỳ lục M-M .
Thực ra danh từ tinh kỳ JL$íj vốn đã tồn tại từ trước trong tiếng Hán nhưng lại có nghĩa khác, chẳng hạn như giờ sao mọc, giờ rước dâu (Truyện Kiều: Tinh kỳ giục giã đã mong độ về). Còn nghĩa đang xét chỉ mới xuất hiện vào thời cận đại và đồng nghĩa với cụm từ thất diệu nhật -t ш 3 , nghĩa là tập hợp của những ngày mang tên của bảy ngôi sao (diệu Ш = tinh tú), mà
Từ nguyèn đã chú nghĩa bằng tiếng Anh là week (= tuần
lễ). Cụm từ này ra đời là do ảnh hưởng của tiếng Nhật. (X. Tên gọi các ngày của tuần lễ trong tiếng Nhật ở phần trên). Tiếng Hán còn một từ nữa để chỉ tuần lễ bảy ngày. Đó là từ lễ bải ìểỷị nhưng từ này không thông dụng và thiên về tính chất tôn giáo.
★ 219. (KTNN 162, ngày 10-01-1995)
ĐỘC GIẢ: Tên các tháng trong tiếng Anh và tiếng Pháp có nghĩa gì và bắt nguồn từ đâu? Có phải toàn bộ các nước Châu Âu đều có cách gọi tên tháng giống nhau hay không?
AN CHI: Các ngôn ngữ quen thuộc ở châu Âu, trước nhất là các ngôn ngữ Roman (Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Romania), rồi các ngôn ngữ Germanic (Anh, Đức, Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy) và cả tiếng Nga đều theo cách gọi tên các tháng của tiếng La Tinh. Trong ngôn ngữ này, các tháng trong năm có tên lần lượt như sau: Januarius, Februarius, Mars, Aprilis, Majus, Junius, Quintilis, Sextilis, September, October, November, December.
Tháng Giêng, Januarius, là tháng mang tên của Janus, vị thần gác cửa.
Tháng Hai, Februarius là tháng mang tên của Februo, vị thần của những người chết.
Tháng Ba, mang tên Mars, Thần chiến tranh.
Tháng Tư, Aprilis, theo nhiều người, liên quan đến động từ aperire, có nghĩa là mở ra. Tháng Aprilis được giải thích là tháng mà trái đất nở ra.
Tháng Năm, Majus, mang tên của nữ thần Maĩa, mẹ của Mercurius, hoặc của thần Maius, chủ trì việc sinh trưởng.
Tháng Sáu, Junius, là tháng mang tên nữ thần Juno (Pháp: Junon), em gái và vợ của Jupiter.
Tháng Bảy, Quintilis, có nghĩa là (tháng) thứ năm (quinque = năm).
Tháng Tám, Sextilis, có nghĩa là (tháng) thứ sáu (sex = sáu).
Tháng Chín, September, có nghĩa là (tháng) thứ bảy (septem = bảy).
Tháng Mười, October, có nghĩa là (tháng) thứ tám (|octo = tám).
Tháng Mười một, November có nghĩa là (tháng) thứ chín (noưem = chín)
Tháng Mười hai, December, có nghĩa là (tháng) thứ mười (decem = mười).
Sở dĩ có mâu thuẫn giữa các tên gọi và thứ tự thực tế của sáu tháng hạ bán niên là vì, trước đó, một năm của người La Mã chỉ có mười tháng mà tháng đầu năm là tháng Mars. Do đó mà Aprilis là tháng thứ hai, Majus là tháng thứ ba, Junius là tháng thứ tư, Quintilis là tháng thứ năm, V.V., September đúng là tháng thứ bảy, V.V., December đúng là tháng thứ mười. Chu kỳ mười tháng này tương truyền là do Romulus, người sáng lập thành La Mã, đặt ra. Romulus tự nhận là thuộc dòng dõi của Mars nên mới lấy tên của vị thần này mà dặt cho tháng thứ nhất trong năm. Sau dó Numa Pompilius, người kế nghiệp Romulus, đã thêm vào hai tháng: Januarius vào đầu năm và Februarius vào cuối năm. về sau, Februarius lại được đưa lên thành tháng thứ hai sau Januarius. Rồi đến đời hoàng đế Marcus Aurelius Antoninus, ông này lại đổi tên tháng Quintilis (tháng
Năm, là tháng sinh của Julius Caesar) thành Julius để tôn vinh danh tướng này. Cuối cùng, Viện nguyên lão La Mã đã đổi tên tháng Sextilis thành Augustus để tôn vinh hoàng đê Augustus vì những công tích mà ông ta đã công hiến cho đê quôc La Mã. Do đó mà ngày nay chúng ta có tên La Tinh của 12 tháng như đã nói trên.
Tên của bốn tháng cuôi cùng không còn đúng với thứ tự của chúng nữa. Nhưng, oái oăm thay, nhiều ngôn ngữ đã mượn đúng danh sách này mà dùng cho đến nay.
'k 220. (KTNN 162, ngày 10-01-1995)
ĐỘC GIẢ: Trong kho tàng từ ngữ Việt Nam, từ nào cũng có nghĩa riêng, đến các dấu hỏi và ngã cũng không thể lầm lẫn được. Vậy tại sao các nhà ngữ học không xét đến hai từ giông tự dạng nhưng khác nghĩa. Đó là: chiều và nhau. Tôi chậm hiểu khi nhìn và đọc các câu: - Chiều ý nàng, tôi đọc truyện "Cuốn theo chiều gió", mỗi buổi chiều; - Họ quyết không lìa nơi chôn nhau. Sự chậm hiểu của tôi cũng có thể là cùng một nguyên nhân với trở ngại cho người nước ngoài khi học tiếng Việt. Trái lại, tôi hiểu ngay khi các câu ấy là:
- Chiu ý nàng, tôi dọc truyện "Cuốn theo chiu gió", mỗi buổi chiều; - họ quyết không lìa nơi chôn nhao.
AN CHI: Từ câu hỏi của ông suy ra, ý ông muốn dùng hai cách viết khác nhau để ghi hai cặp từ đồng âm (mà ông gọi là giống tự dạng) khác nghĩa đã nêu. Chiều trong sớm chiều khác nghĩa với chiều trong chiều gió. Vậy nên viết sớm chiều và chiu gió. Nhau trong gặp nhau khác nghĩa với nhau trong chôn nhau (cắt rún). Vậy nên viết gặp nhau và chôn nhao. Nhưng trong hệ thống chữ quốc ngữ hiện hành thì iêu-iu và au-ao là những cách viết thể hiện những vần thực sự khác nhau (theo từng cặp): iêu là / iew/ còn iu lại là /iw/; au là /ăw/ còn ao lại là /aw/. Nói cho rõ ra, trong chiều, âm chính là nguyên âm đôi /ie/ còn trong chiu thì đó chỉ là /i/. Trong nhau, âm chính là /ă/ còn trong nhao thì đó lại là /a/. Vậy không thể dùng iu để ghi vần /iew/ cũng như không thể dùng ao để ghi vần /ăw/ vì iu đã được dùng để ghi /iw/ còn ao thì đã được dùng để ghi /aw/. Tuy cách phát âm trong Nam đã nhập làm một các vần iẽu - iu, và au - ao (theo từng cặp) nhưng ngoài Bắc thì vẫn còn phân biệt những vần đó (theo từng cặp) một cách hoàn toàn rõ ràng. Do đó, không thể viết chiu mà đọc thành "chiều" /ciew2/ cũng như không thể viết nhao mà lại đọc thành "nhau" /năwl/ vì chiu là /ciw2/ còn nhao là /nawl/. Giống như không thể viết tiển mà đọc thành "tiễn" cũng như không thể viết tiễn mà lại đọc thành "tiển" vì tiễn là /tien3/, có thanh điệu 3 còn tien là /tien4/ thì lại có thanh điệu 4. Mặc dù trong Nam đã nhập làm một thanh điệu 3, ghi bằng dấu ngã (~) với thanh điệu 4, ghi bằng dấu hỏi (?) nhưng ngoài Bắc vẫn còn phân biệt hai thanh điệu đó một cách hoàn toàn rõ ràng. Vì vậy nên phải duy trì dấu ngã cho thanh điệu 3 và dấu hỏi cho thanh điệu 4 mà phân biệt hỏi ngã một cách rành mạch, như ông cũng đã khẳng định trong câu hỏi của mình. Sự phân biệt hỏi-ngã là sự phân biệt hai hiện tượng ngữ âm học và âm vị học khác nhau chứ không phải là một biện pháp dùng hai hình thức chính tả khác nhau để phân biệt những cặp từ đồng âm.
Tóm lại không thể dùng ao để ghi /ăw/ cũng như không thể dùng iu để ghi /iew/. Hơn nữa, điều gợi ý của ông cũng chỉ đáp ứng được các trường hợp của hai từ đồng âm. Vậy nếu có nhiều từ đồng âm hơn, chẳng hạn ba, bốn, thậm chí năm, thì cũng không giải quyết được vấn đề. Thí dụ:
- Báo trong hổ báo, báo trong sách báo và báo trong báo hại, báo dời.
— Tàu trong trà tàu, mực tàu, tàu trong tàu bè, tàu lá, và tàu (= cũ, sờn).
- Điều (đào lộn hột), diều trong nhiễu diều và diều trong điều lệ.
— Chao trong tương chao, chao trong chao dền, chao trong chao qua chao lại và chao trong chao ôi v.v...
Nếu muốn giải quyết vấn đề theo hướng mà ông đã gợi ý thì tất phải đặt ra thêm nhiều cách viết khác nữa, không chỉ cho những vần đang xét mà còn cho tất cả các vần khác vì, nói chung, thuộc vần nào cũng có thể có những từ đồng âm. Chữ quốc ngữ sẽ trở nên phức tạp. Nhưng điều quan trọng hơn hết là nó sẽ đi xa dần cái tính chất ban đầu của nó là một nền văn tự ghi âm (lại là ghi âm tố chứ không phải ghi âm tiết), một loại hình văn tự đơn giản đến mức lý tưởng mà về nguyên tắc vẫn đảm bảo được một cách ghi âm chính xác, khác với chữ Pháp, chẳng hạn là một nền văn tự thiên về tính chất từ nguyên.
★ 221. (KTNN 162, ngày 10-01-1995)
ĐỘC GIẢ: Tại sao trong tiếng Pháp một âm vị có thể được ghi bằng nhiều cách, thậm chí nhiều cách khác nhau? Điều này có lợi gì hay không?
AN CHI: Trong chữ Pháp, một âm vị có thể ghi bằng nhiều cách. Chẳng hạn /ẽ/ có thể được ghi bằng: aim, ain, aint, eim, ein, eing, eint, en, im, in, inct, inq, yn, ym như trong: faim (cái đói), pain (bánh mì), saint (thánh), Reims (một địa danh - đọc là rẽs), plein (đầy), seing (chữ ký), peint (sơn, vẽ), examen (sự xem xét, kỳ thi...), impair (lẻ, không chẵn), inclus (bao gồm trong), distinct (rõ ràng), cinq (năm - khi đứng trước phụ âm), lynx (linh miêu - đọc là /lẽks/), thym (cây húng tây). Sở dĩ có những cách viết như trên cho độc một âm vị là /ẽ/ là do chính tả bị phụ thuộc vào từ nguyên: faim bắt nguồn từ tiếng La Tinh famés) pain, từ L. partis; saint, từ L. sanctus; Reims, từ tên của các tộc người đã sông tại đó thời cố đại; plein từ L. plenus\ seing từ L. signum; peint từ L. thông tục pinctus (L. cồ điển pictus); examen là nguyên dạng La Tinh; impair từ L. impar', inclus, từ L. inclusus; distinct, từ L. distinctus; cinq từ L. quinque; lynx từ tiếng Hy Lạp lunx; tliym, từ L. tlĩymus.
Do chữ viết phụ thuộc vào từ nguyên như thế mà những từ khác nghĩa nhưng có cùng âm /sẽ/ đã được viết bằng những cách khác nhau sau đây: ceint (quấn thắt, chít - do L. cinctus), sain (lành mạnh - do L. sanus), sein (ngực - do L. sinus), cinq, saint và seing (ba chữ sau cùng này đã nói ở trên).
Một số người Pháp đã chủ trương dựa vào những cách viết khác nhau để phân biệt các từ đồng âm khác nghĩa, chẳng hạn như sáu từ /sẽ/ trên đây. Ý tưởng này của họ đã có một chỗ dựa thuận lợi là lối viết kê thừa theo từ nguyên. Nhưng họ đã không để ý đến một điều là phần lớn những từ đồng âm trong tiếng mẹ đẻ của họ là những từ có nguồn gốc La Tinh mà chữ La Tinh lại là một nền văn tự ghi âm, cũng lại là ghi âm vị, nói chung là hợp lý, minh xác, và đặc biệt là cũng đơn giản. Việc duy trì lối viết theo từ nguyên làm cho nền văn tự của Pháp thực sự rắc rối và bị nhiều người chỉ trích. Chính vì vậy mà nhiều người đã đòi cải cách chữ Pháp.
Văn tự của tiếng Anh cũng lâm vào một tình trạng tương tự nên cũng từng được đề nghị cải cách. Người khởi xướng phong trào cải cách tại Mỹ năm 1906 là Franklin Roosevelt, vị tổng thống tương lai (1933) của Hiệp chúng quốc. Pierre Burney đã nói ngắn gọn về chữ Anh như sau: "Chính tả tiếng Anh tồi tệ đến nỗi rất khó đơn giản hóa nó nếu không hoàn toàn làm lại nó" {L'orthographe, Paris, 1962, p. 105). H.c. Wyld một người chống lại việc cải cách chữ Anh cũng đã thừa nhận trong A short history of English rằng nó gần như là một kiểu chính tả tồi tệ nhất mà người ta có thể tưởng tượng ra (dẫn theo p. Burney, sđd, tr.104, chth.4).
Vậy việc dùng những cách viết khác nhau để phân biệt những từ dồng âm không phải là một biện pháp thực sự hợp lý và có tác dụng tích cực. Nó bắt trí nhớ phải làm việc nhiều hơn (để có thể ghi lại được rất nhiều cách khác nhau cho cùng một âm vị hoặc một tổ hợp âm vị) một cách không cần thiết khi mà trong thực tế thì ý nghĩa của một từ, dù từ này có đồng âm với một hoặc nhiều từ khác, luôn luôn gắn liền với ngôn cảnh khi nó được sử dụng. Ngôn cảnh là chỗ dựa quan trọng để nhận định ý nghĩa của từ. Đối với các ngôn ngữ, khi chưa có chữ viết, thì đã có từ đồng âm. Trong hoàn cảnh đó, người ta chỉ có thể dựa vào lời nói, cũng tức là ngôn cảnh, để phân biệt nghĩa của các từ đồng âm mà thôi. Ngay cả khi có chữ viết, thì không phải lúc nào người ta cũng viết, mà người ta vẫn nói nhiều hơn. Vậy khi nói thì phải làm sao vì các từ đồng âm đều được phát âm như nhau? Chỉ có thể dựa vào ngôn cảnh. Giở một quyển từ điển tiếng Hán, chẳng hạn như Hiện dại Hán ngữ từ điển (Bác Kinh, 1992), người ta có thể đếm được đến 50 từ có âm li, với 50 cách viết khác nhau. Những cách viết khác nhau này chỉ có tác dụng trên văn tự chứ lúc nói thì chỉ có thể dựa vào ngôn cảnh để tuyển chọn 1 trong 50 từ đồng âm đó mà thôi.
Tóm lại, lý tưởng nhất vẫn là nguyên tắc: một chữ cái cho mỗi âm vị; mỗi âm vị chỉ dược ghi bằng một chữ cái duy nhất.
222. (KTNN 163, ngày 20-1-1995)
ĐỘC GIẢ: Pháo trong pháo tết, pháo trong cao xạ pháo và pháo trong xe pháo ngựa (cờ tướng) có liên quan gì với nhau, cả về nguồn gốc của sự vật lẫn nguồn gốc của từ ngữ hay không? Tại sao pháo (súng canon) cũng gọi là đại bác? Nếu đều là chữ Hán thì pháo viết thế nào và bác viết ra sao? Xin cho biết sơ lược về lịch sử của pháo Tết và pháo đại bác.
AN CHI: Chúng tôi xin lần lượt gọi ba loại pháo trên đây là: pháo trò chơi, pháo quân sự, và pháo cờ tướng.
Trước nhất, xin nói về pháo quân sự. Đạn của loại pháo này thoạt kỳ thủy chỉ là những viên đá, gọi là pháo thạch, bắn về phía đối phương bằng một phương tiện quân sự gọi là pháo xa. Chữ pháo ban đầu viết là ịt&, về sau mới viết thành hoặc -5Ế, như ngày nay. Chữ ịẰỀ, có hai âm: phao và pháo như đã được ghi nhận trong Quảng vận và Khang Hy tự điển nhưng theo
quyển từ điển sau thì dù đọc theo âm nào chữ đó cũng
có nghĩa gốc là ném, quăng, liệng... Từ đó nó mới có nghĩa rộng là bắn, là phát đi thật mạnh. Vậy pháo xa
'Í&Ạ là xe có gắn máy bắn đá (dĩ cơ phát thạch chi xa
%-Ệ-) còn pháo thạch Íố-S là những viên đá được bắn đi bằng pháo xa. Đồng nghĩa với phao / pháo còn một từ nữa là lội ịm (Hán-Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng phiên là lụy); vì vậy mà pháo xa cũng gọi là lội xa •Íàw-Ệ- và pháo thạch cũng gọi là lội thạch ịmẨi . Pháo xạ cũng còn được gọi bằng một từ khác nữa là cơ thạch ^^6 (đá máy).
So với đạn pháo quân sự ngày nay, những viên pháo thạch thời xưa tất nhiên không có sức công phá gì đáng kể. Nhưng ở thời ấy thì đó đã là một thứ vũ khí ghê gớm. Chẳng thế mà pháo xa thời ấy đã được gọi là phích lịch xa nghĩa là xe sấm sét (phích lịch ígặ
n = sấm - chữ phích thường được đọc là tích), như đã
được ghi nhận trong sách Hậu Hán thư truyện
Viên Thiệu ^£3: "(Tào) Tháo bèn cho xe bắn pháo bắn vào tháp canh của Thiệu làm đổ nát cả, quân sĩ gọi là xe sấm sét"
(Tháo nãi phát thạch xa kích Thiệu lâu giai phá, quân trung hô viết phích lịch xa - dẫn theo Từ hải).
Tương truyền pháo xa là một phát minh của Phạm Lãi ÍỈLỀi, người nước Sở thời Xuân Thu đã
theo vua Câu Tiễn ắ] nước Việt đế chông lại nước Ngô
Còn đạn pháo làm bằng thuốc nổ thì chỉ ra đời sau khi thuốc nổ được phát minh. Theo nhà Trung Hoa học nổi tiếng Joseph Needham thì thuốc nổ và súng là phát minh của Trung Hoa. Ông đã khẳng định và viết như sau:
"Sự phát triển các hỏa khí chắc chắn đã là một trong những thành tựu quan trọng nhất của nước Trung Hoa thời trung đại (Chúng tôi nhấn mạnh - AC). Những bước đầu của thành tựu này đã diễn ra vào cuối đời Đường, thế kỷ IX Công nguyên, niên đại có nguồn ký tải đầu tiên về hỗn hợp than củi với salpêtre (nitrat kali) và sulfure. Điều ghi chép này thấy được trong một quyển sách Đạo giáo, nó khẩn thiết nhắc nhở các nhà luyện đơn chớ có pha trộn những chất đó với nhau, nhất là nếu có thêm arsenic vì người pha trộn phải hứng chịu
cảnh hỗn hợp nổ, râu của người đó bị lấm đen và phòng ôc nơi pha trộn sẽ bị lửa thiêu rụi.
(...) "Thuốc lửa" (hỏa dược từ ngữ đặc trưng
cho các hỗn hợp thuôc súng, đã xuất hiện như tác nhân gây nổ trong một súng phun lửa năm 919 Công nguyên; khoảng năm 1000 người ta đã bắt đầu dùng thuốc súng nhồi thành bom và lựu đạn. Những công thức đầu tiên về cấu tạo của thuốc nổ xuất hiện vào năm 1044, thê là trước cả niên đại (về thuốc nổ) của châu Âu, ghi nhận được vào năm 1327 hoặc có sớm lắm cũng là năm 1285.
Từ thành tựu đó, một sự chuyển biến quan trọng đã dẫn đến (sự ra đời) của súng có nòng. Nó xuất hiện vào dầu thê kỷ thứ XII, khoảng năm 1120, khi người Tống phải tiến hành cuộc chiến đấu chống quân Thát Đát - nhà Kim. (...) Khoảng 1230, chúng ta bắt đầu có những đoạn miêu tả những vụ nổ thực sự có tính chất phá hủy, trong những trận đánh giữa quân Tống với quân Mông Nguyên. Rồi khoảng 1280, đâu đó tại Cựu thế giới, súng có nòng bằng kim loại xuất hiện. (...) Những năm 1280 - 1320 là giai đoạn then chốt của sự xuất hiện nòng súng bằng kim loại. Tôi không nghi ngờ gì rằng nó có nguồn gốc thực tế từ cái ống tre trong súng phun lửa của Trung Hoa" {La science chinoise et l'Occident, tr. par Eugène Jacob, Paris, 1973, pp.59-60).
Tóm lại thuốc nổ và súng là một phát minh của Trung Hoa. Khi đã có thucíc nổ thì, như đã thấy, cũng có thể có cả trái phá. Nhưng những trái phá đó chỉ có thể trở thành đạn của pháo quân sự khi nòng súng bằng kim loại ra đời, nghĩa là sớm nhất cũng phải sau giai đoạn 1280 - 1320 mà Joseph Needham đã nêu. Trước giai đoạn này, chỉ có pháo thạch và pháo xa. Sau giai đoạn này mới có thể có pháo - đại bác. Sở dĩ pháo cũng gọi là đại bác thì chỉ đơn giản là vì đại pháo đã bị đọc nhầm thành đại bác mà thôi. Người ta thấy trong chữ pháo ĨỈỆL có chữ bác nên đã đọc nó thành bác mặc dù âm này không hề được ghi nhận cho chữ đó trong bất cứ quyển từ điển tiếng Hán nào, trừ một sô từ điển Hán Việt (nhưng có quyển như Đào Duy Anh hoặc Nguyễn Quốc Hùng cũng chú rõ rằng âm chính của nó phải là pháo).
Bây giờ xin nói về pháo trò chơi. Nhiều người có thể cho rằng phải đợi đến khi thuốc nổ được phát minh thì mới có loại pháo này. Sự thực không phải như thế. Trước khi có pháo làm bằng thuốc nổ thì đã có pháo tự nhiên làm bằng... tre, tiếng Hán gọi là bộc trúc ỳẬrt (= tre cháy nổ). Điều này đã được khẳng định bằng nhiều nguồn ký tải. Chẳng hạn, Thông tục biên của Trạch Hạo đời Thanh, thiên "Bài ưu" đã chép: "Pháo thời xưa đều làm bằng tre thật, đốt (bằng) lửa thì nổ, do đó mà thơ của người đời Đường mới gọi là bộc can ỷẬ (= cành tre cháy nổ - AC).
Chẳng hạn bài thơ Tảo Xuân (Xuân sớm) của Lai Hộc có câu:
Tiểu đình do tụ bộc can hôi
Nghĩa là:
Sân nhỏ còn dọng đầy tro pháo
Cũng chính vì vậy mà danh từ bộc trúc (= pháo) đã được Từ nguyên giảng như sau: "Thời xưa lấy lửa đốt tre, nứt hết ra mà gây thành tiếng, gọi là pháo. Tương truyền là đế xua đuổi tà ma. Đời sau lây giấy quấn thuốc nổ, đốt bằng lửa mà gây ra tiếng động, cũng gọi là pháo. Sách Ồng dã Ìiìiàii bình (chép): Ngày đầu năm đốt tre ngoài sân, tre đó gọi là liệu trúc. Liệu trúc (tức là) pháo vạy".
Ngày nay pháo không còn là cây tre nữa. Chẳng những thế, còn có nhiều loại pháo nguy hiểm như pháo đại, pháo côi, nhồi bằng thuổc nổ bén lửa cực nhanh, có khi gây chết người dễ như bỡn. Nhưng tiếng Hán vẫn tiếp tục gọi pháo là bộc trúc. Hiện tượng này cũng giông như trong tiếng Việt người ta vẫn tiếp tục dùng danh từ đồng hồ 01^ để gọi cái máy chỉ giờ đeo tay, để bàn hoặc treo tường mặc dù đó không còn phải là một cái hồ bằng đồng nữa (Xin xem thém KTNN 135, CĐCT, tr.83, C.2, 3). Tuy nhiên người ta cũng còn dùng một từ khác đồng nghĩa với bộc trúc. Đó là pháo trượng Mấy
tiếng này chỉ có thế xuất hiện trong tiếng Hán sau giai thoại 1280 - 1320: phải có pháo đạn (đạn của
pháo quân sự) rồi thì từ pháo mới được dùng theo ẩn dụ để chỉ pháo trò chơi.
Cứ như trên thì pháo làm bằng tre (bộc trúc) đương nhiên chẳng có liên quan gì đến pháo thạch là những vién đá được bắn đi bằng pháo xa. Nhưng khi bộc trúc, nghĩa là pháo, bắt đầu được làm bằng giấy quấn chặt, bên trong có nhồi thuốc nố thì rõ ràng là nó có liên quan đến cấu tạo của pháo đạn, nghĩa là đạn của pháo quân sự (nên cũng còn được gọi là pháo). Đến giai đoạn này thì rõ ràng là về mặt nguồn gốc của sự vật lẫn nguồn gốc của tên gọi, hai thứ đều có liên quan với nhau. Còn pháo cờ tướng thì chỉ là tượng trưng cho pháo quân sự giữa các loại quân cờ (chốt, xe, pháo, ngựa, tướng, sĩ, tượng) trong môn cờ tướng mà thôi.
★ 223. (KTNN 163, ngày 20-01-1995)
ĐỘC GIẢ: Xin hỏi An Chi, hà bá có lấy vợ hay không?
AN CHI: Theo Từ hải thì Chử Thiếu Tôn, bổ chính truyện "Tây Môn Báo" trong Sử ký, đã chép chuyện hà bá lấy vợ như sau:
"Đời Ngụy Văn Hầu Tây Môn Báo ® ffj
làm huyện lệnh huyện Nghiệp ỆỊ5 (thuộc đất Tề ^ cũ), thấy dân khổ sở nên mới tìm đến các vị trưởng lão để hỏi duyên cớ. Trưởng lão trả lời: "Dân khổ là do chuyện hà bá lấy vợ, vì thê mà nghèo." Báo mới hỏi rõ thêm xem tại sao. Đáp: "Tam lão và chức dịch đất Nghiệp hàng năm bắt bá tánh nộp thuế, thu tiền của thiên hạ kế đến hàng trăm vạn, dùng hai, ba mươi vạn làm lễ cưới vợ cho hà bá rồi cùng với bọn đồng cốt chia nhau số còn lại bỏ túi." Tây Môn Báo nói: "Khi nào làm lễ cưới vợ cho hà bá, mời tam lão đến, ta cũng sẽ đến đưa dâu." Đến ngày, Tây Môn Báo cùng dự. Có tiếng reo hò vợ hà bá đã tới. Báo thấy vợ hà bá xấu, bèn bảo ra khỏi màn tiến về phía trước. Ông ta nói: "Thấy rõ là cô gái này không đẹp, phiền bà cốt xuống sông báo cho hà bá biết, đợi tìm được gái đẹp, hôm khác sẽ đưa tới." Nói xong liền sai quân lính khiêng bà cốt ném xuống sông. Một lúc, lại nói: "Sao bà cốt xuống dưới lâu thế?" Lại sai khiêng ba đệ tử của bà cốt ném xuông sông, rồi lại sai khiêng tam lão ném tiếp xuống sông. Lại ngỏ ý muốn sai quan duyện và hào trưởng xuống sông tìm hiểu đầu đuôi. Mặt mày tái mét, họ phải giập đầu xin tha, đến nứt trán, máu chảy ra đất. Quan và dân đất Nghiệp vô cùng khiếp sợ, từ đó về sau không ai dám nói đến chuyện hà bá lấy vợ nữa.
★ 224. (KTNN 164, ngày 10-2-1995)
ĐỘC GIẢ: Chuyện Đông Chuyện Tây trên KTNN số 100 có trả lời câu hỏi: Tại sao ngoài Bắc gọi là "múa sư tử" mà trong Nam gọi là "múa lân"? Nhưng trong bài "Sư tử hay lân" đăng trên Văn nghệ (TP.HCM) số 97 (8 đến 14/7/93), tác giả viết: "Trò vui "múa lân (gọi theo trong Nam) là một tập tục của Trung Quốc mà người Việt Nam bắt chước chơi theo. Đối với người Hoa, trò chơi này họ gọi là "múa sư" hay "múa sư tử" tức "sư vũ" hay "sư tử vũ" mà người Quảng Đông phát âm là "Shii mụ" hay "Shii Tchii mụ" chứ không bao giờ gọi là múa lân". Để kết luận, tác giả cho rằng "con lân" trong trò chơi kia thực ra có thể là con giải tri (trải). Xin An Chi cho nhận xét về ý kiến trên đây.
AN CHI: Về bài "Sư tử hay lân" đăng trên Vãn nghệ (TP.HCM) số' 97 (tr.15 và 17), chúng tôi có mấy ý kiến như sau:
1. Người Quảng Đông không gọi múa lân là "xí mộu" hoặc "xí chỉ mộu" (tác giả ghi là "shii mụ" và "shii tchii mụ"), mà gọi là mộu xí, nghĩa là họ dùng một từ tổ động từ chứ không dùng một từ tổ danh từ.
2. Tác giả viết: "Vậy đồng bào Bắc gọi múa lân là múa sư tử không phải vì "gọi nhầm lẫn lâu ngày thành quen do nhác trông thì lân giống sư tử" (...) mà thật ra họ gọi theo đúng tập quán của người Hoa, dân tộc sáng chế ra trò múa đó". Điều khẳng định này cũng không đúng vì: - những người Việt miền Bắc đầu tiên gọi múa lân thành múa sư tử đâu có phải là những nhà dân tộc học chính cống; - họ cũng chẳng phải là người thông thạo tiếng Quảng Đông để có thể dịch mộu xí thành múa sư tử; - vả lại tiếng Việt cũng chưa bao giờ mượn tiếng Quảng Đông theo lốĩ sao phỏng (calque); nó chỉ nhại âm mà thôi, thí dụ: xíu mại, phả xáng, lục tầu xá, v.v...
3. Tác giả đã không để ý đến điều quan trọng sau đây: danh từ sư trong tên các điệu múa hữu quan không phải lúc nào cũng được hiểu theo nghĩa gốc là con sư tử. Nó đã trở thành một danh từ có tính chất chủng loại (générique). Vì vậy nên trong điệu múa hổ (cọp) ở Hải Nam, mà chính tác giả này đã nhắc đến, con hổ mới được gọi là hổ sư hoặc kim hổ sư. Và nếu câu nệ vào nghĩa gốc của từ ngữ thì làm sao kỳ lân lại được gọi là lân mã, thậm chí long mã như chính tác giả đã viết khi nói về lễ hội tại thánh thất Cao đài ở Tây Ninh?
4. Tác giả viết: "Ngoài ra con thú một sừng gắn trên các nóc chùa mà ta gọi là con lân rất giống hình ảnh con giải trải (tri), một con thú thần thoại, luôn bênh vực điều ngay lẽ phải (...) Quyển Dictionnaire vietnamien-français-chinois của Eugène Gouin (...) đã ghi:
Giải trỉ (trải) : licorne; Lân: licorne
Vậy phải chăng con thú bện bằng giấy đang được dùng để múa vui trong các kỳ lễ hội hoặc ngày tết mà người Việt miền Nam gọi là múa lân, đồng bào ngoài Bắc gọi là múa sư tử cũng không phải là con kỳ lân mà là con giải trải (trĩ)?"
Nhưng danh từ licorne trong tiếng Pháp chỉ tương ứng với danh từ (kỳ) lân và vì tiếng Pháp hoàn toàn không có từ nào tương ứng với giải trãi (trĩ) nên người ta mới mượn từ licorne để tạm dịch nó. Vả lại nếu licorne hoàn toàn tương ứng với giải trãi (trĩ) thì ta sẽ có:
Giải trãi (trĩ) = licorne; Lân = licorne.
Vây giải trãi (trĩ) = lân. Đây là một điều hoàn toàn vô lý.
5. Rất có thể là do kiêng kỵ mà người Quảng Đông đã gọi con lân bằng tên con sư tử. Họ kiêng kỵ những từ đồng âm với các từ chỉ những hiện tượng không tốt lành hoặc bất lợi. Chẳng hạn lưỡi heo lẽ ra phải là chii xịt (trư thiệt) nhưng dân buôn bán sợ lỗ nên không dùng tiếng xịt vì nó đồng âm với xịt trong xịt pủn có nghĩa là lỗ vốn. Họ phải gọi lưỡi heo là chii lèj vì lèj đồng âm với lèj í1] (lợi) có nghĩa là lời. Gan heo là chiì cón (trư can) nhưng dân buôn bán và dân cờ bạc lại kiêng từ cón vì nó đồng âm với cón (can) là khô, kiệt. Họ gọi gan heo là chii joẹun (trư nhuận) vì chữ joẹun đồng âm với joẹun /74] (nhuận) có nghĩa là làm cho sinh lợi. Vậy cũng chẳng có gì lạ nếu người Quảng Đông không dám hoặc không chịu gọi con lân bằng chính cái tên của nó là lo'eun JỆ| (lân) vì tên này đồng âm với loèun /ЯЗ (luân) có nghĩa ià chìm đám, lụn bại, phá sản. Ngày tết, múa lân mà xài tiếng loềun thì e là sẽ xúi quẩy cả năm chăng?
★ 225. (KTNN 164, ngày 10-2-1995)
ĐỘC GIẢ: Có phải ta và Tàu có một số giai thoại giống nhau về câu đối hay không?
AN CHI: Đúng là ta và Tàu có một sỗ" giai thoại giông nhau về câu đôi. Dưới nhan đề "Ra đôi dễ, đôi đối khó", Giai thoại văn học Việt Nam của Hoàng Ngọc Phách và Kiều Thu Hoạch (in lần thứ hai, Hà Nội, 1988) đã chép như sau:
"Năm Hưng Long thứ 16 (1308) Mạc Đĩnh Chi sang sứ nhà Nguyên, ông có hẹn ngày ấy ngày nọ thì phái bộ sẽ đến cửa ải để viên quan nhà Nguyên mở cửa đón. Chẳng may hôm lên đường gặp phải mưa gió, thành ra sai hẹn. Lúc tới nơi thì trời tôi, cửa ải đã đóng. Mạc Đĩnh Chi nói mãi, người Nguyên không chịu cho qua. Sau họ vứt từ trên ải xuống một vế đối, bảo hễ đối được thì mới mở cửa ải:
Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan.
Nghĩa là: Qua cửa quan chậm, cửa quan đóng, mời khách qua đường qua cửa quan.
Thật là một câu đối hiểm hóc, trong có mười một chữ mà riêng chữ quan nhắc lại tới bôn lần. Chữ quá nhắc lại tới ba lần. Mạc Đĩnh Chi (...) ứng khẩu đọc một câu rằng:
Xuất đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối.
Nghĩa là: Ra câu đối dễ, đối câu đối khó, xin mời tiên sinh đối trước.
Tưởng đã bí, thế mà lại hóa ra có một câu đốì hay. Người Nguyên phải chịu Mạc Đĩnh Chi có tài ứng biến, liền tức tốc mở cửa ải để ông đi" (Sđd, tr.25-26).
Nhưng sách Proverbs and Common Sayings from the Chinese của Arthur H. Smith (New York, 1965) cũng có chép về đôi câu đối trên với một vài dị biệt: Một ông thầy ở gần cổng trạm thuế đã ra cho học trò của mình câu xuất như sau:
Khai quan tảo, quan quan vãn, phóng quá khách quá quan.
Nghĩa là: Mở cổng (trạm thuế) sớm, đóng cổng muộn, để cho khách qua đường qua cổng.
Người học trò đã đối lại bằng một câu giống hệt câu tương truyền là của Mạc Đĩnh Chi:
Xuất đối dị, đối đối nan, thỉnh tiền sinh tiên đối.
Nghĩa là: Ra câu đối dễ, đối câu đôi khó, xin mời thầy đối trước.
Trong giai thoại của Trung Hoa, câu xuất của người thầy có bao hàm hai cặp từ ngược nghĩa: khai (mở) - quan §1] (đóng) và tảo (sớm) - vãn Elfc (muộn), bắt buộc cậu học trò cũng phải đưa vào câu đôi lại của mình hai cặp từ ngược nghĩa khác: xuất itỉ (ra câu đối) - đối (đốì lại câu xuất) và dị ặý (dễ) - nan 0. (khó), để cho câu sau theo sát đặc điểm của câu trước.
Còn trong giai thoại của Việt Nam thì lại là một đôi câu đốì không chỉnh, nói cho đúng hơn, là một đôi câu đối mà câu đối lại đã không chỉnh. Trong câu trước, chữ quá đã được dùng ba lần nhưng đôi lại với nó, chữ tiên trong câu sau chỉ được dùng có hai lần. Xin hãy đối chiếu:
Quá quan trì ... quá khách quá quan
Xuất đối dị... tiên sinh tiên đối
ở vị trí đầu của câu sau, thay vì chữ tiênýt thì đó lại là chữ xuất itỉ (vì nếu dùng tiên thì sẽ vô nghĩa). Dễ dàng thấy rằng câu đối lại không theo sát được đặc điểm quan trọng của câu xuất là hình thức diệp tự.
Còn sau đây là giai thoại liên quan đến Trạng Hiền, có chép trong Câu đối Việt Nam của Phong Châu (Hà Nội, 1991) như sau:
"Trạng Hiền khi còn bé, hay nặn voi, đặt bốn chân voi lên con cua, bắt con đỉa làm vòi. Vòi cất lên cất xuống được.
Một viên quan đi qua, đứng lại hỏi và thấy Hiền ứng đối nhanh. Viên quan mới đọc một câu:
- Đồng tử ngủ lục nhân, vô như nhĩ xảo.
Ề"f A., &-kp H *5.
Nghĩa là: Năm sáu đứa trẻ không đứa trẻ nào khéo bằng mày.
Hiền hỏi lại viên quan:
- Quan là chức gì mà lại hỏi chuyện tôi?
Viên quan nói:
- Ta là quan thái thú ăn lương hai nghìn hộc.
Hiền đọc luôn:
- Thái thú nhị thiên thạch, mạc nhược công...
Nghĩa là: Thái thú ăn lương hai nghìn hộc, chẳng là ông...
Viên quan cười và bảo còn thiếu một chữ. Hiền bảo cho tiền rồi mới đọc nốt. Viên quan cho tiền xong, Hiền nói:
- Thái thú nhị thiên thạch, mạc nhược công liêm. Tôi làm thiếu một chữ, nếu ông không tốt thì tôi sẽ đọc:
- Thái thú nhị thiển thạch, mạc nhược công tham.
(Sđd, tr.13-14)
Nhưng sách Proverbs and Common Sayings from the Chinese cũng có chép chuyện trên đây mà nhân vật là một chú bé vô danh người Trung Hoa. Chuyện rằng kiệu của một viên tri phủ đang đi qua một đường phố thị trấn thì có sáu bảy đứa trẻ chạy ùa tới và reo hò inh ỏi. Viên quan ra lệnh ngừng kiệu và thấy trong đám trẻ có một đứa mặt mày sáng láng và có vẻ vui nhộn nhất nên dễ dàng đoán ra đó là kẻ đầu têu. Ông cho gọi cậu bé đến và nghiêm mặt hỏi: "Có phải ở trường học, chú mày đã được dạy như thế không? Ta sẽ thay mặt thầy giáo của chú mày khẻ vào tay chú mày mười cái để phạt chú mày về tội quậy phá nếu chú mày không làm được câu đối vịnh về chuyện này".
Cậu bé trả lời: "Dễ thôi!"
Rồi cậu ta ứng khẩu đọc luôn hai câu, câu trước thác lời viên quan chê bai cậu, câu sau là lời cậu nhận xét về viên quan nhưng bỏ lửng chữ cuối cùng. Nguyên văn như sau:
Đồng tử lục thất nhân thuộc nhữ thậm liệt Thái thú nhị thiên thạch duy công tối...
-Ế %
Ả. -f" ^ 'ỉậ TỆL. . .
Nghĩa là:
Trong sáu, bảy đứa trẻ thì chú mày rất tồi.
Trong hàng tri phủ (ăn lương) hai ngàn hộc chỉ có Ngài là... nhất.
(Trong tiếng Hán, cụm từ nhị thiên thạch thoạt đầu chỉ lương của chức Thái thú, về sau cũng dùng để chỉ chính chức Thái thú và danh từ Thái thú cũng còn có nghĩa là tri phủ).
Quan hỏi: "Nhất thế nào? Sao không nói luôn?"
Cậu bé trả lời: "Vì câu sau có hai cách kết thúc tùy theo ngài có thưởng hay không?"
Quan nói: "Kể như ta có thưởng cho chú mày. Vậy chữ cuối là gì?"
Câu bé đáp: "Thưa đó là chữ liêm JỆi."
Quan lại hỏi: "Còn nếu không thưởng?"
Cậu bé đáp tiếp: "Thưa đó là chữ tham 'Ệị
Quan tri phủ cười. Ông thưởng cho cậu bé hai ngàn tiền mặt. Tương truyền cậu bé mới lên bảy tuổi" (X. sđd, tr.55-56).
Trở lên là hai trường hợp giông nhau giữa giai thoại của ta và giai thoại của Tàu. Sở dĩ có tình trạng này là vì thực ra ta đã mượn của Tàu. Và vì ta đã mượn và kể lại không được nhuần nhuyễn nên mới thành ra vô lý. Chẳng hạn, trong giai thoại về Trạng Hiền, viên quan ta đã tự giới thiệu mình là Thái thú. Chức này chỉ có ở bên Tàu chứ không có ở bên ta (đương nhiên là trừ thời Bắc thuộc - mà cũng do Tàu áp đặt). Tác giả của giai thoại này hình như đã quên mất một điều quan trọng là dân Giao Chỉ thời xưa hẳn chẳng ưa gì hai tiếng Thái thú (xin nhớ lại Tô Định) mà hậu duệ của họ là người Đại Việt, rồi người Việt Nam ngày nay xem ra cũng chẳng mặn mà gì với nó. Chẳng qua trong câu đôi đang xét thì câu sau có sẵn mấy tiếng "Thái thú nhị thiên thạch" made in China nên người ta mới bắt một ông quan của Đại Việt thời nhà Trần (Trạng Hiền sống vào thời này) gồng mình làm Thái thú mà thôi.
★ 226. (KTNN 165, ngày 20-2-1995)
ĐỘC GIẢ: Trước đây tôi có đọc đâu đó một câu đối chữ Hán rất hay, có chiết tự chữ tư và chữ tạ rất sâu sắc nhưng nay đã quên mất nguyên văn. Xin nhờ ông An Chi sưu tầm giúp và phân tích trên KTNN để độc giả khác cùng thưởng lãm.
AN CHI: Có phải ông muốn nói đến giai thoại "Một chữ, mấy lời" chép trong Câu đối Việt Nam của Phong Châu? Đúng là trong chuyện này, có đôi câu đối chiết tự về chữ tư và chữ tạ. Chuyện như sau:
"Người ta nói xưa có một ông quan, không rõ là ông nào sang sứ Trung Quốc đã lâu không được về nước.
Một hôm, thấv ông buồn, một viên quan người Trung Quốc mới ra cho ông một câu đối:
- Thập khẩu tâm tư, tư quốc, tư gia, tư phụ mẫu.
Ông quan liền ứng khẩu đáp ngay rằng:
- Thốn thân ngôn tạ, tạ thiên, tạ địa, tạ quân vương.
tũíg-i.
Viên quan người Trung Quôc tâu với vua và xin cho ông kia được phép về nước.
Câu nói trên có nghĩa là: Mười miệng, bụng nghĩ, nghĩ nước, nghĩ nhà, nghĩ cha mẹ. Trong câu có bốn chữ tư ^ mà chữ tư là chữ thập -Ị- (mười), chữ khẩu ơ (miệng) với chữ tâm 'C>' (bụng) hợp lại mà thành.
Câu dưới có nghĩa là: Tấc thân nói tạ, tạ trời, tạ đất, tạ quân vương. Trong câu có bốn chữ tạ tf-t, mà chữ tạ là chữ ngôn "Ir(nói), chữ thân (mình) và chữ thốn (tấc) hợp lại mà thành." (Sđđ, tr.200-201).
Nhưng sách Proverbs and Common Sayings from the Chinese của Arthur H. Smith (New York, 1965) cũng có chép chuyện trên đây đại khái như sau:
"Một vị thượng thư nọ xin cáo quan để về chung dưỡng cha mẹ (chung dưỡng 41- = nuôi lúc cuối đời) vì song thân đã quá già yếu. Hoàng đế Càn Long ậí,ĨỀ: mới ra cho ông một câu đối, hứa rằng hễ ông đối được thì sẽ chuẩn y. Câu ra là:
Thập khẩu tâm tư, tư thổ, tư hương, tư phụ mẫu.
Nghĩa là: Mười người (thì hết mười người) trong lòng (đều) nhớ, nhớ làng, nhớ đất, nhớ cha mẹ (Xin nhớ rằng khẩu còn có nghĩa là người). Nhưng đây cũng là một câu đối có chiết tự vì thập khẩu tâm tư còn có nghĩa là: chữ thập "Ị", chữ khẩu ơ và chữ tâm 'Ck hợp lại thành chữ tư ,® .
VỊ thượng thư nọ đã đôi lại như sau:
Thốn thân ngôn tạ, tạ thiên, tạ địa, tạ quân vương.
Nghĩa là: Tấc thân (= tấm thân hèn mọn này) xin nói lên lời tạ (ơn), tạ trời, tạ đất, tạ nhà vua. Phần chiết tự của câu này cũng rất đặc sắc. Thốn thân ngôn tạ còn có nghĩa là: chữ thốn chữ thân ệỉ và chữ ngôn hợp thành chữ tạ íậf.
Xin nhận xét rằng lời dịch của Arthur H. Smith và của Phong Châu đều có những chỗ không thỏa đáng. Smith đã dịch Thập khẩu tâm tư -j" V 'Ck thành "mười cái miệng và một trái tim làm thành sự suy nghĩ" (ten mouths and one heart constitute reflection - Sđd, tr.58). Dịch như thế thì chẳng còn gì là chiết tự. Đồng thời Smith chỉ dịch theo kiểu chiết tự mà lại không dịch mấy tiếng Thập khẩu tâm tư -Ị" o & theo nghĩa của toàn câu. Vậy làm sao nêu bật được tinh thần nhân văn sâu sắc trong câu xuất của hoàng đế Càn Long? Còn Phong Châu thì dịch cả câu thành "mười miệng, bụng nghĩ, nghĩ nước, nghĩ nhà, nghĩ cha mẹ". Thập khẩu tâm tư mà dịch thành "mười miệng, bụng nghĩ" thì có khác gì dịch hôtel de ville (tòa thị chính) thành "khách sạn thành phố"!. Hơn nữa tư ở đây có nghĩa là nhớ, chứ cũng không phải là "nghĩ". Hoàng đế Càn Long thì nói lên nỗi nhớ quê, nhớ nhà, nhớ cha mẹ của vị thượng thư còn ông này thì muôn bày tỏ lòng tri ân của mình đổi với trời, đất và thiên tử. Đồng thời ông cũng khéo léo nói lên lời từ biệt của mình - ông đã đối lại rất hay nên lẽ nào vua lại không cho về? - vì chữ tạ còn có nghĩa là "từ biệt".
★ 227. (KTNN 166, ngày 01-03-1995)
ĐỘC GIẢ: Khi dẫn lời của người khác, nhất là những người có tiếng tăm, ta nên cẩn thận hơn và nên kiểm soát lại xem đã đủ tin cậy chưa, vì lẽ rất giản dị là tài liệu của những vị này dễ được độc giả chấp nhận, nhưng một khi có sai sót thì rất bất lợi cho sự hiếu biết của độc giả. Thí dụ, ở mục CĐCT trên KTNN số 134, trá lời cho một nữ độc giả về truyện Chử Đồng Tử, ông An Chi đã chép lời kể trong Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ mà lời kể này có nhiều đoạn chưa chính xác.
1. VNTĐ kể. "Hễ cha là Chử Phù Vân mặc khô" thì con là Chử Đồng Tử phải trầm mình dưới nước hay ngược lại". Nguyễn Đổng Chi thì viết: "Chiếc khô' độc nhất dùng để làm vật che thân cho cả hai mỗi lần ra ngoài. Khi người này mang khô" thì người kia phải chịu cởi truồng nằm co để đợi đến lượt mình". (Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập I, nxb Văn Nghệ, TPHCM, 1993, tr. 148).
Viết như Nguyễn Đổng Chi hợp lý hơn, vì làm sao trầm mình dưới nước ngày nọ qua ngày kia được.
2. VNTĐ kể: "Từ đấy, Chử Đồng Tử sống cuộc đời khốn- khổ trần-truồng cứ gìm mình dưới nước che thân và ăn xin ở các thuyền qua lại" . Nhưng Nguyễn Đổng Chi lại viết: "Từ đó Chử
Đồng Tử phải làm việc về ban đêm. Cứ đến chiều hôm, ... anh bắt đầu ra bãi câu cá ... cũng có lúc không câu được gì cả, đành phải men theo các thuyền xin ăn" (Sđd, tr.150).
Lời kể của Nguyễn Đổng Chi hợp lý hơn vì Chử Đồng Tử có nghề câu cá, lại là một hiếu tử, chẳng lẽ chịu nhục nhã đi ăn xin hoài.
3. VNTĐ kể. "Ngày kia nhân vắng người, Chử lên bãi cát ngồi phơi nắng cho đỡ lạnh; bỗng có đoàn thuyền của công chúa Tiên Dung ... Chử bèn lật đật cào cát núp mình xuống dưới... Vô tình, công chúa truyền căng màn nơi đó để công chúa tắm mát". Nguyễn Đổng Chi viết: "Một hôm, Đồng Tử đang mang cá đổi gạo thì chợt có tiếng huyên náo ... Chử Đồng Tử bí lối không về lều được ... Bỗng nghĩ ra được một kế giấu mình kỹ hơn là bới cát thành một cái huyệt rồi năm xuống, tự vùi mình lại" (Sđd, tr.151).
Công chúa đi trên thuyền chơi trên sông mà phải tắm mát thì hẳn tiết trời không lạnh, nếu không nói là nóng bức, thế thì làm gì Chử Đồng Tử phải phơi nắng cho đỡ lạnh. Nguyễn Đổng Chi viết là "đang đi đổi cá lấy gạo" có phần hợp lý hơn. Vả lại, bãi Tự Nhiên rộng mênh mông, lại không có người ở, lúc nào cũng vắng tanh, thì chi tiết "nhân vắng người" lại ngụ ý là lúc đông người là không sát với thực tế.
4. VNTĐ kể. "Binh triều kéo đến đóng tại bãi Tự Nhiên (thuộc phủ Khoái Châu, Hưng Yên) đối diện với cung điện Chử Đồng Tử".
Bãi Tự Nhiên thuộc xã Tự Nhiên, phủ Thường Tín, Hà Đông, ở hữu ngạn sông Hồng, chứ không phải thuộc phủ Khoái Châu, Hưng Yên.
5. An Chi viết: "Cha của Chử Đồng Tử là Chử Phù Vân" (KTNN 134, tr.88, C.3). Theo Nguyễn Đổng Chi thì là Chử Cù
Vân (Sđd, tr.149) phù hợp với tên mà địa phương (tống Mễ Sở, Khoái Châu, Hưng Yên) thường gọi.
6. An Chi Viết: "Địa danh có liên quan đến sự tích Chử Đồng Tử là Chử Xá, xưa là tên xã, nay là tên thôn thuộc xã Văn Đức huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội" (KTNN 134, tr.89, c.l).
Hiện nay huyện Văn Giang (huyện kế cận của huyện Khoái Châu về hướng Bắc) đã được sáp nhập với huyện Khoái Châu thành huyện Châu Giang. Ngay từ làng Phù Trạch (của huyện Khoái Châu cũ, tiếp giáp với huyện Văn Giang) đến bãi Tự Nhiên khoảng 30km. Dù Chử Xá ở cuối huyện Gia Lâm tiếp giáp với Châu Giang đi nữa, thì khoảng cách từ đó đến bãi Tự Nhiên cũng khoảng lOkm. Như thế thì hàng ngày làm nghề câu cá Chử Đồng Tử làm sao có thể di chuyển 20km đi về? Do đó, có lẽ Chử Xá là tên gọi của một thôn nào đó nằm tiếp giáp với xã Phú Trạch, phủ Khoái Châu cũ.
AN CHI: Xin trả lời hai vị Hiếu Thiện và An Đạo như sau. Sở dĩ chúng tôi chọn lời kể trong Việt Nam tự điển (VNTD) của Lê Văn Đức - Lê Ngọc Trụ chứ không chọn lời kể trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (KTTCTVN) của Nguyễn Đổng Chi là vì: - Lời kể trong VNTĐ có tính chất tóm tắt nên ngắn gọn và phù hợp hơn với khuôn khổ của mục CĐCT; - vào thời điểm của KTNN số 134 (15/3/1994) thì KTTCTVN vừa mới được tái bản; chẳng những thế, lại còn được nhiều nhà xuất bản khác nhau in đi, in lại nên nói chung là dễ tìm thấy còn VNTĐ thì trở nên quá hiếm hoi (nên chúng tôi muôn giới thiệu với bạn đọc); - chúng tôi muôn dẫn lời kể trong VNTĐ một phần cũng để chứng minh sự khẳng định của mình Tằng "Truyện Chử Đồng Tử có những lời kể khác nhau" (chứ không phải chĩ có lời kể của Nguyễn Đổng Chi là lời kế đã được nhiều người biết đến hơn). Nhưng sở dĩ chúng tôi đã lựa chọn như thế, là vì hai lý do chủ yếu sau đây: - Nguyễn Đổng Chi đã phôi hợp nhiều dị bản khác nhau thành một lời kể cá nhân trong đó có các tình tiết đã được cô' ý sắp xếp lại cho chặt chẽ theo luận lý nên không còn giữ lại được lôi kể ngây thơ dân dã của riêng từng dị bản; - lời kế của Nguyễn Đống Chi có một số chỗ không đúng về kiến thức lịch sử nên nếu được dẫn ra thì nó sẽ "rất bất lợi cho hiểu biết của độc giả", nhât là khi người được dẫn lại là người có tiếng tăm, đúng như quý vị đã viết. Xin trình bày chi tiết như sau:
1. Maurice Durand, trong bài điểm sách "Nguyễn Đổng Chi - Trésor des contes vietnamiens" (B.E.F.E.O., no 1, 1964, pp.223-224 - đã được in lại vào cuối KTTCTVN, tập I do Viện Văn học ân hành năm 1993, tr.489-493) đã nhận xét về KTTCTVN, t.I, rằng: "Nó bộc lộ một điều bất tiện là các truyện cổ tích và truyền thuyết được thuật lại bằng dị bản của tác giả mà dị bản này thường phối hợp nhiều dị bản khác nhau" (KTTCTVN, t.I, Hà Nội, 1993, tr.493). Đúng như nhận xét chung của M. Durand, "sự tích đầm Nhất-Dạ và bãi Tự-Nhiên" trong KTTCTVN, t.I, không phải đã được thuật lại từ một dị bản duy nhất. Cứ theo cước chú của chính tác giả thì ông đã thuật lại truyện này theo lời kể trong Lĩnh Naĩii chích quái. Nhưng Lĩnh Nam chích quái (cả bản dịch của Lê Hữu Mục ở Sài Gòn lẫn bản dịch của Đinh Gia Khánh và Nguyễn Ngọc San ở Hà Nội) đã chép tên người cha là Chử Vi Vân còn Nguyễn
Đổng Chi thì lại kể là Chử Cù Vân. Hoặc nữa, như Lĩnh Nam chích quái hoàn toàn không có những tình tiết sau đây: "Thuyền của Tiên Dung vừa nhổ neo ra về thì một người em gái của nàng đã lén sai người đầy tớ trung thành, hỏa tốc báo tin không hay đó (tin vua cha cho phép Lạc tướng chém Tiên Dung trước rồi tâu sau - AC) cho nàng biết. Nàng nhận tin với một vẻ lo ngại. Nàng đã biết tính vua cha khi thương thì thương rất mực mà khi giận cũng có thể đang tay được. Hai vợ chồng cùng nhau bàn bạc. Cuôi cùng, nàng hội họp tất cả những người dưới quyền mình lại rồi nói rõ ý định: "Vua cha nay không thương ta nữa, vậy vợ chồng ta quyết định không về. Cho các ngươi được về với cha ta và về với bà con làng nước".
Đoạn trên đây chắc là do Nguyễn Đổng Chi lấy từ một dị bản khác hoặc do ông nghĩ ra. Chúng tôi không cho rằng đây là việc nên làm và hoàn toàn tán thành điều gợi ý sau đây của M. Durand: "Phải chăng tôt hơn là nên trao cho dộc giả những dị bản thu thập được ngay từ gốc mà không cần chỉnh lý gì" (Sđd, tr.493).
2. Lời kể của Nguyễn Đổng Chi có một sô' chỗ không đúng về kiến thức lịch sử. Chẳng hạn, ông đã kể: "Mấy tên quân lính do thám về báo cho vua biết nào quân lính (của Chử Đồng Tử và Tiên Dung - AC) đông hàng mấy vạn, nào giáp sắt trống đồng tề chỉnh, nào nhân dân quy phục mỗi ngày một đông... Chúng quả quyết rằng hai vợ chồng công chúa không có gì hơn là muôn rạch đôi sơn hà với thiên tủ (Chúng tôi nhấn mạnh - AC)". Ai có quan tâm đến cổ sử nước nhà hắn cũng biết rằng chức vị vua / vương trong danh xưng Vua Hùng/ Hùng Vương cũng na ná như chức vị rex trong xã hội La Mã cổ đại hoặc chức vị basileus trong xã hội Hy Lạp thời đó. Tuy cả hai danh từ đó đều được dịch thành "vua" nhưng rex hoặc basileus là một chức thủ lĩnh tối cao chứ tuyệt đôi không phải là ông vua chuyên chế. Vậy làm sao có thể gọi vua Hùng là "thiên tử" được? Hơn nữa vào thời Hùng Vương, người Lạc Việt làm gì đã chịu ảnh hưởng ý thức hệ đế quyền của Trung Hoa mà có khái niệm "Thiên tử"! Lời kể này đã vi phạm hai trong ba tính chất của truyện cổ tích do chính Nguyễn Đổng Chi nêu ra: một là tính chât cổ thể hiện ở phong cách cổ, hai là tính dân tộc thể hiện ở chỗ các tình tiết không có gì xa lạ với bản sắc dân tộc (X. KTTCTVN, t.I, phần thứ nhất, mục 1.4). Nguyễn Đổng Chi còn dùng thành ngữ rạch dôi sơn hà nhưng đây lại là một lôi nói dùng để chỉ việc cát cứ trong thời đại chế độ phong kiến trung ương tập quyền. (Truyện Kiều: Triều đình riêng một góc trời, Gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà). Nguyễn Đổng Chi đã để cho vua Hùng nói như sau: "Hễ nó (Tiên Dung - AC) vác mặt về Phong Châu thì cho phép Lạc tướng chém chết trước, tâu sau". Việc "Tiền trảm, hậu tấu" cũng không phải là một thứ định lệ đã có từ thời Hùng Vương được. Nguyễn Đổng Chi còn để cho quân lính của vua Hùng bắc cầu phao qua sông. Chúng tôi không tin rằng ở thời Hùng Vương người ta đã thực hiện được kỹ thuật công binh хеш ra có vẻ "đơn giản" này. Xin nhấn mạnh rằng "Sự tích đầm Nhất-Dạ và bãi Tự-Nhiên" là một truyện cổ tích lịch sử nên nó không thể dung nạp những yếu tô có tính chất phản niên đại (anachronique) được mặc dù, như chính Nguyễn Đổng Chi đã viết: "Nghệ thuật cổ tích cho phép tác giả bịa đặt mọi tình tiết, thậm chí bịa đặt những tình tiết không hợp lý" (KTTCTVN, t.l, phần thứ nhất, mục 13).
Trở lên là lý do vì sao chúng tôi không dẫn KTTCTVN mà lại dẫn VNTĐ. Bây giờ xin trả lời những điểm cụ thể mà quý vị đã góp ý. Nói chung những tình tiết "không hợp lý" trong VNTĐ mà quý vị đã nêu thì lại là những tình tiết mà ngay cả Nguyễn Đổng Chi, về nguyên tắc, cũng đã thừa nhận là được phép "bịa đặt" như chúng tôi vừa dẫn ra ở đoạn trên.
Đúng như vậy, đã nói đến cổ tích thì đương nhiên phải chấp nhận các yếu tô" thần kỳ hay phi thường hoặc dị thường, kể cả việc trầm mình ở dưới nước hết ngày này qua ngày khác. (Nhưng thực ra trong lời kể của VNTĐ thì không có một nhân vật nào phải trầm mình dưới nước quanh năm suốt tháng mà chỉ có cha và con thay phiên nhau khi con hoặc cha được đóng khô". Nguyên văn là: "Hễ cha là Chử Phù Vân mặc khố thì con là Chử Đồng Tử phải trầm mình dưới nước hay ngược lại"). Sự khác nhau giữa lời kể trong VNTĐ với lời kể trong KTTCTVN thực chất chỉ là sự khác nhau giữa các dị bản. Riêng về điểm 3 mà quý vị đã nêu thì xin nói rằng việc công chúa muốn tắm mát trong khi Chử Đồng Tử ngồi phơi nắng cho đỡ lạnh không có gì mâu thuẫn với nhau. Chử Đồng Tử phải ngâm mình dưới nước quá lâu nên có thể thấm lạnh, điều này không có gì nghịch lý.
Về vị trí của bãi Tự-Nhiên, thì cứ tiheo ngay lời kể của chính Nguyễn Đổng Chi, nó nằm çùng một bên sông với đầm Nhất Dạ. Chính vì vậy mà VNTĐ mới định vị cho nó ở phủ Khoái Châu, Hưng Yên.
Cuối cùng, quý vị cho rằng "Chử Xá" có lẽ là tên của một thôn nào đó nằm tiếp giáp với xã Phú Trạch, phủ Khoái Châu cũ mà không muốn thừa nhận rằng đó là tên một xã xưa, nay là tên thôn thuộc xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội, như chúng tôi đã nêu. Lý do của quý vị là Chử Đồng Tử làm nghề câu cá nên không thể hàng ngày di chuyển 20km vừa đi vừa về nếu Chử Xá ở vị trí mà chúng tôi đã nêu chứ không ở vị trí mà quý vị giả định. Vị trí của Chử Xá mà chúng tôi nêu là căn cứ vào hai tài liệu hoàn toàn đáng tin cậy sau đây: Bùi Thiết, Làng xã ngoại thành Hà Nội, Hà Nội, 1985 và Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX (Các tổng trấn xã danh bị lãm) do Dương Thị The và Phạm Thị Thoa dịch và biên soạn, Hà Nội, 1981, như đã nêu rõ ớ KTNN 134, tr.89. Còn vị trí mà quý vị giả định chỉ là kết quả của ý muốn hợp lý hóa một tình tiết "vô lý" trong truyện cổ tích. Mà thực ra, tình tiết đó cũng không vô lý chút nào. Chúng tôi được biết có những người dân ngoại ô Sài Gòn trước 1945 đã đi bộ đi làm buổi sáng từ Gò Vắp hoặc Thủ Đức vào thành phố rồi buổi chiều đi ngược lại lộ trình đó để về nhà mà vẫn đi làm được đều đặn quanh năm. Người phàm mà còn làm được như thê thì lo gì người trong truyện cổ tích như Chử Đồng Tử lại không đi được 20km vừa đi vừa về mỗi ngày.
★ 228. (KTNN 167, ngày 10-3-1995)
ĐỘC GIẢ: "Trai tứ chiếng, gái giang hồ": tứ chiếng là gì?
AN CHI: Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ, q.hạ, ph.II, đã giảng câu đó như sau: "Trai phải đi lính, luôn luôn được đi thú khắp bốn trấn ở Bắc Hà ngày xưa là Sơn Nam, Kinh Bắc, Hải Dương và Sơn Tây. Gái thì đảm đang việc gia đình, phải đi mua bán khắp nơi, khi thì ngồi thuyền, khi thì trẩy bộ (nghĩa thông thường): 1. Đủ hạng người từ các nơi tựu lại làm ăn đông đúc; 2. Rất xứng đôi, trai thì lão luyện, gái già dặn."
Tứ chiếng đã được Nguyễn Bỉnh Khiêm dịch thành bốn chiếng như có thể thấy ở câu sau đây trong thơ quốc âm của ông:
Dại nhơn nhơn bốn chiếng hay
(Thơ văn Nguyễn Bính Khiêm, Nxb Văn học, Hà Nội, 1993, A. Thơ Nôm, bài 108, tr.145).
Hai tiếng bốn chiếng đã được sách trên chú giải như sau: "tức là tứ chiêng, bốn trấn quan trọng chung quanh Đông Đô: Trấn Kinh Bắc (trấn Bắc), trấn Sơn Nam (trấn Nam), trấn Sơn Tây (trấn Đoài) và trấn Hải Dương (trấn Đông). Đó là bốn chính trấn (tứ chính trấn, gọi tắt là tứ chính. Sau người ta đọc chệch tứ chính thành tứ chiếng)".
Thực ra, chẳng phải đợi đến khi có "tứ chính trấn" thì cụm từ này mới được nói tắt thành tứ chính vì hai tiếng này đã tồn tại sẵn từ lâu trong tiếng Hán mà âm
Hán Việt xưa là tứ chiếng, biết rằng iêng ~ inh, như: - (trống) chiêng ~ chinh', (đau) điếng ~ đính ỄT (say đến không còn biết gì); kiềng (ba chân) ~ kình % (giá đèn, chân đèn); (thiêng) liêng ~ linh (thiêng), V.V.. Tứ chiếng ~ tứ chỉnh E9 jL đã được Từ hải giảng như sau: "Tức là bốn phương hướng căn bản. Xem mục cơ bản phương vị". Còn mục cơ bản phương vị thì được giảng như sau: "Tức bốn hướng Đông, Nam, Tây, Bắc vậy. Còn gọi là tứ chính" Chính Việt Nam tự điển" q.hạ, ph.I, đã giảng hai tiếng tứ chiếng đúng với nghĩa gốc của nó là: "tứ xứ, bôn phương" và cho ví dụ bằng câu ca dao như sau:
Trai tứ chiếng, gái giang hồ Gặp nhau làm nổi cơ đồ củng nên.
Vậy trai tứ chiếng là trai đã từng trải khắp bốn phương trời hoặc trai từ bốn phương tụ lại, đúng với nghĩa thông thường 1 và 2 của Việt Nam tự điển.
'k 229. (KTNN 167, ngày 10-3-1995)
ĐỘC GIẢ: Câu "Hãy trả cho César những gì của César" do ai nói và nói trong trường hợp nào?
AN CHI: Đó là câu mà chúa Jesus đã nói với những người Pha-ri-si (Pháp: pharisien) được ghi lại trong kinh Tân Ước, sách Ma-thi-ơ, đoạn 22, câu 21. Câu này nằm trong mẩu chuyện "Đức Chúa trời và Sê- sa".
Chuyện như sau: "Bấy giờ người Pha-ri-si đi ra bàn luận với nhau, để kiếm cách bắt lỗi Đức Chúa Jesus về lời nói. Họ sai môn đồ mình với đảng vua Hê-rốt đến thưa cùng Ngài rằng: Lạy thầy, chúng tôi biêt thầy là thật và theo cách thật mà dạy đạu của Đức Chúa Trời, không tư vị ai; vì thầy không xem bề ngoài của người ta. Vậy xin thầy nói cho chúng tôi, thầy nghĩ như thế nào: có nên nộp thuê cho Sê-sa (tức César - AC) hay không? Đức Chúa Jesus biết ý xấu của họ bèn đáp rằng: Hỡi kẻ giả hình, sao các ngươi thử ta? Hãy đưa cho ta xem đồng tiền nộp thuế. Họ đưa cho Ngài một đơ-ni-ê. Ngài bèn phán rằng: Hình và hiệu này của ai? Họ trả lời rằng: Của Sê-sa. Ngài bèn phán rằng: Vậy hãy trả cho Sê-sa vật gì của Sê-sa; và trả cho Đức Chúa Trời vật gì của Đức Chúa Trời. Họ nghe lời ấy, đều bợ ngợ, liền bỏ Ngài mà đi". (Kinh Thánh, Thánh Kinh Hội tại Việt Nam, Sài gòn, 1975, Tân ước, tr.29).
★ 230. (KTNN 168, ngày 20-3-1995)
ĐỘC GIẢ: Tại sao "a đổ" hoặc "a đổ vật" lại là tiền?
AN CHI: A đổ M là một đại từ chỉ thị có nghĩa là "này", "cái này", do đó a đổ vật №1 mới có nghĩa là "vật này" và là một từ tổ trong đó a đổ là định ngữ. Đó là một lối nói của thời Lục triều (Ngô, Đông Tấn, Tông, Tề, Lương, Trần) và thời nhà Đường. Từ điển có cho một số thí dụ về lối nói này nhưng thí dụ có liên quan đến câu hỏi của ông là ở truyện Vương Diễn trong sách Tấn thư. Truyện rằng Vương Diễn vốn thanh liêm, không bao giờ mở miệng nói đến tiếng "tiền". Vợ muốn trêu chồng nên một hôm mới sai đầy tớ gái đem tiền rải chung quanh giường nằm của họ Vương lúc ông đang ngủ say. Sáng hôm sau thức giấc, nhìn thấy cảnh tượng đó, Vương Diễn vô cùng lúng túng. Không biết làm sao bước khỏi giường, ông ta bèn gọi đầy tớ gái đến rồi chỉ vào tiền mà bảo: "Hãy đem cái vật này (a đổ vật) đi chỗ khác". Từ câu chuyện trên, người ta mới mượn mấy tiếng a đổ vật để chỉ tiền một cách châm biếm hoặc hài hước.
Về sau, a đổ vật còn có một biến thể là a ưật Р"Г$7- Hai tiếng a vật đã trở thành một đơn vị từ vựng được sử dụng trong bạch thoại. Các quyển từ điển như: Từ nguyên, Từ hải không thâu thập từ này nhưng Tiểu thuyết từ ngữ hội thích do Ban biên tập của Trung Hoa thư cục (Đài Loan) biên soạn (Đài Loan, 1968) thì ghi rõ rằng a vật cũng còn nói thành a vật nhi M $7 SL có nghĩa là đồ (vật) và dùng để chỉ người (tựa như tiếng Việt, người ta cũng dùng từ đồ để chỉ người, thí dụ: đồ lười, đồ hư thăn mất nết...). Chẳng hạn, trong Hồng lâu mộng củà Tào Tuyết Cần, hồi 42, có câu: "Ngã dã lão liễu, nã lý dưỡng bất xuất nã a vật lai, hoàn phạ tha bất thành".
Nghĩa là: "Ta cũng già rồi, không đẻ ra được cái đồ đó hay sao mà còn sợ nó?"
Hoặc hồi 58 có câu: "Liên ngã môn đích da hoàn thủ quỵ củ ni, nhĩ thị thập ma a vật nhi, bào lai hồ náo?"
Nghĩa là: "Đến cậu chúng tao đây (cũng) còn giữ nề nếp, mày là cái đồ gì mà đến đây làm xằng?"
Tóm lại, do liên hệ đến truyện Vương Diễn trong Tấn thư, người ta mới dùng mấy tiếng a đổ vật để chỉ tiền; bản thân hai tiếng a đổ chỉ có nghĩa là "này", "cái này" còn từ tổ a đổ vật cũng chỉ có nghĩa là "vật này" mà thôi.
lár 231. (KTNN 168, ngày 20-3-1995)
ĐỘC GIẢ: Trong số đếm của tiếng Pháp, từ số 1 đến sô' 100, tới số 70, 80 và 90 là soixante-dix, quatre-vingts, quatre- vingt-dix.. Đọc các: sô đếm này ta tưởng chừng như đọc phép toán cộng (60 + 10 = 70), toán nhân (4 X 20 = 80), vừa nhân, vừa cộng (4 X 20 + 10 = 90). Xin nhờ ông An Chi giải thích xem tại sao người Pháp có sô" đếm khéo như vậy?
AN CHI: Ông có nhận xét rằng khi đọc các số đếm của tiếng Pháp mà ông vừa nêu ta tưởng chừng như mình đang đọc phép cộng, phép nhân hoặc vừa nhân vừa cộng. Thực ra trong tiếng Việt và các thứ tiếng khác cung có hiện tượng đó. Chẳng hạn, trong tiếng Việt, mười hai, mười ba, mười bảy, Ư.Ư., là những phép cộng: 10 + 2, 10 + 3, 10 + 7; hai mươi, ba trăm, chín ngàn, Ư.Ư., là những phép nhân: 2 X 10, 3 X 100, 9 X 1000; năm mươi ba, chín trăm lể bốn, hai ngàn không trăm mười lăm, V.V., là vừa nhân vừa cộng: (5 X 10) + 3; (9 X 100) +
4, (2 X 1000) + 15. Trong tiếng Hán, thập tam, thập tứ, thập bát... là những phép cộng: 10 + 3; 10 + 4; 10 + 8; nhị thập, tam bách, tứ thiên là những phép nhân: 2x10, 3x100, 4x1000 còn nhị thập tứ, tam thập bát, cửu thập lục... là vừa nhân vừa cộng: (2xl0)+4; (3xl0)+8; (9xl0)+6. Trong tiếng Anh cũng thế: forty-one (41), sỉxty-nỉne (69), ninety-fïve (95), V.V., là những phép cộng: 40+1; 60+9; 90+5. Còn one hundred (100) thì đã là phép nhân: 1x100 (cũng y như thế trong tiếng Việt: một trăm = 1 X 100). Rồi four hundred and nine (409), eight hundred and seventy-two (872), là vừa nhân vừa cộng: (4 X 100) + 9; (8 X 100) + 70 + 2....
Ngoài ra, có khi người ta còn trừ để đếm iiữa, chẳng hạn trong tiếng La Tinh: duodetriginta (28) là hai (duo) trừ ra khỏi (de) ba mươi (triginta), undequadraginta (39) là một (un) trừ khỏi (de) bốn mươi (quadraginta), undecentum (99) là một (un) trừ đi khỏi (de) một trăm (centum), V.V.. Cũng do lối trừ đi này mà số La Mã mới có những cách ghi chẳng hạn: IV cho 4 (hiểu là một trừ đi khỏi năm), IX cho 9 (hiểu là một trừ đi khỏi mười), XL cho 40 (hiểu là mười trừ đi khỏi năm mươi - L = 50), xc cho 90 (hiểu là mười trừ đi khỏi một trăm - c = 100), CD cho 400 (hiểu là một trăm trừ di khỏi năm trăm - D = 500) hoặc CM cho 900 (hiểu là một trăm trừ đi khỏi một ngàn - M = 1000).
Đó là còn chưa kể đến những phép cộng hoặc những phép nhân không nhìn thấy được nữa. Trong tiếng Pháp: onze (11), douze (12), treize (13), V.V., là những phép cộng như thế vì onze là do tiếng La Tinh undecim có nghĩa là một với mười (un = 1, decim = 10), douze là do L. thông tục dodece (L. cổ điển duodecim) có nghĩa là hai với mười (do/duo = 2, dece/decim = 10) còn treize là do L. tredecim có nghĩa là ba với mười (tre = 3),
V.V..
Trong tiếng Anh eleven (11) và twelve (12) cũng là những phép cộng khó nhận ra: eleven có nghĩa gốc là một bị bỏ lại (với mười) còn twelve là hai bị bỏ lại (với mười). Từ 13 (thirteen) đến 19 (nineteen) thì đã dễ thấy hơn: đó là 3, 4, 5, V.V., + 10 (teen là tha hình - allomorph - của hình vị ten = 10). về phép nhân khó nhận ra thì nhập/nhực -ff (20), táp #t* (30), trong tiếng Hán là những trường hợp như thế: nhập là một hình vị ríu của hai hình vị nhị thập (= 2x10) còn táp là hình vị ríu của hai hình vị tam thập (= 3x10). Tương tự, trong tiếng Việt, ham Ihăm, bam/băm của khẩu ngữ cũng là những hình vị ríu của các hình vị hai mươi, ba mươi.
Vậy các hiện tượng mà ông đã nêu không phải là riêng cho tiếng Pháp và ngay trong tiếng Pháp thì cũng không phải chỉ có soixante-dix, quatre-vingts và quatre- vingt-dix mới là những trường hợp như thế. Dix-sept (17), dix-huit (18), dix-neuf (19), V.V., cũng là những phép cộng: 10 + 7, 10 + 8, 10 + 9; deux cents (200), quatre mille (4000), un million (1.000.000) là những phép nhân: 2 X 100, 4 X 1000, 1 X 1.000.000 còn deux cent dix (210), deux mille deux cent cinquante (2250), V.V., là vừa nhân, vừa cộng: (2 X 100) + 10; (2 X 1000) + (2 X 100) + 50 V.V..
Tuy nhiên, hai trường hợp sau trong ba trường hợp mà ông đã nêu lại có một điểm bất thường so với cách đếm trong nhiều ngôn ngữ quen thuộc khác. Trong hai trường hợp đó (quatre-vingts và quatre-vingt-dix), người ta thấy được bội số của 20 chứ không phải là của 10. Sở dĩ như thế là vì ngày xưa tổ tiên của người Pháp đã theo hệ đếm nhị thập phân (vicésimal) thông dụng và phổ biến tại xứ Gaule trước khi xứ này bị người La Mã chinh phục. Sau khi César chinh phục xứ này thì người Gaulois dần dần từ bỏ tiếng mẹ đẻ của họ để nói tiếng
La Tinh. Nhưng họ đã không bỏ ngay cách đếm nhị thập phân của tổ tiên họ mà chuyển phương thức đếm đó vào tiếng La Tinh nói tại xứ Gaule rồi hai cách đếm của người La Mã và của người Gaulois đã song song tồn tại trong suốt thời Trung đại. Do đó người ta có thể nói: trente et deux (ba mươi và hai) hoặc vingt et douze (hai mươi và mười hai) cho 32; quarante et trois (bốn mươi và ba) hoặc deux vingt et trois (hai hai chục và ba) cho 43; cent cinquante et huit (một trăm năm mươi và tám) hoặc sept vingts et dix-huit (bảy hai chục và mười tám) cho 158; cent vingts (một trăm hai mươi) hoặc six-vingts (sáu hai chục) cho 120; trois cents (ba trăm) hoặc quinze- vingts (mười lăm hai chục) cho 300. Những văn bản viết tay ngày xưa vẫn được đánh số trang theo hệ đếm nhị thập phân. Chẳng hạn để đánh sô" trang 138 người ta đã ghi VLXX.XVIII (= 6 lần 20 cộng 18). Ở Paris, nay còn có bệnh viện mang tên là Quinze-Vingts (15 X 20) vì là nơi vốn do Thánh Louis tạo lập để đón tiếp 300 người.
Cuối cùng xin nói thêm với ông rằng ngày xưa ngoài soixante-dix, quatre-vingts và quatre-vingt-dix, tiếng Pháp còn có setante / septante để chỉ 70, oitante ị huitante để chỉ 80 và nonante để chỉ 90 trong đó chúng ta cũng thấy được hình vị -ante như đã thấy trong quarante (40), cinquante (50) và soixante (60).
★ 232. (KTNN 168, ngày 20-3-1995)
ĐỘC GIẢ: Từ trước đến nay mỗi dịp Tết. đến nhà các bạn người Hoa chúc Tết, tôi vẫn thấy người ta viết hoặc dán trong nhà chữ phúc 4ẵ. Thế nhưng hôm xem phim "Ăn tết" của Trung
Quốc (do Đài truyền hình Đà Nẵng phát hôm mồng 5 tháng Giêng ÂL) tôi thấy nhà ông Ty (nhân vật chính trong phim có dán bên phải chữ ĩẵ , bên trái chữ Xin hỏi chữ ^ là chữ gì vậy? Đọc như thê nào? Có ý nghĩa gì không? Ông Ty cố ý viết lộn hay ông ta chơi chữ?
AN CHI: Chữ đó cũng chính là chữ phúc ĩẫ nhưng dán (hoặc treo) ngược, tiếng Bắc Kinh gọi là fú dào (ghi theo lốì pìnyìiỊ hiện nay) nghĩa là chữ Phúc lộn ngược. Nhưng fú dào trong tiếng Bắc Kinh lại đồng âm với phúc đáo ĩẫ Ỉ'Ị, nghĩa là phúc đến (nhà) mà âm Bắc Kinh cũng là fú dào (trong tiếng Bắc Kinh, chữ đảo và chữ đáo đều đọc là dào). Vì vậy người ta thích treo hoặc dán chữ Phúc lộn ngược, xem đó là một dấu hiệu tốt lành về hạnh phúc. Bảo rằng đó là do cố ý viết (dán hoặc treo) ngược thì cũng đúng mà bảo rằng đó là chơi chữ cũng không sai vì sự treo (hoặc dán) ngược đó chính là một hình thức... chơi chữ.
Về chữ Phúc ngược này, xin mời xem thêm bài "Chữ phúc dán ngược, một phong tục độc đáo của người Trung Hoa" của Trần Bình, đăng trên KTNN Xuân Quý Dậu, tr.62-63. Mục CĐCT trên KTNN Xuân Giáp Tuất, tr.80 cũng có nhắc lại nhân nói về sự sùng thượng hoặc sự kiêng kỵ bắt nguồn từ hiện tượng đồng âm.
★ 233. (KTNN 168, ngày 20-3-1995)
ĐỘC GIẢ: "Cây thước vàng" (règle d'or) là cây thước gì?
AN CHI: Hẳn là bạn muốn chơi chữ nên mới dịch règle d'or là "cây thước vàng" (ghi chú cho một số bạn đọc khác: trong tiếng Pháp, règle có nghĩa gốc là cây thước, rồi nghĩa phái sinh là "quy tắc"). Còn nếu muôn dịch đúng thì đó là "quy tắc vàng (ngọc)".
Règle d'or là một ẩn dụ mà người ta dùng để chỉ lời nói của Chúa Jésus, được ghi lại trong Kinh Tân ước, sách Matthieu, VII: 12, như sau:
"Ây vậy, hễ đều (sic) chi mà các ngươi muốn người ta làm cho mình, thì cũng hãy làm đều (sic) đó cho họ, vì ấy là luật pháp và lời tiên tri" (Bản dịch của Thánh Kinh Hội tại Việt Nam, Sài gòn, 1975).
★ 234. (KTNN 169, ngày 1-04-1995)
ĐỘC GIẢ: Hai câu:
Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu
là của ai, trích từ bài thơ nào và có nghĩa là gì? Xin cho biết nguyên văn của toàn bài và lời dịch.
AN CHI: Đó là hai câu kết trong bài thơ "Hoàng Hạc Lâu" của Thôi Hiệu -ẾM (cũng đọc là Hạo)
đời Đường.
Nhật mộ hương quan hà xứ thị Yên ba giang thượng sử nhân sầu 3 HŨ í5! ầL 7Z.
có nghĩa là:
Chiều xuông quê nhà ở chốn nao?
Trên sông khói sóng khiến ta sầu!
(Nhật mộ 3 ngày về chiều - hương quan cổng làng; dùng theo hoán dụ để chỉ quê hương).
Cứ theo nội dung của toàn bài thì Thôi Hiệu đã tức cảnh làm bài thơ trên tại Hoàng Hạc Lâu (Lầu Hoàng Hạc). Nơi đây, thi nhân'đã có thể nhìn bao quát toàn cảnh vùng Vũ Xương ^ n trong tiết trời đẹp đẽ. Dòng sông tạnh (tình xuyên Bfị)ì\) Trường Giang lặng lẽ trôi giữa hàng cây côi Hán Dương hiện rõ. Bãi Anh Vũ xanh rì lớp lớp cỏ thơm tươi tốt. Mở đầu bài thơ, tác giả đã nhắc lại sự tích truyền kỳ của Hoàng Hạc Lâu:
Người xưa đã cỡi hạc vàng đi (ị
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ)
Theo Nam Tề thư iệj ^ 'Ệ (phần "Châu Quận chí" thì xưa có vị tiên là Tử An cỡi hạc vàng
bay qua đây, nhân đó có tên. Còn Hoàn Vũ ký n ^ tĩỉ» thì chép rằng Phí Văn Huy lên tiên, thường cỡi
hạc vàng bay qua, nghỉ lại đây; nhân đó có tên. Nhưng dù vị tiên đó là ai thì đây cũng chỉ là chuyện truyền kỳ còn chuyện tả thực thì lại chính là nỗi lòng của Thôi Hiệu. Trước cảnh thiên nhiên hùng vĩ và kỳ thú của huyện Vũ Xương 5^ g, tỉnh Hồ Nam lúc về chiều, bất giác ông chạnh nhớ đến quê nhà ớ tận huyện Khai Phong tỉnh Hà Nam mà thốt lên niềm thương nhớ quê hương, làm thành hai câu kết cho một bài thơ bất hủ.
Mới biết chuyện tiên, cảnh tiên cũng không làm cho người ta thoát ly được thực tại của cuộc đời!
Nguyên văn cả bài thơ như sau:
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản Bạch vân thiên tải không du du Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ Phương thảo thể thê Ảnh Vũ châu Nhật mộ hương quan hà xứ thị Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
ỒtttỄíẳíằ 3f J|| MMìẵPềtâỉ
Mục CĐCT, trên KTNN số 148, tr.55, đã có giới thiệu ba bản dịch bài thơ trên đây ra tiếng Việt: một của Tản Đà bằng thơ lục bát, một của Trần Trọng Kim cũng bằng thơ lục bát và một của Nguyễn Quảng Tuân bằng thơ thất ngôn.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com