Chương 9
Dân Gian Ly Kì Truyện
( Truyện linh dị có yếu tố lịch sử )
Tác Giả: Nhà Văn Bố Láo
Chap 9: Vào Cung Vua
Đi độ non mươi ngày đường mới đến được thành Tây Đô, một hoạn quan rước hai người vào một quán dịch nghỉ chân. Trong ấy đã có lố nhố đủ các loại thuật sĩ giang hồ, người nào cũng đạo bào vàng ăn mặc tươm tất, lưng đeo kiếm gỗ, còn đám đệ tử lố nhố đứng ngồi cả ở trong quán. Chỉ có hai người bọn Văn Hoài và ông cụ già nhìn có vẻ quê mùa, quần áo cũ kĩ bám những bụi đường. Nghe loáng thoáng ở bàn bên có người kể rằng.
Hôm trước đó đứa tự xưng là học đạo ở bên tàu thông thạo mọi phép bắt yêu trừ ma, được mời vào trong và cho phép mang theo một đệ tử. Chẳng biết người đó chữa bệnh cho vua thế nào, mà sáng sớm nay bị khiêng ra quán dịch nằm trên võng mặt tím tái mũi tai đều trào máu. Sờ đến thân thể thì người đã lạnh, hơi đã tắt rồi, quan quân mới mang người đó cùng với gã đệ tử đem ra ngoài thành chôn đi.
Làm cho đám thuật sĩ ở đây, có kẻ đạo hạnh không cao, chỉ mong cầu may kiếm miếng cơm, nghề đã không giỏi lại hay múa mép khoác lác. Thấy yêu quái giết hại người, thì sợ mà tìm cách bỏ trốn đi không ít. Thành thử ra hôm nay quán dịch chỉ còn có ngần này người, nhưng xem ra họ cũng chần chừ không quyết. Viên hoạn quan đến hỏi hai ba lượt, xem có vị nào bùa phép giỏi thì mau vào chữa cho vua, nhưng chẳng thấy ông nào ra chiều được việc. Giặc còn đang nhăm nhe ngoài biên ải, mà vua thì phát điên, bảo sao chính sự không lâm nguy.
Ông cụ già kéo Văn Hoài lại gần rồi chắp tay vái viên hoạn quan một cái.
Bẩm ngài chúng tôi lặn lội đường xa đến đây tuy tài hèn sức mọn nhưng có lòng muốn giúp vưa cứu nước. Nếu ở đây đã không có ai dám vào bắt yêu quái giúp vua, thì tôi xin đem thân mình liều một phen. Nhân có thằng đệ tử đã theo tôi được mấy năm, xin cho nó vào cung để dễ bề sai bảo
Viên hoạn quan nhìn bộ dạng ông già tuy áo đạo sờn cũ, dính những bụi trần, chân đi giày cỏ. Thì lấy làm không được ưng mắt có ý khinh, Văn Hoài thất vậy nóng mắt định đứng ra mắng cho một trận. Thì ông cụ đã vỗ vào vai ra hiệu không được manh động, liền nói tiếp.
Xưa nay bậc quân tử đâu có xét đến chuyện cơm ăn không được ngon, áo mặc không được đẹp mà nhìn người. Tôi vốn chỉ là kẻ áo vải phiêu bạt giang hồ nhưng lá gan chắc chắn to hơn lũ người ở trong kia, nếu ngài còn băn khoăn thì xin được cáo từ.
Viên hoạn quan thấy lão đạo sĩ này, tuy không lấy gì làm cao quý nhưng lời nói đanh thép. Khuôn mặt nghiêm nghị, hai mắt sáng không hề nổi lên một tia nào e sợ. Biết đây là người có khí phách can đảm, liền mời vào trong cung. Sau một loạt xét hỏi của quân cấm vệ, hai thầy trò Văn Hoài mới được lần đầu đặt chân vào cung vua, bên trong xa hoa tráng lệ. Gấm vóc lụa là không thiếu thứ gì. Hai bên quân cấm vệ độ vài chục người đi lại luôn luôn, người hầu kẻ hạ ra vào tấp nập. Đi qua sân chầu, trạm rồng ở hai bậc cửa lại có một hàng quan quân giáp áo chỉnh tề, mặt ai cũng nghiêm nghị không có sự cợt nhả bông đùa nào.
Văn Hoài mặc áo dài, chân đi giày vải trên mặt quàng một cái khăn che đi khuôn miệng. Chàng giả bộ sợ hãi khúm núm đi cúi gằm mặt phía sau lão đạo sĩ. Lão đạo thì theo sau viên quan hoạn nhưng cũng mải nhìn thăm thú cảnh vật, non bộ hồ cá. Thật là một chốn cung tiên phàm trần, ít có ở đâu trên nước Nam này sánh kịp. Quan hoạn dừng ở một căn phòng lớn, cột kèo gỗ lim, mái ngói đỏ son. Trên nó có hình lưỡng long chầu nhật, hai bên đứng giàn ra hai hàng thái giám. Và lố nhố bên ngoài đứng mấy vị thái y mặt mày lo âu, thì cả hai đoán biết đây là chỗ vua ngự giá.
Viên quan hoạn ra hiệu cho họ quỳ xuống, cả hai dập đầu vái dài. Không dám ngẩng lên nhìn. Vì có lệ dân đen không được nom thấy mặt vua, ai thấy xa giá nhà vua không quỳ lạy mà đứng nhìn thì phải tội xử chém. Nên giờ hai người chỉ dám cúi mặt xuống đất mà chưa dám đứng lên, từ đằng tây một cái kiệu có hình đầu rồng màu đỏ son, trên ấy có rèm che màu vàng kim tuyến.
Lại có mười mấy người vai đeo cung nỏ, chân đi giày vải, thân mặc giáp sắt, hông mang đoản đảo. Ấy là quân túc vệ, đi theo kiệu thượng hoàng Quý Ly đó. Biết tin con mắc bệnh, Quý Ly sai con trưởng là Nguyên Trừng đốc thúc quân đội, rồi cho về đóng ở Hoàng Giang. Lại cho chế tạo súng thần công, vì biết xưa nay Nguyên Trừng và Hán Thương tuy không có bụng tranh giành ngôi vị, nhưng vẫn có sự bất hoà mâu thuẫn. Nên Hồ Quý Ly vẫn rất lưu tâm đến cả hai đứa con, không để cho chúng anh em tương tàn như những đời trước.
Hồ Quý Ly lúc ấy đã gần 70 tuổi rồi, thân mặc áo hoàng bào, tóc đã hoa râm, mình cao 7 thước, dáng đi đúng là của bậc quân chủ nước nhà. Cả đám thái giám, ngự y thấy thượng hoàng sa giá ra thăm thì quỳ rạp cả xuống. Cung kính mà chào, thấy thượng hoàng phất tay ra hiệu miễn lễ. Thì cả mấy người họ đều đứng cả dậy chắp tay hầu, còn hai người bọn Văn Hoài thì vẫn phải quỳ.
Viên quan hoạn tên là Lý Khánh người làng Đông Mỗ huyện Thọ Xương là thân tín của Quý Lý liền đến bẩm:
Thánh thượng lâm bệnh, đã mời rất nhiều thầy bùa, thầy phép đến. Nhưng chỉ thấy thiệt người, mà bệnh thánh thượng ngày càng nặng. Nay có hai kẻ này thấy là người có khí phách, tướng mạo thì hơn người. Xin thượng hoàng cho chúng vào để thử xem bệnh cho thánh thượng ạ.
Cho vào, nhưng phải bịt mắt chúng nó lại đến nơi thì hãy mở ra.
Hai người được cho đứng dậy, nhưng không ai dám ngẩng lên nhìn mặt thượng hoàng. Hai tên túc vệ lấy hai miếng vải đen bịt mắt họ lại rồi cho ngồi lên võng đem đi đâu không rõ, chỉ thấy lúc mở khăn ra, thì ở trong mật thất tối om. Hai bên đốt đuốc, trong ấy có đủ người hầu, hoạn quan Lý Khánh quỳ dưới đất, nói vào:
Dạ bẩm thánh thượng, có hai đạo sĩ giang hồ muốn vào thăm bệnh ạ
Bay đâu lui hết cả đi, chỉ để lại Lý Khánh và hai vị đây thôi
Tiếng nói phát ra ở sau bức chướng, nhưng không thấy tôn nhan của vua đâu.
Hai người vào cả đây, đầu ta đau quá.
Lý Khánh liền ra hiệu cho cả hai đi vào, bên trong. Từ giường bước xuống một người xoã tóc, thân mặc hoàng bào bảo:
hai ngươi không cần quỳ, ta đây là con bệnh. Trong đầu như có hàng vạn con sâu đục khoét vào óc. Về đêm lại hay bị giống yêu quái dọa nạt, làm ta mất ăn, mất ngủ sinh chứng hoang tưởng nhìn đâu cũng thấy quỷ ma.
Nói xong rồi vua thuật lại việc lấy cung nỏ, bắn bóng người đàn bà ở đèo Tam Điệp. Nghe xong đạo sĩ lấy làm băn khoăn, vì thường các bậc quân vương thiên tử không phải người mà quỷ ma có thể phạm vào được. Trong cung lại có dán các loại bùa trừ ma, trấn các loại binh khí có sát khí mạnh. Ngoài cửa có môn thần bảo vệ, cho nên quỷ ma tầm thường, dù có tu luyện lâu năm cũng khó lòng vào đây mà tác quái được. Ngẫm nghĩ một hồi ông mới chợt nhớ ra điều gì, liên quay ra nói với hoạn quan Lý Khánh.
Ngài có nghe đến tên nàng Cung Nga, xưa theo vua Nhân Tông chạy giặc qua đây bị lâm bệnh mà chết không ?
Tôi cũng có nghe nhưng không được tường tận, ngài có biết xin nói cho tôi nghe.
Xưa vua Nhân Tông chạy giặc Nguyên từ Quảng Yên về Thanh Hoá. Có một người phi là Cung Nga, vì đoản mệnh, nên qua đây thì lâm bệnh rồi thác. Vua cho làm lễ táng, rồi cho chôn ở chân đèo Tam Điệp, có thể người các ông bắn ấy không phải yêu quái nào cả, mà là nàng Cung Nga đó thôi. Có lẽ vì giặc giã triền miên, nên vua Nhân Tông cũng quên luôn người phi này, làm bà ta lưu lạc hồn ma bóng quế ở chốn rừng thiêng cô tịch. Vì là thê thiếp vua Trần, lại được chôn ở chỗ có vượng khí long mạch. Nên thường hồn phách được tu dưỡng có thần hơn đám ma cỏ khác, đúng ra phải lập đền hương khói. Mà nay chưa có phần mộ đàng hoàng, nhân lúc hồn phách dạo chơi lại bị quan quân bắn đuổi đem lòng oán. Mới bày ra trò đau đầu, ám ảnh đến thánh thượng đó thôi.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com