Chào các bạn! Truyen4U chính thức đã quay trở lại rồi đây!^^. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền Truyen4U.Com này nhé! Mãi yêu... ♥

dao tao nghe

Chưa bao giờ vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn lại được Đảng và Nhà nước quan tâm như hiện nay, bởi vì không thể có một nông thôn mới, một nước có nền công nghiệp hiện đại khi hàng triệu lao động nông dân không có tay nghề vững vàng. Chính vì lẽ trên, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được triển khai ở nhiều nơi

Hiện nay, lao động nhàn rỗi trong nông dân nói chung là rất lớn. Trong một năm, tổng quỹ thời gian trực tiếp làm việc trên đồng ruộng có ba vụ, không quá 30 ngày công, từ khâu cày bừa, làm cỏ đến khi thu hoạch. Như vậy thời gian còn lại của người dân nơi đây là 330 ngày.        

          Lâu nay, việc đào tạo nghề cho nông dân được Ðảng và Nhà nước ta quan tâm, qua các chương trình dự án, qua các nguồn tài trợ cho việc tập huấn kỹ thuật, mở các lớp dạy cắt may, nghề mây, tre đan... ít nhiều nâng cao nhận thức cho nông dân, nhất là việc đầu tư nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi, một số ít đã có thể mở xưởng, mở hiệu làm nghề, ổn định cuộc sống.

          Nhưng nhìn chung, việc đào tạo nghề lâu nay chưa nhiều, chưa có hiệu quả cao. Gần như tất cả các huyện đều có trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và kinh phí dành cho nó không phải là ít. Nhiều trung tâm dạy nghề vẫn hoạt động, thường xuyên mở lớp, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu, chưa sát tình hình và đòi hỏi thực tế. Các trung tâm vẫn nghiêng về dạy các nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Các lớp về nông lâm nghiệp, thú y gần như dành để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Chưa nói đến chất lượng đào tạo không cao, không sâu vào chuyên môn, nặng về lý thuyết, thiếu thực hành thực tế, nên người được đào tạo ra vẫn chưa thể sống được bằng nghề mình đã học. Và điệp khúc học nghề lại tiếp tục tại các lớp khác, cơ sở khác.

          Tỷ lệ nông dân chưa qua đào tạo còn rất cao, tỷ lệ hộ đói nghèo, nhất là ở nông thôn, miền núi  còn rất cao, đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách xã hội và các nhà nghiên cứu về lao động phải giải đáp câu hỏi: "Ðào tạo nghề cho nông dân, đào tạo cái gì và đào tạo cho ai" để tham mưu cho Ðảng và Nhà nước trong kế hoạch xây dựng và phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển đi lên.

       -  Nhưng có một thực tế đáng băn khoăn trong lực lượng lao động ở nông thôn hiện nay là tình trạng văn hóa, tay nghề thấp. Theo điều tra của Chi cục Phát triển nông thônthành phố tại các làng nghề thành phố Hồ Chí Minh, gần 40% chủ hộ sản xuất có trình độ học vấn cấp 1, khoảng 70% chủ hộ sản xuất tại làng nghề chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật, kiến thức quản lý trong khi nhóm có trình độ cao đẳng, đại học chỉ chiếm tỷ lệ chưa đến 3%.

              - Nếu tính trên bình diện cả nước, hiện ở nông thôn có khoảng 6-7 triệu lao động dư thừa không có việc làm thường xuyên; Có trên 50% số lao động chỉ có việc làm từ 3-4 tháng trong năm. Khảo sát tình hình thanh niên, trên 70% số thanh niên nông thôn chưa qua đào tạo nghề, không có chuyên môn nghiệp vụ... Trong khi đó, trung bình mỗi năm lại bổ sung thêm khoảng nửa triệu người đến tuổi lao động. Qua những hội chợ việc làm gần đây, chỉ có khoảng 20% lao động đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. Trong số này, thanh niên nông thôn được tuyển dụng rất ít.

              Một số địa phương đã đưa nội dung công tác đào tạo nghề vào nghị quyết phát triển KT - XH của địa phương. Cụ thể, các mô hình đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế của người lao động, gần 90% lao động có việc làm sau khi được đào tạo và góp phần phát triển sản xuất hàng hóa ở các địa phương như: đào tạo kỹ thuật trồng sắn, chuối ở các xã vùng Lìa ở Hướng Hóa, kỹ thuật trồng cao su ở Vĩnh Linh, trồng tiêu ở Cam Lộ, nghề may ở Hải Lăng... Hình thức đào tạo nghề cho người lao động tại nhiều địa phương cũng được thực hiện hết sức linh hoạt, phần lớn thực hiện đào tạo tại cơ sở, theo phương pháp “cầm tay, chỉ việc”, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động trong việc thực hành nghề sau khi tốt nghiệp.

2. Thành tựu đào tạo nghề

-  Sau 2 năm thực hiện, Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” đã có những thành công bước đầu, tạo được dấu ấn sâu đậm và có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

+ Bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn, trong đó đào tạo, bồi dưỡng 100.000 lượt cán bộ, công chức xã. Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thônCơ cấu nghề đã có sự chuyển biến tích cực, số lượng LĐNT học nghề phi nông nghiệp nghiệp có xu hướng tăng dần từ 51% năm 2010 lên 56% năm 2011.

+Tỷ lệ gắn với việc làm và có việc làm mới sau học nghề: 54/63 tỉnh có tỷ lệ việc làm sau đào tạo nghề đạt trên 70%, còn lại 9 tỉnh đạt dưới 70% gồm: Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Đắk Lắk, Tây Ninh và Tp Hồ Chí Minh. Nhiều LĐNT sau học nghề đã áp dụng được kiến thức, kỹ năng mới vào trong sản xuất, góp phần tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo.

+Ở một số nơi, nhất là ở các xã thí điểm, các mô hình dạy nghề điểm đã hình thành mô hình sản xuất mới, trong đó những nông dân được qua đào tạo nghề là lực lượng nòng cốt; một số lao động nông thôn sau học nghề đã trở thành chủ cơ sở sản xuất, dịch vụ.

Ngoài việc được dạy các kỹ năng nghề, một số lớp, các học viên còn được trang bị các kiến thức về khởi sự doanh nghiệp, các kỹ năng “mềm” khác như bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình; tạo dựng các quan mối quan hệ cộng đồng, làng xóm. Từ nhu cầu bồi dưỡng kiến thức quản lý cho đối tượng này, Bộ LĐTB&XH đã phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Hội Dạy nghề Việt Nam xây dựng chương trình về kiến thức kinh doanh và chương trình đào tạo giáo viên để thực hiện.

tren diện cả nước, hiện ở nông thôn có khoảng 6-7 triệu lao động dư thừa không có việc làm thường xuyên; Có trên 50% số lao động chỉ có việc làm từ 3-4 tháng trong năm. Khảo sát tình hình thanh niên, trên 70% số thanh niên nông thôn chưa qua đào tạo nghề, không có chuyên môn nghiệp vụ... Trong khi đó, trung bình mỗi năm lại bổ sung thêm khoảng nửa triệu người đến tuổi lao động. Qua những hội chợ việc làm gần đây, chỉ có khoảng 20% lao động đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. Trong số này, thanh niên nông thôn được tuyển dụng rất ít.

              Một số địa phương đã đưa nội dung công tác đào tạo nghề vào nghị quyết phát triển KT - XH của địa phương. Cụ thể, các mô hình đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế của người lao động, gần 90% lao động có việc làm sau khi được đào tạo và góp phần phát triển sản xuất hàng hóa ở các địa phương như: đào tạo kỹ thuật trồng sắn, chuối ở các xã vùng Lìa ở Hướng Hóa, kỹ thuật trồng cao su ở Vĩnh Linh, trồng tiêu ở Cam Lộ, nghề may ở Hải Lăng... Hình thức đào tạo nghề cho người lao động tại nhiều địa phương cũng được thực hiện hết sức linh hoạt, phần lớn thực hiện đào tạo tại cơ sở, theo phương pháp “cầm tay, chỉ việc”, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động trong việc thực hành nghề sau khi tốt nghiệp.

Những kết quả bước đầu này đã tạo động lực để thu hút những lao động nông thôn khác trong thôn, bản, làng, xã tham gia các khoá đào tạo nghề được tổ chức tại địa bàn. Các doanh nghiệp, các cơ sở dạy nghề tham gia dạy nghề cho nông dân và lao động nông thôn, không chỉ thuần túy dạy nghề mà còn tư vấn, hướng dẫn người nông dân cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh, bảo đảm “đầu ra” hoặc là sản phẩm hoặc là tiếp nhận lao động sau khi được học nghề. Tại những địa bàn nghèo, các doanh nghiệp ngoài việc hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề, còn hỗ trợ đầu tư các công trình xã hội, như trường học, xây dựng đường liên thôn, liên bản…, góp phần xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới. Riêng đối với 11 xã thí điểm xây dựng nông thôn mới, mỗi xã tối thiểu đã tổ chức được hai lớp dạy nghề cho nông dân theo các mô hình đặc thù của xã.

3. Hạn chế trong đào tạo nghề cho nông dân

            - Mặc dù đẫ có những kết quả bước đầu hết sức quan trọng, nhưng công tác dạy nghề cho lao động nông thôn trong 2 năm qua mới chỉ tập trung vào các mô hình thí điểm, việc đào tạo mở rộng ở các địa phương vẫn còn có hạn chế, yếu kém: tình trạng nghề đào tạo không phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người học, chưa gắn chặt chẽ với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp.

         - Sự chậm trễ trong việc phân bổ kinh phí đào tạo. Không có kinh phí là lý do khiến nhiều địa phương chậm trễ trong triển khai đào tạo nghề cho lao động.

         - Cơ sở, trường lớp đào tạo hiện còn chưa đáp ứng, cái khó nhất là đào tạo lao động phi nông nghiệp có việc làm và thu nhập ổn định cao hơn làm ruộng ở quê.

         - Công tác dạy nghề cho LĐNT trong thời gian vừa qua cũng mới chủ yếu tập trung vào các mô hình thí điểm, tình trạng nghề đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người học, chưa gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp còn phổ biến.

         - Mặt khác, không ít thanh niên nông thôn có tâm lý ngại học, lười học, “ỷ lại” vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Bên cạnh đó, phương thức dạy nghề còn chưa phù hợp, ít gắn với thực tế cuộc sống. Học viên thường bỏ học giữa chừng, học nhưng vận dụng ít, thiếu hiệu quả nên tâm lý càng không thiết tha với việc học nghề

4. Giải pháp và định hướng

          - Từ thực tế trên, thiết nghĩ chính quyền địa phương cần:

+ Thực hiện tốt công tác quản lý đào tạo tạo nghề cho lao động nông thôn, coi trọng việc nâng cao vai trò quản lý nhà nước ở cấp cơ sở.

+ Thực hiện tốt công tác điều tra, khảo sát về nhu cầu đào tạo nghề cho lao động sát với yêu cầu thực tế.

+ Chỉ đạo các cơ sở dạy nghề tại địa phương phối hợp chặt chẽ trong công tác đào tạo nghề để khai thác tốt cơ sở vật chất và thiết  bị hiện có, hạn chế thấp nhất sự lãng phí.

+ Đẩy mạnh việc liên kết chặt chẽ giữäa các cơ sở dạy nghề của Nhà nước với các doanh nghiệp, tổ sản xuất để đào tạo nghề cho nông thôn phù hợp với thực tế cuộc sống và nâng cao tỷ lệ có nghề sau khi được đào tạo.

+ Cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện cần thực hiện chặt chẽ việc quản lý ngành nghề đào tạo phù hợp với định hướng, quy hoạch phát triển kinh tế của từng địa phương để bảo đảm hiệu quả sau đào tạo và đáp ứng nhiệm vụ phát triển KT - XH tại địa phương.

+ Bên cạnh đó, tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn bằng nhiều hình thức thiết thực; tổ chức biên soạn khung giáo trình chung cho các ngành nghề đã được xác định trên địa bàn...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com

Tags: