Chào các bạn! Truyen4U chính thức đã quay trở lại rồi đây!^^. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền Truyen4U.Com này nhé! Mãi yêu... ♥

Phần 2


Câu 2 : Dược liệu trị ho, long đờm. Thành phần hóa học, cơ chế, tác dụng dược lý, ứng dụng điều trị của hạt mơ

*) Cơ chế tác dụng của dược liệu trị ho, có 2 cơ chế

- Các vị thuốc có tác dụng cầm ho, cắt cơn ho, xuyễn được gọi là thuốc cầm ho, bao gồm dược liệu ức chế trung khu điều tiết ho, như amygdalin có trong hạt mơ, mận, đào

- Các vị thuốc tác dụng chủ yếu làm long đờm, tiêu đờm, làm tan hay bong tróc các vật kích thích tồn tại trong niêm mạc đường hô hấp ra ngoài giảm được ho như codein của thuốc phiện, plantazin của bông mã đề, cam thảo, viễn chi..được gọi là thuốc long đờm.

*) Thành phần hóa học, cơ chế, tác dụng dược lý và ứng dụng điều trị của hạt mơ

- Thành phần hóa học

+ Dầu hạnh nhân (35-40%) : có hoạt chất chính là amygadlin C20H27011(3%) ở thể kết tinh màu trắng dễ tan trong nước, rượu etylic. Amygadlin có trong hạt chưa cho tác dụng dược lý ngay mà phải trải qua quá trình thủy phân (ngâm, sắc) mới cho tác dụng chữa bệnh

+ VTM B15 : có tác dụng kích thích chuyển hóa oxy trong tế bào, làm tb nhanh hồi phục và cơ thể chậm già

+ Tp chủ yếu là acid oleic và acid linoleic

+ Chỉ số xà phòng 188-198, chỉ số iod 100-108

- Cơ chế

Chỉ có andehyd benzoic và acis cyanhydric có tác dụng chữa ho

+ Andehyde benzoic : 

> Thần kinh trung ương : Ức chế TKTW, ức chế trung khu điều tiết ho

> Niêm mạc đường hô hấp: kích thích tăng tiết dịch, dung giải đờm, dịu niêm mạc, giảm ho

+ Acid cyanhydric: ức chế TKTW, ức chế trung khu ho, liều cao có thể gây methemoglobin, gây chết ngạt

- Ứng dụng :

+ Dùng hạt chữa ho

+ Dùng lá chữa vết thương nhiễm trùng, vết thương có dòi bọ

- Liều dùng : g/con/ngày

Trâu bò ngựa 20-40g/ngày

Dê lợn chó 4-10/ngày

Câu 3 : Dược liệu có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc. Mã đề, cỏ tranh, cây chè

*) Cơ chế tạo ra tác dụng lợi tiểu tiêu độc của dược liệu:

- Thuốc trực tiếp kích thích tuần hoàn gián tiếp tăng cường bài tiết ở thận

- Một số muối, đường có khả tác dụng lợi tiểu do áp suất thẩm thấu thay đổi như tiếp đường, chất điện giải

- Thuốc có tác dụng trực tiếp kích thích tuần hoàn của thận làm lợi tiểu

- Thuốc có tác dụng tiêu viêm ở niệu đạo giúp bài xuất nước tiểu dễ dàng

*) Mã đề 

Thành phần hóa học

 - Chứa aucubin – glycozid C15H24O9, ngậm 1 phân tửnước, đun 120 C sẽ loại bỏ nước. 

Hoạt chất chính 

- Acubin tan trong nước với tỷ lệ 36,5% ở 20 C, ít tan trongcồn, không tan trong ether và chloroform. 

- Trong hạt có thêm chất nhầy, acid plantenolic C5H8O3,cholin.- Lá có chất nhầy, chất đắng, caroten, vitamin C, K, acidxitric.

 - Plantazin, cholin là hoạt chất phụ có tác dụng lợi tiểu, tiêuthủy thũng. 

Tác dụng dược lý

 - Lợi tiểu: hạt có tác dụng mạnh hơn lá vì hàm lượngaucubin trong hạt cao hơn. 

+ Cholin có tác dụng quantrọng trong việc vận chuyển mỡ từ gan đến môdự trữ, ảnh hưởng đến sựlọc thải của thận, có tácdụng lợi tiểu.

 - Trị ho: plantazin làmhưng phấn TK bài tiết, tăngsự bài tiết niêm dịch ở khíquản nên có tác dụng trừđờm, chữa ho nhưng kogây hại như các thuốc chữaho chứa saponozid. 

- Tác dụng kháng sinh: nước sắc toàn cây tỷ lệ 1/1 có tácdụng với các VK gây bệnh ngoài da. Dạng kem bôi mụn nhọtcó tác dụng giảm đau, tiêu viêm, ức chế sinh mủ, nhanh lành.- Dùng lá mã đề tươi chữa cao huyết áp, lỵ cấp, mạn tính. 

- Dùng aucubin lâu dài,thường xuyên gây viêmống thận.

 Ứng dụng điều trị

 - Lợi tiểu, thanh nhiệt, chữa phù nề, tích nước

 - Chữa ho lâu ngày, cầm máu, tiêu viêm

 - Dùng ngoài đắp vết thương, trị mụn nhọt.

 - Liều dùng: 

Trâu, bò, ngựa: 20– 60g/ngày

 Dê, lợn: 10 -20g/ngày 

Thỏ: 2 – 5g/ngày.

 - Dùng gấp đôi khikhô, gấp 5 – 10 lần khi tươi.    

*) Cỏ tranh

Thành phần hóa học : trong rễ có nhiều loại muối khoáng : muối của kali, đường glucoza, fructoza và 1 acid hữu cơ.

Cơ chế : Tác dụng lợi tiểu của cỏ tranh là ion K+ và glucoza tăng cao hơn bình thường ở máu. Trong nước tiểu đầu có ion K+ nhưng ống thận lại không tái hấp thu

Ứng dụng : dùng chữa tiểu tiện khó khăn đái ra máu, thổ huyết, chảy máu cam, lợi tiểu, tiêu thũng. Có thể dùng đơn phương bạch mao căn phối hợp với mã đề, râu ngô, chè xanh

*) Cây chè

  Thành phần hóa học 

Có 4 ancaloid là cafein, theophyllin, theobrollin, xanthin- cafein C6H10O2N4 1 – 5% nhiều ở búp, lá (1/2 lá già), hoavà nụ 1/6.

 - Tanin 20% ở búp và lá non, 3,5% ở lá già. 

- Tinh dầu khoảng 0,68%, quyết định mùi thơm của chè. 

Thành phần chủ yếu của tinh dầu chè là β – hexanol, chiếm50% - 90% và α – hexanol 

- Các men: theaza, catalaza 

- Các muối vô cơ gồm muối photphat và oxalat của K, Ca,Mg, Mn. 

- Các vitamin: Vitamin C 130 – 180 mg%, vitamin B1,B2 vàvitamin P. 

Tác dụng dược lý 

- Tác dụng của các ancaloid: 

+ Thobrollin, theophyllin tác dụng trực tiếp lên tế bào quảncầu malphighi tăng sự lọc thải của thận. 

+ Cafein kích thích TKTW, tim, mạch, tăng tuần hoàn, tănghuyết áp do đó gián tiếp tăng quá trình đào thải chất độc, cặnbã qua nước tiểu. 

- Tác dụng tanin: Làm săn se niêm mạc, do đó có tác dụngchống tiêu chảy, cầm máu, rửa vết thương ngoại khoa. 

Ứng dụng điều trị 

- Chữa bệnh tiêu chảy lâu ngày của GS nhất là loài nhai lại. 

- Dùng làm thuốc lợi tiểu, tiêu thũng, chữa phù nề. 

- Nước chè xanh: giải cảm, giải độc, chống lại các tác dụng có hại do hậu quả của các bức xạ, phóng xạ.

 - Chè búp, chè đen: giải trừ cắt cơn co thắt của mạch máunão gây đau đầu, giảm cơn đau đầu thường xuyên.

 - Chống bệnh xuất huyết do di truyền, chống tích nước xoangbụng, ngực do tác dụng lợi tiểu.- Liều dùng: 

ĐGS: chè xanh: 200 – 500g 

Chè búp khô: 20 – 50g

 TGS: 1/3 – 1/2ĐGS.  

Câu 4 : Dược liệu kích thích sự co bóp tử cung. Ích mẫu

*) Mục đích

- Gia súc cái đẻ quá nhiều lứa , sức rặn của mẹ yếu, trương lực cơ tử cung yếu, không co bóp để tống thai ra ngoài. Chỉ dùng khi ngôi thai thuận, không dùng khi ngược ngôi thai, thai quá to, hẹp xoang chậu

- Gia súc già vì đẻ nhiều lứa, băng huyết 

- Sát nhau, viêm tử cung 

*) Ích mẫu 

   Thành phần hóa học: 

- Có các ancaloid sau: Leonurin, leonurinin, leonuridin.

 - Tanin 7 – 8%, saponozid, tinh dầu 0,03%, chất đắng, flavonozid (rutin) và mộtheterosidcó cấu trúc steroit. 

Cơ chế:

- Nhóm tan trong ether có tác dụng ức chế tử cung 

- Nhóm không tan trong ether có tác dụng kích thích co bóp cơ tử cung.

Tác dụng dược lý :

- Với cơ tử cung : cao ích mẫu tăng cường co bóp tử cung với mọi loại đv máu nóng, với mọi triệu chứng : đang có thai, chưa có chửa, chửa đẻ. Dung dịch 10% ích mẫu cho tác dụng hơn đ rượu 20%.Cho tác dụng gần giống oxytocin nhưng yếu hơn, giúp TC co bóp điều hòa, nhẹ nhàng tống thai, các sp dư thừa. sp viêm ra ngoài. Gây sẩy thai ở thot

- Với cơ đường tiêu hóa : tăng cường nhu động ruột thỏ, chuột kích thích tiêu hóa hấp thu thức ăn

- Với hệ tuần hoàn : Tăng co bóp nhịp tim, tăng thời gian tâm thu, liều cao ức chế co bóp do TK mê tẩu bị hưng phấn. Dãn mạch ngoại vi với đv máu nóng, dễ sẩy thai, giảm huyết áp.

- Với hệ hô hấp : hưng phấn TKTW nhất là thần kinh chi phối hô hấp

- Với hệ bài tiết: tăng qt bài tiết nước tiểu gấp 2, 3 lần

Ứng dụng của ích mẫu: 

- Dùng làm thuốc thúc đẻ khi gia súc đẻ khó, thuốc chống sát nhau

 - Thuốc chống băng huyết sau đẻ

 - Thuốc chữa viêm tử cung, điều hòa chu kỳ sinh dục. 

- Liều dùng: Cây khô Hạt khô Cây tươi 

Trâu, bò, ngựa: 50 – 100 g 20 – 50 g 

Gấp 5 – 10 lần cây khô 

Dê, lợn: 20 – 50 g 8 – 12 g 

Gấp 5 – 10 lần cây khô 

Thỏ: 2 – 5g 1 – 2g 

Gấp 5 – 10 lần cây khô  

Câu 5 : Dược liệu ức chế sự co bóp tử cung. Hương phụ

*) Mục đích

- Gia súc động thai, mang thai đau bụng, chảy máu đường sinh dục trong khi mang thai

- Gia súc sau đẻ bị băng huyết ăn uống kém

- Gia súc sa âm đạo, lộn tử cung do rặn đẻ quá mạnh, tiêm thuốc kích thích đẻ

*) Hương phụ 

TPHH : có khoảng 1% tinh dầu (xyperen C15H24 chiếm khoảng 32,37%, xyperol khoảng 40-49%)

Ngoài ra còn có acid béo, hợp chất phenolic

Tác dụng dược lý : được coi như thuốc bổ của nữ giới. Với tử cung hương phụ giảm sự co thắt ở dạng bình thường đặc biệt khi đang bị kích thích (động thai) Có tác dụng làm dịu sự căng thẳng của cơ tử cung, giảm co bóp làm dịu cơn đau

Ứng dụng :

- Hương phụ có tác dụng giảm đau khi tử cung bị  co thắt. Thuốc được dùng cả trước và sau đẻ, tốt nhất khi gia súc bị động thai. Nên phối hợp với các vị thuốc khác như ngải cứu, đương quy, tô ngạch

- Dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa phối hợp với các dược liệu có chứa kháng sinh thực vật, tanin để chữa viêm đường tiêu hóa.

Câu 6 : Dược liệu có tác dụng trên đường tiêu hóa. Hạt thầu dầu, ngũ bội tử

*) Mục đích : dùng khi vật nuôi bị chứng tiêu hóa kém : tích thực, chướng bụng đầy hơi, buồn nôn đau bụng đi ngoài kém ăn 

+ Điều trị ăn uống không tiêu do khả năng tiết dịch tiêu hóa bị ức chế ( dịch dạ dày, ruột, tụy gan) dùng dược liệu có khả năng kích thích công năng tuyến tiêu hóa

+ Thức ăn không tiêu do nhiễm độc tố vi khuẩn nấm mốc hóa chất BVTV giảm nhu động ruột, dạ dày tích khí nhiều. Dùng dược liệu kích thích nhu động dạ dày, ruột để thải khí độc qua thục quản, hậu môn

Nhóm gia vị gồm các chất đắng cay chua ngọt thơm dùng liều vừa phải tăng khả năng tiết dịch tiêu hóa tăng nhu dộng dạ dày, ruột..Nhah đói thèm ăn

Các vị thuốc ưu tiên tác dụng trên cơ trơn đường tiêu hóa tăng nhu động dạy dày ruột 

Các dược liệu ưu tiên tác dụng đến gan..cholagum lấy từ mật gia súc tăng cường tạo mật, giúp tiêu hóa mỡ

Dược liệu kích thích đánh trung tiện, ợ hơi : lá thị, địa liên, bồ kết

*) Hạt thầu dầu :

TPHH : trong hạt chứa 40-50% dầu, chất albuminoid, ricidin kết tinh chứa Nitow, acid malic, đường, muối, celuloza, rixin, rixinin, men lipaza

Dầu thầu dầu dạng lỏng sền sệt không màu hay trong suốt hơi vàng mùi vị nhạt gây buồn nôn. Tỷ trọng ở 15độ C là 0.95-0.97. Thành phần của dầu ngoài glyxerit chung như stearin, panmitin còn có rixinoleinn, acid isorixinoleic và acid deoxy stearic

Rixin là hc chính chiếm 3-5% là 1 pr thực vật rất độc cần lưu ý khi sd

Rixinin là 1 alkaloid kết tinh không màu tan trong nước khi thủy phân cho cồn metylic và acid rixinic. Tỷ lệ trong hạt 0,15%, lá non 1,3%, lá già úa 2.5%.

Ngoài ra trong lá thầu dầu còn có các acid tactaric, xitric, corydalic , acid amin, rutinozid, quexitrin,astragalin, acid B- eleostearic, acid oleic, acid hữu cơ no. Trong lá tươi còn có corilagin, acid galic, ellgalic và shikimic

- Tác dụng dược lý: có td tẩy nhẹ, an toàn, hiệu quả. Sau uống 3-4h vật sẽ tiêu chảy nhiều lần nhưng không đau bụng, thuốc chỉ gây kt nhu động từ ruột non xuống ruột già không hề gây xung huyết mà nó chỉ KT cơ trơn đường tiêu hóa, không kích thích các cơ trơn trong xoang chậu nên an toàn với người và đv mang thai. Nếu dùng thường xuyên sẽ gây chán ăn do ức chế sự TH, thức ăn không đc phân giải hấp thu dd chứ ruột không bị tổn thương.

- Ứng dụng :

+ Dùng tẩy khi gia súc bị táo bón, tích thực

- Dùng làm thuốc chữa đẻ, khó, sát nhau, sa trực tràng, tử cung

*) Ngũ bội tử 

- TPHH : Ngũ bội tử có 13,47% độ ẩm, 43,20% tanin tan trong nước , 30,13% chất tan trong nước. Tanin của NBT là acid galotanic thủy phân cho acid galic. Trong NBT còn có acid galic tự do, 2-4% chất béo, nhựa và tinh bột.

Tác dụng dược lý : chủ yếu do tanin quyết định. tanin làm kết tủa pro của tổ chức da, bệnh lý, vết loét, niêm mạc. Khi tiếp xúc với tanin pr của tổ chức bị tổn thương bị đông vón tạo một lớp cứng làm máu đông ngừng chảy nước vàng dịch viêm. Tanin có td cầm máu bài tiết dịch ở niêm mạc làm miệng vết thương khô ráo, đầu dây thần kinh cảm giác cũng dược bảo vệ giảm đau giảm tê.

Tanin làm tủa alkaloid kim loại nặng, giảm sự hấp thu chất đọc qua ống TH nên có tác dụng giải độc

Ứng dụng :

- Chữa ỉa chảy, cầm máu : dùng làm thuốc thu liễm trong bệnh tiêu chảy, lỵ, xuất huyết, hoàng đản

- Dùng nguyên liệu trong kỹ nghệ thuộc da, chế mực, làm thuốc nhuộm

- Dùng ngoài chữa mụn loét, vết thương chay nước vàng không khô

Câu 7 : Hạt củ đậu

- TPHH : Củ đậu có vị ngọt nhạt, tính mát, ăn sống giải khát. Củ đậu khi bóc vỏ có 90% nước, 2,4%tinh bột, 4,51% đường. 1,46%protit, 0,39% chất vô cơ và các men peroxydaza, amylaza, photphataza, không có chất béo, tanin, acid xyanhydric. Củ đậu không độc

Lá cây chứa pachyrhydzid độc với cá và loài nhai lại (trừ ngựa)

Thành phần của hạt củ đậu khô 12,27% độ ẩm, 20,13 % chất béo, 30,61%protit, 4,8%tanin, 5,85%tinh bột, 3,25% đường. Hạt chứa rotenone và pachyrhizid, pachyrhiron. eroson và 2 saponin đều là chất độc với cá, sâu bọ. Trong đó hoạt chất chính có td diệt ký sinh trùng là rotenone và tephrosin

- Cơ chế : Rotenon td lên cơ thể bằng cách ức chế trao đổi chất và năng lượng. Năng lượng này lấy từ các hợp chất dưới dạng thức ăn thông qua chuỗi hô hấp mô bào. Quá trình OXH sinh học diễn ra dưới cá bước với sự tham gia của các enzym, rotenone tđ đến quá trình hô hấp mô bào bằng cách ức chế các enzyme hô hấp như hydrogenaza xytocrom B, C1,C và oxydaza

- Ứng dụng : 

+ Tác dụng là làm thuốc chữa bệnh ngoài da như ghẻ lở ngứa ahwcs lào. Khi sd thường phối hợp với các thuốc khác để tăng cường điều trị

+ Dùng hạt củ đậu chữa bệnh vật nuôi, làm thuốc BVTV

Câu 8 : Hạt cau

  a. Thành phần hóa học

 - Các ancaloid: arecolin, arecain, guvacin, guvacolin, arecolidin, isoguvacin. Arecolinchiếm 0,07 – 0,5% là hoạt chất chính.

 - Tanin: hàm lượng 70%, hạt già còn 15 – 20%. 

Loại catechin vàpolyleucoanthoxyanidin.

 - Lipid: 14% gồm myristin chiếm 1/5; olein 1/4; laurin 1/2.- 2% đường: sacharoza, mantoza, galactoza

- Muối vô cơ

 b. Tác dụng dược lý

 - Với người và vật nuôi: Arecolin tác dụng giống như isopelltierin, pilocarpin, muscarin:tăng cường phó giao cảm, co đồng tử mắt, tăng khả năng tiết bọt, dịch đường tiêu hóa,tăng nhu động dạ dày, ruột. Liều cao làm tê liệt TKTW- Với mầm bệnh: 

Arecolin làm tê liệt TK các loại KST đường tiêu hóa: đốt bầu, giácbám, giun sán tê liệt. Nên mất khả năng bám vào niêm mạc.

 - Tanin: phòng độc cho cơ thể do làm giảm hấp thu ancaloid nên tăng nồng độarecolin ở đường tiêu hóa.

 c. Ứng dụng điều trị 

- Điều trị giun, sán KST đường tiêu hóa của GS và người

 - Bê, nghé ỉa phân trắng do giun đũa: Hạt cau ngâm vào nước, giã nhỏ, trộn lẫn bột diêmsinh uống vào buổi sáng. 

- Chữa người, chó, mèo, gà bị sán dây: hạt cau, hạt bí ngô, giã nhỏ, trộn lẫn cho ăn trướckhi ăn sáng.

 - Nhân dân dùng hạt cau chữa kiết lỵ, viêm đường tiêu hóa của GS và người.  

Câu 9 : Kháng sinh thảo mộc

- Khái niệm : Kháng sinh là các chất hóa học do VSV tạo ra có khả năng ức chế sự phát triển cảu vk và các sinh vật khác, thậm chí còn tiêu diệt ở nồng độ loãng.

- Phân loại :

+ Nhóm phytoncid bay hơi : gồm những phytoncid do thực vật thượng đẳng tiết ra có khả năng khuếch tán vào không khí và có tác dụng ức chế sự sinh trưởng phát triển của vk gây bệnh như tinh dầu thông trị vk lao. Hay khi chiết xuất ra khỏi dược liệu chúng mới có khả năng khuếch tán vào không khí như tinh dầu hồi, tràm,long não, quế

+ Nhóm phytoncid không bay hơi do thực vật thượng đẳng tiết ra ở sâu trong các tế bào không có khả năng khuếch tán vào kk : brasilin, brasilein của tô mộc, leonurin của kim ngân. Muốn sp phải: giã nát lấy nước cốt hay hãm nước sôi chờ nguội; ngâm sắc; chiết bằng các dung môi thích hợp

- Ưu điểm :

+ Được phân bố rộng rãi ở giới thực vật có sẵn

+ Cách chế biến đơn giản, giá thành hạ

- Không gây hiện tượng sốc dị ứng không có td phụ như ks có nguồn gốc nấm, vi khuẩn

- Không có (hoặc có nhưng rất chậm ) sự kháng phytoncid tự nhiên của Vk gây bệnh

- Nhược điểm :

Thời gian trồng để có phytoncid lâu hơn so với việc nuôi cấy xạ khuẩn hay bằng con đường tổng hợp. VD: tỏi 4 tháng, tô mộc 7 năm.

Câu 10 : Tô mộc

 Bộ phận dùng 

- Dùng phần lõi gỗ, màu đỏ sẫm, phơi khô của cây tô mộc. 

- Hoạt chất tập trung trong lõi gỗ thân và cành to. 

- Tốt nhất nên lấy gỗ ở những cây trên 10 năm tuổi. 

B. Các dạng bào chế:

 Dùng lõi gỗ đỏ sẫm chẻ mỏng phơi khô, chế thành các dạng thuốcsau: 

 a. Ngâm kiệt: 

- Gỗ tô mộc chẻ mỏng, ngâm nước với tỷ lệ thuốc/nước là 1/10. 

- Ngâm ít nhất 48h, nước màu đỏ sẫm, nước càng ngâm lâu tác dụng KS càng tốt, ngâmkéo dài 2 – 3 tuần hay hàng năm. 

b. Dạng sắc đặc và cao: dễ bảo quản, tăng khả năng diệt khuẩn. 

- Dạng sắc đặc: sắc tô mộc bình thường, gộp nước sắc của 2 lần lại cô đặc thành cao lỏngd = 1,07 – 1,26, lượng nước còn khoảng 20%, cao mềm ở 800C. 

- Cao: chế bột cao bằng cách sấy, tiếp tục sấy cao trên ở nhiệt độ 50 – 600C đến khô, tỷlệ bột cao khoảng 9% so với gỗ khô.

 c. Dạng viên:- Phối hợp tô mộc với bột DL khác: ngũ bội tử, búp ổi,... thêm tá dược dính, chia viên.

 - Một viên tô mộc: bột cao tô mộc 0,125g, búp ổi 0,125g và tá dược vừa đủ 0,750g.

 d. Brômmôtômộc: 

- Gỗ tô mộc ngâm ngập trong nước borat natri 40%, tác dụng chữa bệnh tăng lên rấtnhiều.

 - Rửa vết thương, không gây đau rát, con vật ít liếm nên vết thương mau lành. 

e. Dạng glyxerôtômộc: tăng hoạt lực kháng khuẩn lên 200 lần.

 - Dung môi kép: glyxerin 3ml (30g), nước cất 17ml (170g), cồn 90% vừa đủ 100ml (1lit).Trộn đều glyxerin trong nước cất, thêm từ từ cồn vào vừa đủ 100 ml. 

- Gỗ tô mộc chẻ mỏng (mạt cưa) ngâm trong dung môi kép, tỷ lệ 1/5, ngâm 2 lần cáchnhau 48h. Trộn đều nước ngâm 2 lần sử dụng. 

C. Tác dụng dược lý: 

a. Với vi khuẩn: 

- Nước sắc tô mộc có tác dụng kháng sinh mạnh với nhiều vi khuẩn: staphylococcuspyogenes, salmonella typhi, salmonella sonnei, salmonella dysenteria, shigela flexneri,shigela, bacillus subtilis, clostridium tetani,... 

b. Với cơ thể:- Chống hiện tượng dị ứng xảy ra do brasilin và brasilein có tác dụng kháng histamin, dochúng khóa men histidin decarboxylaza, nên histamin không hình thành từ histidin.- Nước sắc tô mộc có tác dụng tăng cường co bóp cả về biên độ, tần suất của cơ trơn trênthỏ: ruột, tử cung,...- Tăng co bóp tim ếch, co mạch quản ngoại vị (màng bơi chân ếch) thời gian càng lâu tácdụng càng rõ. Dùng 0,2 ml dung dịch nước sắc tô mộc 20% khôi phục hoạt động của timbị ngừng do nước sắc chỉ thực 20%, hay các thuốc ức chế co bóp: pilocarpin, cloralhydrat,eserin salicylat, quinin clohydrat... 

- Gây mê khi tiêm vào tĩnh mạch chó, thể tích thận không thay đổi. Khi phối hợp vớihormon tuyến thượng thận có tác dụng ức chế rất rõ.

 - Nước sắc tô mộc có thể gây mê, liều cao gây chết. Tác dụng đối kháng với các thuốcgây hưng phấn thần kinh như strychnin, cocain. 

- Thuốc cầm máu khi vật nuôi bị các chứng viêm nhiễm gây chảy máu đường tiêu hóa,sinh dục, tiết niệu, hô hấp. Tốt với GS cái sau đẻ bị viêm chảy máu nhiều đường SD. 

a. Thành phần hóa học: 

 - Tanin, acid galic, sappanin (C12H12O4), tinh dầu, brasilin (C16H14O5). 

- Trong đó brasilin là hoạt chất chính, là chất kết tinh hình kim, màu vàng, dễ tan trongnước, tan nhiều hơn trong rượu.

 + Trong dung dịch kiềm brasilin cho màu đỏ (kiểm tra trong nước tiểu GS) 

+ Brasilin khi bị oxy hóa sẽ chuyển thành brasilein có tác dụng sát khuẩn mạnh hơn. 

- Tanin trong gỗ tô mộc là hoạt chất phụ, tác dụng làm săn se niêm mạc, cầm máu, chốngdịch thẩm xuất. 

b. Cơ chế tác dụng của kháng sinh tô mộc

 Chính là do hoạt chất brasilin và brasilein quyết định. Công thức cấu tạo củachúng như sau: Cả 2 dạng phenol và quinoid đều có tác dụng kháng khuẩn, nhưng ở dạng qiunoidtác dụng kháng khuẩn lại mạnh hơn, do nó là 1 trong 4 loại dẫn xuất của chronon có tácdụng kháng sinh. 

 Đặc điểm của kháng sinh tô mộc.  

Chịu được sáng và nhiệt độ cao trong thời gian dài, lâu. Với các dạng bào chế ởtrên và nhiệt độ khi chế biến 100oC mà brasilin và brasilein vẫn không bị mất tác dụngkháng sinh. Trong lâm sàng ta có thể dụng tô mộc dới nhiều dạng bào chế tuỳ điều kiện cụthể: ngâm kiệt, sắc đặc, chế cao lỏng, đặc hay bột...mà tác dụng trị bệnh vẫn đợc đảm bảo. 

 Không bị men trypxin và pepxin ở đường tiêu hoá phân huỷ mất tác dụng khángsinh. Khi điều trị cho uống được để hạ giá thành. 

Hoạt chất brasilin và brasilein trong thuốc duy trì thời gian tác dụng và tồn tại lâutrong cơ thể. Trên trâu có thể tới 72 giờ sau khi uống. 

Thuốc được thải ra ngoài chủ yếu quathận và đờng tiêu hoá. 

Thuốc an toàn, không độc. Chỉ số điều trị lớn. Liều độc trên đại gia súc tới hàngtrăm lần. Trâu có thể uống một lần tới 1kg gỗ tô mộc dới dạng nớc sắc đặc mà vẫn cha cóbiểu hiện trúng độc. Trong khi đó liều điều trị chỉ có 50 gam.

c. Ứng dụng điều trị:Tô mộc có vị ngọt, không độc, có tác dụng hoạt huyết, thông kinh lạc, tán phong. Dùngđiều trị các bệnh cụ thể sau: 

- Vật nuôi sau đẻ bị viêm đường sinh dục mạn tính gây suy dinh dưỡng, phù thũng haykhi bị đánh đập, tổn thương phần mềm gây thâm tím. 

- GS bị viêm, chảy máu đường tiêu hóa, hô hấp,... 

+ Trị hội chứng tiêu chảy ra máu do bị viêm dạ dày – ruột của lợn, bê viêm phổi. Kết hợpvới ngũ bội tử sắc đặc cho uống tùy khối lượng. Với ấu súc nên dùng dạng glyxerôtômộchay dạng viên tô mộc. 

- Dùng rửa vết thương nhiễm trùng, chảy nhiều mủ, nước bẩn: chế dạng brômmôtômộcsẽ giúp vết thương nhanh lành. 

- Không dùng cho GS cái đang mang thai 

- Liều lượng: liều dùng trên con/ngày: 

+ ĐGS: 30 – 50g

 + TGS: 5 – 10g  

Câu 11 : Tỏi

  a. Cách chế biến 

Ta dùng ánh Tỏi (Bulbus allii) là củ cây tỏi mà ta thường dùng làm vị thuốcChế cồn tỏi 1/5 với cồn 60%, cồn này bảo quản trong tủ lạnh 6 tháng vẫn còn tác dụng. 

b. Thành phần hóa họcTrong tỏi có một ít iod, protein và tinh dầu. Cứ 100kg tỏi củ sẽ thu đợc 60 – 200 gam tinhdầu. Hoạt chất dùng làm thuốc của tỏi là aliin C6H10 OS2. Aliin có ở tinh dầu tỏi. Nó làmột hợp chất Sunfua có tác dụng diệt vi khuẩn rất mạnh với tụ liên cầu - Staphylococcus,Streptococus, Salmonella, E.coli, tả, lỵ, trực khuẩn gây bệnh bạch hâu và vi khuẩn gâythối rữa.Trong tỏi tơi, không có chất alixin ngay mà có chất aliin, một axit amin. Dưới tác dụngcủa men alinaza cũng có trong củ tỏi, mới cho chất alixin. Quá trình thuỷ phân của aliinchỉ xẩy ra khi nó gặp men alinaza trong môi trờng nước. Điều này giải thích cho ta tại saokhi sử dụng tỏi cần phải nghiền hay gĩa nát rồi ngâm trong nớc cất lạnh.

 c. Tác dụng dược lý

 1. Đối với vi sinh vật gây bệnh.Alixin có hoạt phổ kháng sinh rất rộng và mạnh. Thực tế có tác dụng với cả vi khuẩn lẫnvirut và cả nguyên sinh động vật.Kết quả kháng sinh đó của Alixin với vi khuẩn:Đường kính vòng vô khuẩn với Staphylococcus : 42mmVới Shigella fexneri : 32mmVới Shigella Shiga : 42mmVới E.Coli : 36mmVới Salmonella typhy : 36mmVới B.subtilis : 46mmHâu hết các loại vi khuẩn gây bệnh cho ngời và gia súc ở giai đoạn dinh dỡng đềubị tỏi tiêu diệt. Tác dụng diệt khuẩn của alixin rất mạnh. Trong ống nghiệm alixin phaloãng ở nồng độ 1/85.000 – 1/125.000 đã đủ sức ức chế sự phát triển của cầu trungStaphylococcus, Stretococus, Salmonella... cũng trong điều kiện nh thế cloramphenicolpha loãng ở nồng độ 1/5.000 vẫn không có tác dụng với Salmonell.  Thực tế tỏi còn có tác dụng diệt cả virut cúm gây bệnh cho ngời.

 2. Đối với nguyên sinh động vật.Nớc tỏi 5% ức chế rất nhanh sự hoạt động của Amip. Khi tiếp xúc với alixin, amipco lại thành một khối tròn, mất khẳ năng vận động và bám vào thành ruột. Dới tác dụngcủa nớc tỏi 5% những con amip còn sống sót cũng mất hết khẳ năng sinh sản. 

3. Đối với gia cầm, gia súc và ngời:Tỏi đợc coi như một vị thuốc "bổ" nó có tác dụng kích thích sự tiêu hoá do làm tăng khẳnăng tiết dịch vị, dịch mật, dịch ruột.Tỏi còn làm tăng sự hấp thụ Vitamin B1 theo cơ chế : chất này đã cõng vitamin B1 hấp thụ nhanh chóngqua thành ruột.Với gia súc, gia cầm, ăn tỏi thờng xuyên còn có tác dụng kích thích tăng trọng và đềphòng đợc một số bệnh: Tụ huyết trùng, thơng hàn, bạch lỵ...ở ngời, cồn tỏi 1/5 trong cồn 60% liền XX – XXXX giọt một ngày, chia 2 lần, có tácdụng làm giảm huyết áp do làm giãn mạch quản. 



Cơ chế kháng sinh-

 Allicin – kháng sinh thảo mộc rất mạnh do trong công thức phân tử có chứa: nguyên tốoxy hoạt động.

 - Ngoài ra allicin cạnh tranh với acid amin cystein – yếu tố sinh trưởng và phát triển củahầu hết các VK gây bệnh ở người và gia súc. Phản ứng cạnh tranh kết hợp với cystein.

 Vìvậy VK bị mất yếu tố sinh trưởng nên không phát triển được.

Ứng dụng:

 - Chữa chứng bệnh viêm đường tiêu hóa (dạ dày và ruột): do VK, amip gây ra, cả thểmãn và cấp cho kết quả tốt. 

- Chữa chứng liệt dạ cỏ, chướng bụng đầy hơi, táo bón. 

- Chữa bệnh đường hô hấp: viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi. 

- Các ổ viêm, áp xe, chín mé, vết thương nhiễm trùng có kết quả tốt. So với penicillin tỏichữa vết thương nhanh lành hơn.

 Liều lượng: Củ tỏi bóc vỏ, liều dùng một lần cho vật nuôi như sau: 

- Trâu, Bò, Ngựa: 30 – 40g

 - Dê, Cừu, Lợn: 10 – 20g 

- Thỏ, Gia cầm: 1 – 2g  




Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com