Chào các bạn! Truyen4U chính thức đã quay trở lại rồi đây!^^. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền Truyen4U.Com này nhé! Mãi yêu... ♥

De cuong danh gia dat xhung 1 va 2 Phần 2

Câu 1. Tổng quan về đánh giá đất đai

1.2.1. Trên thế giới

Tiếp theo những thành tựu nghiên cứu của ngành khoa học đất, công tác đánh giá đất trên thế giới đã được quan tâm và chú trọng. Các phương pháp đánh giá đất mới đã dần phát triển thành lĩnh vực nghiên cứu liên ngành mang tính hệ thống nhằm kết hợp các kiến thức khoa học về nguồn tài nguyên đất và việc sử dụng đất.

Đã có nhiều phương pháp đánh giá đất khác nhau, nhưng nhìn chung theo hai khuynh hướng sau:

- Đánh giá đất đai về mặt tự nhiên nhằm xác định tiềm năng và mức độ thích hợp của đất đai cho các mục đích sử dụng cụ thể.

- Đánh giá đất đai về mặt kinh tế là đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế cho các loại sử dụng đất xác định

Hiện nay trên thế giới có 3 phương pháp đánh giá đất chính:

- Đánh giá đất theo định tính, chủ yếu dựa vào sự mô tả và xét đoán thông qua các yếu tố tự nhiên (như: độ dày, TPCG, độ thấm, địa hình, xói mòn, khí hậu,...) và năng suất cây trồng trong 10 năm.

- Đánh giá đất theo phương pháp thông số để xác định các đặc tính, tính chất đất đai.

- Đánh giá đất theo định lượng dựa vào mô hình mô phỏng định hướng, dựa vào tính thích hợp của các loại sử dụng đất đối với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.

Tùy theo mục đích sử dụng và điều kiện cụ thể, một số quốc gia đã đề ra nội dung, phương pháp đánh giá, phân hạng tài nguyên đất đai riêng.

Câu 2. Khái niệm đánh giá đất đai

Theo A.Young: Đánh giá đất đai là quá trình đoán định tiềm năng của đất cho một hoặc một số loại sử dụng đất được chia ra để lựa chọn.

Theo FAO đã đề xuất định nghĩa đánh giá đất đai (1976): Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại sử dụng đất yêu cầu phải có.

Như vậy đánh giá đất đai là quá trình thu thập thông tin về đất đai, xem xét toàn diện để phân hạng đất về mức độ thích nghi và các yếu tố kinh tế xã hội khác. Kết quả đánh giá phân hạng đất được thể hiện bằng bản đồ, bản báo cáo và các bảng biểu số liệu kèm theo.

1.2.1.5. Đánh giá đất đai theo FAO

Nhận thức được tầm quan trọng , cấp thiết của thực tiễn sản xuất là cần phải có những giải pháp hợp lý trong sử dụng đất nhằm hạn chế và ngăn chặn những tổn thất đối với tài nguyên đất đai

Năm 1970, tổ chức Nông - Lương Liên Hợp Quốc (FAO) đã tập hợp các chuyên gia nông nghiệp hàng đầu ở nhiều quốc gia tổng hợp xây dựng "Đề cương đánh giá đất đai". Các nhà nghiên cứu đánh giá đất cũng đã nhận thấy những nỗ lực không thể đơn phương ở từng quốc gia riêng rẽ, mà phải có sự thống nhất về các nguyên tắc và tiêu chuẩn đánh giá đất đai chung trên phạm vi toàn thế giới.

Kết quả là Uỷ ban Quốc tế nghiên cứu đánh giá đất của tổ chức FAO đã cho ra đời bản dự thảo đánh giá đất lần đầu tiên vào năm 1972. Sau đó được Blikman và Smyth biên soạn và cho in ấn chính thức vào năm 1973.

Năm 1975 bản dự thảo đã được các chuyên gia đánh giá đất của tổ chức FAO tham gia đóng góp, năm 1976 đề cương đánh giá đất (A Framework for land Evaluatinon,1976) đã ra đời. Qua những thử nghiệm ban đầu ở các nước đang phát triển đề cương này được tiếp tục được bổ sung và hoàn thiện vào các năm sau đó để áp dụng cho từng đối tượng sản xuất nông nghiệp cụ thể như:

- Đánh giá đất cho nền nông nghiệp nước trời.

- Đánh giá đất cho nền nông nghiệp được tưới.

- Đánh giá đất cho phát triển nông nghiệp.

- Đánh giá đất cho sự nghiệp phát triển nông thôn.

- Đánh giá đất và phân tích hệ thống canh tác cho quy hoạch sử dụng đất .

* Ưu điểm của phương pháp đánh giá đất theo FAO

- Các chỉ tiêu được sử dụng có thể định lượng, đo đếm được.

- Đánh giá đất đai được nhìn nhận khá toàn diện trên các khía cạnh: tự nhiên, kinh tế xã- hội và môi trường.

- Đánh giá thích hợp đất đai cho những hệ thống cây trồng riêng rẽ, trả lời những yêu cầu cụ thể của các loại sử dụng đất (LUT) trong sản xuất.

- Dễ dàng vận dụng cho đánh giá đất ở các mức độ chi tiết, bởi do sự khác biệt về yêu cầu của từng loại cây trồng đối với đất, một số yếu tố được xác định trong đánh giá có thể là yếu tố hạn chế hay không thích hợp cho loại hình sử dụng này, song lại không phải là yếu tố hạn chế cho các loại hình sử dụng khác.

- Phương pháp đánh giá đất của Liên Xô (cũ ) và Hoa Kỳ chủ yếu dựa vào khả năng thích hợp điều kiện tự nhiên đối với (LUT), rất ít quan tâm đến những yếu tố kinh tế và xã hội điều này có thể đưa đến những sai lệch trong áp dụng các kết quả đánh giá vì chúng không phù hợp với điều kiện, kinh tế- xã hội của vùng nghiên cứu.

- Phương pháp đánh giá đất của FAO đã đề cập đến các chỉ tiêu kinh tế- xã hội liên quan đến khả năng sử dụng đất và khả năng sinh lợi nhuận. Đây là những thông tin rất có ý nghĩa cho việc xác định và lập kế hoạch cho sử dụng đất.

- Việc nhấn mạnh những yếu tố hạn chế trong sử dụng và quản lý đất liên quan đến các vấn đề về môi trường trong phương pháp đánh giá đất của Mỹ và của FAO là rất có ý nghĩa cho việc bảo vệ môi trường sinh thái, đặc biệt trên những loại đất có vấn đề và dễ bị suy thoái.

* Tóm lại:

- Phương pháp đánh giá đất của FAO là sự kế thừa, kết hợp được những điểm mạnh của cả hai phương pháp đánh giá đất của Liên Xô (cũ) và của Hoa kỳ, đồng thời bổ sung hoàn chỉnh về phương pháp đánh giá thích hợp đất đai cho các mục đích khác nhau.

- Việc đưa ra phương pháp đánh giá mang tính quốc tế giúp các nhà khoa học có được tiếng nói chung, trong trao đổi thông tin, kiến thức trong đánh giá sử dụng đất giữa các quốc gia trên thế giới.

- Điểm ưu việt nổi bật của phương pháp FAO là rất quan tâm đến khả năng duy trì và bảo vệ tài nguyên đất đai nhằm xây dựng một nền nông nghiệp bền vững trên phạm toàn thế giới cũng như ở từng quốc gia riêng rẽ.

Câu 2. Khái niệm về đất, sử dụng đất, hệ thống sử dụng đất

1. Khái niệm về đất

Khái niệm:

- Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh thái (FAO, 1976). Với khái niệm này, đất đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. Đất theo nghĩa đất đai bao gồm: Khí hậu; dáng đất, địa hình; Thổ nhưỡng; Thủy văn; Thảm thực vật tự nhiên; Cỏ dại trên đồng ruộng; Động vật tự nhiên; Những biến đổi của đất do hoạt động của con người.

- Đất đai (land): là diện tích đất cụ thể của bề mặt Trái Đất: khí hậu, địa hình, nước, thổ nhưỡng, trầm tích, sinh vật, hoạt động của con người.

- Sử dụng đất: là tác động vào đất đai nhằm đạt đc hiệu quả mong muốn. Sử dụng đất là các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp tạo ra các loại hình (Land Use Type - LUT) trên mỗi đơn vị bản đồ đất đai -LMU. Cụ thể:

+ Sử dụng trên cơ sở sản xuất trực tiếp: cây trồng, đồng cỏ, gỗ rừng,...

+ Sử dụng trên cơ sở sản xuất gián tiếp: chăn nuôi, chế biến,...

+ Sử dụng cho mục đích bảo vệ: chống suy thoái đất, bảo tồn đa dạng hóa loài sinh vật, bảo tồn đa dạng sinh học, chống xói mòn, nhiễm mặn,...

+ Sử dụng đất theo các chức năng đặc biệt: du lịch sinh thái, công viên, xây dựng,...

- Hệ thống sdđ (LUS): là sự kết hợp của đơn vị bđđđ và loại hình sdđ ở thời điểm hiện tại hoặc tương lai. Như vậy, mỗi hệ thống sdđ có một hợp phần đất đai và một hợp phần sdđ.

+ Hợp phần đất đai của hệ thống sdđ chính là những đặc tính của đơn vị bđđđ: Loại đất, độ dốc, độ ẩm, lượng mưa...

+ Hợp phần sử dụng đất của hệ thống sdđ là các đặc tính để mô tả loại hình sdđ: Thuộc tính sinh học, thuộc tính kỹ thuật và quản lý sản xuất, thuộc tính KTXH...

- Trong LE, LUS là một phần của hệ thống canh tác và nó có mối quan hệ chặt chẽ với hệ thống nông nghiệp của một vùng sản xuất. Thực tế cho thấy, hệ thống canh tác của mỗi vùng có ảnh hưởng đáng kể đến các LUS (như nguồn lao động, hoạt động khuyến nông, phương thức canh tác, vốn đầu tư cho sản xuất, ...)

Có thể khái quát hệ thống sử dụng đất bằng sơ đồ:

Câu 3.Trình bày k/n, MĐ của đánh giá đất (LE)? Vai trò của LE trong QHSDĐ?

vKhái niệm:

- Theo FAO (1976): LE là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại yêu cầu sdđ cần phải có.

- Theo A.Young: LE là quá trình đoán định tiềm năng của đất cho 1 hoặc 1 số loại sdđ đc chia ra để lựa chọn.

Ø Như vậy LE là quá trình thu thập thông tin về đất đai, xem xét toàn diện trên phạm vi rất rộng (bao gồm: cả không gian, thời gian, đk tự nhiên, KT, XH) để phân hạng đất về mức độ thích nghi và các yếu tố kinh tế xã hội khác. Kết quả đánh giá, phân hạng đđ đc thể hiện = bản đồ, bản báo cáo & các bảng biểu số liệu kèm theo.

vMục đích:

- Phát hiện tiềm năng đđ chưa sử dụng.

- Đề xuất các biện pháp cải tạo đất.

- Làm cơ sở cho công tác QHSDĐ.

- Cung cấp các thông tin về những đk thuận lợi và khó khăn cho việc sdđ, từ đó có cơ sở đề xuất hợp lý các quyết định.

vVai trò của LE trong QHSDĐ:

- Nhằm cung cấp cơ sở KH & thực tiễn để các nhà khoa học xem xét, lựa chọn và đưa ra các phương án sdđđ.

- Những thông tin tư liệu đầy đủ và toàn diện cả về đk TN-KT-XH & MT trong LE giúp cho các phương án QHSDĐ hình thành mang tính khả thi bởi đã lường trước đc những thuận lợi và khó khăn, đề xuất đc những giải pháp phù hợp nhằm sdđ hợp lý và đạt hiệu quả cao.

Đây là bước cuối cùng trong quy trình LE theo chỉ dẫn của FAO. Nếu kết quả và chất lượng của chương trình LE tốt, thì đó là cơ sở để đề xuất được những biện pháp sử dụng đất thích hợp, có hiệu quả cao.

Một số đề xuất từ kết quả của chương trình LE phục vụ cho công tác quy hoạch:

- Rà soát lại nguồn tài nguyên đất và tiềm năng khai thác, sử dụng đất nông nghiệp.

- Cung cấp các thông tin, dữ liệu về điều kiện đất đai cho sản xuất nông nghiệp.

- Xác định được các LUS thích hợp đối với từng vùng sinh thái khác nhau.

- Xác định được diện tích và điều kiện sản xuất của các LUS trong vùng sản xuất nông nghiệp.

- Đề xuất được các chính sách sử dụng đất, các dự án đầu tư cho sản xuất và các biện pháp khoa học kỹ thuật phù hợp với các LUT khác nhau của từng vùng.

- Câu 4. Nguyên tắc và quy trình đánh giá đất

1.3.2.1. Nguyên tắc đánh giá đất

- So sánh các LUT khác nhau trong vùng nghiên cứu.

- Mức độ thích hợp của đất được đánh giá và phân hạng cho các LUT cụ thể.

- So sánh hiệu quả kinh tế giữa các LUT về lợi nhuận thu được và đầu tư cần thiết (về phân bón, lao động, thuốc trừ sâu, máy móc, ...)

- Đánh giá đất đai trên quan điểm tổng hợp với sự phối hợp và tham gia của các nhà khoa học ở các lĩnh vực khác nhau như nông học, lâm nghiệp, kinh tế và xã hội học.

- Việc đánh giá đất phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu.

- Khả năng thích hợp và đưa vào sử dụng của các LUT phải dựa trên cơ sở bền vững, các nhân tố sinh thái trong sử dụng đất phải được dùng để quyết định.

1.3.2.2. Quy trình đánh giá đất đai theo FAO

FAO đã đề xuất các bước chính trong quy trình đánh giá đất như sau.

Đây cũng chính là các bước tiến hành đánh giá đất đai để phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất (FAO, 1992)

Từ 9 bước trên, công tác đánh giá đất tập trung vào một số bước chính như sau:

* B1 - Xác định mục tiêu: Xây dựng ngay từ khi thành lập dự án

Đối với đánh giá đất nông nghiệp, mục tiêu phải làm rõ các vấn đề sau:

- Những loại sử dụng đất (LUT) nào phù hợp với điều kiện tự nhiên, có hiệu quả kinh tế và thích ứng với điều kiện xã hội ở vùng đánh giá.

- Những hạn chế của LUT về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường.

- Những đầu tư nào cần thiết để đạt được sản phẩm dự kiến và giảm thiểu các tác động bất lợi.

- Sản phẩm của LUT và ý nghĩa sử dụng của chúng

* B2 - Thu thập tài liệu: Dựa vào mục tiêu và quy mô của từng dự án đánh giá đất mà tiến hành thu thập các tài liệu, thông tin có sẵn về điều kiện tự nhiên, KTXH của vùng dự án.

- Nhóm tài liệu về kinh tế - xã hội

+ Mục tiêu phát triển và chính sách.

+ Tình hình phát triển kinh tế của ngành trong huyện.

+ Cơ sở hạ tầng.

+ Số liệu thống kê: dân số, bình quân diện tích tự nhiên, diện tích canh tác, tình hình sử dụng đất, năng suất, sản lượng của các loại cây trồng, bình quân thu nhập của nông dân...

- Các tài liệu sau khi thu thập sẽ tiến hành

+ Tổng hợp, xử lý và chọn lọc để sử dụng các tài liệu thu thập một cách hiệu quả nhất.

+ Đối chiếu các số liệu cũ so với hiện trạng để xác định tính phù hợp và tính hiện thực của số liệu (tập trung vào số liệu thiết yếu đối với mục tiêu đánh giá đặt ra).

+ Xử lý, tính toán và tổng hợp các số liệu cần thiết.

+ Dựa vào các tuyến điều tra chỉnh lý các bản đồ đất, hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp kết hợp với việc xem xét số liệu thống kê dự kiến số lượng phiếu điều tra hiệu quả sử dụng đất cần đánh giá.

* B3 - Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai: Mô tả các LMU dựa trên kết quả điều tra tài nguyên đất. Mỗi một LMU có số lượng các đặc tính khác với LMU khác.

* B4 - Chuyển đổi các đặc tính của mỗi LMU thành các tính chất đất đai có tác động trực tiếp đến sự hình thành hệ thống sử dụng đất LUS. Đó chính là sự kết hợp của LUT được lựa chọn với LMU.

* B5 - Xác định và mô tả các loại hình sử dụng đất LUT với các thuộc tính chính mà có liên quan đến:

+ Các chính sách và các mục tiêu phát triển.

+ Những hạn chế đặc biệt trong sử dụng đất.

+ Những nhu cầu và ưu tiên của các chủ sử dụng đất.

+ Các điều kiện tổng quát về KTXH và sinh thái nông nghiệp trong khu vực đánh nghiên cứu.

* B6 - Quyết định các yêu cầu sử dụng đất cho mỗi loại hình sử dụng đất LUT đã được lựa chọn. Chủ yếu là các yêu cầu về tự nhiên và sinh học.

* B7 - Đối chiếu xếp hạng các LUT trên cơ sở so sánh các yêu cầu sử dụng đất của các LUT với tính chất đất đai của LMU nhằm xác định mức độ thích hợp của các tính chất đất đai của LMU cho mỗi LUT. Từ đó tiến hành phân hạng thích hợp đất đai cho các LUT đã đối chiếu.

* B8 - Đề xuất các hệ thống sử dụng đất LUS tối ưu và các giải pháp cải tạo các LUT thích hợp phục vụ quy hoạch sử dụng đất và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên đất của khu vực nghiên cứu.

Như vậy, đánh giá đất dựa trên cơ sở so sánh các dữ liệu tài nguyên đất với các yêu cầu sử dụng đất của LUT. Nó cung cấp thông tin về sự thích hợp đất đai cho việc sử dụng đất, điều đó cũng có nghĩa là nó cung cấp các thông tin về sự thích hợp trong sử dụng đất phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất.

Câu 5: Trình tự hoạt động đánh giá đất đai theo FAO có thể mô phỏng bằng sơ đồ như sau:

5.1). Phương pháp đánh giá đất đai hai giai đoạn

Trong phương pháp này giai đoạn đầu chủ yếu khảo sát đánh giá đất đai về mặt điều kiện tự nhiên. Sau đó, đến giai đoạn hai điều tra khảo sát, đánh giá và phân tích về mặt kinh tế xã hội. Thuận lợi của phương pháp này là khi nghiên cứu chỉ tập trung theo từng phần theo từng p hương pháp rõ ràng. Thời gian thực hiện cũng được uyển chuyển v à nhân sự cũng dễ dàng tổ chức.

5.2). Phương pháp đánh gia đất đai song song

Nghiên cứu điều tra khảo sát đ iều kiện tự nhiên và phân tích các yếu tố về kinh tế xã hội cùng thực hiện một lúc. Thuận lợi của phương pháp này là có sự hợp tác đa ngành cùng thực hiện. Phương pháp này thường được thực hiện cho các tỉ lệ chi tiết và bán chi tiết.

Tuy nhiên hai phương pháp này có thể kết hợp nhau tạo thành một chuổi liên tiếp như kết quả khảo sát thăm dò hay sơ bộ thì có thể áp dụng phương pháp hai giai đoạn để làm tiền đề cho việc xây dựng tỉ lệ bản đồ chi tiết và bán chi tiết bằng phương pháp song song. Tuy nhiên, trong thực tế thì giữa hai phương pháp này cũng chưa được rõ ràng vì trong ph ương pháp hai giai đoạn, ở giai đoạn đầu chọn lọc kiểu sử dụng đất đai cho đánh giá thích nghi thì cũng cần những thông tin từ l ĩnhh vực kinh tế xã hội.

Câu 40: Trình bày khái niệm bản đồ đơn vị đất đai? Nêu và giải thích các chỉ tiêu khi xây dựng bản đồ đơn vị đất đai (LUM)?

· Khái niệm: Bản đồ đơn vị đđ được xây dựng trên cơ sở chồng xếp các loại bản đồ đơn tính về các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng tới chất lượng đất đai dựa vào các yếu tố và chỉ tiêu phân cấp đã lựa chọn theo cùng tỷ lệ và cùng lưới chiếu. Các khoanh, vạt đất trên LUM sau khi chồng xếp là đơn vị bđđđ.

· Đơn vị bản đồ đất đai là một khoanh đất, vạt đất được xác định cụ thể trên bản đồ đơn vị đất đai với những đặc tính và tính chất đất đai riêng biệt thích hợp đồng nhất cho từng LUT nhất định (LAND UNIT TYPE - LUT). Tập hợp các đơn vị bản đồ đất đai trong khu vực, vùng đánh giá đất được thể hiện bằng bản đồ đơn vị đất đai.

· Các chỉ tiêu khi xây dựng bản đồ đơn vị đất đai:

- Số chỉ tiêu và mức độ phân cấp sẽ quyết định độ chính xác của mức độ đánh giá.

- 5 < số chỉ tiêu < 10.

- Mỗi chỉ tiêu sẽ phân từ 2 - 4 cấp.

Yêu cầu cho các chỉ tiêu lựa chọn:

- LMU cần phải đảm bảo tính đồng nhất tối đa và các chỉ tiêu phân cấp phải được xác định rõ ràng

- LMU phải có ý nghĩa thực tiễn cho các LUT lựa chọn.

- LMU càng đơn giản càng tốt & phải thể hiện được trên bản đồ.

- Chỉ tiêu xây dựng LUM phải mang tính ổn định (10 năm).

- LMU phải được xác định một cách đơn giản dựa trên những đặc điểm quan sát trực tiếp đồng ruộng hoặc qua sử dụng kỹ thuật ảnh máy bay hoặc ảnh viễn thám (RS).

- Đặc tính và tính chất của LMU phải là những đặc tính và tính chất tương đối ổn định bởi chúng là nhu cầu sử dụng đất thích hơp cho các LUT trong LE.

Cau 6. Xác định các đơn vị bản đồ đất đai

1. Khái niệm đơn vị bản đồ đất đai LAND MAPPING UNIT -LMU

Đơn vị bản đồ đất đai là một khoanh đất, vạt đất được xác định cụ thể trên bản đồ đơn vị đất đai với những đặc tính và tính chất đất đai riêng biệt thích hợp đồng nhất cho từng LUT nhất định (LAND UNIT TYPE - LUT). Tập hợp các đơn vị bản đồ đất đai trong khu vực, vùng đánh giá đất được thể hiện bằng bản đồ đơn vị đất đai

Để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai cần phải tuân thủ các chỉ dẫn sau đây:

1. LMU cần phải bảo đảm tính đồng nhất tối đa. Nếu không được thể hiện trên bản đồ thì cũng phải được mô tả chi tiết.

2. Các LMU phải có ý nghĩa thực tiễn cho các loại hình sử dụng đất sẽ được đề xuất lựa chọn

3. Các LMU phải được vẽ trên bản đồ

4. Các LMU phải được xác định một cách đơn giản dựa trên những đặc điểm quan sát trực tiếp trên đồng ruộng hoặc qua sử dụng kỹ thuật ảnh máy bay, viễn thám.

5. Các đặc tính của LMU phải là những đặc tính và tính chất khá ổn định vì chúng sẽ là các nhu cầu sử dụng đất thích hợp cho các loại hình sử dụng đất LE.

Việc lưa chọn các yếu tố của một đơn vị đất đai phụ thuộc vào tầm quan trọng của mỗi yếu tố tới kiểu sử dụng đất, mức độ tư liệu hoá để có thể hoàn thành bản đồ đơn vị đất đai. Đơn vị đất đai là nền tảng sử dụng để đánh giá đất đai.

.2. Đơn vị đất đai LAND UNIT TYPE - LUT

Đơn vị đất đai được hiểu là những vùng đất trên thực tế, tương ứng với các khoảnh đất trên bản đồ có sự đồng nhất tương đối về tất cả các chỉ tiêu như; đất, nước, khí hậu... kinh tế xã hội. Đơn vị đất đai là cơ sở để tiến hành đánh giá, phân hạng đất do đó phải xác định một cách chính xác, khách quan.

2. KN Bản đồ đơn vị đất đai

· Khái niệm: Bản đồ đơn vị đđ được xây dựng trên cơ sở chồng xếp các loại bản đồ đơn tính về các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng tới chất lượng đất đai dựa vào các yếu tố và chỉ tiêu phân cấp đã lựa chọn theo cùng tỷ lệ và cùng lưới chiếu. Các khoanh, vạt đất trên LUM sau khi chồng xếp là đơn vị bđđđ.

Bảng 2.10: Nguồn dữ liệu để lựa chọn các LUT và phương pháp thu thập dữ liệu

Nguồn dữ liệu

Phương pháp thu thập

a) Dữ liệu có sẵn

Tìm trong thư viện

-Tài liệu

- Dữ liệu điều tra từ trước

- Điều tra dân số

- Thống kê

b) Các cơ quan

Phỏng vấn, tư liệu

c) Những thông tin chủ yếu:

Phỏng vấn và không theo thủ tục quy định (theo chủ đề)

- Chuyển giao trực tiếp

- Các nhà nghiên cứu

- Các nhà lãnh đạo thôn, huyện

d) Các nông dân

- Phỏng vấn không chính thức

- Nghiên cứu cụ thể

- Phỏng vấn nhóm

- Điều tra: định lượng/định tính dựa vào một lần đi thăm hoặc nhiều lần.

Câu 7: Trình bày lựa chọn các chỉ tiêu xây dựng phân cấp trong bản đồ đơn vị đất đai và nguyên tắc tổng hợp các đơn vị đất đai cấp toàn quốc trong xây dựng đvị bđđđ ở Việt Nam?

· Các chỉ tiêu xây dựng phân cấp trong bản đồ đơn vị đất đai:

- Cơ sở lựa chọn:

+ Lựa chọn phân cấp theo vùng sinh thái NN.

+ Các yếu tố lựa chọn: Khí hậu, đất, nước...

- Chỉ tiêu phân cấp bản đồ đơn vị đất đai của việt nam

+ Thổ nhưỡng: phân cấp các nhóm đất: đất cát, đất phù sa, đất mặn, Đ phèn, Đ xám, Đ thung lũng dốc tụ, Đ đen và than bùn, Đ đỏ, Đ mùn vàng đỏ trên núi, Đ trơ sỏi đá,

+ Tầng dày của đất: >100cm; 50-100cm; < 50cm

+ Độ dốc: <15; 15-25; >25

+ Lượng mưa/ năm: >2500mm; 1500-2500mm; <1500mm (ngập lụt)

+ Thủy văn nước mặn: không bị ngập, ngập nông; Ngập 30-60cm; ngập triều hàng ngày...

+ Tưới tiêu: có tưới; nhờ nước trời

+ Nhiệt độ( tổng tích ôn 0C)

· Nguyên tắc tổng hợp các đơn vị đất đai.

Nguyên tắc lựa chọn các chỉ tiêu:

- Phù hợp với yêu cầu của các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cần đánh giá.

- Xuất phát từ thực tế sản xuất.

- Phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.

- Đáp ứng được mục tiêu chiến lược phát triển nông nghiệp ở vùng nghiên cứu.

- Phù hợp với nguồn tài liệu hiện có và khả năng bổ sung cho xây dựng các LMU.

* Phù hợp với tỷ lệ bản đồ cần xây dựng

- Các đơn vị bđđđ đc tổng hợp từ đơn vị đđ của 9 vùng sinh thái nông lâm nghiệp trong cả nước tỷ lệ 1/250.000 lên cấp miền tỷ lệ 1/500.000 & từ cấp miền tổng hợp lên cấp toàn quốc tỷ lệ 1/1.000.000.

- Phương pháp tổng hợp căn cứ vào 7 yếu tố & các chỉ tiêu phân cấp đã nêu trên. Loại bỏ các đvịđđ chiếm diện tích quá nhỏ không thể thể hiện đc trên bđ.

Như vậy theo tỷ lệ bđ 1/1.000.000 cả nước có 373 đvịđđ.

Để xác định đơn vị đất đai cần dựa vào:

- Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu

- Yêu cầu sử dụng đất đai của các loại sử dụng đất nông nghiệp cần đánh giá

- Các kết quả điều tra về điều kiện tự nhiên, và sử dụng đất nông nghiệp.

Câu 8: Trình bày khái niệm đơn vị bản đồ đất đai? Giải thích cách lựa chọn các đặc tính và tính chất đất đai?

· Kh ái ni ệm:

- Đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit - LMU) là một hợp phần của hệ thống sử dụng đất (LUS) trong LE.

- LMU là một khoanh đất được xác định cụ thể trên bản đồ đơn vị đất đai với những đặc tính và tính chất đất đai riêng biệt thích hợp đồng nhất cho từng LUT, có cùng một điều kiện quản lý đất đai, cùng một khả năng sản xuất và cải tạo đất.

- Tập hợp các đơn vị bản đồ đất đai trong khu vực đánh giá đất được thể hiện bằng bản đồ đơn vị đất đai.

- Đvị bđđđ có vị trí và diện tích trên bản đồ đvịđđ.

- Đvị bđđđ có đặc tính và tính chất đđ đặc thù thích hợp với 1 loại hình sdđ nhất định.

- Đặc tính và tính chất đđ của chính là những yêu cầu sdđ của loại hình sdđ bao gồm cả về TN, KTXH.

· Đặc tính đất đai (Land Quality - LQ)

- Là thuộc tính phức tạp của đất đai tác động đặc biệt đến tính thích hợp của đất đó đối với loại hình sử dụng đất đặc biệt. Nó phản ánh tương tác của rất nhiều tính chất đất đai.

VD: Mức độ xói mòn, chế độ nhiệt, độ ẩm, khả năng thoát nước, chế độ cung cấp dinh dưỡng...

- Đặc tính đất đai của đvị bđđđ có thể thể hiện rõ rệt các điều kiện về đất cho loại hình sử dụng đất. Và đó chính là câu trả lời trực tiếp cho các yêu cầu sử dụng của các loại hình sdđ.

Ø2 yếu tố trên được sử dụng để xây dựng các đvị bđđđ.

· Tính chất đất đai (Land Characteristic - LC)

- Là các thuộc tính của đất đai mà chúng ta có thể đo đếm và ước lượng được.

Ví dụ: Độ dốc, độ dày tầng đất, độ thoát nước, TPCG, pH, độ phì...

- Tính chất đất đai được dùng để phân biệt các đvị bđđđ với nhau và để mô tả các đặc tính đất đai. Các tính chất đất đai có thể ảnh hưởng cùng lúc đến một vài đặc tính đất đai và từ đó sẽ ảnh hưởng đến tính thích hợp đất khác nhau.

● Một số tính chất đất đai (LC) được sử dụng để đánh giá LQ đất đai.

* Các tính chất về khí hậu

Chỉ tiêu này được đưa vào để xác định khi tiến hành đánh giá ở vùng rộng lớn (toàn quốc, vùng sinh thái, tiểu vùng sinh thái, tỉnh) nếu đánh giá ở vùng hẹp (huyện, vùng sản xuất lớn) chỉ khi yếu tố khí hậu được xác định có sự khác biệt giữa các khu vực trong vùng và có ảnh hưởng đến khả năng bố trí cây trồng ở đó.

Một số chỉ tiêu khí hậu thường được quan tâm:

+ Tổng tích ôn. Nhiệt độ không khí TB tháng, năm. Nhiệt độ TB tối cao, tối thấp...

+ Ảnh hưởng tần xuất bão, sương muối, giá lạnh...

+ Độ dài của mùa ẩm, mùa khô...

+ Bức xạ/ số giờ chiếu sáng/ độ dài của ngày/ nhiệt độ, số giờ nắng trung bình tháng, năm...

+ Lượng mưa: Số lượng, thời gian, cường độ/ chỉ số xói mòn do mưa...

+ Tốc độ gió, hướng/ phạm vi bão/ ẩm độ tương đối..., Sự bốc hơi nước

+ Chế độ nhiệt của đất/chế độ ẩm của đất.

* Các tính chất về địa mạo/dáng đất

- Góc dốc/ chiều dài dốc

- Mật độ thoát nước/khoảng cách rãnh chảy xói

- Địa hình tương đối/ tiểu địa hình/đá lẫn...

- Độ cao/hướng/vị trí trong cảnh quang.

Sử dụng chỉ tiêu độ cao của bản đồ địa hình, chỉ tiêu độ dốc hay địa hình tương đối đã phân chia trên bản đồ đất để tách và phân chia những vùng có địa hình và độ dốc khác nhau trong các bản đồ đơn tính.

* Các tính chất về nước

- Độ sâu của mặt bằng nước, độ sâu của mực nước ngầm

- Thời kỳ úng nước, thời kỳ ngập nước, ngập nước thường xuyên...

- Chế độ tưới tiêu

* Các tính chất về sinh vật

- Hiện trạng lớp phủ thực vật

- Hiện trạng sâu bệnh/thú hoang ăn mồi

* Các tính chất về đất

Các tính chất của đất được liệt kê theo tầng đất mặt (0 - 20cm) và đó là giá trị trung bình cho các tầng dưới, giá trị trung bình cho toàn phẫu diện hoặc đến độ sâu tối thiểu mà ở đó có các tính chất đột biến.

- Loại đất được xác định theo hệ thống quốc gia hoặc quốc tế (FAO - UNESCO, USDA)

- Độ sâu tối thiểu/cấu trúc đất

- Màu sắc, loang lổ, TPCG, đá, chất lẫn vào, sỏi hỗn hợp,

- Lý tính và xói mòn của đất

+ Đá ong hóa, độ bền của kết cấu

+ Tính thấm, tỷ lệ rò rỉ

+ Chỉ số xói mòn do gió, do nước

+ Tiềm năng oxy hóa khử

+ Các khoáng vật bị phong hóa, khoáng sét

- Hóa tính

+ pH, CEC, BS

+ N - P dễ tiêu, kali trao đổi, các chất dinh dưỡng khác, các chất vi lượng, chất hữu cơ, tỷ số C:N,...

+ Tổng số muối tan

+ % Na trao đổi, tỷ lệ hấp phụ Na, các chất độc có trong đất...

* Vị trí → khả năng đánh giá

- Khoảng cách từ đường đất, đường lớn, đường thủy, đường sắt, hoặc theo thị trường - chợ so với nơi chế biến.

Câu 9. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất

Hiện trạng sử dụng đất của mỗi một vùng sản xuất nông nghiệp thường biểu thị sự hiện diện của các loại cây trồng. Do đó trước khi lựa chọn và mô tả các LUT, nhất thiết phải tiến hành điều tra xem xét hiện trạng sử dụng đất của khu vực.

Khi tiến hành đánh giá hiện trạng sử dụng đất, cần tiến hành đánh giá từ quá khứ đến hiện tại và tương lai.

Hiện nay ở nước ta từ cấp huyện đến cấp xã đều có bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Từ bản đồ này, chúng ta có được một số thông tin cần thiết:

- Các loại cây trồng chính đang được sản xuất trong khu vực.

- Sự phân bố và diện tích sản xuất của các loại cây trồng chính

Tuy nhiên, bản đồ hiện trạng vẫn chưa thể cung cấp đầy đủ các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có tác động đến hiện trạng sử dụng đất và các loại cây trồng chính.

2. Lựa chọn loại hình sử dụng đất

* Cơ sở lựa chọn

- Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

- Các nhu cầu của địa phương trong quy hoạch tổng thể: phát triển hoặc thay đổi sử dụng đất.

- Khả năng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và các tiến bộ kỹ thuật mới được đề xuất cho các thay đổi sử dụng đất đó.

Câu 10. Liệt kê các LUT hiện tại theo thứ tự đánh giá hiện trạng Mô tả các loại hình sử dụng đất - LUT . Lấy VD

- Liệt kê các LUT hiện tại theo thứ tự đánh giá hiện trạng

+ Các LUT có ý nghĩa sản xuất của vùng

+ Các LUT có triển vọng của vùng và của các vùng lân cận có cùng điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

+ Các LUT có triển vọng theo kinh nghiệm của các nông dân và các nhà khoa học, kỹ thuật trong vùng nghiên cứu.

+ Các LUT có triển vọng theo các kết quả thử nghiệm từ nghiên cứu khoa học hay khuyến nông lâm.

3.1.3.1. Mục đích

Việc mô tả các LUT được lựa chọn là cơ sở để xác định yêu cầu sử dụng đất và mức độ thích hợp trong sử dụng đất của LE.

3.1.3.2. Nội dung mô tả

- Mô tả các đặc tính và tính chất (LQ và LC) của LMU

- Mô tả các thuộc tính của chính các LUT đó trên LMU.

- Số lượng LUT và mức độ chi tiết trong việc mô tả sẽ phụ thuộc vào mục đích điều tra và tỷ lệ bản đồ của dự án LE.(Bảng 2.11)

Ví dụ:

- Để phục vụ cho quy hoạch cấp tỉnh, huyện: lựa chọn và xác định các loại hình sử dụng đất theo tiểu vùng sinh thái và các chỉ tiêu phát triển kinh tế của địa phương. Tức là xác định cơ cấu cây trồng và các loại cây trồng cụ thể.

- Để phục vụ cho các dự án phát triển sản xuất và phân bổ sử dụng đất cho cấp huyện, xã, nông trại: lựa chọn và xác định các kiểu sử dụng đất và cơ cấu cây trồng trên từng thửa ruộng.

Câu 11. Các nguyên tắc trong Yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất

3.2.1.1. Khái niệmYêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất

Yêu cầu sử dụng đất đai (Land Use Requirements - LUR) là những đòi hỏi về đặc điểm và tính chất đất đai đảm bảo cho LUT phát triển bền vững.

3.2.1.2. Mục đích

- Xác định những đặc tính/ tính chất đất cần có cho mỗi loại hình sử dụng đất - LUT

- Xác định mức độ thích hợp của LUR cho sát đúng với sản xuất thực tế của mỗi LUT để thuận lợi cho công tác phân hạng thích hợp đánh giá đất.

* Năm 1991 FAO đưa ra 5 nguyên tắc để lựa chọn loại hình sử dụng đất bền vững như sau:

1. Duy trì và nâng cao sản lượng

2. Giảm tối thiểu mức rủi ro trong sản xuất

3. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và ngăn chặn thoái hóa đất.

4. Có hiệu quả kinh tế.

5. Được xã hội, cộng đồng chấp nhận

Việt Nam vận dụng các tiêu chí trên để đưa ra 3 yêu cầu khi chọn loại hình sử dụng đất:

1. Bền vững về kinh tế, hiệu quả, được thị trường chấp nhận.

2. Bền vững về môi trường, bảo vệ đất, bảo vệ thiên nhiên.

3. Bền vững về xã hội, thu hút lao động, đảm bảo đời sống xã hội.

Loại hình sử dụng đất đai được xếp dưới loại hình canh tác, hệ thống canh tác nhưng có liên hệ chặt chẽ với đơn vị đất đai. Mức độ chi tiết của bản đồ đánh giá đất đai được thể hiện các loại hình sử dụng đất

Mô tả loại hình sử dụng đất là cơ sở để xác định yêu cầu sử dụng đất và mức độ thích hợp trong sử dụng đất của LE (Land Evaluation). Nội dung mô tả các LUT của các LMU đó. Số LUT mô tả và mức độ mô tả phụ thuộc vào mục đích điều tra và tỷ lệ bản đồ của LE.

3.2.1.3. Yêu cầu và giới hạn xác định yêu cầu sử dụng đất cho loại hình sử dụng dat - LUT

Một loại hình sử dụng đất được xem là bền vững thì phải đạt được 3 yêu cầu sau:

- Bền vững về kinh tế: Loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị trường chấp nhận.

- Bền vững về môi trường: loại hình sử dụng đất - LUT phải bảo vệ được độ phì của đất, ngăn chặn thoái hóa đất và bảo vệ môi trường sinh thái đất.

- Bền vững về xã hội: Thu hút được lao đông, đảm bảo được đời sống và sự phát triển của xã hội.

Đó là những yêu cầu để xem xét và đánh giá các loại hình sử dụng đất ở hiện tại.

Để xác định đúng các yêu cầu sử dụng đất cần so sánh những yêu cầu trên với nhu cầu và điều kiện sản xuất của người sử dụng đất.Câu 4. Nguyên tắc và quy trình đánh giá đất

1.3.2.1. Nguyên tắc đánh giá đất

- So sánh các LUT khác nhau trong vùng nghiên cứu.

- Mức độ thích hợp của đất được đánh giá và phân hạng cho các LUT cụ thể.

- So sánh hiệu quả kinh tế giữa các LUT về lợi nhuận thu được và đầu tư cần thiết (về phân bón, lao động, thuốc trừ sâu, máy móc, ...)

- Đánh giá đất đai trên quan điểm tổng hợp với sự phối hợp và tham gia của các nhà khoa học ở các lĩnh vực khác nhau như nông học, lâm nghiệp, kinh tế và xã hội học.

- Việc đánh giá đất phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu.

- Khả năng thích hợp và đưa vào sử dụng của các LUT phải dựa trên cơ sở bền vững, các nhân tố sinh thái trong sử dụng đất phải được dùng để quyết định.

1.3.2.2. Quy trình đánh giá đất đai theo FAO

FAO đã đề xuất các bước chính trong quy trình đánh giá đất như sau.

Đây cũng chính là các bước tiến hành đánh giá đất đai để phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất (FAO, 1992)

Từ 9 bước trên, công tác đánh giá đất tập trung vào một số bước chính như sau:

* B1 - Xác định mục tiêu: Xây dựng ngay từ khi thành lập dự án

Đối với đánh giá đất nông nghiệp, mục tiêu phải làm rõ các vấn đề sau:

- Những loại sử dụng đất (LUT) nào phù hợp với điều kiện tự nhiên, có hiệu quả kinh tế và thích ứng với điều kiện xã hội ở vùng đánh giá.

- Những hạn chế của LUT về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường.

- Những đầu tư nào cần thiết để đạt được sản phẩm dự kiến và giảm thiểu các tác động bất lợi.

- Sản phẩm của LUT và ý nghĩa sử dụng của chúng

* B2 - Thu thập tài liệu: Dựa vào mục tiêu và quy mô của từng dự án đánh giá đất mà tiến hành thu thập các tài liệu, thông tin có sẵn về điều kiện tự nhiên, KTXH của vùng dự án.

- Nhóm tài liệu về kinh tế - xã hội

+ Mục tiêu phát triển và chính sách.

+ Tình hình phát triển kinh tế của ngành trong huyện.

+ Cơ sở hạ tầng.

+ Số liệu thống kê: dân số, bình quân diện tích tự nhiên, diện tích canh tác, tình hình sử dụng đất, năng suất, sản lượng của các loại cây trồng, bình quân thu nhập của nông dân...

- Các tài liệu sau khi thu thập sẽ tiến hành

+ Tổng hợp, xử lý và chọn lọc để sử dụng các tài liệu thu thập một cách hiệu quả nhất.

+ Đối chiếu các số liệu cũ so với hiện trạng để xác định tính phù hợp và tính hiện thực của số liệu (tập trung vào số liệu thiết yếu đối với mục tiêu đánh giá đặt ra).

+ Xử lý, tính toán và tổng hợp các số liệu cần thiết.

+ Dựa vào các tuyến điều tra chỉnh lý các bản đồ đất, hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp kết hợp với việc xem xét số liệu thống kê dự kiến số lượng phiếu điều tra hiệu quả sử dụng đất cần đánh giá.

* B3 - Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai: Mô tả các LMU dựa trên kết quả điều tra tài nguyên đất. Mỗi một LMU có số lượng các đặc tính khác với LMU khác.

* B4 - Chuyển đổi các đặc tính của mỗi LMU thành các tính chất đất đai có tác động trực tiếp đến sự hình thành hệ thống sử dụng đất LUS. Đó chính là sự kết hợp của LUT được lựa chọn với LMU.

* B5 - Xác định và mô tả các loại hình sử dụng đất LUT với các thuộc tính chính mà có liên quan đến:

+ Các chính sách và các mục tiêu phát triển.

+ Những hạn chế đặc biệt trong sử dụng đất.

+ Những nhu cầu và ưu tiên của các chủ sử dụng đất.

+ Các điều kiện tổng quát về KTXH và sinh thái nông nghiệp trong khu vực đánh nghiên cứu.

* B6 - Quyết định các yêu cầu sử dụng đất cho mỗi loại hình sử dụng đất LUT đã được lựa chọn. Chủ yếu là các yêu cầu về tự nhiên và sinh học.

* B7 - Đối chiếu xếp hạng các LUT trên cơ sở so sánh các yêu cầu sử dụng đất của các LUT với tính chất đất đai của LMU nhằm xác định mức độ thích hợp của các tính chất đất đai của LMU cho mỗi LUT. Từ đó tiến hành phân hạng thích hợp đất đai cho các LUT đã đối chiếu.

* B8 - Đề xuất các hệ thống sử dụng đất LUS tối ưu và các giải pháp cải tạo các LUT thích hợp phục vụ quy hoạch sử dụng đất và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên đất của khu vực nghiên cứu.

Như vậy, đánh giá đất dựa trên cơ sở so sánh các dữ liệu tài nguyên đất với các yêu cầu sử dụng đất của LUT. Nó cung cấp thông tin về sự thích hợp đất đai cho việc sử dụng đất, điều đó cũng có nghĩa là nó cung cấp các thông tin về sự thích hợp trong sử dụng đất phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất.

Câu 5: Trình tự hoạt động đánh giá đất đai theo FAO có thể mô phỏng bằng sơ đồ như sau:

5.1). Phương pháp đánh giá đất đai hai giai đoạn

Trong phương pháp này giai đoạn đầu chủ yếu khảo sát đánh giá đất đai về mặt điều kiện tự nhiên. Sau đó, đến giai đoạn hai điều tra khảo sát, đánh giá và phân tích về mặt kinh tế xã hội. Thuận lợi của phương pháp này là khi nghiên cứu chỉ tập trung theo từng phần theo từng p hương pháp rõ ràng. Thời gian thực hiện cũng được uyển chuyển v à nhân sự cũng dễ dàng tổ chức.

5.2). Phương pháp đánh gia đất đai song song

Nghiên cứu điều tra khảo sát đ iều kiện tự nhiên và phân tích các yếu tố về kinh tế xã hội cùng thực hiện một lúc. Thuận lợi của phương pháp này là có sự hợp tác đa ngành cùng thực hiện. Phương pháp này thường được thực hiện cho các tỉ lệ chi tiết và bán chi tiết.

Tuy nhiên hai phương pháp này có thể kết hợp nhau tạo thành một chuổi liên tiếp như kết quả khảo sát thăm dò hay sơ bộ thì có thể áp dụng phương pháp hai giai đoạn để làm tiền đề cho việc xây dựng tỉ lệ bản đồ chi tiết và bán chi tiết bằng phương pháp song song. Tuy nhiên, trong thực tế thì giữa hai phương pháp này cũng chưa được rõ ràng vì trong ph ương pháp hai giai đoạn, ở giai đoạn đầu chọn lọc kiểu sử dụng đất đai cho đánh giá thích nghi thì cũng cần những thông tin từ l ĩnhh vực kinh tế xã hội.

Câu 40: Trình bày khái niệm bản đồ đơn vị đất đai? Nêu và giải thích các chỉ tiêu khi xây dựng bản đồ đơn vị đất đai (LUM)?

· Khái niệm: Bản đồ đơn vị đđ được xây dựng trên cơ sở chồng xếp các loại bản đồ đơn tính về các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng tới chất lượng đất đai dựa vào các yếu tố và chỉ tiêu phân cấp đã lựa chọn theo cùng tỷ lệ và cùng lưới chiếu. Các khoanh, vạt đất trên LUM sau khi chồng xếp là đơn vị bđđđ.

· Đơn vị bản đồ đất đai là một khoanh đất, vạt đất được xác định cụ thể trên bản đồ đơn vị đất đai với những đặc tính và tính chất đất đai riêng biệt thích hợp đồng nhất cho từng LUT nhất định (LAND UNIT TYPE - LUT). Tập hợp các đơn vị bản đồ đất đai trong khu vực, vùng đánh giá đất được thể hiện bằng bản đồ đơn vị đất đai.

· Các chỉ tiêu khi xây dựng bản đồ đơn vị đất đai:

- Số chỉ tiêu và mức độ phân cấp sẽ quyết định độ chính xác của mức độ đánh giá.

- 5 < số chỉ tiêu < 10.

- Mỗi chỉ tiêu sẽ phân từ 2 - 4 cấp.

Yêu cầu cho các chỉ tiêu lựa chọn:

- LMU cần phải đảm bảo tính đồng nhất tối đa và các chỉ tiêu phân cấp phải được xác định rõ ràng

- LMU phải có ý nghĩa thực tiễn cho các LUT lựa chọn.

- LMU càng đơn giản càng tốt & phải thể hiện được trên bản đồ.

- Chỉ tiêu xây dựng LUM phải mang tính ổn định (10 năm).

- LMU phải được xác định một cách đơn giản dựa trên những đặc điểm quan sát trực tiếp đồng ruộng hoặc qua sử dụng kỹ thuật ảnh máy bay hoặc ảnh viễn thám (RS).

- Đặc tính và tính chất của LMU phải là những đặc tính và tính chất tương đối ổn định bởi chúng là nhu cầu sử dụng đất thích hơp cho các LUT trong LE.

Cau 6. Xác định các đơn vị bản đồ đất đai

1. Khái niệm đơn vị bản đồ đất đai LAND MAPPING UNIT -LMU

Đơn vị bản đồ đất đai là một khoanh đất, vạt đất được xác định cụ thể trên bản đồ đơn vị đất đai với những đặc tính và tính chất đất đai riêng biệt thích hợp đồng nhất cho từng LUT nhất định (LAND UNIT TYPE - LUT). Tập hợp các đơn vị bản đồ đất đai trong khu vực, vùng đánh giá đất được thể hiện bằng bản đồ đơn vị đất đai

Để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai cần phải tuân thủ các chỉ dẫn sau đây:

1. LMU cần phải bảo đảm tính đồng nhất tối đa. Nếu không được thể hiện trên bản đồ thì cũng phải được mô tả chi tiết.

2. Các LMU phải có ý nghĩa thực tiễn cho các loại hình sử dụng đất sẽ được đề xuất lựa chọn

3. Các LMU phải được vẽ trên bản đồ

4. Các LMU phải được xác định một cách đơn giản dựa trên những đặc điểm quan sát trực tiếp trên đồng ruộng hoặc qua sử dụng kỹ thuật ảnh máy bay, viễn thám.

5. Các đặc tính của LMU phải là những đặc tính và tính chất khá ổn định vì chúng sẽ là các nhu cầu sử dụng đất thích hợp cho các loại hình sử dụng đất LE.

Việc lưa chọn các yếu tố của một đơn vị đất đai phụ thuộc vào tầm quan trọng của mỗi yếu tố tới kiểu sử dụng đất, mức độ tư liệu hoá để có thể hoàn thành bản đồ đơn vị đất đai. Đơn vị đất đai là nền tảng sử dụng để đánh giá đất đai.

.2. Đơn vị đất đai LAND UNIT TYPE - LUT

Đơn vị đất đai được hiểu là những vùng đất trên thực tế, tương ứng với các khoảnh đất trên bản đồ có sự đồng nhất tương đối về tất cả các chỉ tiêu như; đất, nước, khí hậu... kinh tế xã hội. Đơn vị đất đai là cơ sở để tiến hành đánh giá, phân hạng đất do đó phải xác định một cách chính xác, khách quan.

2. KN Bản đồ đơn vị đất đai

· Khái niệm: Bản đồ đơn vị đđ được xây dựng trên cơ sở chồng xếp các loại bản đồ đơn tính về các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng tới chất lượng đất đai dựa vào các yếu tố và chỉ tiêu phân cấp đã lựa chọn theo cùng tỷ lệ và cùng lưới chiếu. Các khoanh, vạt đất trên LUM sau khi chồng xếp là đơn vị bđđđ.

Bảng 2.10: Nguồn dữ liệu để lựa chọn các LUT và phương pháp thu thập dữ liệu

Nguồn dữ liệu

Phương pháp thu thập

a) Dữ liệu có sẵn

Tìm trong thư viện

-Tài liệu

- Dữ liệu điều tra từ trước

- Điều tra dân số

- Thống kê

b) Các cơ quan

Phỏng vấn, tư liệu

c) Những thông tin chủ yếu:

Phỏng vấn và không theo thủ tục quy định (theo chủ đề)

- Chuyển giao trực tiếp

- Các nhà nghiên cứu

- Các nhà lãnh đạo thôn, huyện

d) Các nông dân

- Phỏng vấn không chính thức

- Nghiên cứu cụ thể

- Phỏng vấn nhóm

- Điều tra: định lượng/định tính dựa vào một lần đi thăm hoặc nhiều lần.

Câu 7: Trình bày lựa chọn các chỉ tiêu xây dựng phân cấp trong bản đồ đơn vị đất đai và nguyên tắc tổng hợp các đơn vị đất đai cấp toàn quốc trong xây dựng đvị bđđđ ở Việt Nam?

· Các chỉ tiêu xây dựng phân cấp trong bản đồ đơn vị đất đai:

- Cơ sở lựa chọn:

+ Lựa chọn phân cấp theo vùng sinh thái NN.

+ Các yếu tố lựa chọn: Khí hậu, đất, nước...

- Chỉ tiêu phân cấp bản đồ đơn vị đất đai của việt nam

+ Thổ nhưỡng: phân cấp các nhóm đất: đất cát, đất phù sa, đất mặn, Đ phèn, Đ xám, Đ thung lũng dốc tụ, Đ đen và than bùn, Đ đỏ, Đ mùn vàng đỏ trên núi, Đ trơ sỏi đá,

+ Tầng dày của đất: >100cm; 50-100cm; < 50cm

+ Độ dốc: <15; 15-25; >25

+ Lượng mưa/ năm: >2500mm; 1500-2500mm; <1500mm (ngập lụt)

+ Thủy văn nước mặn: không bị ngập, ngập nông; Ngập 30-60cm; ngập triều hàng ngày...

+ Tưới tiêu: có tưới; nhờ nước trời

+ Nhiệt độ( tổng tích ôn 0C)

· Nguyên tắc tổng hợp các đơn vị đất đai.

Nguyên tắc lựa chọn các chỉ tiêu:

- Phù hợp với yêu cầu của các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cần đánh giá.

- Xuất phát từ thực tế sản xuất.

- Phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.

- Đáp ứng được mục tiêu chiến lược phát triển nông nghiệp ở vùng nghiên cứu.

- Phù hợp với nguồn tài liệu hiện có và khả năng bổ sung cho xây dựng các LMU.

* Phù hợp với tỷ lệ bản đồ cần xây dựng

- Các đơn vị bđđđ đc tổng hợp từ đơn vị đđ của 9 vùng sinh thái nông lâm nghiệp trong cả nước tỷ lệ 1/250.000 lên cấp miền tỷ lệ 1/500.000 & từ cấp miền tổng hợp lên cấp toàn quốc tỷ lệ 1/1.000.000.

- Phương pháp tổng hợp căn cứ vào 7 yếu tố & các chỉ tiêu phân cấp đã nêu trên. Loại bỏ các đvịđđ chiếm diện tích quá nhỏ không thể thể hiện đc trên bđ.

Như vậy theo tỷ lệ bđ 1/1.000.000 cả nước có 373 đvịđđ.

Để xác định đơn vị đất đai cần dựa vào:

- Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu

- Yêu cầu sử dụng đất đai của các loại sử dụng đất nông nghiệp cần đánh giá

- Các kết quả điều tra về điều kiện tự nhiên, và sử dụng đất nông nghiệp.

Câu 8: Trình bày khái niệm đơn vị bản đồ đất đai? Giải thích cách lựa chọn các đặc tính và tính chất đất đai?

· Kh ái ni ệm:

- Đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit - LMU) là một hợp phần của hệ thống sử dụng đất (LUS) trong LE.

- LMU là một khoanh đất được xác định cụ thể trên bản đồ đơn vị đất đai với những đặc tính và tính chất đất đai riêng biệt thích hợp đồng nhất cho từng LUT, có cùng một điều kiện quản lý đất đai, cùng một khả năng sản xuất và cải tạo đất.

- Tập hợp các đơn vị bản đồ đất đai trong khu vực đánh giá đất được thể hiện bằng bản đồ đơn vị đất đai.

- Đvị bđđđ có vị trí và diện tích trên bản đồ đvịđđ.

- Đvị bđđđ có đặc tính và tính chất đđ đặc thù thích hợp với 1 loại hình sdđ nhất định.

- Đặc tính và tính chất đđ của chính là những yêu cầu sdđ của loại hình sdđ bao gồm cả về TN, KTXH.

· Đặc tính đất đai (Land Quality - LQ)

- Là thuộc tính phức tạp của đất đai tác động đặc biệt đến tính thích hợp của đất đó đối với loại hình sử dụng đất đặc biệt. Nó phản ánh tương tác của rất nhiều tính chất đất đai.

VD: Mức độ xói mòn, chế độ nhiệt, độ ẩm, khả năng thoát nước, chế độ cung cấp dinh dưỡng...

- Đặc tính đất đai của đvị bđđđ có thể thể hiện rõ rệt các điều kiện về đất cho loại hình sử dụng đất. Và đó chính là câu trả lời trực tiếp cho các yêu cầu sử dụng của các loại hình sdđ.

Ø2 yếu tố trên được sử dụng để xây dựng các đvị bđđđ.

· Tính chất đất đai (Land Characteristic - LC)

- Là các thuộc tính của đất đai mà chúng ta có thể đo đếm và ước lượng được.

Ví dụ: Độ dốc, độ dày tầng đất, độ thoát nước, TPCG, pH, độ phì...

- Tính chất đất đai được dùng để phân biệt các đvị bđđđ với nhau và để mô tả các đặc tính đất đai. Các tính chất đất đai có thể ảnh hưởng cùng lúc đến một vài đặc tính đất đai và từ đó sẽ ảnh hưởng đến tính thích hợp đất khác nhau.

● Một số tính chất đất đai (LC) được sử dụng để đánh giá LQ đất đai.

* Các tính chất về khí hậu

Chỉ tiêu này được đưa vào để xác định khi tiến hành đánh giá ở vùng rộng lớn (toàn quốc, vùng sinh thái, tiểu vùng sinh thái, tỉnh) nếu đánh giá ở vùng hẹp (huyện, vùng sản xuất lớn) chỉ khi yếu tố khí hậu được xác định có sự khác biệt giữa các khu vực trong vùng và có ảnh hưởng đến khả năng bố trí cây trồng ở đó.

Một số chỉ tiêu khí hậu thường được quan tâm:

+ Tổng tích ôn. Nhiệt độ không khí TB tháng, năm. Nhiệt độ TB tối cao, tối thấp...

+ Ảnh hưởng tần xuất bão, sương muối, giá lạnh...

+ Độ dài của mùa ẩm, mùa khô...

+ Bức xạ/ số giờ chiếu sáng/ độ dài của ngày/ nhiệt độ, số giờ nắng trung bình tháng, năm...

+ Lượng mưa: Số lượng, thời gian, cường độ/ chỉ số xói mòn do mưa...

+ Tốc độ gió, hướng/ phạm vi bão/ ẩm độ tương đối..., Sự bốc hơi nước

+ Chế độ nhiệt của đất/chế độ ẩm của đất.

* Các tính chất về địa mạo/dáng đất

- Góc dốc/ chiều dài dốc

- Mật độ thoát nước/khoảng cách rãnh chảy xói

- Địa hình tương đối/ tiểu địa hình/đá lẫn...

- Độ cao/hướng/vị trí trong cảnh quang.

Sử dụng chỉ tiêu độ cao của bản đồ địa hình, chỉ tiêu độ dốc hay địa hình tương đối đã phân chia trên bản đồ đất để tách và phân chia những vùng có địa hình và độ dốc khác nhau trong các bản đồ đơn tính.

* Các tính chất về nước

- Độ sâu của mặt bằng nước, độ sâu của mực nước ngầm

- Thời kỳ úng nước, thời kỳ ngập nước, ngập nước thường xuyên...

- Chế độ tưới tiêu

* Các tính chất về sinh vật

- Hiện trạng lớp phủ thực vật

- Hiện trạng sâu bệnh/thú hoang ăn mồi

* Các tính chất về đất

Các tính chất của đất được liệt kê theo tầng đất mặt (0 - 20cm) và đó là giá trị trung bình cho các tầng dưới, giá trị trung bình cho toàn phẫu diện hoặc đến độ sâu tối thiểu mà ở đó có các tính chất đột biến.

- Loại đất được xác định theo hệ thống quốc gia hoặc quốc tế (FAO - UNESCO, USDA)

- Độ sâu tối thiểu/cấu trúc đất

- Màu sắc, loang lổ, TPCG, đá, chất lẫn vào, sỏi hỗn hợp,

- Lý tính và xói mòn của đất

+ Đá ong hóa, độ bền của kết cấu

+ Tính thấm, tỷ lệ rò rỉ

+ Chỉ số xói mòn do gió, do nước

+ Tiềm năng oxy hóa khử

+ Các khoáng vật bị phong hóa, khoáng sét

- Hóa tính

+ pH, CEC, BS

+ N - P dễ tiêu, kali trao đổi, các chất dinh dưỡng khác, các chất vi lượng, chất hữu cơ, tỷ số C:N,...

+ Tổng số muối tan

+ % Na trao đổi, tỷ lệ hấp phụ Na, các chất độc có trong đất...

* Vị trí → khả năng đánh giá

- Khoảng cách từ đường đất, đường lớn, đường thủy, đường sắt, hoặc theo thị trường - chợ so với nơi chế biến.

Câu 9. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất

Hiện trạng sử dụng đất của mỗi một vùng sản xuất nông nghiệp thường biểu thị sự hiện diện của các loại cây trồng. Do đó trước khi lựa chọn và mô tả các LUT, nhất thiết phải tiến hành điều tra xem xét hiện trạng sử dụng đất của khu vực.

Khi tiến hành đánh giá hiện trạng sử dụng đất, cần tiến hành đánh giá từ quá khứ đến hiện tại và tương lai.

Hiện nay ở nước ta từ cấp huyện đến cấp xã đều có bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Từ bản đồ này, chúng ta có được một số thông tin cần thiết:

- Các loại cây trồng chính đang được sản xuất trong khu vực.

- Sự phân bố và diện tích sản xuất của các loại cây trồng chính

Tuy nhiên, bản đồ hiện trạng vẫn chưa thể cung cấp đầy đủ các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có tác động đến hiện trạng sử dụng đất và các loại cây trồng chính.

2. Lựa chọn loại hình sử dụng đất

* Cơ sở lựa chọn

- Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

- Các nhu cầu của địa phương trong quy hoạch tổng thể: phát triển hoặc thay đổi sử dụng đất.

- Khả năng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và các tiến bộ kỹ thuật mới được đề xuất cho các thay đổi sử dụng đất đó.

Câu 10. Liệt kê các LUT hiện tại theo thứ tự đánh giá hiện trạng Mô tả các loại hình sử dụng đất - LUT . Lấy VD

- Liệt kê các LUT hiện tại theo thứ tự đánh giá hiện trạng

+ Các LUT có ý nghĩa sản xuất của vùng

+ Các LUT có triển vọng của vùng và của các vùng lân cận có cùng điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

+ Các LUT có triển vọng theo kinh nghiệm của các nông dân và các nhà khoa học, kỹ thuật trong vùng nghiên cứu.

+ Các LUT có triển vọng theo các kết quả thử nghiệm từ nghiên cứu khoa học hay khuyến nông lâm.

3.1.3.1. Mục đích

Việc mô tả các LUT được lựa chọn là cơ sở để xác định yêu cầu sử dụng đất và mức độ thích hợp trong sử dụng đất của LE.

3.1.3.2. Nội dung mô tả

- Mô tả các đặc tính và tính chất (LQ và LC) của LMU

- Mô tả các thuộc tính của chính các LUT đó trên LMU.

- Số lượng LUT và mức độ chi tiết trong việc mô tả sẽ phụ thuộc vào mục đích điều tra và tỷ lệ bản đồ của dự án LE.(Bảng 2.11)

Ví dụ:

- Để phục vụ cho quy hoạch cấp tỉnh, huyện: lựa chọn và xác định các loại hình sử dụng đất theo tiểu vùng sinh thái và các chỉ tiêu phát triển kinh tế của địa phương. Tức là xác định cơ cấu cây trồng và các loại cây trồng cụ thể.

- Để phục vụ cho các dự án phát triển sản xuất và phân bổ sử dụng đất cho cấp huyện, xã, nông trại: lựa chọn và xác định các kiểu sử dụng đất và cơ cấu cây trồng trên từng thửa ruộng.

Câu 11. Các nguyên tắc trong Yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất

3.2.1.1. Khái niệmYêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất

Yêu cầu sử dụng đất đai (Land Use Requirements - LUR) là những đòi hỏi về đặc điểm và tính chất đất đai đảm bảo cho LUT phát triển bền vững.

3.2.1.2. Mục đích

- Xác định những đặc tính/ tính chất đất cần có cho mỗi loại hình sử dụng đất - LUT

- Xác định mức độ thích hợp của LUR cho sát đúng với sản xuất thực tế của mỗi LUT để thuận lợi cho công tác phân hạng thích hợp đánh giá đất.

* Năm 1991 FAO đưa ra 5 nguyên tắc để lựa chọn loại hình sử dụng đất bền vững như sau:

1. Duy trì và nâng cao sản lượng

2. Giảm tối thiểu mức rủi ro trong sản xuất

3. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và ngăn chặn thoái hóa đất.

4. Có hiệu quả kinh tế.

5. Được xã hội, cộng đồng chấp nhận

Việt Nam vận dụng các tiêu chí trên để đưa ra 3 yêu cầu khi chọn loại hình sử dụng đất:

1. Bền vững về kinh tế, hiệu quả, được thị trường chấp nhận.

2. Bền vững về môi trường, bảo vệ đất, bảo vệ thiên nhiên.

3. Bền vững về xã hội, thu hút lao động, đảm bảo đời sống xã hội.

Loại hình sử dụng đất đai được xếp dưới loại hình canh tác, hệ thống canh tác nhưng có liên hệ chặt chẽ với đơn vị đất đai. Mức độ chi tiết của bản đồ đánh giá đất đai được thể hiện các loại hình sử dụng đất

Mô tả loại hình sử dụng đất là cơ sở để xác định yêu cầu sử dụng đất và mức độ thích hợp trong sử dụng đất của LE (Land Evaluation). Nội dung mô tả các LUT của các LMU đó. Số LUT mô tả và mức độ mô tả phụ thuộc vào mục đích điều tra và tỷ lệ bản đồ của LE.

3.2.1.3. Yêu cầu và giới hạn xác định yêu cầu sử dụng đất cho loại hình sử dụng dat - LUT

Một loại hình sử dụng đất được xem là bền vững thì phải đạt được 3 yêu cầu sau:

- Bền vững về kinh tế: Loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị trường chấp nhận.

- Bền vững về môi trường: loại hình sử dụng đất - LUT phải bảo vệ được độ phì của đất, ngăn chặn thoái hóa đất và bảo vệ môi trường sinh thái đất.

- Bền vững về xã hội: Thu hút được lao đông, đảm bảo được đời sống và sự phát triển của xã hội.

Đó là những yêu cầu để xem xét và đánh giá các loại hình sử dụng đất ở hiện tại.

Để xác định đúng các yêu cầu sử dụng đất cần so sánh những yêu cầu trên với nhu cầu và điều kiện sản xuất của người sử dụng đất.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com

Tags: #voixanh