tluan đlcm
Chủ đề :
Từ cấm khoán hộ ở Vĩnh Phúc năm 1968, đến nghị quyết khoản 10 năm 1988 vai trò của đột phá thể chế quản lý Nhà nước trong 30 nămới (sử dụng ý kiến NTD trong thông điệp đầu năm 2014).
Nội dung:
Khoán hộ" ở Vĩnh Phúc năm 1968 ra đời ntn và đạt thành quả gì?
Vì sao "Khoán hộ" không được Trung ương chấp nhận?
Về sau những Nghị quyết nào của Ban Bí thư và Bộ Chính trị chấp nhận "Khoán hộ" là đúng?Nhà nước và nhân dân đã vinh danh Kim Ngọc ntn?
Đôi nét giới thiệu về cố Bí Thư Kim Ngọc:
Kim Ngọc – tên thật là Kim Văn Nguộc, sinh 10-10-1917, tại xã Bình Định, huyện Yên Lạc, tinh Vĩnh Phúc, Mất 26-05-1979.
Tham gia Đảng Cộng sản Việt Nam 1939. Năm 1954, Phó Chính ủy Quân khu Việt Bắc. Năm 1958, Bí thư tỉnh uỷ Vĩnh Phúc. Từ năm 1968 đến 1978, Bí Thư tỉnh Vĩnh Phú. Kim Ngọc được coi là cha đẻ của khoán hộ mà người ta quen gọi là "khoán 10", và đổi mới trong nông nghiệp ở Việt Nam.
Khoán hộ" ở Vĩnh Phúc năm 1968 ra đời ntn và đạt thành quả gì?
Khoán hộ là cách HTX trực tiếp, giao ruộng cho người lao động để từng hộ chủ động canh tác . HTX chỉ cung cấp giống kỹ thuật, phân bón, thuốc trừ sâu và đến vụ thu hoạch thì ngượi lao động chia lại một phần lúa cho HTX từ sản lượng lua mà họ thu hoạch được. Hạt lúa đã gắn vơi công sức và quyền lợi của người dân. Nếu họ chăm chỉ thì lúa sẽ tốt và hứa hẹn vụ mùa đó họ sẽ thu hoạch được nhiều hơn cho mình và cho HTX. Một chân lý đơn giản như vậy nhưng đã trải qua bao nhiêu sóng gió...
Giữa những năm 1960, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào giai đoạn ác liệt, miền Bắc cùng lúc phải gánh 2 nhiệm vụ: tiền tuyến lớn, hậu phương vững mạnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc mà Bí thư là ông Kim Ngọc đã ra Nghị quyết 68-NQ/TU "Về một số vấn đề quản lý lao động trong hợp tác xã nông nghiệp", sau này gọi tắt là Nghị quyết "Khoán hộ" (NQ 68).
Thành quả của "Khoán hộ"
Chỉ sau 1 năm làm khoán hộ, bộ mặt nông nghiệp cảu Vĩnh Phúc đã thay đổi rất mạnh. Năm 1967, 75% số HTX áp dụng khoán hộ, 76% số đội sản xuất khoán hộ. 160 HTX đạt năng suất lúa từ 5-7 tấn/1ha, sản lượng thóc đạt 197 ngàn tấn tăng 2,7% so với năm 1964,tổng đàn lợn tăng 20%.
Nếu lúc đó mô hình khoán hộ được nghiên cứu, nhân rộng ra cả nước thì nông nghiệp mền Bắc sẽ có bước phát triển vượt bậc.
Nhưng niềm vui đúng là "chóng chẳng tày gang". Trong lúc cả Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc đang phấn khởi vì khoán hộ thì đùng một cái, rung ương ra lệnh: dừng ngay khoán hộ.
Vì sao "Khoán hộ" không được Trung ương chấp nhận?
Hồi ấy có khá nhiều người lăn xả vào để ủng hộ "khoán hộ", nhưng cũng không ít người đã lên tiếng phê phán "khoán hộ" là xa rời XHCN, đưa nông nghiệp trở lại con đường tư hữu hóa (vì giao ruộng đất, tài sản cho nông dân). Thà đói còn hơn làm sai nguyên lý của Mác – Lê Nin...
Vào khoảng đầu năm 1968, T.Ư có ý kiến chỉ đạo (mà lúc đo trực tiếp là ông Trường Chinh) yêu cầu Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (lúc đó đã sáp nhập Vĩnh Phúc với Phú Thọ thành Vĩnh Phú – ông Kim Ngọc vẫn là Bí thư của Vĩnh Phú )phải kiểm điểm về làm khoán hộ. Theo ý kiến của T.Ư lúc đó thì khoán hộ mà ông Kim Ngọc đang cho làm ở Vĩnh Phúc là một cách làm "phá vỡ quan hệ sản xuất XHCN, đẩy lùi tiến bộ KHKT"
Về sau những Nghị quyết nào của Ban Bí thư và Bộ Chính trị chấp nhận "Khoán hộ" là đúng?Nhà nước và nhân dân đã vinh danh Kim Ngọc ntn?
Những Nghị quyết của Ban Bí thư và Bộ Chính trị chấp nhận "Khoán hộ" là đúng:
Những sai lầm phải trả giá rất đắt, mà Đại hội VI của Đảng đã chỉ ra. Những năm 80, đất nước rơi vào khủng hoảng trâm trọng. Một quốc gia rừng vàng biển bạc, với hai vựa lúa phì nhiêu là ĐBSH và ĐBSCL mà hơn 60 triệu dân lúc đó rơi vào nạn đói. Với công nghiệp, trên cả nước lúc đó chỉ áp dụng mỗi một mô hình là khoán việc.
Nhà nước và nhân dân đã vinh danh cố Bí thư Kim Ngọc:
Dù đã 30 năm nay ông không còn nữa trên cõi đời, nhà "khoán hộ" Kim Ngọc ấy vẫn được Đảng, Nhà nước tôn vinh một lần nữa. Nghĩa cử cao đẹp và chu đáo của thế hệ hiện tại đã nhận được sự đồng tình, sự tôn trọng, sự nhìn nhận của đông đảo nhân dân trong cả nước.
Sự đánh giá đúng đắn ấy đối với người đồng chí, với quá khứ, với lịch sử đã tăng thêm niềm tin của hàng triệu con người đang sống vào con đường đổi mới sẽ đưa đất nước đi lên văn minh, hiện đại và phồn vinh. Và quý giá nhất là tên tuổi Kim Ngọc, công lao ông, sự nghiệp ông đã đi vào con tim của mọi người dân Việt Nam. Ngay thế hệ trẻ thuộc bậc cháu chắt của ông cũng biết ông, quý ông. Các cháu tổ bán báo "Xa Mẹ" ở Hà Nội, trong câu đối tặng gia đình ông, đã khắc ghi câu thơ:
"Ruộng đất công bằng nghĩa hợp/Thăng trầm người mở lối. Ý tưởng tuyệt vời của ông Ngọc/Còn mãi với thời gian".Năm 1996, để tỏ lòng biết ơn ông, 2 ngôi trường nơi ông sinh ra ở xã Bình Định, huyện Yên Lạc được đặt tên ông.
Năm 2005, một trong những con đường đẹp nhất của Vĩnh Phúc cũng được mang tên ông.
Qua sự kiện truy tặng huân chương cao quý Hồ Chí Minh cho ông Kim Ngọc hôm nay, hy vọng rằng, những tấm huân chương trân trọng, tôn vinh những con người Đổi mới sẽ chỉ được trao cho họ ngay khi họ còn đương chức, tại vị. Để cổ vũ họ và bao người khác dấn thân cống hiến mạnh mẽ cho Đảng, cho dân tộc hơn nữa, ngay khi họ còn sống. Và để những bi kịch Kim Ngọc không tái diễn. Đó cũng chính là một thông điệp đến thế hệ ngày hôm nay và mai sau.
Kết luận:
Chủ trương "Khoán hộ" của ông Kim Ngọc bước đầu tuy chưa được Trung Ương chấp nhận và gặp nhiều khó khăn nhưng chủ trương này lại là một bước đột phá, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng đói nghèo, "ngàn cân treo sợi tóc". Và rồi cuối cùng Trung ương cũng nhận ra được tính đúng đắn của chủ trương này đưa đất nước ta bước sang một giai đoạn mới.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com