Chào các bạn! Truyen4U chính thức đã quay trở lại rồi đây!^^. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền Truyen4U.Com này nhé! Mãi yêu... ♥

do an woowoo

Nghiệp và Phát triển Nông thôn. Công ty hạch toán, kết toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và có tài khoản ngân hàng riêng.

Công ty được xây dựng vào những năm 1970 và đi vào hoạt động vào năm 1972 với sự kết hợp của hai nhà máy SAKYBOMI và VIFLOMICO đều do những cổ đông người Hoa sáng lập.

Nhà máy SAKYBOMI (Sài Gòn Kỹ Nghệ bột mì nay gọi là phân xưởng Sài Gòn) được khởi công xây dựng vào những năm 1968 và đến năm 1970 đi vào hoạt động với trang thiết bị là bốn giàn máy của Thụy Sĩ (Buhler) có công suất thiết kế là 650 tấn lúa mì/ngày tương ứng với 510 tấn bột mì thành phẩm.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

2

Nhà máy VIFLOMICO (Viet Nam Flour Mill Company nay là phân xưởng Việt Nam) được trang bị một giàn máy của Tây Đức (Miag) với công suất thiết kế 240 tấn lúa mì/ngày tương đương 180 tấn bột mì thành phẩm/ngày.

Hai nhà máy nằm dưới sự quản lý của một số trụ sở đặt tại trung tâm Sài Gòn tách biệt với phân xưởng sản xuất được xem là hiện đại bậc nhất Đông Nam Á về chất lượng cũng như sản lượng của hai nhà máy này vào những năm 1970.

Sau năm 1975, Bộ lương thực thực phẩm tiếp quản và sát nhập hai nhà máy này thành một với tên gọi Xí Nghiệp Liên hiệp Bột mì Bình Đông theo quyết định số 26/NN_TCCB/QĐ ngày 8/1/1993 và liên tục hoạt động sản xuất kinh doanh.

Do nhu cầu mở rộng qui mô và phát triển sản xuất nhằm tạo vị trí và uy tín trong thị trường, để dễ linh động trong công việc sản xuất kinh doanh và thích ứng với tình hình phát triển nên xí nghiệp nên Xí Nghiệp Liên hiệp Bột mì Bình Đông căn cứ theo quyết định số 429/NN_TCCB/QĐ ngày 16/5/1994 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp – Công nghiệp Thực phẩm nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đổi tên thành công ty Bột mì Bình Đông.

1.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh

1.3.1. Sơ đồ tổ chức nhân sự

Hiện nay, bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến, chức năng. Quyền quyết định cao nhất là Giám đốc với trợ giúp của các phòng ban trong công ty.

1.3.2. Bố trí nhân sự

1.3.2.1 Ban Giám đốc

- Giám đốc là người có trách nhiệm quản lý công ty theo chế độ một thủ trưởng có quyền quyết định và điều hành mọi hoạt động của công ty theo đúng kế hoạch, chính sách pháp luật của nhà nước, tổng công ty và nghị quyết của đại hội công nhân viên chức. Đồng thời chịu trách nhiệm trước nhà nước, tập thể lao động về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

Phòng

đầu tư -

kỹ thuật - công nghệ

Phân xưởng sản xuất

Phòng

kế hoạch - kinh doanh

Phòng tài chính - kế toán

Phòng

tổ chức -

hành chính

Cửa hàng kinh doanh xăng dầu

Hình 2: Sơ đồ tổ chức của công ty

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

3

- Phó Giám đốc là người trợ giúp cho Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mặt mà Giám đốc phân công ủy quyền. Ngoài ra còn trực tiếp chỉ đạo công tác chuyên môn kỹ thuật, kế hoạch sản xuất, phụ trách nâng bậc, trực tiếp phụ trách công tác đầu tư và tổ chức hành chính.

1.3.2.2 Phòng Tổ chức hành chính

- Soạn thảo và triển khai thực hiện quy chế làm việc, lập dự thảo điều lệ hoạt động của công ty và quản lý nhân sự cho toàn công ty. Thành lập các ban chỉ đạo sắp xếp bộ máy tổ chức, danh sách lao động và phân bổ vị trí làm việc của công nhân viên.

- Xây dựng kế hoạch tiền lương, tiền thưởng, kế hoạch đào tạo, bảo hộ lao động, kế hoạch hành chính và kinh tế.

- Xác định mức lao động, tổ chức quy trình và bồi dưỡng chuyên môn.

- Lưu chuyền văn thư, phụ trách khen thưởng.

- Thực hiện công tác hành chính: hội họp, tiếp khách, hội nghị khách hàng.

- Quản lý điều hành phương tiện vận chuyển phục vụ cho công tác chuyên chở hàng hóa và đi công tác cho cán bộ công nhân viên.

1.3.2.3 Phòng tài chính kế toán

- Quản lý tình hình tài sản, tố chức hạch toán kết toán, tổ chức quản lý tài chính, hoàn thành quyết toán đạt yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.

- Tích cực thu hồi công nợ, quản lý thu chi, hạch toán đúng chế độ quản lý.

- Tổ chức kiểm tra cân đối tiền hàng, báo cáo kịp thời, phục vụ cho công tác lãnh đạo của công ty, tổng công ty.

- Thanh toán tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên công ty.

- Lập báo cáo tài chính và chịu trách nhiệm về tình hình tài chính của công ty theo đúng quy định của nhà nước.

1.3.2.4 Phòng kỹ thuật sản xuất & đầu tư

- Quản lý an toàn kỹ thuật nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các máy móc thiết bị có trong dây chuyền.

- Kiểm tra toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, phụ trách về chất lượng bao bì sản phẩm.

- Tham gia vào các sáng kiến kỹ thuật của các đơn vị sản xuất để công ty định hình chiến lược sản xuất mở rộng thị phần trên thị trường.

1.3.2.5 Phòng kế hoạch kinh doanh

- Giúp lãnh đạo nắm bắt được thông tin biến động về giá cả lúa mì, bột mì. Xây dựng kế hoạch, biện pháp cho sản xuất, tổ chức kinh doanh, tiếp thị thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước về mặt chất lượng cung cầu, có như thế mới giúp công ty vừa tạo được hiệu quả cao trong kinh doanh vừa tạo được mối quan hệ tốt đối với khách hàng.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

4

- Nghiên cức tổ chức kinh doanh liên kết, sản xuất đa dạng sản phẩm, sản xuất các mặt hàng mới. Tổ chức cung ứng vật tư thiết bị, nguyên liệu và bao bì. Đồng thời thống kê tổng hợp các báo cáo phân tích kế hoạch, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó phòng còn giúp lãnh đạo đánh giá vá ký kết hợp đồng sửa chữa lớn trong xây dựng cơ bản.

1.3.2.6 Phân xưởng sản xuất

- Tổ chức quản lý điều hành sản xuất từ bột mì, xay xát đến thành phẩm. Trực tiếp quản lý công tác kỹ thuật, lao động và toàn bộ tài sản trong phân xưởng.

- Đảm bảo vận hành máy móc thiết bị theo đúng quy phạm công trình, dây chuyền theo đúng tiến độ định mức kinh tế do công ty giao và đúng chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn đề ra, đảm bảo đóng bao đúng trọng lượng quy định được giao cho phân xưởng.

- Phân xưởng phải có kế hoạch sửa chữa, vận hành máy móc trang thiết bị, báo cáo kịp thời tình hình cho Ban Giám Đốc và các phòng ban liên quan đến phân xưởng.

1.3.2.7 Cửa hàng kinh doanh xăng dầu

1.4. Sơ đồ bố trí mặt bằng nhà máy

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

5

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

6

1.5. Đánh giá chung và phương hướng phát triển của công ty

1.5.1. Đánh giá chung

a. Thành tựu

Công ty bột mì Bình Đông được thành lập gần 40 năm và đạt được những thành tựu đáng kể sau:

 Thành tích dành cho đội ngũ công nhân viên

- Huân chương chiến công hạng 3 được cấp vào ngày 18/3/1992, công nhận đội ngũ công nhân viên của công ty Bột Mì Bình Đông về việc đã có thành tích tham gia xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và quốc phòng toàn dân, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong 15 năm qua.

- Huân chương lao động hạng 3 được cấp vào ngày 18/9/1995, công nhận thành tích xuất sắc trong công tác góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc của cán bộ công nhân viên công ty Bột Mì Bình Đông.

 Thành tích về chất lượng sản phẩm

Công ty Bột Mì Bình Đông sản xuất sản phẩm dựa trên tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 được công nhận và cấp chứng chỉ BVQI ngày 04/7/2005, chứng chỉ này có hiệu lực đến ngày 30/3/2008.

b. Những thuận lợi và khó khăn

 Thuận lợi

 Bên trong

- Đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề, quản lí tốt, thường xuyên được kiểm tra, nâng cao tay nghề và cách thức quản lí.

- Khả năng tài chính vững mạnh và có uy tín trong đàm phán, kí kết hợp đồng xuất nhập khẩu, buôn bán, chẳng hạn như công ty có thể mua được tàu lúa lớn. Vì vậy, sản phẩm bột mì của công ty có chất lượng ổn định.

- Uy tín nhãn hiệu lâu năm, chất lượng được tin dùng.

- Có mối quan hệ tốt với khách hàng.

- Thiết bị máy móc hiện đại: vì có tài chính vững mạnh nên công ty đã trang bị cho mình dàn máy lớn có công nghệ tiên tiến, hằng năm có thể sản xuất 120 000 ngàn tấn, có thể cung cấp sản lượng cao cho các nhà máy, ví dụ như hằng năm công ty có thể cung cấp cho nhà máy ACECOOK vài chục ngàn tấn.

 Bên ngoài

- Được sự hỗ trợ tích cực của tổng công ty lương thực Miền Nam.

- Do thành lập lâu năm và có uy tín nên chiếm lĩnh được thị trường rộng lớn và ngày càng tăng trưởng.

- Nước ta là nước đông dân, cộng với đời sống ngày càng phát triển, nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao, đây là điều kiện để công ty sản xuất thêm sản phẩm đáp ứng cho việc cung vượt cầu.

 Khó khăn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

7

 Bên trong

- Chưa khai thác hết thị trường tiềm năng trong nước như miền Bắc và miền Trung, chưa mở rộng thị phần ra các nước ngoài.

- Vị trí nhà máy không thuận lợi lắm cho việc vận chuyển lúa mì.

- Phương thức làm marketing còn lạc hậu, công ty chủ yếu cung cấp sản phẩm cho khách hàng quen thuộc.

 Bên ngoài

- Sự biến động về giá lúa mì trên thị trường ảnh hưởng đến giá bán trong nước, làm tăng chi phí kéo theo giá thành cao. Các nguyên nhân làm cho giá lúa mì biến động có thể là:

 Giá của đồng đôla thay đổi

 Giá trị ngoại hối

 Chính sách kinh tế

 Tình hình chính trị

 Tình hình tăng trưởng kinh tế

 Dân số và thu nhập ngày càng tăng

- Lượng bột nhập tiểu ngạch còn nhiều, chưa được kiểm tra lớn, làm ảnh hưởng mặt hàng của công ty nói riêng và tất cả sản phẩm bột mì trong nước nói chung về chất lượng, giá cả…

- Sự xuất hiện và phát triển các dòng sản phẩm thay thế của trên 20 nhà máy sản xuất bột mì.

c. Cơ hội và thách thức

 Cơ hội

- Việt Nam gia nhập tổ chức kinh tế thế giới là cơ hội lớn cho công ty phát triển.

- Nhu cầu về sản phẩm sẽ tăng khi chúng ta mở rộng thị trường.

- Ngân hàng hỗ trợ cho việc vay vốn với lãi xuất thấp.

 Thách thức

- Xuất hiện thêm nhiều dòng sản phẩm thay thế, nhiều đối thủ cạnh tranh.

- Lúa mì phần lớn được nhập khẩu từ nước ngoài, nhiều khi công ty không kiểm soát được giá nguyên liệu làm cho giá bán thành phẩm bị chênh lệch.

- Giá bột của công ty còn cao hơn đối thủ cạnh tranh.

- Việt Nam gia nhập tổ chức kinh tế thế giới là thách thức lớn cho tất cả thị trường Việt Nam nói chung và công ty Bột Mì Bình Đông nói riêng.

1.5.2. Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới

Từ những thành tựu, thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức, ta có thể định hướng được trong tương lai công ty sẽ phát triển như thế nào và cách thức để vươn lên ra sao. Công ty đã nắm trong tay những cơ hội, thành tựu và thuận lợi mà không phải doanh nghiệp nào cũng có.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

8

Điều đó nói nên rằng công ty đang có lợi thế trên thị trường hiện nay. Tuy vậy, công ty cũng không nên chủ quan trước những thành công của mình mà tìm ra những phương thức quản lí và sản xuất mới để cạnh tranh trên thị trường nhiều biến cố như hiện nay.

Cần tăng cường thêm những lớp đào tạo cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao kĩ năng quản lí và thành thạo trong sản xuất.

Bên cạnh sự tận dụng cơ hội, công ty nên khắc phục khó khăn đặc biệt là giá thánh sản phẩm còn cao, phương pháp là chúng ta phải điều chỉnh giá thành, đôi khi phải chấp nhận hòa vốn trong một thời gian để chiếm lĩnh thị trường và tạo niềm tin cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm của công ty, sau đó từ từ tăng giá, một khi khách hàng đã tin tưởng vào công ty thì chịu giá cao một ít thì họ vẫn cảm thấy thỏa mãn.

1.6. Sản phẩm

1.6.1. Sản phẩm chính – Bột mì

Bao gồm các nhãn hiệu:

- Bồ câu

- Chim én đỏ

- Cầu treo

- Thiên nga đỏ

- Hướng dương

- Gold gofter

- Cây cải (7%, 8%, 9%)

- Thuyền buồm (đỏ, vàng, nâu)

Bồ câu

Chim én đỏ

Cầu treo

Thiên nga đỏ

Hướng dương

Gold golfer

Độ ẩm (%)

14.20

14.20

14.20

14.20

14.20

14.20

Độ mịn (%)

97.00

98.00

97.00

97.00

97.00

97.00

Độ tro (%)

0.57

0.57

0.58

0.58

0.65

0.60

Protein (%)

12.00

11.00

9.80

12.30

9.50

10.00

Cây cải 7%

Cây cải 8%

Cây cải 9%

Thuyền buồm đỏ

Thuyền buồm vàng

Thuyền buồm nâu

Độ ẩm (%)

13.80

13.80

13.80

14.20

14.20

14.20

Độ mịn (%)

98.00

97.00

97.00

98.00

97.00

98.00

Độ tro (%)

0.52

0.52

0.56

0.57

0.60

0.60

Protein (%)

8.20

8.50

9.50

11.00

10.00

10.00

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

9

1.6.2. Sản phẩm phụ - Cám mì

Các loại sản phẩm cám mì của công ty

Hình 3: Cám mì số 1

Hình 4: Cám mì số 2

1.6.3. Tiêu thụ

Trong nước

Các loại bột mì được các khách hàng như Kinh Đô, Vina Acecook, các nhà tư nhân sản xuất nhỏ…mua về để chế biến các sản phẩm: mì sợi, các loại bánh ngọt, bánh biscuit, sản xuất bánh mì.

Xuất khẩu

Các sản phẩm bột mì thuộc nhãn hiệu Thiên Nga Đỏ, Thuyền Buồm Đỏ

1.6.4. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng bột mì

Bảng 1: Các chỉ riêu đánh giá chất lượng bột mì

Các chỉ tiêu

Đặc điểm

Màu sắc

Trắng hay trắng ngà đặc trưng của bột mì

Mùi vị

Mùi tự nhiên của bột mì, không có mùi hôi mốc hoặc mùi lạ

Tạp chất vô cơ

Không có sạn

Sâu mọt

Không được có

Độ ẩm bột

Nhỏ hơn 14%

Độ mịn

Độ mịn của bột được xác định bằng các chỉ tiêu:

 Lượng bột còn lại trên rây có kích thước lỗ: 420x420 m

 Lượng bột lọt qua rây có kích thước lỗ: 118x118 m

Hàm lượng gluten ướt

Không nhỏ hơn 23%

Hàm lượng tro

Từ 0,4 - 0,7% tùy thuộc vào chủng loại bột

Hàm lượng protein

Từ 8-14% tùy thuộc loại lúa mì và chủng loại bột

Độ chua

Tính bằng số ml NaOH 1N và thường không lớn hơn 3,5 độ

Tạp chất sắt

Không cho phép lớn hơn 3mg/kg

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

10

1.7. An toàn lao động

- Chấp hành Luật an toàn lao động của Nhà nước tại nhà máy. Ban lãnh đạo tổ chức cho tất cả các thành viên trong nhà máy sinh hoạt học tập và yêu cầu mọi người trong nhà máy đều phải tuân thủ theo luật lao động do giám đốc ban hành.

- Trước khi vào sản xuất phải thực hiện chế độ bàn giao ca và ký nhận nghiêm túc, giao sổ ca để biết được tình trạng máy móc.

- Sử dụng đầy đủ trang thiết bị bảo hộ được cấp phát: quần áo, mũ, khẩu trang… tùy theo yêu cầu chức năng của từng bộ phận.

- Khi đóng công tắc điện, tay luôn khô hoặc dùng vật cách điện để đảm bảo an toàn.

- Phải thực hiện đúng các biển báo cấm như cấm lửa, cấm hút thuốc…

- Các thiết bị đều được nhà máy kiểm định hàng năm, sau đó sẽ quy định thời hạn sử dụng của thiết bị này và sẽ thay mới nếu như không đạt chất lượng. Chấp hành đúng định kỳ bảo dưỡng thiết bị, vệ sinh công nghiệp.

1.8. Phòng cháy chữa cháy

- Công tác phòng cháy chữa cháy ở nhà máy rất tốt. Mọi thành viên trong nhà máy đều có ý thức trách nhiệm, xem việc phòng cháy chữa cháy là nhiệm vụ của toàn thể cán bộ, công nhân viên nhà máy.

- Đội phòng cháy chữa cháy của công ty thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ, luôn đề cao cảnh giác khả năng xảy ra cháy nổ.

- Cấm sử dụng bếp điện, lửa, hút thuốc trong kho, nơi sản xuất, nơi cấm lửa. Sử dụng điện luôn phải tuân theo đúng kỹ thuật quy định, cấm để các chất dễ cháy, văn phòng phẩm đè lên dây điện.

- Hàn cắt gần nơi dễ cháy phải có vật che chắn an toàn, phải kiểm tra trước và sau khi hàn, phải kiểm tra đúng định kỳ quy định.

- Hàng hóa, nguyên vật liệu để vào kho, nơi sản xuất phải sắp xếp theo chủng loại, có khoảng ngăn cháy, xa máy, xa tường, có đường đi lối thoát để kiểm tra cứu chữa cháy khi cần. Hết giờ làm việc phải kiểm tra khi giao nhận ca. Kiểm tra chặt chẽ về an toàn phòng cháy chữa cháy, cấm lấy dụng cụ chữa cháy sử dụng cho việc khác.

1.9. Xử lý phế thải và vệ sinh công nghiệp

1.9.1. Xử lý phế thải

- Nước thải: chủ yếu là nước sinh hoạt, nước vệ sinh máy nên ô nhiễm không đáng kể, do đó có thể thải trực tiếp qua hệ thống cống rãnh.

- Bụi công nghiệp: được xử lý bằng cách cho qua các buồng lắng nên bụi ra ngoài không đáng kể.

1.9.2. Vệ sinh công nghiệp

- Thực hiện khá tốt chế độ vệ sinh công nghiệp trong quy trình sản xuất.

- Vệ sinh mỗi đợt sản xuất.

- Vệ sinh mỗi ngày.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

11

Phần 2 NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT

2.1. Nguồn nguyên liệu

Hình 5: Lúa mì

Công ty bột mì Bình Đông nhập nguyên liệu lúa mì từ các nước như: Canada, Úc, Trung Quốc...

Trước năm 1900, nguồn nguyên liệu chính của công ty bột mì Bình Đông là lúa mì Liên Xô. Trong thời điểm Liên Xô chưa tan rã, với mối bang giao tốt đẹp giữa hai nước cùng chung khối XHCN đồng thời Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, nhà nước có kế hoạch nhập lúa mì và giao chỉ tiêu, kế hoạch sản xuất cho công ty theo từng năm.

Từ đầu năm 1990 đến nay, công ty sản xuất với nguồn nguyên liệu được nhập từ nhiều nước như: Mỹ, Ấn Độ, Úc, Pháp, Canada...

2.2. Cấu tạo hạt lúa mì

Hạt lúa mì được cấu tạo gồm 3 phần: vỏ cám, nội nhũ và phôi.

2.2.1. Vỏ cám

Lớp vỏ cám chiếm khoảng 14,5% trọng lượng hạt lúa mì.

Vỏ cám có chứa một lượng nhỏ protein, một lượng lớn vitamin B, cellulose và chất khoáng.

Lớp vỏ cám làm ảnh hưởng xấu đến màu sắc bột mì, làm giảm giá trị thương phẩm của bột mì nên nó được loại ra tối đa trong quá trình sản xuất.

2.2.2. Nội nhũ

Chiếm khoảng 83% trọng lượng hạt lúa mì bao gồm hai thành phần chính là tinh bột và protein.

Các chất béo, đường, cellulose, chất khoáng trong nội nhũ rất ít.

Nội nhũ là thành phần có giá trị dinh dưỡng nhất trong hạt lúa mì. Bột mì được xay từ phần nội nhũ này.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

12

2.2.3. Phôi

Phôi chiếm khoảng 2,5% trọng lượng hạt lúa mì và nó chứa khoảng 15 – 25% đường, 15 – 33% chất béo, 35 – 40% protein, ngoài ra còn có một số enzyme và protein.

Lớp vỏ cám làm ảnh hưởng xấu đến màu sắc bột mì, làm giảm giá trị thương phẩm của bột mì nên nó được loại ra tối đa trong quá trình sản xuất.

Bảng 2: Thành phần % các chất có trong hạt lúa mì

Thành phần

Phần trăm theo khối lượng (%)

Protein

8 – 14

Tinh bột

63,1

Đường

4,32

Cellulose

2,76

Hemicellulose

8,1

Chất béo

2,24

Tro

1,2 – 1,4

2.3. Chỉ tiêu đánh giá hạt lúa mì

Bảng 3: Một số chỉ tiêu đánh giá nguyên liệu

Các chỉ tiêu

Đặc điểm

Mùi vị

Bình thường

Màu sắc

Sáng tự nhiên

Độ ẩm

Thông thường từ 10 – 14%. Độ ẩm của lúa ảnh hưởng rất lớn đến quá trình bảo quản hạt, thông thường tồn trữ hạt tốt độ ẩm đạt <14%.

Tạp chất

Khoảng 1 – 6%, bao gồm tạp chất vô cơ và hữu cơ như: rơm, rác, cát, đá, sạn, kim loại, mảnh hạt vỡ, hạt lép... các tạp chất này cần được tách ra trước khi đưa lúa vào nghiền.

Dung trọng

Là trọng lượng của khối hạt có thể tích bằng 1m3. Đây là chỉ tiêu cần thiết cho việc tính toán đến năng suất và chất lượng làm việc của hệ thống thiết bị cũng như quá trình bảo quản hạt. Dung trọng càng cao, chất lượng khối hạt càng tốt: hạt chắc, ít tạp chất dẫn đến độ thu hồi bột cao, chất lượng tốt. Trọng lượng riêng của lúa mì trong khoảng 730 – 740kg/m3.

Độ trắng trong

Hạt lúa mì thường có màu sắc trong và trắng đục. Hạt trắng trong có cấu tạo cứng hơn hạt trắng đục. Hạt có độ trắng cao chứa nhiều protein quyết định đến chất lượng bột mì. Thông thường hạt trắng trong chiếm hơn 40%. Độ trắng trong càng cao thì tính chất công nghệ của hạt càng tốt. Trong chế biến người ta chia độ trắng trong của khối

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

13

hạt ra làm ba loại:

- Độ trắng trong thấp: < 40%.

- Độ trắng trong trung bình: 40 – 60%.

- Độ trắng trong cao: > 60%.

Hàm lượng gluten ướt

Là trọng lượng khối dẻo đàn hồi do lượng protein hút nước nở ra tạo thành. Hàm lượng protein ướt quyết định đến độ dẻo dai của bột mì. Chất lượng sản phẩm làm từ bột mì phụ thuộc rất nhiều vào hàm lượng này.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

14

Phần 3 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

3.1. Sơ đồ khối quy trình công nghệ

3.1.1. Sơ đồ tổng quát

Lúa mì nguyên liệu

Xử lí

Tạp chất

Nghiền

Sàng

Đóng bao

Đóng bao

Bột

Cám

Bột thành phẩm

Cám thành phẩm

Hình 6: Sơ đồ khối quy trình công nghệ tổng quát

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

15

3.1.2. Sơ đồ chi tiết

3.1.2.1 Công đoạn xử lí nguyên liệu

Hình 7: Sơ đồ khối quy trình công nghệ công đoạn xử lí nguyên liệu

Lúa mì nguyên liệu

Tách tạp chất lần 1

Tách kim loại

Tách tạp chất lần 2

Ủ ẩm

Lúa ủ

Tạp chất

Kim loại

Bông lúa, đất đá, hạt vỡ lép

Nước

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

16

3.1.2.2 Công đoạn nghiền – sàng (công đoạn chế biến)

Lúa sau ủ

Xát lông lúa

Nghiền

Đánh tơi

Sàng vuông

Nghiền

Sàng vuông

Đánh vỏ

Sàng ly tâm

Tấm

Mảnh vỏ

Bột

Cám thô

Tấm

Bột

Bột

Cám mịn

Hình 8: Sơ đồ khối quy trình công nghệ công đoạn chế biến

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

17

3.1.2.3 Công đoạn đóng bao

Cám mịn

Cám thô

Đóng bao

Đóng bao

Cám 1

Cám 2

Bột

Đóng bao

Bột thành phẩm

Hình 9: Sơ đồ khối quy trình công nghệ công đoạn đóng bao cám

Hình 10: Sơ đồ khối quy trình công nghệ công đoạn đóng bao bột

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

18

3.2. Thuyết minh quy trình công nghệ

3.2.1. Tách tạp chất lần 1

 Mục đích

- Loại bỏ các tạp chất còn lẫn trong khối lúa như dây nylon, sỏi, đá lớn.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các máy tiếp theo làm việc: tránh kẹt máy, làm mòn trục nghiền, làm giảm tuổi thọ của máy nghiền, nâng cao hiệu suất nghiền.

 Các biến đổi chủ yếu

- Khối lượng giảm do một phần tạp chất bị loại bỏ, các tạp chất có kích thước lớn như dây nylon, sỏi, đá, mảnh kim loại, hạt bắp thì bị giữ lại trên sàng còn các tạp chất nhỏ như cát, hạt lúa lép, hạt cám thì lọt qua sàng, tỷ trọng thay đổi.

- Giảm thành phần vô cơ trong khối hạt được tạo bởi cát, đá, sỏi…

- Khối hạt trở nên sạch, sáng và đồng đều hơn.

 Các yếu tố ảnh hưởng

- Thành phần khối hạt: loại tạp chất, kích thước tạp chất.

- Cấu tạo lưới sàng: kích thước lỗ sàng, số lượng lưới sàng, vận tốc rung của lưới, độ nghiêng mặt lưới.

 Thiết bị: sàng tạp chất.

3.2.2. Tách kim loại

 Mục đích: tách kim loại còn lẫn ra khỏi khối lúa giúp

- Loại bỏ mối nguy vật lý có trong bột mì, tăng chất lượng bột thành phẩm.

- Tránh làm mòn trục nghiền làm giảm hiệu suất và tuổi thọ máy.

 Các biến đổi chủ yếu

- Kim loại bị hút bởi nam châm và tách ra khỏi khối hạt.

- Giảm hàm lượng kim loại có trong lúa.

 Các yếu tố ảnh hưởng

- Thành phần kim loại có trong khối hạt

- Vận tốc dòng hạt

- Diện tích tiếp xúc giữa hạt lúa với nam châm

 Thiết bị: nam châm vĩnh cửu.

3.2.3. Tách tạp chất lần 2

 Mục đích: nhằm loại bỏ đá, sỏi, các hạt lúa lép, vỡ, các hạt lúa khác loại như hạt lúa mạch, hạt đậu…tạo khối hạt đồng đều về kích thước, góp phần nâng cao năng suất thu hồi bột thành phẩm.

 Các biến đổi chủ yếu

- Khối lượng giảm do các tạp chất nặng như đá, sỏi được tách ra

- Giảm thành phần vô cơ tạo bởi đá, sỏi…

- Tăng độ đồng đều về kích thước.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

19

 Các yếu tố ảnh hưởng: tương tự như sàng tạp chất.

- Thành phần khối hạt: loại tạp chất, kích thước tạp chất.

- Cấu tạo lưới sàng: kích thước lỗ sàng, số lượng lưới sàng, vận tốc rung của lưới, độ nghiêng mặt lưới.

 Thiết bị: sàng tạp chất, sàng đá, sàng trống

Sàng tạp chất lần 2 và sàng đá được sử dụng cho các dàn máy B, C, D. Riêng dàn A được bố trí một thiết bị sàng tương đương kết hợp cả sàng tạp chất và sàng đá gọi là sàng liên hợp.

3.2.4. Ủ ẩm

 Mục đích: nhằm tạo thuận lợi cho quá trình nghiền do

- Làm cho liên kết giữa vỏ hạt và nội nhũ trở nên bớt chặt, khi nghiền sẽ dễ tách ra khỏi nhau hơn.

- Làm cho nội nhũ trở nên xốp, dễ nghiền, tăng hiệu suất và năng suất quá trình nghiền, giảm tiêu hao năng lượng điện cho máy nghiền.

- Làm cho lớp vỏ hạt trở nên dai hơn, trong quá trình nghiền không bị nát vụn, khi sàng cám không lẫn nhiều vào bột qua đó tăng hiệu suất thu hồi bột và chất lượng bột thành phẩm, thuận lợi cho việc phân loại hai thành phẩm cám và bột.

 Các biến đổi chủ yếu

- Khối lượng và thể tích tăng do hạt hút ẩm và trương nở, hạt trở nên mềm và xốp hơn.

- Liên kết giữa lớp vỏ và nội nhũ trở nên lỏng lẻo bởi sự có mặt của nước.

- Sự hydrat hoá của tinh bột có trong nội nhũ làm tăng độ xốp.

- Bề mặt trở nên bóng, ướt do sự có mặt của nước tự do.

 Các yếu tố ảnh hưởng

- Độ ẩm ban đầu của hạt lúa

- Lượng nước phun

- Vận tốc dòng hạt

- Thời gian ủ

Tuỳ thuộc vào từng loại lúa mì mà thời gian ủ lúa tương ứng như sau:

Loại lúa

Độ ẩm (%)

Thời gian ủ ( giờ)

Lúa cứng

16

32 - 36

Lúa mềm

15

24 - 28

 Thông số thực hiện: Độ ẩm lúa mì ban đầu thường là 11%, sau khi ủ ẩm độ ẩm tăng lên 14,5-15% là đạt yêu cầu.

 Thiết bị: máy rửa nhanh 3 trục và hầm ủ.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

20

Hình 11: Hầm chứa lúa ủ

3.2.5. Xát lông lúa

 Mục đích: loại bỏ lông lúa, các tạp chất như đất, bụi còn bám trên bề mặt hạt lúa giúp hạt lúa trở nên sạch hơn.

 Các biến đổi chủ yếu

- Khối lượng giảm.

- Hạt lúa trở nên sạch và sáng hơn.

 Các yếu tố ảnh hưởng

- Vận tốc dòng hạt

- Kích thước lỗ lưới

 Thiết bị: máy xát lông lúa.

- Công suất động cơ: 10kW

- Tốc độ quay: 1200 vòng/phút

Hình 12: Máy xát lông lúa

3.2.6. Nghiền

 Mục đích: phá vỡ lớp vỏ trấu bao quanh hạt để giải phóng nội nhũ bên trong, bẻ gẫy sự liên kết giữa vỏ và nội nhũ.

 Các biến đổi chủ yếu

- Kích thước hạt giảm dần từ hạt lúa mì thành dạng bột mịn, thể tích giảm, nhiệt độ tăng nhẹ do ma sát với trục nghiền và các hạt với nhau, liên kết giữa vỏ và hạt bị phá vỡ dưới tác dụng của lực cơ học tạo bởi trục nghiền.

- Sự bay hơi ẩm do ma sát làm tăng nhiệt độ nhưng không đáng kể.

- Bột trở nên mềm, mịn và sáng hơn.

- Khối lượng giảm do cám bị tách ra.

 Các yếu tố ảnh hưởng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

21

- Tốc độ trục nghiền

- Khoảng cách giữa 2 trục

- Bản chất nguyên liệu: kích thước hạt, độ ẩm.

 Thiết bị: hệ thống máy nghiền 4 trục.

Máy nghiền có 2 dạng:

- Máy nghiền trơn: nghiền tấm

- Máy nghiền thanh răng: nghiền vỏ

Vận tốc trục nghiền:

- Hệ nghiền vỏ: 130 – 190 vòng/phút

- Hệ nghiền nhân: 250 – 320 vòng/phút

Khoảng cách giữa hai trục nghiền:

- Hệ nghiền vỏ: 1 - 1,1 mm đối với B1

0,9 – 0,3 mm đối với B2, B3, B4, B5

- Hệ nghiền nhân: 0,1 – 0,03 mm

3.2.7. Đánh tơi

 Mục đích: Chuẩn bị cho quá trình sàng nhằm làm cho các hạt bột bị vón cục sau

quá trình nghiền tách rời nhau.

 Các biến đổi chủ yếu

- Khối bột sau khi nghiền trở nên tơi xốp hơn.

 Các yếu tố ảnh hưởng

- Vận tốc trục quay

- Thời gian quay

- Bản chất nguyên liệu

 Thiết bị: máy đánh tơi có 2 dạng: dạng trống và dạng đĩa.

Công suất động cơ: 10kW

Vận tốc động cơ: 2800 vòng/phút

Hình 13: Máy đánh tơi dạng đĩa và dạng trống

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

22

3.2.8. Sàng vuông

 Mục đích

- Tạo ra sản phẩm chính là bột mì và sản phẩm phụ là cám mì.

- Tách hoàn toàn cám ra khỏi bột làm tăng độ trắng của bột, tạo ra những hạt bột có kích thước đồng đều, góp phần nâng cao chất lượng và giá trị cảm quan cho sản phẩm.

 Các biến đổi chủ yếu

- Có sự phân loại các kích thước, hạt có kích thước lớn hơn lỗ sàng thì bị giữ lại, hạt có kích thước nhỏ sẽ lọt qua sàng.

- Hàm lượng tinh bột tạo bởi nội nhũ trong sản phẩm bột mì tăng dần, hàm lượng cellulose tạo bởi lớp vỏ cám giảm dần, ngược lại đối với sản phẩm là cám mì.

- Bột tăng độ trắng, độ mịn và độ đồng đều.

 Các yếu tố ảnh hưởng

- Kích thước lỗ lưới.

- Số lượng lưới sàng.

- Vận tốc rung của lưới.

 Cách thực hiện

Có 2 loại hệ nghiền sàng:

- Hệ nghiền vỏ: Từ B1-B5.

- Hệ nghiền nhân: Từ C1-C10 (thông thường ống C10 là ống cám, tuy nhiên nếu lúa nguyên liệu quá xấu thì ống C9 cho ra cám luôn).

Đối với riêng dàn máy A được bố trí thêm sàng thanh bột S1, S2, S3 nhằm nâng cao chất lượng bột. Máy sàng thanh bột có tác dụng tách lớp aleuron của lớp vỏ ra khỏi nhân, làm cho bột trắng hơn.

 Thiết bị

Trong mỗi cửa sàng gồm từ 24-26 khung lưới sàng. Tuỳ thuộc vào yêu cầu chất lượng bột mà lắp đặt khung lưới sàng có lỗ sàng thích hợp.

Công suất động cơ: 15kW

Diện tích lưới sàng: 0,24 m2

Kích thước mỗi cạnh sàng: 490 mm

Danh sách lưới sàng:

 Lưới tơ: Gồm 6 loại

Ký hiệu

Kích thước (μm)

8

180

9

150

10

132

11

118

12

112

13

100

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

23

 Lưới phân liệu: Gồm 24 loại

Ký hiệu

Kích thước (μm)

Ký hiệu

Kích thước (μm)

12

1890

36

600

14

1610

38

552

16

1410

40

530

18

1220

45

450

20

1110

50

400

22

990

55

375

24

890

60

355

26

820

65

306

28

730

70

280

30

720

75

274

32

660

80

250

34

630

85

224

3.2.9. Đánh vỏ

 Mục đích

- Lớp vỏ cám tách ra sau nghiền còn lẫn khoảng 10-20% bột nên để thu hồi triệt để lượng bột này cần tác dụng lực phá vỡ liên kết giữa vỏ và bột sót.

- Chuẩn bị cho quá trình sàng ly tâm thu hồi lượng bột sót này.

 Các biến đổi chủ yếu

- Liên kết giữa vỏ và nhân bị phá vỡ do sự va đập vào thành thiết bị với nhau.

 Các yếu tố ảnh hưởng

- Vận tốc trục quay.

- Tốc độ nhập liệu.

- Bản chất nguyên liệu.

 Thiết bị: Máy đánh vỏ.

3.2.10. Sàng ly tâm

 Mục đích: Nhằm thu hồi lượng bột lẫn trong lớp vỏ cám sau quá trình đánh vỏ do đó tăng hiệu suất thu hồi bột.

 Các biến đổi chủ yếu

- Hạt bột có kích thước nhỏ hơn kích thước lỗ lưới sẽ lọt qua sàng, phần còn lại gồm bột và cám có kích thước lớn hơn sẽ được xử lý tiếp.

 Các yếu tố ảnh hưởng

- Vận tốc trục quay.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

24

- Bản chất nguyên liệu.

- Kích thước lỗ lưới.

 Thiết bị: Máy sàng ly tâm.

3.2.11. Đóng bao

 Mục đích

- Nhằm tạo ra đơn vị sản phẩm có nhãn hiệu, khối lượng tịnh và bao bì, thuận lợi cho phân phối và tiêu dung.

- Cách ly sản phẩm bột mì với môi trường không khí xung quanh để tránh hút ẩm là giảm chất lượng bột.

 Các biến đổi chủ yếu

- Bột có thể hút ẩm nhưng không đáng kể.

 Thiết bị: máy đóng bao.

Hình 14: Hệ thống đóng bao

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

25

Phần 4 MÁY – THIẾT BỊ

4.1. Các thiết bị chính

4.1.1. Sàng tạp chất

Cấu tạo

Khung sàng thường được treo bằng những sợi dây mây (hoặc dây cáp). Khung sàng có lắp hai lớp lưới sàng. Lớp lưới trên có kích thước lỗ lớn dùng để tách rơm rác, đá, sạn lớn … Lớp lưới dưới có kích thước lỗ sàng nhỏ dùng để tách bụi, cát. Dưới tấm lưới sàng có lắp những viên bi cao su để tự làm sạch mặt lưới sàng. Khung sàng phía dưới bụng có gắn một puly có gắn đối trọng. Sàng được truyền chuyển động từ một motor điện thông qua bộ truyền động đai thang đến puly đối trọng. Do puly có gắn đối trọng lệch tâm nên khi quay tạo lực văng gây ra chuyển động quay của khung sàng.

Lưới sàng được lắp trên một khung lưới sàng gồm hai lớp. Lớp trên là lớp lưới sàng, lớp dưới là lớp lưới đan kích thước lỗ rất lớn để cho nguyên liệu dễ lọt qua. Giữa hai lớp lưới trên là các viên bi cao su. Khi sàng hoạt động, các viên bi này nẩy lên xuống gõ vào lưới sàng có tác dụng làm sạch lưới.

Nguyên lý hoạt động

Nguyên liệu được nhập vào sàng qua cửa nạp liệu gắn đầu phía trên. Những tạp chất lớn như rơm, rác, đá… có kích thước lớn nằm lại trên lớp lưới phía trên và đi dần về phía cửa ra theo chiều nghiêng của mặt lưới. Phần nguyên liệu rớt qua lớp lưới trên rơi xuống mặt sàng phía dưới. Những hạt cát, bụi, đá, sỏi… kích thước nhỏ hơn kích thước lỗ sàng sẽ rớt qua lỗ và được gom ra ngoài qua cửa ra riêng. Lúa sạch trên mặt lưới đi ra ngoài vào bộ phận hút bụi.

Hình 15: Sàng tạp chất lần 1

Hình 16: Lưới sàng tạp chất

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

26

4.1.2. Sàng trống

Cấu tạo

Boä phaän chính cuûa thieát bò: vỏ trống, vis taûi, maùng baét.

Hình 17: Cấu tạo sàng trống

Nguyên lý hoạt động

Vỏ trống và trục vis tải chuyển động quay từ motor điện qua khớp truyền lực hoặc truyền động xích hay bộ truyền động đai. Vận tốc của vỏ trống khoảng từ 30 - 40 vòng/phút. Vỏ trống chính là mặt sàng làm việc và được đặt nghiêng một góc so với phương ngang. Vỏ trống được dập nhiều hốc lõm ở bên trong có kích thước khác nhau tuỳ theo sản phẩm cần phân loại. Khi trống quay, những hạt nhập liệu có kích thước nhỏ hơn kích thước lỗ tổ ong sẽ rơi vào lỗ của sàng trống. Sau đó, chúng được đưa lên một độ cao nhất định rồi rơi vào máng bắt và được đưa ra khỏi sàng trống bằng vis tải. Những hạt có chiều dài dài hơn kích thước lỗ tổ ong sẽ rơi ra ngoài lõm trống trước khi đi vào máng chứa và được tháo ra ngoài theo một lối khác. Độ phân loại phụ thuộc vào cách điều chỉnh góc nghiêng của sàng trống. Khối hạt được dồn về phía thấp và đổ ra ngoài.

Vận tốc của máy: 40 vòng/phút

Hình 18: Sàng trống

4.1.3. Sàng đá

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Máy sàng đá gồm có một mặt lưới sàng đục lỗ nghiêng. Chuyển động đi lên của sàng được thực hiện qua cơ cấu hình bình hành, nhận chuyển động từ cơ cấu lệch tâm A. Một lượng gió lớn được cung cấp từ quạt ly tâm thổi từ phía dưới lưới sàng nâng hạt lúa lên khỏi bề mặt sàng, di chuyển từ từ xuống phía dưới sàng đi ra ngoài. Các hạt đá sạn không bị luồng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

27

khí nâng lên khỏi bề mặt sàng sẽ từ từ đi lên phía trên sàng ra ngoài. Ở một số máy người ta thiết kế thêm quạt thổi ở phần đáy chuẩn bị ra khỏi sàng nhằm tách lại những hạt lúa còn lẫn trong đá. Góc nghiêng của sàng được điều chỉnh bằng cách thay đổi chiều dài thanh trục.

Hình 19: Sàng đá

4.1.4. Sàng kết hợp

Cấu tạo

Sàng kết hợp được thiết kế dựa trên nguyên tắc cấu tạo của sàng tạp chất và máy sàng đá với nhiều cải tiến tăng hiệu suất loại tạp chất, tăng hiệu quả cho các giai đoạn kế tiếp.

Máy sàng kết hợp gồm ba hộp sàng dao động với năm tầng sàng sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống:

1. Lớp lưới sàng thô: tách các tạp chất lớn như dây nilon, xơ, bông lúa mì, đá lớn, hạt ngoại cỡ.

2. Lớp lưới sàng mịn và phần lọt sàng: các hạt loại nhỏ xuống tầng sàng thứ ba.

3. Lớp lưới sàng mịn thứ hai: tách các hạt loại nhỏ và các tạp chất nhỏ như đất, cát.

4. Lớp lưới phân loại: phân loại liệu có tỷ trọng cao và các mảnh hỗn hợp.

5. Lớp lưới tách đá: tách đá.

Nguyên lý hoạt động

Liệu đưa vào ống nhập liệu phân phối đều trên toàn bề rộng lưới sàng bằng bộ phận cấp liệu và thiết bị phân phối liệu.

Phần liệu lọt sàng thứ nhất được phân chia trở lại thành liệu sàng mịn và liệu sàng thô trên kênh tách liệu sau cùng. Liệu lọt sàng được phân phối đến hai lưới sàng mịn bằng cửa trượt phân liệu. Đá nhỏ, cát, các hạt nhỏ được tách ra tại các các lưới sàng mịn và khi đó chúng sẽ được xả ra kênh tách liệu sau cùng. Liệu không lọt sàng từ sàng mịn rơi trên vùng sàng đầu tiên với sự thâm nhập của dòng khí từ bên dưới. Lớp đệm khí được cung cấp từ dòng khí hình thành một lớp liệu phù hợp với tỷ trọng riêng.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

28

Độ nghiêng của sàng: tùy thuộc vào loại sản phẩm. Độ nghiêng của sàng, thông thường khoảng 7o - 8o. Đọc độ nghiêng của sàng trên mặt chia độ: ta điều chỉnh hành trình sàng bằng tay quay, xylanh thủy lực được khóa bằng tay quay hình sao.

Hình 20: Sàng kết hợp

4.1.5. Máy gia ẩm

Cấu tạo

Gồm đường ống dẫn nước, thủy lượng kế, van điều khiển, bộ phận che chắn, dây couroa, bộ lọc nước.

Nguyên lý hoạt động

 Bộ cung cấp nước

Nước sạch được lấy từ hệ thống cung cấp nước vào qua bộ lọc, qua van điện từ đóng mở nhờ một tiếp điểm gắn tại miệng nạp liệu. Khi có lúa vào vis tải, tiếp điểm đóng mạch, van điện từ mở nước đi vào ống đo lưu lượng.

Van điều chỉnh bằng tay dùng để chỉnh lượng nước. Lượng nước đi vào vis tải làm ẩm được hiển thị trên ống đo lưu lượng nước. Khi không có lúa vào vis tải làm ẩm thì van điện từ đóng không cho nước vào vis tải.

Lượng nước để rửa các loại lúa khác nhau thì khác nhau.

 Vis tải trộn

Vis tải làm ẩm có cấu tạo như một vis tải bình thường. Cánh vis tải là loại cánh rời dễ tăng khả năng đảo trộn làm nước tiếp xúc đều với bề mặt hạt lúa.

Vis tải đưa lúa vào buồng trong, có chứa ba trục sắp theo hình tam giác, một trục đồng trục với trục vis tải, hai trục khác ở phía trên, mỗi trục gồm các cánh hình chữ nhật xếp rời nhau có tác dụng vừa đập vừa đẩy, vừa giúp khuấy trộn lúa, vừa đẩy lúa đi tới ra hầm ủ lúa.

Hình 21: Máy gia ẩm

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

29

4.1.6. Máy xát lông lúa

Cấu tạo

Gồm 1 hệ thống lưới, dây couroa, cửa nạp liệu, cửa nắp quan sát, trục đánh lông, quạt hút tạp chất, vis tải

Nguyên lý hoạt động

Lúa sau ủ được nạp vào cửa nạp liệu. Motor điện truyền chuyển động quay cho trục qua bộ truyền động đai thang. Trục quay có gắn những cánh thép hay vấu thép ngang theo hình xoáy ốc theo chiều dài trục. Bao quanh phía ngoài trục là lớp vỏ lưới sàng. Khi trục quay, các cánh sẽ gạt khối hạt quay theo. Hạt chịu đồng thời ba lực tác động: lực cọ ma sát với cánh quạt, lực ma sát giữa các hạt với nhau, lực ma sát hạt với lưới sàng và đồng thời hạt được các cánh thép đẩy dần tới cửa ra ngoài. Kết quả làm tách những phần tử bụi bẩn, vi sinh vật, vỏ trấu còn sót trên hạt. Một phần bụi được tách ra xuyên qua lưới sàng được gom lại bằng máng hứng bụi, một phần được hút vào bộ phận lắng bụi và phần còn lại cùng với khối hạt ra ngoài và sẽ được tách qua một bộ phận hút lắng bụi.

4.1.7. Máy nghiền 4 trục

Cấu tạo

Thiết bị gồm: ngăn chứa lúa, kính quan sát, cửa kiểm tra, bộ điều chỉnh khe hở trục. Hai bên hông máy được gắn hai trục quay và dây đai. Dây đai nối hai trục quay với motor.

Máy gồm 2 cặp trục, mỗi cặp trục hình thành 1 hệ nghiền, 2 hệ nghiền này độc lập với nhau và được lắp trên cùng một máy nghiền. Máy nghiền 4 trục thực chất là một máy đôi gồm hai máy nghiền riêng biệt, được đặt đấu lưng với nhau trong cùng một khung máy, mỗi máy được cấp liệu và truyền động độc lập nhau. Trục nghiền được đặt theo phương chéo, phương của trục luôn luôn nằm ngang

Các trục nghiền được chế tạo từ thép. Kích thước trục nghiền: đường kính 250mm, chiều dài 1000mm. Trục nghiền phía trên được truyền động bằng puly, trục nghiền phía trên truyền động với trục nghiền phía dưới bằng bánh răng.

Cần Embrayage dùng để điều chỉnh khoảng cách của trục nghiền. Khi kéo cần, trục được ép vào nhau. Trục tải liệu hoạt động nhờ dây couroa truyền động bên trong.

Nguyên lý hoạt động

Motor điện truyền chuyển động quay tới trục chủ động qua bộ truyền động đai dẹt hoặc đai thang. Trục chủ động và trục bị động quay ngược chiều với các vận tốc khác nhau. Cặp trục rải liệu quay cùng chiều với nhau đưa lúa xuống trải đều trên bề mặt làm việc của cặp trục nghiền. Lượng lúa vào nghiền được điều chỉnh bằng cách thay đổi vận tốc cặp trục rải liệu và bằng tay điều chỉnh lưỡi gạt liệu. Cửa kiếng quan sát cho ta quan sát lượng nguyên liệu vào trục nghiền.

Hai trục nghiền có bộ phận thoát tải (khi gặp vật kim loại) nhờ cấu tạo trục chủ động cố định, nhưng trục bị động được đặt động và được liên kết với một lò xo nén do đó có thể thay đổi khe hở giữa hai trục khi gặp vật cứng. Trục bị động còn có cơ cấu điều chỉnh khe hở giữa hai trục nghiền.

Lúa mì đi vào khe hở giữa hai bề mặt làm việc của cặp trục nghiền chịu tác động của lực va đập, lực cắt, lực xé, lực ép. Lực xé do vận tốc của hai trục nghiền khác nhau. Lực cắt do các rãnh trên trục nghiền.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

30

Đối với các trục nghiền có rãnh thì máy nghiền có gắn chổi bên dưới trục để làm sạch bề mặt trục trong lúc nghiền. Đối với trục nghiền trơn máy nghiền có gắn lưỡi dao nạo bên dưới để làm sạch bề mặt trục nghiền.

Cặp trục nghiền qua quá trình làm việc phát sinh nhiệt làm ảnh hưởng đến chất lượng nghiền. Do đó người ta lắp bộ phận làm mát bằng nước vào một trong các trục nghiền để giải nhiệt cho trục. Hiện nay một số nhà máy sản xuất dùng phương pháp làm mát trục bằng hệ thống gió thay cho hệ thống làm mát bằng nước.

Hình 22: Máy nghiền 4 trục

4.1.8. Sàng vuông

Cấu tạo

Máy sàng vuông có một khung máy trung tâm bao gồm cơ cấu lệch tâm và các tủ sàng đối xứng nhau lắp ở hai bên khung máy.

Khung máy: cơ cấu lệch tâm được truyền động bằng motor. Cơ cấu này được lắp với các vòng bi có mỡ bôi trơn.

Các tủ sàng:

Các tủ sàng có thể gồm hai hay ba cửa sàng cho mỗi tủ tạo thành bốn hoặc sáu công đoạn sàng.

Cửa sàng được chế tạo để đặt từ 24 đến 26 khung lưới sàng và được tháo rời trước khi đặt vào ngăn sàng. Tầng khung sàng được ép xuống bằng khung ép sàng tác động bằng tay quay. Các cửa che các cửa sàng được gài lại bằng vấu kẹp phía bên ngoài.

Bộ phận làm sạch dưới sàng:

Được đặt trong khung lưới hoặc khung sàng và chúng có thể là các bàn xoa nhựa hoặc xoa vải. Cả hai loại bàn xoa này di chuyển ngang dọc, lên xuống bằng cách nảy các góc bàn xoa một cách ngẫu nhiên theo chuyển động quay của sàng, từ đó làm sạch toàn bộ bề mặt sàng. Bàn xoa được sử dụng để đưa nguyên liệu đến góc sàng và cũng đưa chúng ra các ngõ liệu.

Khung lưới sàng:

Có rất nhiều khung lưới sàng, tùy theo yêu cầu của từng cửa sàng mà sử dụng khung lưới sàng hợp lý. Ba loại lưới sàng tiêu biểu:

Loại N: loại tiêu chuẩn có ba rãnh.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

31

Loại B: chỉ có một rãnh.

Loại S: cho phép tách một hộp sàng thành hai đường đi riêng biệt của nguyên liệu sàng.

Hai đường đi riêng biệt của nguyên liệu loại khung sàng S có thể được điều chỉnh cho thích hợp với đường đi của loại khung N hoặc B.

Mỗi đáy cửa sàng có thể có từ 3-6 ống thoát liệu.

Nguyên lý hoạt động

Bộ phận truyền động làm quay cơ cấu lệch tâm tạo ra chuyển động tự do của sàng. Biên độ dao dao động có thể được điều chỉnh bằng cách thay đổi các đối trọng lệch tâm. Tốc độ quay tùy thuộc vào nguyên liệu sàng, số lượng khung sàng, chiều dày của lớp liệu lớn hơn có thể điều chỉnh cho phù hợp. Nếu lớp liệu dày, khi đó một khung đệm sẽ được lắp vào giữa các khung sàng.

Sàng chuyển động xoay tròn, ngược chiều kim đồng hồ. Nguyên liệu sau khi qua hệ thống nghiền được đưa đến sàng. Các hạt có kích thước lớn hơn đường kính lỗ lưới được thoát ra ngoài đi xuống hệ thống nghiền. Phần lọt lưới sàng là bột thành phẩm thì được đưa tới vis tải vận chuyển bột, nếu không phải là bột thành phẩm thì bột được đưa xuống hệ thống nghiền mịn để tiếp tục quá trình.

Tại các lớp lưới sàng có kích thước khác nhau. Các sản phẩm này đi xuống dưới đáy buồng sàng qua các cửa được thiết kế sẵn trong hộp lưới và các đường đi bên vách buồng sàng ra ngoài.

Hình 23: Sàng vuông

4.1.9. Sàng thanh bột

Nguyên lý hoạt động

Khung gắn lưới sàng được lắp trong thân máy sàng và được truyền chuyển động lắc qua cơ cấu biên tay quay hay sử dụng motor rung. Nguyên liệu vào sàng qua cửa nạp liệu vào lớp lưới thứ 1 và sau đó rơi xuống lớp thứ 2 và lớp thứ 3 (sàng có cấu tạo ba lớp lưới chồng lên nhau). Luồng khí hút đi xuyên qua các lớp lưới sàng tách các vật liệu nhẹ ra khỏi lớp hỗn hợp ra ngoài qua cửa hút gió. Phần nguyên liệu có tỷ trọng nặng hơn nằm lại trên lưới sàng được

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

32

phân loại theo kích thước lỗ sàng. Phần lọt qua lỗ sàng rớt xuống lớp lưới sàng dưới và tiếp tục được phân loại. Phần nằm trên mặt lưới sàng không lọt qua lỗ lưới đi dần xuống cuối lưới sàng ra ngoài.

Trên cùng một lớp lưới sàng, người ta gắn các loại lưới sàng có kích thước lỗ sàng khác nhau từ số lớn đến số nhỏ theo hướng chuyển động của luồng nguyên liệu. Lưới được gắn trên các khung sàng rời. Luồng gió hút trên mặt lưới sàng được điều chỉnh thích hợp qua cửa điều chỉnh gió.

Trong quá trình hoạt động, lưới sàng được tự động làm sạch nhờ một thiết bị làm sạch lắp trên khung lưới sàng bên dưới mặt lưới. Thiết bị này chạy dọc tới lui theo bề mặt lưới nhờ chuyển động lắc của sàng.

Hình 24: Sàng thanh bột

4.1.10. Máy đánh tơi

Cấu tạo

Gồm motor truyền động, cánh khuấy

Nguyên lý hoạt động

Nguyên liệu vào máy qua cửa nạp liệu. Cánh guồng quay tạo lực va đập làm tơi nguyên liệu. Bên trong lớp vỏ máy có gắn thêm các gân thép làm tăng cường khả năng đánh tơi của cánh guồng. Sản phẩm di chuyển từ đầu nạp liệu qua đầu xả nhờ cánh guồng có các cạnh xiên dẫn hướng.

4.1.11. Máy đánh vỏ

Cấu tạo

Gồm khung lưới, kính quan sát, bộ phận truyền động

Nguyên lý hoạt động

Nguyên liệu được cung cấp vào máy qua cửa nạp liệu vào khoang đánh tơi. Cánh guồng được truyền động quay từ hệ thống truyền động đai. Guồng có cấu tạo gồm các cánh xiên nằm hướng luồng nguyên liệu vận chuyển đi dọc theo chiều dài máy từ miệng nạp liệu đến miệng ra liệu. Cánh guồng quay tạo lực va đập lên nguyên liệu làm văng những mảnh bột còn bám sót ở vỏ cám và những mảnh vỏ cám nhỏ văng ra ngoài lưới sàng ra ngoài. Phần vỏ cám lớn còn lại được cánh guồng đẩy ra cửa xả liệu ra ngoài. Sàng còn có thể liên kết với đường ống hút để tách những bụi nhẹ.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

33

Hình 25: Máy đánh vỏ

4.1.12. Máy tách từ

Cấu tạo

Gồm máng trượt, cửa điều chỉnh lưu lượng, nam châm vĩnh cửu, cửa mở lấy sắt

Nguyên lý hoạt động

Nguyên liệu vào máng qua cửa nạp liệu. Cửa nạp có một van điều chỉnh lưu lượng. Phần cuối máng trượt có gắn một nam châm vĩnh cửu (nam châm chữ U) phía dưới. Khi nguyên liệu đi qua phần máng có lắp nam châm, kim loại lẫn trong luồng nguyên liệu sẽ bị nam châm hút giữ lại trên bề mặt máng chảy. Cửa tháo dùng để quan sát điều chỉnh luồng liệu vào và để định kỳ lấy kim loại dính trên máy.

Hình 26: Thiết bị tách từ

4.2. Các thiết bị phụ

4.2.1. Máy hút lúa

Nguyên lý hoạt động

Quạt cao áp hút không khí trong cyclone tạo ra áp suất âm trong cyclone và hút lúa từ đống lúa vào cyclone. Van quay (airlock) đưa lúa ra khỏi cyclone lắng đồng thời làm kín không cho không khí bên ngoài lọt vào trong cyclone để không làm giảm lực hút của quạt. Không khí thổi ra từ quạt dùng để đẩy lúa rơi xuống từ van quay lên cyclone lắng lúa xuống thùng chứa.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

34

4.2.2. Gàu tải

Nguyên lý hoạt động

Motor điện truyền chuyển động quay cho trục puly chủ động kéo dây gầu tải chuyển động theo. Trên dây có gắn các gầu múc. Nguyên liệu được gầu múc đưa lên cao đổ qua miệng xả. Lưỡi gà được điều chỉnh thích hợp để lúa không bị hồi trả về qua thân gầu tải. Nếu lượng hồi về nhiều sẽ làm giảm năng suất và gây vỡ nát nguyên liệu. Thông thường ở bộ phận puly chủ động có gắn bộ phận chống quay ngược nhằm tạo thuận lợi cho người sử dụng khi thao tác giải quyết sự cố nghẹt. Cửa xả liệu dùng để lấy nguyên liệu ra khỏi khoang chân gầu tải khi có sự cố nghẹt gầu tải. Dây gầu tải được căng chỉnh nhờ bộ phận tăng dây. Trên thân gầu tải thường có các cửa kiếng quan sát để kiểm tra hoạt động của gầu tải. động cơ điện. Các dao nghiền (búa nghiền) thường lắp xoay tự do trên một chốt thép lắp trên đĩa. Khi đĩa quay, các dao văng ra xa do lực ly tâm và tạo lực va đập lên vật liệu, làm bể nát các vật liệu trong buồng nghiền. Những mảnh vỡ có kích thước nhỏ hơn kích thước lỗ lưới sàng sẽ rơi qua sàng ra ngoài. Các mảnh lớn tiếp tục bị nghiền nát cho đến khi qua lọt hết lưới sàng. Kích thước sản phẩm sau khi nghiền phụ thuộc vào kích thước lỗ lưới sàng.

Hình 27: Gàu tải

4.2.3. Xích tải

Nguyên lý hoạt động

Nguyên liệu được cung cấp vào băng cào qua miệng nhập liệu. Motor điện kéo trục đĩa xích chủ động làm sợi xích tải dịch chuyển. Các cánh xích tải gắn trên xích sẽ kéo theo khối nguyên liệu dịch chuyển tới miệng xả liệu đi ra ngoài. Để căng xích tải người ta sử dụng bộ tăng xích. Xích tải có thể có nhiều cửa nạp và nhiều cửa xả liệu. Tuỳ theo loại nguyên liệu và yêu cầu vận chuyển mà chúng ta chọn lựa loại cánh xích tải cho phù hợp.

4.2.4. Vis tải

Nguyên lý hoạt động

Trục vis tải nhận chuyển động quay từ motor điện qua hệ thống truyền động. Nguyên liệu được đưa vào máng vis tải qua cửa nạp. Trục vis quay các cánh xoắn đẩy nguyên liệu về hướng cửa xả. Tuỳ theo tính chất của nguyên liệu trục vis có thể lắp cánh vis xoắn liền hay lắp từng cánh rời. Trục vis tải có thể lắp cánh vis theo bước xoắn trái hay bước phải để đưa vật liệu tới các cửa xả theo ý muốn. Lúc đó vis tải có nhiều cửa nạp liệu và xả liệu khác nhau.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

35

Hình 28: Vis tải

4.2.5. Thiết bị hút bụi

Nguyên lý hoạt động

Phần trên cùng của bộ phận hút bụi được liên kết với quạt hệ thống hút. Van điều chỉnh gió và vách ngăn được điều chỉnh thích hợp để làm sạch hết tạp chất nhẹ trong nguyên liệu. Nguyên liệu được đưa vào làm sạch qua cửa nạp và rơi xuống một tâm rung được liên kết với một bộ tạo rung. Tấm rung có nhiệm vụ làm cho luồng nguyên liệu trải đều trên toàn bộ chiều dài làm việc của thiết bị trước khi rơi vào buồng hút. Các tạp chất nhẹ như: bụi, vỏ trấu, mảnh vỏ… được hút lên phía trên và nguyên liệu sạch rơi xuống dưới đi ra ngoài.

Hình 29: Quạt cao áp hút bụi

4.2.6. Hệ thống vận chuyển khí động

Nguyên lý hoạt động

Nguyên liệu được đưa vào hệ thống ống qua ống thêm gió. Ống này phần dưới có các lỗ cho không khí đi vào. Quạt ly tâm hút tạo áp suất âm trong khoang cyclone, tạo lực hút đưa hỗn hợp nguyên liệu và không khí vào trong cyclone. Do cấu tạo của cyclone có đường dẫn hướng tạo chuyển động xoáy trôn ốc nên động năng của luồng hỗn hợp khí và nguyên liệu bị giảm dần sẽ tách nguyên liệu rơi xuống đáy cyclone và luồng không khí sẽ qua ống nằm giữa cyclone vào quạt thổi ra ngoài bằng các cánh quay, đồng thời có nhiệm vụ làm kín không cho không khí lọt vào trong cyclone làm giảm lực hút của quạt và làm giảm hiệu quả lắng của hệ thống hút. Cửa kính cho ta quan sát được sản phẩm. Van điều chỉnh gió giúp điều chỉnh lượng gió thích hợp bảo đảm cho cyclone làm việc với hiệu quả lắng cao nhất.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

36

Chiều cao: 50cm

Đường kính trên: 35cm

Đường kính dưới: 10cm

Công suất động cơ: 0,75kW

Vận tốc ngăn gió: 200 vòng/phút

Hình 30: Hệ thống vận chuyển khí động

4.2.7. Thiết bị lọc túi

Cấu tạo

Tương tự như cyclone nhưng có hệ thống lọc bụi để đảm bảo không khí thoát ra là không khí sạch và thu hồi lại lượng bột nhẹ.

Nguyên lý hoạt động

Hỗn hợp không khí và nguyên liệu được quạt thổi vào buồng lọc. Trong buồng lọc có lắp nhiều túi lọc bằng vải bao quanh các khung xương bằng thép. Phần bên trong của khung xương thông với một buồng hút được liên kết với quạt hút. Nguyên liệu vào trong khoang lọc bị hút bám dính vào bề ngoài túi lọc và nặng dần rơi xuống dưới khoang lọc và được van quay đưa ra ngoài. Các túi lọc được làm sạch định kỳ bằng hệ thống khí nén qua các vòi phun đóng mở bằng các van điện từ thổi khí nén vào trong các túi lọc và đẩy bột dính bên ngoài túi vải rớt xuống làm sạch túi, tăng hiệu suất lọc.

Chiều cao: 4m

Đường kính trên: 1,6m

Đường kính dưới: 15cm

Công suất động cơ: 75kW

Vận tốc động cơ: 2500 vòng/phút

4.2.8. Máy thổi

Nguyên lý hoạt động

Hai trục cánh nén (rotor) quay ngược chiều nhau trong vỏ máy, hút không khí qua bộ phận lọc bụi vào buồng nén và ép không khí qua cửa miệng ra của bộ phận vào khoang chứa khí nén. Khoang này có một lớp xốp có tác dụng làm giảm độ ồn của máy. Trên mặt của khoang này có một van an toàn phòng trường hợp quá tải. Một đồng hồ đo áp suất được lắp tại miệng lấy khí ra để tra áp suất của luồng khí nén.

4.2.9. Đóng gió, van quay

Nguyên lý hoạt động

Motor truyền chuyển động quay cho trục cánh gạt qua bộ truyền động với vận tốc khoảng 30 - 60 vòng/phút. Cánh và phần vỏ được chế tạo rất chính xác để đảm bảo không cho không

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

37

khí lọt qua. Các cánh quay sẽ gạt sản phẩm rơi xuống dưới theo chiều quay của cánh. Chổi quét có nhiệm vụ làm sạch cạnh làm việc của cánh rotor. Có 2 dạnh cánh: cánh thẳng và cánh xiên.

Hình 31: Ngăn gió

4.2.10. Máy rung tháo liệu

Nguyên lý hoạt động

Bột đi vào trong khoang chứa giới hạn bởi hai phần đĩa cố định và đĩa rung. Bột không đi trực tiếp xuống miệng ra của đĩa rung do chóp đỡ gắn cố định trên đĩa rung, khe hở giữa đĩa rung và chóp đỡ cho phép bột đi qua. Khi motor làm việc tạo lực rung trên đĩa rung, đĩa này lắc trên các tay treo và làm cho bột rơi xuống khe hở của chóp đỡ với đĩa rung ra ngoài.

Hình 32: Máy rung

4.2.11. Cân định lượng

Nguyên lý hoạt động

Thùng cân được treo trên các thiết bị cảm biến tải trọng và bộ cảm biến này được liên kết mạch điều khiển với cửa nạp liệu. Khi cửa nạp liệu mở, nguyên liệu vào thùng cân. Khi lượng liệu vào đủ tải trọng yêu cầu thì bộ cảm biến báo ngắt mạch đóng cửa nạp liệu và mở cửa xả liệu thùng cân xuống phễu hứng ra đóng bao hay đi vào một thiết bị khác trong dây chuyền.

Hình 33: Cân tự động

4.2.12. Cân đóng bao

Nguyên lý hoạt động

Motor điện truyền chuyển động quay cho trục truyền động. Cuối trục truyền động có gắn một cánh xoắn. Máng trượt chuyển động lên xuống dọc theo bên ngoài vỏ khoang chứa cám

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

38

hoặc bột và được treo bằng hai sợi dây cáp. Sợi dây cáp bình thường được cuốn lên bởi một lò xo xoắn và máng trượt được cáp lên vị trí cao nhất. Khi ta gắn bao vào bộ phận kẹp bao trên máng trượt, vis xoắn đẩy cám hoặc bột trong khoang chứa vào bao và đẩy bao cùng máng trượt đi xuống, lò xo treo cáp bị nén lại. Đến một vị trí xác định (trọng lượng đã đủ), vis xoắn ngừng lại nhờ bộ phận đóng ngắt mạch điện, ta lấy bao cám hoặc bột ra và lấy bao không khác gắn vào kẹp bao. Tuy nhiên, để máng trượt không tự trả về ngay khi ta lấy bao cám ra, người ta thiết kế một bộ phận thắt không cho dây cáp bị cuốn trở về ngay. (Trong một số nhà máy mới người ta sử dụng hệ thống piston sử dụng khí nén thay cho dùng dây cáp treo).

Hình 34: Cân đóng bao

4.3. Quy trình vận hành các thiết bị

4.3.1. Mục đích

Bảo đảm an toàn trong việc vận hành, hoạt động của thiết bị, an toàn cho người thao tác, điều khiển.

Tăng độ bền, thời gian sử dụng của thiết bị.

Ngăn ngừa các sự cố do chủ quan dẫn đến.

4.3.2. Đặc trưng xây dựng quy trình vận hành

Chỉ xây dựng quy trình đối với các dạng thiết bị chủ lực, có yêu cầu kỹ thuật cao trong vận hành, sử dụng.

Qui trình xây dựng dựa trên cơ sở: khởi động, vận hành, kiểm tra và vệ sinh thiết bị.

4.3.3. Quy định chung vận hành tổng thiết bị

 Trước khi vận hành

- Công nhân tại vị trí đảm trách của từng dàn phải trang bị bảo hộ lao động theo đúng qui định.

- Quan sát kiểm tra tổng thể thiết bị tại vị trí đảm trách (thực hiện thao tác kiểm tra theo qui trình vận hành thiết bị).

- Sau khi kết thúc công việc quan sát, kiểm tra, phát tín hiệu khởi động máy, bật công tắt đèn xanh tại từng tầng lầu.

- Thợ điện theo ca sản xuất mở cửa các tủ điện, quan sát tổng thể từng tủ điện.

 Khi khởi động máy

- Thợ điện tiến hành đóng cầu dao chính hoặc CB tổng tại từng tủ điện.

- Tổ trưởng tổ kỹ thuật hoặc công nhân công nghệ đảm trách tại tầng nghiền, tiến hành thao tác khởi động máy theo đúng qui trình với sự kết hợp giám sát, kiểm tra thiết bị điện của thợ điện theo ca sản xuất.

- Trong suốt thời gian khởi động máy, công nhân công nghệ tại từng vị trí đảm trách phải theo dõi, kiểm tra các thiết bị.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

39

- Nếu phát hiện có hiện tượng khác thường phải báo ngay cho người thao tác điều khiển khởi động máy kịp thời ngừng máy và xử lý.

 Khi vận hành

- Công nhân tại vị trí đảm trách của từng dàn, luôn túc trực tại vị trí làm việc, thường xuyên quan sát, theo dõi sự hoạt động của tất cả thiết bị trong phạm vi đảm trách.

- Phát hiện kịp thời và xử lý hữu hiệu các sự cố dây chuyền, sự cố thiết bị. Nếu phát hiện sự cố nghiêm trọng ảnh hưởng về người, thiết bị, an toàn trong nhà xưởng, nhanh chóng ấn nút ngừng khẩn cấp và tiến hành xử lý ngay trong phạm vi, khả năng cho phép, đồng thời báo cáo kịp thời cho lãnh đạo phòng.

- Trước khi tiến hành sửa chữa thiết bị, phải khoá công tắc tại chỗ của thiết bị (dàn A, B, C, D), hoặc ngắt điện động lực ra khỏi thiết bị.

 Khi ngừng máy kết thúc sản xuất

- Tắt máy lần lượt theo qui trình.

- Thợ điện theo ca sản xuất cắt điện toàn bộ các tủ điện.

- Vệ sinh sạch sẽ nhà xưởng trước khi rời khỏi xưởng.

4.3.4. Quy trình vận hành

 Máy nghiền

Trước khi vận hành

Phải kiểm tra:

- Hạ cần Embrayage.

- Sự chuyển động quay (đúng chiều) của máy nghiền (dùng tay quay puly trục nghiền để kiểm tra).

- Độ căng dây đai truyền động (trục nghiền, trục rải liệu).

- Mực nhớt của bộ phận truyền động.

- Chổi hoặc dao làm sạch bề mặt trục nghiền.

- Bộ phận che chắn an toàn.

Khi vận hành máy

- Khởi động chạy không tải.

- Đóng cần embrayge: quan sát bộ phận truyền động, sự hoạt động của trục rải liệu, chổi hoặc dao làm sạch bề mặt trục.

- Xử lý kịp thời nếu có hiện tượng khác thường.

- Kiểm tra lượng nguyên liệu vào nghiền, chất lượng nguyên liệu qua nghiền.

- Kiểm tra dòng điện làm việc của motor (thợ điện).

- Vệ sinh sạch mặt kính quan sát của máy.

Lưu ý: Không được tự ý điều chỉnh trục nghiền, ngoại trừ thành viên do lãnh đạo phòng KT - SX - ĐT giao nhiệm vụ.

 Máy sàng vuông

Trước khi vận hành

Phải kiểm tra:

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

40

- Khung, lưới sàng, khi lắp ráp khung lưới vào từng cửa sàng phải thực hiện đúng theo sơ đồ lưới sàng.

- Độ căng đều của dây mây treo sàng.

- Dây đai truyền động của máy: độ căng dây và số lượng dây.

- Cửa sàng, túi sàng.

Vận hành máy

- Khởi động chạy không tải.

- Quan sát chuyển động: nhìn từ trên xuống máy sẽ quay ngược chiều kim đồng hồ.

- Quan sát kiểm tra dây mây, dây đai truyền động.

- Khi máy có hiện tượng khác thường về tiếng kêu, biên độ dao động phải ngừng máy ngay để xử lý.

- Kiểm tra chất lượng bột từ các ống dưới sàng (2giờ/1lần).

- Vệ sinh miệng ống thoát liệu dưới sàng (1ca/1lần).

 Máy sàng thanh bột

Trước khi vận hành

Phải kiểm tra:

- Khung, chổi, lưới sàng, lắp ráp khung lưới vào máy theo sơ đồ lưới sàng.

- Bộ phận che chắn, các túi vải.

- Đóng kín các cửa quan sát.

Khi vận hành máy

- Quan sát và theo dõi sự hoạt động của máy.

- Điều chỉnh van phân liệu và các chắn liệu để cho liệu trải đều trên mặt lưới.

- Điều chỉnh van phân liệu ở các cửa thoát liệu dưới đáy sàng để phân bổ liệu phù hợp.

- Điều chỉnh lượng gió hút phù hợp.

- Quan sát tình trạng làm việc của các chổi lưới sàng. Nếu bề mặt của lưới không được làm sạch, tiến hành sửa chữa hoặc thay mới ngay.

 Máy sàng tạp chất

Trước khi vận hành

Phải kiểm tra:

- Khung lưới sàng và bề mặt lưới sàng.

- Sau khi tháo ra vệ sinh hoặc thay lưới, khung lưới phải được ép chặt vào khung máy khi lắp vào máy.

- Bộ phận truyền động: dây đai, mây treo sàng.

- Bộ phận che chắn và các túi vải.

Khi vận hành máy

- Quan sát lượng lúa vào sàng, qua sàng.

- Điều chỉnh cửa phân liệu cho phù hợp.

- Kiểm tra lượng tạp chất ra khỏi sàng: nếu lẫn lúa, ngừng máy tiến hành xử lý.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

41

- Điều chỉnh lượng gió hút bụi phù hợp.

- Thường xuyên nhặt lấy rác, dây nylon… bám trên bề mặt lưới sàng.

 Máy sàng đá

Trước khi vận hành

Phải kiểm tra:

- Mặt lưới sàng.

- Bộ phận che chắn, các túi sàng.

- Đóng kín các cửa quan sát.

Khi vận hành máy

- Quan sát lượng lúa vào sàng, qua sàng.

- Kiểm tra lượng tạp chất ra khỏi sàng, nếu lẫn lúa, ngừng máy tiến hành xử lý ngay.

- Không được tự ý điều chỉnh các van chỉnh gió, chỉnh dốc mặt sàng.

 Máy sàng liên hợp

Trước khi vận hành

Phải kiểm tra:

- Mặt lưới sàng.

- Bộ phận che chắn, các túi sàng.

- Đóng kín các cửa quan sát.

Khi vận hành máy

- Quan sát lượng lúa vào sàng, qua sàng.

- Kiểm tra lượng tạp chất ra khỏi sàng, nếu lẫn lúa hoặc không thấy tạp chất (đá, sắt, dây, cọng rơm…) thoát ra, ngưng máy tiến hành kiểm tra, vệ sinh lưới sàng.

- Không được tự ý điều chỉnh các van chỉnh gió, chỉnh độ dốc mặt sàng.

- Quan sát theo dõi sự hoạt động của máy, nếu máy có hiện tượng khác thường trong hoạt động, ngừng ngay để tiến hành xử lý.

 Máy gia ẩm

Trước khi vận hành

Phải kiểm tra:

- Đường ống dẫn nước từ thủy lượng kế vào máy rửa: vị trí các van điều khiển thủy lượng kế.

- Bộ phận che chắn, cửa quan sát.

- Số lượng dây couroa, độ căng dây couroa.

Khi vận hành máy

- Quan sát theo dõi sự hoạt động của máy: bộ phận truyền động.

- Kiểm tra lượng lúa vào, lượng lúa ra, độ nước bám vào hạt lúa.

- Theo dõi và điều chỉnh lượng nước cung cấp của thuỷ lượng kế, căn cứ vào định lượng nước do KCS theo ca ấn định.

 Máy xát lông lúa

Trước khi vận hành

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

42

Phải kiểm tra:

- Tất cả các lưới lắp vào máy xát lông lúa.

- Bộ phận che chắn.

- Đóng kín các cửa nắp quan sát.

- Số lượng dây couroa, độ căng dây couroa.

Khi vận hành máy

- Quan sát, theo dõi sự hoạt động của máy: bộ phận truyền động.

- Kiểm tra lượng lúa vào, lượng lúa ra, lượng lông lúa thoát ra khỏi máy.

 Máy đóng bao bột và máy may miệng bao

Trước khi vận hành

Phải kiểm tra:

- Đồng hồ áp lực khí nén của máy đóng bao để xác định khí nén có đạt yêu cầu cần cho việc vận hành: 5 - 6 bar.

- Khuôn viên của máy đóng bao bột phải đảm bảo sạch, thoáng (không có chướng ngại vật gây trở ngại cho sự hoạt động của máy).

- Màn hình hiển thị chữ số trên tủ điều khiển máy đóng bao bột, cài đặt trọng lượng tịnh của bao tương ứng theo qui định trọng lượng bao của chủng loại sản phẩm, cài đặt số lượng bao.

- Máy may miệng bao: lượng dầu bôi trơn chứa trong bình, vệ sinh sạch các chi tiết, bộ phận truyền động của máy, nếu phát hiện có bụi bám vào, dùng hơi vệ sinh làm sạch.

- Bộ phận che chắn của máy đóng bao và các thiết bị tương quan tại tầng hai của máy đóng bao và máy may miệng bao.

- Xác định chủng loại bột lưu chứa trong thùng trung gian của máy đóng bao.

Khi vận hành máy

- Theo trình tự, lần lượt khởi động: băng tải bột, cài đặt bao vào miệng phễu, nhấn các phím chức năng điều khiển sự hoạt động của máy đóng bao.

- Kiểm tra xem xét sự hoạt động của máy đóng bao và các thiết bị tương quan. Nếu có hiện tượng khác thường hoặc máy không hoạt động, trên màn hình tủ điện báo lỗi, ngừng máy ngay, báo cáo trực tiếp cho tổ trưởng kỹ thuật, thợ điện theo ca xử lý.

- Thực hiện đúng thao tác cài đặt bao vào máy.

- Không được tự ý điều chỉnh các núm xoay, các van khí, các thông số lŕm việc của máy đã được cài đặt, định chuẩn trong bộ phận điều khiển của tủ điện máy đóng bao bột.

- Kiểm tra chất lượng bột trước khi khâu miệng bao theo qui định trong kiểm soát quá trình (10 phút/ 1 lần).

- Quan sát đường chỉ may miệng bao, nếu đường chỉ may có lỗi hoặc dao cắt chỉ không tác dụng, ngừng máy để xử lý.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

43

- Thường xuyên kiểm tra châm dầu bôi trơn trong quá trình vận hành máy may miệng bao.

Sau khi vận hành máy

- Cắt điện toàn bộ.

- Dùng hơi vệ sinh sạch máy đóng bao, máy may miệng bao.

- Châm dầu bôi trơn vào vị trí cần thiết của máy may miệng bao.

 Máy thổi

Trước khi vận hành

Phải kiểm tra:

- Quan sát mực nhớt lưu trong máy.

- Bộ phận truyền động, độ căng dây đai, dùng tay quay thử puly.

- Bộ phận che chắn lược bụi.

Khi vận hành máy

- Để máy hoạt động không tải từ 2 - 5 phút: quan sát, kiểm tra sự hoạt động không tải của máy.

- Khi trạng thái hoạt động không tải ổn định, tiến hành đưa liệu (lúa, bột) để máy vận chuyển. Quan sát kiểm tra sự hoạt động có tải của máy tại các điểm quan sát.

- Ống kính quan sát trên đường ống dẫn liệu.

- Đồng hồ áp lực tại máy: kim chỉ thị làm việc không được vượt quá kim chỉ thị áp lực cho phép.

- Khi vận hành có tải hoặc không tải, nếu máy có hiện tược khác thường, kiểm tra, xác định nguyên nhân, ngừng máy ngay để tiến hành xử lý.

 Máy nén khí GA 30 - 10

Qui trình thao tác

Trước khi vận hành

Phải kiểm tra:

- Kiểm tra mức dầu, kim chỉ mức dầu ở vùng màu xanh lá cây hoặc màu cam (HIGH).

- Đóng cầu dao chính ở tủ điện cấp cho máy. Kiểm tra đèn LED màu vàng trên máy sáng (điện đã cung cấp cho máy).

- Mở van khí dầu ra (AV).

- Đóng van xả khí ngưng tụ (Dm).

- Bấm nút khởi động (START) màu xanh.

Khi vận hành máy

- Kiểm tra mực dầu trong thời gian máy nạp tải, kim chỉ phải nằm trong vùng màu xanh lá cây. Nếu kim nằm trong vùng màu đỏ là thiếu dầu.

- Đèn LED xanh trên máy sáng nghĩa là máy đang ở chế độ tự động.

- Kiểm tra các thông số trên màn hình bằng nút bấm F2.

Sau khi vận hành

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

44

- Bấm nút ngừng máy (STOP) màu đỏ. Máy sẽ chạy không tải khoảng 30 giây và ngừng.

- Đóng van khí ra (Air outlet value: AV) và ngắt cầu dao chính ở tủ điện.

- Mở van xả nước ngưng tụ (Dm).

Qui trình vận hành

Trước khi khởi động máy

- Kiểm tra mực dầu trong máy.

- Kiểm tra nguồn điện cung cấp cho máy.

- Kiểm tra các van khí và van xả nước ngưng tụ.

Trong thời gian hoạt động

- Kiểm tra các trị số của máy trên màn hình.

- Kiểm tra nước ngưng tụ được xả trong thời gian máy mang tải.

- Kiểm tra mức dầu trong máy.

- Kiểm tra bộ chỉ thị lọc gió bị nghẹt, nếu xuất hiện màu đỏ thì phải vệ sinh lọc gió hoặc thay mới.

- Kiểm tra hệ thống chạy có tải và không tải.

Sau khi ngừng máy

- Xả nước ngưng tụ.

- Vệ sinh toàn máy.

Qui trình bảo quản máy hàng ngày

- Kiểm tra mức dầu.

- Kiểm tra lọc gió.

- Kiểm tra thông số trên màn hình để ghi báo cáo theo dõi hằng ngày (Bấm F2).

- Xả nước ngưng tụ 2 lần trong một ngày.

- Kiểm tra sự rò rỉ của khí và dầu.

 Quạt cao áp

Trước khi vận hành

Phải kiểm tra:

- Bộ phận che chắn, bảo hiểm.

- Bộ phận truyền động từ động cơ đến puly, gối đỡ.

- Cần điều chỉnh độ mở của cửa gió (ở vị trí 0).

Khi vận hành máy

- Theo dõi độ căng dây trân, sự hoạt động của quạt. Cần chỉnh nhiệt độ mở gió (từ 0o đến 90o).

- Quan sát sự vận chuyển của bán thành phẩm qua các ống kính. Trường hợp quạt bị rung động mạnh cần dừng máy và tiến hành:

- Kiểm tra ổ bi, gối đỡ, ổ bi của mô tơ.

- Kiểm tra bu lon bệ máy, guồng máy.

- Cần thường xuyên theo dõi, phát hiện kịp thời và xử lý thích hợp các sự cố.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

45

 Ngăn gió

Trước khi vận hành

Phải kiểm tra:

- Các bộ phận che chắn an toàn.

- Hệ thống truyền động từ mô tơ đến các ngăn gió.

- Ống kính quan sát và lấy các vật lạ bên trong ngăn gió (nếu có).

Khi vận hành máy

- Quan sát lượng nhập liệu đi vào ngăn gió qua các ống kính quan sát.

- Kiểm tra áp lực gió và sự vận chuyển liệu qua ngăn gió.

- Khi có hiện tượng trào, nghẹt dùng búa cao su để gõ vào thành ngăn gió, nếu không được phải ngừng máy để xử lý. Chỉ được xử lý sự cố khi ngăn gió đã ngừng hoạt động.

4.4. Qui định về vệ sinh thiết bị và hầm chứa

Yêu cầu

1. Tất cả các thành viên đảm trách tại các vị trí khu vực được phân công đều phải có trách nhiệm thực hiện tốt vệ sinh công nghiệp.

2. Vệ sinh công nghiệp thường nhật bao gồm:

 Quét dọn, lau sạch nền nhà xưởng, trần nhà, kính cửa sổ.

 Vệ sinh mặt ngoài thiết bị, đường ống, dàn thao tác, dàn khung thiết bị.

 Quét dọn khu vực bao quanh tiếp giáp xưởng sản xuất.

3. Đối với thiết bị: phải thường xuyên vệ sinh sạch tại các vị trí dùng để quan sát chế độ làm việc, tình trạng hoạt động của thiết bị.

4. Trong quá trình sản xuất, tất cả tạp chất, bán thành phẩm phát sinh do trào nghẹt của dây chuyền sản xuất đều phải được đóng bao, xếp chất gọn vào đúng vị trí theo quy định.

5. Tất cả rác thải ra đều phải được bỏ vào thùng chứa rác có nắp đậy và phải đổ vào bồn rác của công ty trước giờ giao ca.

6. Thời gian thực hiện vệ sinh công nghiệp trong từng ca sản xuất là: giờ giữa ca và trước khi giao ca.

4.4.1. Vệ sinh các hầm lúa ủ

a. Nội dung

- Thông sạch đường ống dẫn lúa và chóp đáy hầm lúa.

- Vệ sinh sạch tường vách, đáy hầm lúa.

b. Quy định

- Việc vệ sinh hầm lúa được thực hiện bằng cách đưa người từ tầng 5 xuống tận đáy hầm (tầng 1) thông qua tời quay tay.

- Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người khi xuống hầm lúa và đạt hiệu quả khi thực hiện việc thi công hầm, mọi thành viên khi tham gia thông hầm lúa phải tuân thủ theo các quy định sau:

Quy định kiểm tra tời tay quay và ghế ngồi thao tác

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

46

Lần lượt kiểm tra:

- Các bu lông xiết giữ cáp, trục, ghế thao tác.

- Dây cáp: thả dần ghế ngồi thao tác xuống hầm lúa, quan sát suốt chiều dài dây cáp.

- Kiểm tra bộ phận truyền động quay cáp: bánh răng, ngoàm chặn khóa.

- Sự thăng bằng và vị trí của các chân tời.

Quy định chuẩn bị khi xuống hầm thao tác và bên trong hầm

Trước khi xuống hầm:

- Tháo rời các đường ống dẫn lúa dưới đáy hầm lúa.

- Quan sát đáy hầm lúa, nếu các khối lúa ủ còn tồn trong hầm chèn chặt các lỗ đáy hầm thì tiến hành thông tạo lỗ để có sự đối lưu không khí giữa miệng hầm và đáy hầm.

- Sau 30 phút đạt yêu cầu thông thoáng không khí trong hầm lúa tiến hành đưa người xuống hầm lúa.

- Trước khi ngồi vào ghế thao tác để xuống hầm lúa, công nhân xuống hầm phải có đầy đủ các trang thiết bị cần thiết: giày, nón, quần áo BHLĐ, khẩu trang, dây thắt lưng an toàn, đèn soi sáng hầm, dụng cụ chuyên dùng vệ sinh hầm.

Khi xuống hầm lúa:

- Sau khi an toàn viên phụ trách kiểm tra tời tay quay và người phụ trách nhóm hầm lúa đã thực hiện các nội dung kiểm tra tời tay quay và trang thiết bị cần thiết cho người xuống hầm theo đúng như quy định, tiến hành triển khai việc xuống hầm.

- Tời quay phải được điều khiển bởi 2 người và phải luôn có 1 người túc trực quan sát trong suốt khoảng thời gian chuyển người xuống hầm và thao tác vệ sinh làm sạch hầm lúa.

- Tùy thuộc vào tình trạng thực tế của hầm lúa ủ, luân phiên thay đổi người xuống hầm. Tuy nhiên không để người xuống hầm thao tác vệ sinh hầm lúa quá 15 phút.

Thao tác trong hầm:

- Mọi thao tác đều phải được cẩn trọng.

- Mọi thao tác vệ sinh hầm lúa không được tháo tời dây thắt lưng an toàn.

- Mọi trở ngại, phát sinh khi thao tác đều phải báo cho người trên miệng hầm để xử lý kịp thời.

4.4.2. Vệ sinh các hầm bột

a. Nội dung: Vệ sinh sạch tường vách, đáy hầm bột.

b. Quy định

- Việc vệ sinh hầm bột được thực hiện bằng cách đưa người từ tầng 4 xuống tận đáy hầm bột (tầng 1) thông qua tời quay.

- Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người xuống hầm bột và đạt hiệu quả cho việc thực thi công việc vệ sinh hầm, mọi thành viên khi tham gia thông hầm bột phải tuân thủ các quy định sau:

Quy định kiểm tra tời quay và ghế ngồi thao tác: (Tương tự quy định trong vệ sinh các hầm lúa ủ).

Quy định chuẩn bị khi xuống hầm thao tác và bên trong hầm

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

47

Trước khi xuống hầm:

- Mở các cửa sổ dưới đáy hầm bột để tạo sự thông thoáng, đối lưu không khí giữa miệng hầm và đáy hầm.

- Quan sát đáy hầm và vách hầm để xác định tình trạng thực tế cần vệ sinh.

- Sau 30 phút đạt yêu cầu thông thoáng không khí trong hầm bột tiến hành đưa người xuống hầm.

- Trước khi ngồi vào ghế thao tác để xuống hầm bột, công nhân xuống hầm phải có đầy đủ các trang thiết bị cần thiết: giày, nón, quần áo BHLĐ, khẩu trang, dây thắt lưng an toàn, đèn soi sáng hầm, dụng cụ chuyên dùng vệ sinh hầm.

Khi xuống hầm bột:

- Sau khi an toàn viên phụ trách kiểm tra tời tay quay và người phụ trách nhóm hầm bột đã thực hiện các nội dung kiểm tra tời tay quay và trang thiết bị cần thiết cho người xuống hầm theo đúng như quy định, tiến hành triển khai việc xuống hầm.

- Tời quay phải được điều khiển bởi 2 người và phải luôn có 1 người túc trực quan sát trong suốt khoảng thời gian chuyển người xuống hầm và thao tác vệ sinh làm sạch hầm.

- Tùy thuộc vào tình trạng thực tế của hầm bột, luân phiên thay đổi người xuống hầm. Tuy nhiên không để người xuống hầm thao tác vệ sinh hầm quá 15 phút.

Thao tác trong hầm:

- Mọi thao tác đều phải được cẩn trọng.

- Mọi thao tác vệ sinh hầm lúa không được tháo tời dây thắt lưng an toàn.

- Mọi trở ngại, phát sinh khi thao tác đều phải báo cho người trên miệng hầm để xử lý kịp thời.

Quy định xử lý thông hầm hầm bột:

- Tất cả bột thông hầm được thu gọn vào bao.

- Nếu bột lẫn nhiều sâu mọt, đóng cục, biến sắc chuyển qua dạng phế phẩm.

- Nếu số lượng bột thông hầm có khả năng tái chế, kỹ sư công nghệ của xưởng liên hệ với bộ phận công nghệ, cùng nhân viên bộ phận công nghệ phối kiểm, đề xuất giải pháp xử lý phù hợp.

4.4.3. Vệ sinh các thùng lúa, bột, cám trung gian

a. Nội dung: Vệ sinh sạch vách, đáy thùng.

b. Quy định

- Mở các cửa trên nắp, thùng hoặc vách thùng, tháo mở đường ống dẫn liệu dưới đáy thùng để tạo sự thông thoáng đối lưu không khí.

- Quan sát đáy thùng và vách thùng để xác định tình trạng thực tế cần vệ sinh.

- Sau 10 phút đạt yêu cầu thông thoáng trong thùng, tiến hành chuyển thang vào thùng, cử người vào trong thùng để tiến hành vệ sinh.

- Người vào trong thùng thực hiện việc vệ sinh cần phải có đầy đủ các trang thiết bị cần thiết: giày, nón, quần áo BHLĐ, khẩu trang, đèn soi sáng trong thùng, dụng cụ chuyên dùng vệ sinh thùng.

Thao tác trong thùng

- Sau khi trang bị đầy đủ và hoàn tất khâu chuẩn bị, triển khai người vào trong thùng.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

48

- Trên miệng thùng luôn có người túc trực quan sát bên trong thùng.

- Người vào trong thùng phải cẩn trọng trong mọi thao tác.

- Mọi trở ngại phát sinh khi thao tác đều phải báo cho người trên miệng thùng để xử lý kịp thời.

- Tùy thuộc vào tình trạng thực tế của thùng lúa bột, cám trung gian, luân phiên thay đổi người vào thùng. Tuy nhiên không để người xuống thùng thao tác vệ sinh thùng quá 30 phút.

Quy định xử lý lúa bột, cám sau khi vệ sinh:

- Tất cả đều được chứa vào bao, đánh dấu, phân loại.

- Kỹ sư công nghệ của xưởng sản xuất kiểm tra và xem xét đề xuất biện pháp xử lý.

4.4.4. Vệ sinh thùng lược bột

- Bảo đảm đầy đủ các trang bị cần thiết, an toàn của thang, ghế thao tác.

- Tất cả túi lược, khung túi khi tháo ra khỏi thùng đều phải được kiểm tra.

- Túi lược phải được làm sạch trước khi lắp vào.

- Tất cả vòng xiết ép giữ túi lược đều phải được xiết ép, giữ chặt.

- Khi hoàn tất công việc lắp túi vào thùng: đóng và xiết chặt cửa thùng.

4.4.5. Vệ sinh từng thiết bị riêng lẻ và hệ thống đường ống

 Sàng vuông, sàng thanh bột

- Vệ sinh sạch bề mặt lưới bằng dụng cụ chuyên dùng.

- Vệ sinh khung lưới bên trong cửa sàng.

- Kiểm tra chất lượng lưới sàng, khung, nỉ khung sàng. Nếu lưới bị rách, độ căng không đạt ... phải thay ngay.

- Việc thay lưới phải theo đúng quy cách lưới được quy định theo sơ đồ lưới sàng.

- Tất cả bàn xoa (sàng vuông), chổi làm sạch lưới (sàng thanh bột) đều phải được lắp đầy đủ vào từng khung lưới sàng.

- Khung lưới được lắp vào từng cửa sàng theo đúng số thứ tự quy ước hoặc theo dấu đã định sẵn.

- Các túi vải trên đầu sàng, dưới đáy sàng đều phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi lắp vào.

- Chỉ lắp các khung lưới sàng (sau khi vệ sinh sạch) vào trong máy sàng vuông khi chuẩn bị dàn máy tiến hành sản xuất.

 Máy nghiền

- Tất cả các cửa: quan sát, kiểm tra liệu, nắp che chắn 2 bên thân máy ... đều phải được lấy ra và vệ sinh sạch sẽ.

- Dùng dụng cụ chuyên dùng vệ sinh sạch bên trong máy, ống kính quan sát, dao hoặc chổi làm sạch bề mặt trục.

- Vệ sinh sạch các bộ phận điều chỉnh trục nghiền, gối đỡ định vị trục, puly...

- Khi hoàn tất việc vệ sinh, lắp trả lại đúng vị trí các phụ kiện của máy nghiền. Tuyệt đối không được hoán chuyển dao, chổi làm sạch bề mặt trục nghiền.

- Dùng tay quay puly kiểm tra sự làm việc của 2 trục nghiền để kịp thời phát hiện vật lạ nằm giữa khe trục (nếu có).

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

49

- Trong quá trình vệ sinh, nếu phát hiện dao, chổi làm sạch trục không đạt yêu cầu, nhóm trưởng phụ trách vệ sinh máy nghiền báo ngay về lănh đạo phòng để kịp thời thay thế, sữa chữa.

 Ngăn gió

- Vệ sinh sạch các ống kiếng quan sát bên trong cyclon, cánh ngăn gió.

- Nên cẩn trọng: không đưa tay, dụng cụ vệ sinh vào lòng cánh ngăn gió khi đang thao tác quay để vệ sinh.

- Khi lắp ống kiếng quan sát vào, cần kiểm tra nỉ hoặc join giữ kín gió.

 Máy đánh vỏ, máy sàng ly tâm

- Lấy khung lưới ra khỏi máy.

- Vệ sinh sạch sẽ mặt lưới, nắp máy, bên trong máy và ống kính quan sát.

- Kiểm tra lưới.

- Khi hoàn tất việc vệ sinh, lắp khung lưới vào máy, xiết chặt các bu lông,,vis định vị khung lưới vào thân máy.

 Máy đánh tơi (trống, đĩa)

- Mở cửa xả liệu, ống kính quan sát (nếu có) để vệ sinh sạch liệu bên trong máy.

- Dùng dụng cụ chuyên dùng vệ sinh sạch cánh đánh (máy đánh tơi trống), đĩa đánh (máy đánh tơi đĩa), ống dẫn liệu và ống thoát liệu của máy đánh tơi.

- Hoàn tất việc vệ sinh, cài chặt cửa xả liệu, ống kính quan sát vào máy.

 Cân bột, cân lúa

- Lấy tất cả các nắp quan sát ra khỏi cân.

- Xả hết liệu ở cửa đáy cân.

- Dùng hơi (khô) vệ sinh sạch trong thùng cân.

- Lắp đầy đủ các nắp quan sát vào cân.

- Nếu phát hiện sai số của cân sau khi vệ sinh, báo ngay cho lãnh đạo phòng để tiến hành định chuẩn cân.

 Máy đóng bao bột

Cân định lượng:

- Điều chỉnh cửa cân xả hết liệu ra khỏi cân.

- Dùng chổi, hơi (sấy khô) vệ sinh sạch bên trong, bên ngoài của cân.

- Sau khi hoàn tất vệ sinh, lắp đặt lại tất cả các nắp, chụp che chắn.

Thiết bị đóng bao:

- Dùng hơi (sấy khô) vệ sinh sạch bên trong, bên ngoài và phía trên của thiết bị đóng bao, các lưới lọc của các van hơi điều khiển.

- Máy may miệng bao:

- Dùng hơi vệ sinh sạch thân máy, các chi tiết bên trong của máy.

- Châm dầu bôi trơn vào các vị trí đã định sẵn trên máy.

 Máy rửa ủ, rửa khô (xát lông lúa)

- Lấy ra khỏi máy tất cả các khung lưới, kiểm tra và vệ sinh sạch bề mặt lưới.

- Vệ sinh sạch trục, cánh bên trong thân máy.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

50

- Sau khi hoàn tất việc vệ sinh, lắp khung lưới vào thân máy, xiết chặt các bu lông khung lưới, cửa vào thân máy.

 Máy sàng liên hợp, sàng đá, sàng tạp chất

- Lấy ra khỏi máy tất cả các khung lưới, kiểm tra và vệ sinh sạch bề mặt lưới bằng dụng cụ chuyên dùng.

- Vệ sinh sạch bên trong thân máy.

- Sau khi hoàn tất việc vệ sinh, lắp các khung lưới (theo đúng trình tự, vị trí) vào thân máy.

- Dùng dụng cụ chuyên dùng, định vị giữ chặt các khung lưới vào thân máy.

 Máy thổi

- Vệ sinh sạch bộ phận lọc bụi của máy thổi.

- Vệ sinh sạch bộ phận tạo gió của máy thổi.

- Sau khi hoàn tất việc vệ sinh dùng tay quay puly kiểm tra sự làm việc của bộ phận tạo gió.

 Gàu tải bột, cám, lúa

- Từng gàu, dây gàu, chóp và đáy của thân gàu tải phải được vệ sinh sạch.

- Kết hợp kiểm tra các bu lông và đai ốc giữ chặt gàu vào dây gàu, mối nối dây gàu. Nếu gàu bị hư hỏng tiến hành thay gàu.

- Sau khi hoàn tất việc vệ sinh, lắp đặt trở lại các cửa xả liệu, thân gàu đã lấy ra để vệ sinh dây và gàu.

 Vis tải bột, cám, lúa

- Mở nắp trên vis tải hoặc nắp dưới vis tải (nếu có) để hốt sạch hoặc xả toàn bộ liệu còn ở đáy máng vis tải.

- Vệ sinh sạch trục, cánh, lòng máng vis tải.

- Kết hợp kiểm tra, thay thế các cánh vis tải, bạc gỗ... không sử dụng được.

- Với vis tải lúa: phải lấy sạch các dây ni lông quấn vào cánh, trục vis tải.

- Sau khi hoàn tất việc vệ sinh phải cài, đậy nắp dưới, trên của vis tải, xiết chặt bu lông, đai ốc giữ nắp vào thân vis tải.

 Các đường ống dẫn liệu

- Tất cả các đường ống đều phải được vệ sinh sạch lòng trong đường ống bằng dụng cụ chuyên dùng.

- Khi tháo lắp ống ra để vệ sinh phải đánh dấu, tránh tình trạng nhầm ống khi lắp vào.

- Sau khi hoàn tất việc vệ sinh, ống được lắp vào đúng vị trí cũ. Các vòng kẹp nối ống phải được xiết vis giữ chặt.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

51

Phần 5

PHỤ LỤC

5.1. Phương pháp xác định các chỉ tiêu của lúa mì

5.1.1. Phương pháp xác định tạp chất

a. Dụng cụ

 Cân bàn.

 Cân kỹ thuật có độ chính xác đến 0,01g.

 Máy sàng điện có vận tốc 180-200 vòng/phút.

 Rây có lưới thép đan với quy cách lỗ 1,2x1,2 mm.

b. Tiến hành thử

 Cân 1 kg lúa từ mẫu lúa trung bình bằng cân bàn.

 Làm sạch bề mặt rây, lắp rây vào máy.

 Để lượng mẫu vừa cân được lên mặt rây, trải đều trên bề mặt rây.

 Đậy nắp, sau đó mở máy sàng, cho máy chạy khoảng 10 phút thì ngưng máy.

 Đổ lúa trên bề mặt rây và tạp chất dưới rây ra mặt bàn kiếng thành hai phần riêng biệt,

dùng tay lựa riêng từng loại tạp chất của khối lúa, phần bụi dùng cọ gom lại. Các tạp chất

được phân biệt theo từng loại:

 Bụi ,cát.

 Rơm, rác.

 Đá, sỏi.

 Kim loại.

 Hạt mốc, bệnh, sâu đục.

 Hạt bể.

 Hạt lép, non.

 Đem cân lại từng loại tạp chất trên cân kỹ thuật để xác định khối lượng.

c. Tính toán kết quả

Tạp chất được tính bằng phần trăm(%) theo công thức :

M

Y = .100%

1000

Mi : khối lượng từng loại tạp chất (g).

Yi : lượng tạp chất riêng từng loại của từng khối lúa.

Tổng tạp chất của khối lúa (Y1) được tính theo công thức :

Y1 = Yi (%)

5.1.2. Phương pháp xác định độ đồng đều

a. Dụng cụ

 Máy sàng điện có vận tốc 180-200 vòng/phút.

 Rây có lưới thép đan với quy cách lỗ 1,7x20 mm.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

52

 Cân kỹ thuật có độ chính xác đến 0,01g.

b. Tiến hành thử

 Cân 50g mẫu lúa sạch (đã loại tạp chất) trên cân kỹ thuật.

 Làm sạch bề mặt rây, lắp rây vào máy.

 Để lượng mẫu vừa cân được lên mặt rây, trải đều trên bề mặt rây.

 Đậy nắp, sau đó mở máy sàng, cho máy chạy khoảng 15 phút thì ngưng máy.

 Phần trên sàng được đem cân bằng cân kỹ thuật và tính ra phần trăm.

c. Tính toán kết quả

Độ đồng đều của lúa (Y2) được tính bằng phần trăm (%) theo công thức :

2

Y = .100%

50

m : khối lượng lúa trên sàng (g).

5.1.3. Phương pháp xác định độ trong

a. Dụng cụ : dao lam để cắt hạt.

b. Tiến hành thử

 Đếm ngẫu nhiêm 100 hạt lúa từ khối lúa sạch.

 Dùng dao lam cắt đôi hạt, bằng cảm quan phân loại làm 3 loại :

 Hạt trong.

 Hạt vừa bột vừa trong.

 Hạt bột.

 Đếm số hạt từng loại, ghi kết quả.

c. Tính toán kết quả

Độ trong của khối hạt (Yt) được tính bằng phần trăm (%) theo công thức:

r 1/2

1

X + X

Y = 2 .100%

100

Xr: số hạt trong.

X1/2: số hạt vừa bột vừa trong

5.1.4. Phương pháp xác định độ ẩm

Độ ẩm của lúa là số g nước có trong 100g lúa.

a. Dụng cụ

 Tủ sấy điều chỉnh được nhiệt độ đến 220oC.

 Chén sấy (hoặc hộp nhôm có nắp): 2 cái.

 Thìa lấy mẫu.

 Bình hút ẩm.

 Cân kỹ thuật có độ chính xác đến 0,01g.

 Máy nghiền.

b. Tiến hành thử

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

53

 Mở điện cho tủ sấy hoạt động.

 Đánh số lên các chén sấy.

 Cho chén sấy vào tủ sấy để sấy khô.

 Làm nguội chén sấy trong bình hút ẩm rồi cân, ghi kết quả theo thứ tự số ghi trên chén

sấy.

 Lặp lại vài lần đến khi nhận được kết quả không đổi.

 Cho lại chén vào bình hút ẩm.

 100g mẫu lúa đã được dành để xác định độ ẩm đem xay nhuyễn bằng máy nghiền.

 Trộn đều mẫu.

 Dùng thìa lấy hai mẫu từ những vị trí khác nhau, mỗi mẫu khoảng 5g cho vào hai chén

sấy đã sấy khô và biết trước khối lương.

 Cân lần lượt từng chén có mẫu theo thứ tự ban đầu, ghi kết quả.

 Nâng nhiệt độ tủ sấy lên 130oC.

 Cho nhanh cả hai chén sấy đựng mẫu thử đã mở nắp giữ nhiệt độ ở 130oC (Khống chế

thời gian nhiệt độ trở lại 130oC không sớm hơn 10 phút và không trễ hơn 15 phút).

 Tiến hành sấy trong 40 phút kể từ khi nhiệt độ đạt được 130oC.

 Lấy chén sấy ra, đậy nắp, làm nguội trong bình hút ẩm (không quá 1 giờ), sau đó đem

cân.

c. Tính kết quả

Độ ẩm (Y4) tính bằng % theo công thức:

1 2

4

1 3

m - m

Y = .100%

m - m

mo: Khối lượng của chén sấy + nắp (g)

m1: Khối lượng của chén sấy + nắp + mẫu trước khi sấy (g)

m2: Khối lượng của chén sấy + nắp + mẫu sau khi sấy (g)

 Chênh lệch kết quả của hai lần xác định song song không lớn hơn 0,2 %.

 Kết quả là trung bình cộng kết quả của hai lần xác định song song, tính chính xác đến

0,1%.

5.1.5. Phương pháp xác định dung trọng

a. Dụng cụ

 Dụng cụ đo dung trọng.

 Thìa xúc mẫu.

b. Tiến hành thử

 Tháo bình thủy tinh chia độ ra khỏi thành đỡ.

 Điều chỉnh sự cân bằng của thiết bị bằng cách điều chỉnh hai vít dưới đáy của thiết bị.

 Kiểm tra sự cân bằng bằng cách quan sát giọt nước ở giữa đế của thiết bị đo dung trọng,

thiết bị cân bằng khi giọt nước nằm ngay chính giữa tâm vòng tròn.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

54

 Điều chỉnh lại hai vít A, B trên đòn cân để cân thăng bằng.

 Đặt quả cân vào đĩa cân.

 Dùng thìa xúc mẫu lúa sạch vào phễu đến khi cân thăng bằng.

 Đặt bình thủy tinh chia độ vào thanh đỡ.

 Tháo phễu ra khỏi đòn cân.

 Đặt đáy phễu vào miệng thủy tinh, trút mẫu lúa vào bình bằng cách rút nút đáy phễu.

 Đọc thể tích lúa trong bình từ thang chia độ (chỉ số bên trái chỉ thể tích (ml) trên 150g

lúa, chỉ số bên phải chỉ thể tích (ml) trên 100g lúa).

 Cho trở lại mẫu lúa vào phễu và lặp lại thí nghiệm hai lần.

c. Tính kết quả

Kết quả đọc trên bình thuỷ tinh chia độ là ml/100g, dung trọng của khối lúa được tính

bằng g/l theo công thức:

100

d = .100%

X

(g/l)

X: Thể tích của 100g lúa (ml) (đọc từ bình thủy tinh)

5.1.6. Phương pháp xác định trọng lượng 1000 hạt

a. Dụng cụ: Cân kỹ thuật có độ chính xác đến 0,01g

b. Tiến hành thử

 Từ khối lúa sạch đếm ngẫu nhiên 1000 hạt.

 Cân trên cân kỹ thuật.

 Trọng lượng 1000 hạt được tính bằng g.

5.1.7. Phương pháp xác định hàm lượng tro

a. Dụng cụ

 Lò nung điều chỉnh nhiệt độ đến 1100oC.

 Chén nung có dung tích 50ml: 2 cái.

 Tấm kính có kích thước 20x20 cm: 2 cái.

 Bay gỗ.

 Thìa xúc mẫu.

 Cân phân tích có độ chính xác đến 0,0001 g.

 Máy nghiền.

b. Tiến hành thử

 Đánh số lên hai chén nung.

 Cho hai chén nung vào tủ sấy để sấy khô.

 Làm nguội chén nung trong bình hút ẩm rồi cân, ghi kết quả chính xác đến 0,1 mg theo

thứ tự số ghi trên chén nung.

 Lặp lại thí nghiệm vài lần đến trọng lượng không đổi.

 Cho lại chén vào bình hút ẩm.

 Từ khối lúa sạch, cân 100g bằng cân kỹ thuật.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

55

 Đưa vào máy nghiền để nghiền mịn.

 Cân 30g mẫu từ mẫu lúa đã được nghiền mịn để lên 1 tấm kính.

 Dùng bay gỗ trộn đều và dàn thành một lớp mỏng.

 Ép bằng tấm kính còn lại sao cho được một lớp dày 3-4 cm, mở tấm kính ra.

 Dùng thìa lấy mẫu bột ở những vị trí khác nhau cho vào hai chén nung, mỗi chén 3g bột.

 Mở máy cho lò nung hoạt động.

 Đặt hai chén mẫu lên bếp điện nung cho đến khi ngừng bốc khói.

 Đặt hai chén mẫu vào lò nung và nâng dần nhiệt độ lò đến 300 - 600oC.

 Tiến hành nung mẫu trong thời gian 6 giờ (cho đến khi tro trở thành màu trắng).

 Lấy chén nung ra cho vào bình hút ẩm, để nguội ở nhiệt độ phòng rồi cân.

 Đạt chén trở lại lò nung và nung ở nhiệt độ trên trong 20 phút.

 Lấy chén nung ra, làm nguội trong bình hút ẩm rồi cân.

 Lặp lại quá trình trên nhiều lần cho đến khi nhận được khối lượng không đổi.

 Ghi kết quả cuối cùng.

c. Tính kết quả

Hàm lượng tro (Y5) được tính bằng phần trăm chất khô theo công thức:

100%

(100 )

100

0 1

1

5 x

m X

m x

Y

m0: Khối lượng của mẫu (g)

m1: Khối lượng tro (g)

X1: Độ ẩm của lúa (%)

 Kết quả là trung bình cộng của hai kết quả xác định song song tính chính xác đến 0,01

%.

 Chênh lệch giữa hai kết quả không được quá 0,05%.

5.1.8. Phương pháp xác định độ chua

Độ chua của bột là số ml NaOH 1N sử dụng để trung hòa lượng acid có trong 100g bột.

a. Dụng cụ và hoá chất

 Bình đựng nước 100ml: 2 cái.

 Bình nón 150 ml: 2 cái.

 Cốc thuỷ tinh 100ml.

 Burret.

 Pipet 50 ml, pipet 1 ml.

 Cân kỹ thuật có độ chính xác đến 0,01g.

 Bình tia đựng nước cất.

 Dung dịch NaOH 0,1 N.

 Thuốc thử Phenolphtalein (dung dịch 1% trong cồn 60o).

 Nước cất theo TCVN 2117- 77.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

56

b. Tiến hành thử

 Rửa buret, bình nón, bình đựng mức, cốc thủy tinh, pipet bằng nước sạch hai lần sau đó

tráng lại bằng nước cất 2 lần.

 Lắp buret vào giá đỡ, cho dung dịch NaOH vào buret, điều chỉnh buret.

 Cân chính xác 10g mẫu từ mẫu lúa đã được nghiền mịn trong phương pháp xác định độ

tro, tiến hành cân hai mẫu để lấy kết quả trung bình.

 Cho mẫu vào bình định mức.

 Thêm vào bình định mứa khoảng 80ml nước cất trung tính, đậy nắp.

 Lắc đều trong 1 giờ để làm tan hết vón cục.

 Dùng pipet thêm nước chất trung tính vừa đủ 100ml, lắc đều.

 Để lắng, gạn lấy nước trong bên trên.

 Hút chính xác 50ml nước trên bằng pipet cho vào bình nón.

 Cho vào bình 5 giọt dung dịch phenolphtalein 1%.

 Chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,1 N cho đến khi dung dịch có màu hồng nhạt bền

vững không mất màu sau 1 phút, ghi kết quả.

 Lặp lại thí nghiệm trên với mẫu còn lại.

c. Tính kết quả

Độ chua (Y6) của bột được tính bằng độ theo công thức:

6

0 0

V 100 100 V.20

Y = . . =

10 50 m m

V: Thể tích dd NaOH 0,1N đã dùng để chuẩn độ (ml)

m0: Khối lượng của mẫu

Kết quả là trung bình cộng của hai kết quả xác định song song tính chính xác đến 0,1 độ.

Chênh lệch giữa hai kết quả không được quá 0,1 độ.

5.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu của bột mì

5.2.1. Phương pháp xác định màu sắc bột mì

a. Dụng cụ

 Tấm kính có kích thước 50x150 mm: 4 tấm

 Bay gỗ: 1 cái

 Thau nhựa: 1 cái

 Cân kỹ thuật có độ chính xác đến 0,01 g.

b. Tiến hành thử

Mẫu khô:

 Cân khoảng 5g mẫu bột thử và 5g mẫu bột chuẩn.

 Đổ bột thử và bột chuẩn lên hai tấm kính.

 Ép đều (không xáo trộn) cả hai phần bột bằng 2 tấm kính khác sao cho lớp bột có chiều

dày 5mm.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

57

 Dùng bay cắt mép lớp bột tạo khối bột hình chữ nhật.

 So sánh màu của mẫu thử và màu của mẫu chuẩn dạng khô.

Mẫu ướt:

 Đặt nghiêng hai tấm gỗ có lớp bột vào chậu nước cho bột thấm nước.

 Khi hết bọt khí, nhấc tấm gỗ ra để bọt khí se lại (không quá 2-3 phút).

 So sánh màu của mẫu thử và màu của mẫu chuẩn ở dạng ướt.

5.2.2. Phương pháp xác định mùi

a. Dụng cụ

 Cân kỹ thuật có độ chính xác đến 0,01g.

 Tờ giấy trắng sạch.

 Cốc thủy tinh.

b. Tiến hành thử

 Cân khoảng 20g bột.

 Đổ bột ra tờ giấy sạch rồi ngửi mùi.

 Để tăng cảm giác mùi của bột, đổ mẫu vào cốc khô sạch, thêm nước nóng vào và ngửi mùi.

5.2.3. Phương pháp xác định vị và tạp chất vô cơ

a. Dụng cụ: Cân kỹ thuật có độ chính xác đến 0,01g.

b. Tiến hành thử

 Cân hai mẫu bột, mỗi mẫu 1g.

 Nhai từ 1 đến hai mẫu bột trên để xác định vị xem bột có vị chua, đắng, vị lạ và có sạn, cát hay không.

 Khi không nhất trí về vị thì xác định theo vị của bánh nướng từ bột.

5.2.4. Phương pháp xác định sâu mọt

a. Dụng cụ

 Rây có đường kính lỗ 0,56mm.

 Tấm kính (hay tấm gỗ) có kích thước 20x20 cm: 3 tấm.

 Cân kỹ thuật có độ chính xác đến 0,01g.

b. Tiến hành thử

 Cân 1 kg bột mì.

 Sàng trên rây.

 Xác định sâu mọt

 Dàn phần còn lại trên rây thành 1 lớp mỏng trên tấm kính.

 Quan sát kỹ để lựa sâu mọt ra khỏi khối bột.

 Xác định mạt, ve

 Lấy 5g mẫu, mỗi mẫu khoảng 20g từ 5 vị trí khác nhau của bột lọt qua rây

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

58

 Đổ mẫu ra tấm kính, san đều và ép nhẹ bắng tấm kính khô sạch khác để được một lớp bột có chiều dày 1 – 2mm.

 Lấy tấm kính ra và quan sát trên bề mặt lớp bột.

 Trên bề mặt lớp bột có chỗ lồi lõm hoặc luống cày chứng cỏ có mạt, ve.

5.2.5. Phương pháp xác định độ ẩm

Độ ẩm của bột là số gam nước có trong 100g bột.

a. Dụng cụ

 Tủ sấy điều chỉnh được nhiệt độ đến 220oC.

 Chén sấy (hoặc hộp nhôm có nắp): 2 cái.

 Thìa lấy mẫu.

 Bình hút ẩm.

 Cân kỹ thuật có độ chính xác đến 0,01g.

b. Tiến hành thử

 Mở điện cho tủ sấy hoạt động.

 Đánh số lên các chén sấy.

 Cho chén sấy vào tủ sấy để sấy khô.

 Làm nguội chén trong bình hút ẩm rồi đem cân, ghi kết quả theo thứ tự số

 ghi trên chén sấy.

 Cho lại chén vào bình hút ẩm.

 Trộn đều mẫu bột.

 Dùng thìa lấy hai mẫu bột từ những vị trí khác nhau, mỗi mẫu khoảng 5g

cho vào hai chén sấy đã sấy khô và biết trước khối lượng.

 Cân lần lượt từng chén có mẫu theo thứ tự ban đầu.

 Phương pháp trọng tài:

 Nâng nhiệt độ của tủ sấy lên khoảng 110 -115oC.

 Mở nắp chén sấy, đặt cả hai chén sấy vào tủ sấy và giữ ở nhiệt độ 105oC (thời gian đạt được nhiệt độ 105oC kể từ khi cho mẫu vào tủ không được quá 10 phút).

 Tiến hành sấy mẫu khoảng 60 phút.

 Sau đó lấy chén sấy ra, đậy nắp, làm nguội trong bình hút ẩm và đem cân.

 Lặp lại quá trình sấy như trên một vài lần, mỗi lần 30 phút cho đến khi khối lượng không đổi.

 Phương pháp nhanh:

 Nâng nhiệt độ tủ sấy lên 130oC.

 Cho nhanh cả hai chén sấy đựng mẫu thử đã mở nắp giữ ở nhiệt độ 130oC (khống chế thời gian nhiệt độ trở lại 130oC không sớm hơn 10 phút và không trễ hơn 15 phút).

 Tiến hành sấy trong 40 phút kể từ khi nhiệt độ đạt được 130oC.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

59

 Lấy chén sấy ra, đậy nắp, làm nguội trong bình hút ẩm, sau đó đem cân.

c. Tính kết quả

Độ ẩm (X1) tính bằng % theo công thức:

1 2

1

1 0

m - m

X = .100%

m - m

mo: Khối lượng của chén sấy + nắp (g)

m1: Khối lượng của chén sấy + nắp + mẫu trước khi sấy (g)

m2: Khối lượng của chén sấy + nắp + mẫu sau khi sấy (g)

Chênh lệch kết quả của hai lần xác định song song không lớn hơn 0,2%.

Kết quả là trung bình cộng kết quả của hai lần xác định song song, tính chính xác đến

0,1%.

5.2.6. Phương pháp xác định độ mịn của bột

a. Dụng cụ

 Máy sàng điện, vận tốc 180 - 200 vòng/ phút.

 Bộ rây thí nghiệm có kích thước 118x118 μm, 420x420 μm.

 Cân kỹ thuật có độ chính xác 0,01g.

 Bay trộn mẫu.

b. Tiến hành thử

 Trộn đều mẫu bột trung bình.

 Cân 100g bột từ mẫu trung bình, tiến hành cân hai mẫu để lấy kết quả trung bình.

 Làm sạch bề mặt rây, lắp các rây có kích thước cần thiết vào máy sàng.

 Đặt mẫu lên bề mặt rây.

 Đậy nắp, cho máy sàng chạy 8 phút, tắt máy, gõ nhẹ thành rây, sàng thêm hai phút nữa.

 Cân khối lượng bột trên rây và lọt rây.

 Làm sạch bề mặt rây và lặp lại thí nghiệm với mẫu bột còn lại.

c. Tính kết quả

Độ mịn của bột (X2) tính bằng phần trăm (%) theo công thức:

1

2

0

X = .100%

mo: Khối lượng bột mì (g)

m1: Khối lượng bột qua rây hoặc trên rây (g)

Kết quả là trung bình cộng kết quả hai lần xác định.

5.2.7. Phương pháp xác định hàm lượng gluten ướt

Hàm lượng gluten ướt là khối lượng gluten ướt trong 100g bột.

a. Dụng cụ

 Cân kỹ thuật có độ chính xác đến 0,01g.

 Cối.

 Rây nylon có kích thước lỗ < 0,56 mm.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

60

 Chén sứ 50ml.

 Cốc thuỷ tinh.

 Tấm kính nhỏ.

 Thau nhựa.

 Tấm nhôm: 2 tấm.

b. Tiến hành thử

 Cân hai mẫu bột, mỗi mẫu 25g trên cân kỹ thuật, lần lượt tiến hành thí nghiệm từng mẫu.

 Cho vào cối 15ml nước ở nhiệt độ 20oC.

 Dùng chày trộn đều cho đến khi thành một khối đồng nhất.

 Dùng dao vét các mảnh vột dính trên cối và chày rồi vê khối bột thành hình cầu.

 Cho khối bột vào chén và đậy chén bằng tấm kính.

 Để yên 20 phút ở nhiệt độ phòng.

 Sau đó rửa gluten bằng 1 trong 2 cách sau:

 Rửa trong chậu:

 Đổ 1 -2 lít nước vào chậu vừa ngâm vừa để tách tinh bột.

 Tiến hành rửa liên tục, tránh làm mất gluten theo tinh bột trong quá trình

rửa.

 Thay nước 3-4 lần tùy theo mức độ tinh bột có trong nước rửa.

 Phải đổ nước qua rây để giữ lại vụn gluten.

 Rửa dưới tia nước nhỏ trên rây:

 Cho khối bột đã vê thành hình cầu vào lòng bàn tay trái.

 Đặt một cái rây nylon bên dưới vòi nước máy.

 Nắm các ngón tay lại và đưa vào vòi nước máy.

 Đồng thời dùng tay phải điều chỉnh dòng nước chảy nhẹ với tốc độ 1 lít

nước trong 5 phút.

 Tiếp tục rửa dưới vòi nước nhẹ cho đến khi gluten trở thành một khối

dính đàn hồi thì tăng tốc độ dòng nước lên.

 Giữ ở tốc độ này cho đến khi gluten sạch hết tinh bột.

 Rửa xong nhỏ từ 2 - 3 giọt nước vắt từ gluten vào một cốc nước trong, thấy nước không

đục là đã rửa sạch tinh bột.

 Cân gluten đã ép khô với độ chính xác đến 0,01g.

 Lặp lại thí nghiệm với mẫu bột còn lại.

c. Tính kết quả

Hàm lượng gluten (X3) tính bằng phần trăm theo công thức:

1

3

0

X = .100%

mo: Khối lượng bột mì (g)

m1: Khối lượng gluten ướt (g)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

61

Kết quả là trung bình cộng của hai kết quả thí nghiệm tính chính xác đến 0,1%

Chênh lệch giữa hai kết quả xác định không được quá 0,3 %

5.2.8. Xác định hàm lượng gluten khô và khả năng hút nước của gluten

a. Dụng cụ

 Tủ sấy điều chỉnh được nhiệt độ đến 220oC.

 Chén sấy (hoặc hộp nhôm có nắp): 2 cái.

 Bình hút ẩm.

 Cân kỹ thuật có độ chính xác đến 0,01g.

b. Tiến hành thử

 Khối gluten sau khi đã xác định khối lượng gluten ướt được đem sấy khô ở 105oC, tiến

hành thí nghiệm hai mẫu để lấy kết quả trung bình.

 Mở điện cho tủ sấy hoạt động.

 Đánh số lên hai chén sấy.

 Cho hai chén sấy vào tủ sấy để sấy khô.

 Làm nguội chén trong bình hút ẩm rồi cân, ghi kết qủa theo thứ tự số ghi trên chén sấy.

 Cho lại chén vào bình hút ẩm.

 Cho khối gluten vào từng chén sấy.

 Cân lần lượt từng chén có mẫu theo thứ tự ban đầu.

 Nâng nhiệt độ của tủ lên khoảng 110 - 115oC.

 Mở nắp chén sấy, đặt cả hai chén sấy vào tủ sấy và giữ nhiệt độ 105oC (Thời gian đạt

được nhiệt độ 105oC kể từ khi cho mẫu vào tủ không được quá 10 phút).

 Tiến hành sấy mẫu khoảng 60 phút.

 Sau đó lấy chén sấy ra, đậy nắp, làm nguội trong bình hút ẩm và đem cân, ghi kết quả

theo thứ tự ghi trên chén sấy.

 Lặp lại quá trình sấy như trên một vài lần, mỗi lần 30 phút cho đến khi khối lượng không

đổi.

c. Tính kết quả

Hàm lượng gluten khô trong bột (X) được tính bằng phần trăm (%) theo công thức:

2

0

X = .100%

mo: Khối lượng bột mì (g)

m2: Khối lượng gluten khô (g)

Khả năng hút nước của gluten (X4) được xác định theo công thức:

1 2

4

1

m - m

X = .100%

m1: Khối lượng gluten ướt (g)

m2: Khối lượng gluten khô (g)

Kết quả là trung bình cộng của hai kết quả thí nghiệm tính chính xác đến 0,1%.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

62

Chênh lệch giữa hai kết quả xác định không được quá 0,3%.

Nếu kết quả xác định chênh lệch quá 0,3% phải tiến hành xác định lại.

5.2.9. Xác định chất lượng gluten ướt

a. Màu sắc

 Màu sắc của gluten được đặc trưng bằng các mức độ sau:

 Bột tốt có gluten ướt màu trắng đồng nhất.

 Bột xấu có gluten màu sẫm.

 Bột đã hỏng có gluten màu tối hẳn.

b. Xác định độ căng

 Cân 4g gluten.

 Vê khối gluten thành hình cầu.

 Ngâm trong chậu nước ở nhiệt độ 16 - 20oC trong 15 phút.

 Dùng hai tay kéo dài khối gluten trên thước chia mm cho tới khi đứt, tính chiều dài từ lúc đứt (thời gian kéo 10 giây, khi kéo không xoắn sợi gluten).

 Độ căng được hiến thị như sau:

 Độ căng ngắn: nhỏ hơn 10 cm.

 Độ căng trung bình: 10 - 20 cm.

 Độ căng dài: lớn hơn 20 cm.

c. Xác định độ đàn hồi

 Dùng khối gluten còn lại sau khi xác định độ căng.

 Dùng hai tay kéo dài miếng gluten trên thước khoảng 2cm rồi buông tay ra.

 Theo mức độ và vận tốc phục hồi chiều dài về hình dạng ban đầu của miếng gluten, nhận định độ đàn hồi của gluten theo 3 mức sau:

 Gluten đàn hồi tốt: gluten có khả năng phục hồi hoàn toàn chiều dài và hình dạng ban đầu sau khi kéo hay nén.

 Gluten đàn hồi kém: hoàn toàn không trở lại trạng thái ban đầu và bị đứt sau khi kéo.

 Gluten đàn hồi trung bình: gluten có những đặc tính giữa hai loại tốt và kém.

5.2.10. Phương pháp xác định hàm lượng tro

Hàm lượng tro là số g chất khoáng có trong 100g chất khô của bột

a. Dụng cụ

 Lò nung điều chỉnh nhiệt độ đến 1100oC.

 Chén nung có dung tích 50ml: 2 cái.

 Bay gỗ.

 Thìa xúc mẫu.

 Cân phân tích có độ chính xác đến 0,0001g.

b. Tiến hành thử

 Đánh số lên hai chén nung.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

63

 Cho hai chén nung vào tủ sấy để sấy khô.

 Làm nguội chén nung trong bình hút ẩm rối đem cân, ghi kết quả chính xác đến 0,1 mg

theo thứ tự số ghi trên chén nung.

 Cho lại chén vào bình hút ẩm.

 Lấy 30g bột từ mẫu trung bình để lên một tấm kính.

 Dùng bay gỗ trộn đều và dàn thành một lớp mỏng. Ép bằng tấm kính còn lại sao cho

được một lớp dày 3 - 4 cm, mở tấm kính ra.

 Dùng thìa lấy mẫu bột ở những vị trí khác nhau cho vào hai chén nung.

 Mở máy cho lò hoạt động.

 Đặt hai chén mẫu lên bếp điện nung cho đến khi ngừng bốc khói.

 Đặt hai chén mẫu vào lò nung và nâng dần nhiệt độ lò đến 300 - 600oC.

 Tiến hành nung mẫu trong thời gian 6 giờ (đến khi tro trở thành màu trắng).

 Lấy chén nung cho vào bình hút ẩm, để nguội ở nhiệt độ phòng rồi cân.

 Đặt chén trở lại lò nung và nung ở nhiệt độ trên trong 20 phút.

 Lấy chén nung ra, làm nguội trong bình hút ẩm rồi đem cân.

 Lặp lại quá trình trên nhiều lần cho đến khi nhận được khối lượng không đổi.

 Ghi kết quả cuối cùng.

c. Tính kết quả

Hàm lượng tro (X5) được tính bằng phần trăm chất khô theo công thức:

1

5

0 1

m .100

X = .100%

m (100 - X )

mo: Khối lượng của bột (g)

m1: Khối lượng tro (g)

X1: Độ ẩm của bột (%)

Kết quả là trung bình cộng của hai kết quả xác định song song tính chính xác đến 0,01%.

Chênh lệch giữa hai kết quả không được quá 0,05%.

5.2.11. Phương pháp xác định độ chua

Độ chua của bột là số ml NaOH 1N sử dụng để trung hòa lượng acid có trong 100g bột.

a. Dụng cụ và hoá chất

 Bình định mức 100ml: 2 cái.

 Bình nón 100ml: 2 cái.

 Cốc thủy tinh 100ml.

 Buret.

 Cân kỹ thuật có độ chính xác đến 0,01g.

 Bình tia đựng nước cất.

 Dung dịch NaOH 0,1N.

 Thuốc thử phenolphtalein (dung dịch 1% trong cồn 60o).

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Thị Thu Trà

64

 Nước cất theo TCVN 2117 – 77.

b. Tiến hành thử

 Rửa buret, bình nón, bình định mức, cốc thủy tinh, pipet bằng nước sạch hai

 lần, sau đó tráng lại bằng nước cất hai lần.

 Lắp buret vào giá đỡ, cho dung dich NaOH vào buret.

 Cân chính xác 10g bột, tiến hành cân 2 mẫu để lấy kết quả trung bình.

 Cho mẫu vào bình định mức.

 Thêm vào bình định mức khoảng 80ml nước cất trung tính, đậy nắp.

 Lắc đều trong 1 giờ cho tan hết vón cục.

 Thêm nước cất trung tính vừa đủ, lắc đều.

 Để lắng, gạn lấy nước trong bên trên.

 Hút chính xác 50 ml nước trên cho vào bình nón.

 Cho 5 giọt dung dịch phenolphtalein 1%.

 Chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,1N cho đến khi dung dịch có màu hồng nhạt bền

(không mất màu sau 1 phút), ghi kết quả.

 Lặp lại thí nghiệm trên với mẫu bột còn lại.

c. Tính kết quả

Độ chua (X6) của bột được tính bằng độ theo công thức:

6

0 0

V 100 100 V.20

Y = . . =

10 50 m m

V: thể tích dd NaOH 0,1N đã dùng để chuẩn độ (ml)

mo: Khối lượng của bột

Kết quả là trung bình cộng của hai kết quả xác định song song tính chính xác đến 0,1 độ.

Chênh lệch giữa hai kết quả không được quá 0,1 độ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com

Tags: