ANNE: HỌC HỎI, VỮNG VÀNG VÀ SO SÁNH
Thử quẳng IBM vào một đống nợ lên tới 17 tỉ đô. Rồi hủy hoại uy tín của công ty đi. Rồi để công ty thành mục tiêu của những cuộc điều tra từ SEC. Rồi hạ giá trị cổ phần từ 63,69 USD xuống còn 4,43 USD một cổ phiếu. Cuối cùng bạn sẽ còn lại gì? Công ty Xerox.
Đó chính là tình trạng của Xerox khi Anne Mulcahy nhận tiếp quản lại vào năm 2000. Không những công ty không đa dạng hóa sản phẩm, nó thậm chí còn không tiếp tục bán các máy copy – thứ làm nên thành công của công ty nữa. Nhưng 3 năm sau, Xerox có tới 4 quý liên tiếp có lãi, và năm 2004, Fortune mệnh danh Mulcahy là "người biến chuyển thành công nhất từ thời Lou Gerstner". Cô ấy đã làm thế nào?
Cô ấy bật chế độ không ngừng học hỏi, tự biến cô thành vị CEO có ảnh hưởng sống còn tới Xerox. Cô và những người đứng đầu, như Ursula Burns, học mọi điều căn bản nhất về tất cả mọi thứ trong ngành in. Ví dụ, như nhà báo của Fortune Betsy Morris giải thích, Mulcahy phải học lại từ bảng cân đối. Rồi cô học về nợ, hàng tồn kho, thuế, và ngoại tệ để có thể dự đoán xem các quyết định cô đưa ra sẽ có ảnh hưởng thế nào tới bảng cân đối. Mỗi cuối tuần, cô lại mang về hàng tá sách và ngấu nghiến chúng như thể thứ hai đầu tuần có bài kiểm tra cuối kì vậy. Khi cô mới tiếp quản công ty, mọi người ở các bộ phận ở Xerox không thể cho cô những câu trả lời rõ ràng về những gì họ đang có, những gì họ đã bán, và ai là người chịu trách nhiệm. Cô trở thành vị CEO biết câu trả lời cho những câu hỏi đó và biết chỗ để tìm chúng.
Cô rất mạnh mẽ. Cô cho mọi người thấy những sự thật trần trụi – sự thật mà họ không muốn thấy – ví dụ như mô hình doanh nghiệp của Xerox không khả thi, hay công ty đang sắp cạn nguồn vốn. Cô cắt giảm 30% số nhân sự. Nhưng cô không giống với Al "lưỡi cưa" (Biệt danh của Al Dunlap). Ngược lại, cô tự gánh chịu những cảm xúc đến từ quyết định của mình, đi lại khắp công ty, nói chuyện với các nhân viên, và nói "Tôi xin lỗi [vì buộc phải sa thải anh/cô]". Cô rất cứng rắn, nhưng cũng rất dễ cảm thông. Cô thường xuyên bật dậy lúc nửa đêm, lo lắng về điều gì sẽ xảy ra với số nhân viên và những người đã nghỉ hưu còn lại nếu công ty tan vỡ.
Cô luôn quan tâm tới tinh thần và sự phát triển của các nhân viên, để ngay cả khi số lượng nhân sự đã giảm, những điều làm nên tính độc nhất và đáng quý nhất
trong văn hóa của Xerox vẫn không bị ảnh hưởng. Trong ngành công nghiệp máy in, Xerox được biết đến như một công ty luôn chăm sóc những nhân viên đã nghỉ hưu bằng những bữa tiệc cho người nghỉ hưu, hay tổ chức các buổi gặp mặt cho các cựu nhân viên. Khi các nhân viên đã cùng sánh vai cô vất vả vực dậy công ty, cô từ chối việc cắt lương thưởng và, như một động thái khích lệ tinh thần, cô cho nhân viên được nghỉ vào ngày sinh nhật của họ. Cô muốn cứu lấy công ty, cả về thể xác lẫn tinh thần, không phải vì bản thân hay cái tôi của cô, mà vì tất cả những người đã cống hiến hết mình cho công ty.
Sau 2 năm lao động miệt mài, một hôm, Mulcahy mở tờ tạp chí Time và bất ngờ khi thấy hình cô được đăng cùng với ảnh những người đứng đầu của Tyco và Worldcom, những người đàn ông chịu trách nhiệm cho hai trong số những thảm họa quản trị khủng khiếp nhất trong thời đại của cô.
Nhưng chỉ một năm sau, cô biết những nỗ lực của cô đã đơm trái, khi một trong những thành viên của ban quản trị, cựu CEO của Procter & Gamble, nói với cô, "Tôi chưa bao giờ nghĩ tôi sẽ tự hào về việc mình làm việc cho công ty này. Tôi đã sai rồi."
Mulcahy đã chiến thắng ở cuộc đua nước rút. Giờ thì tới cuộc thi marathon. Liệu Xerox có thắng được cuộc thi này không? Hoặc là công ty đã ngủ quên trên chiến thắng quá lâu, từ chối thay đổi và bỏ lỡ nhiều cơ hội. Hoặc là Tư Duy Phát triển – nhiệm vụ phải thay đổi bản thân cô cũng như công ty – sẽ một lần nữa giúp cứu vớt thêm một người khổng lồ Mỹ khác.
Jack, Lou, và Anne – tất cả đều tin vào sự phát triển, tất cả đều rạo rực niềm đam mê. Và tất cả đều tin rằng cốt lõi của lãnh đạo là sự phát triển và niềm đam mê, không phải là sự xuất chúng. Những người lãnh đạo có Tư Duy Cố Định, khi kết thúc nhiệm kỳ, chỉ biết ngậm ngùi với sự ấm ức, nhưng những người có Tư Duy
Phát triển trong lòng lại tràn ngập lòng biết ơn. Họ biết ơn những nhân viên đã làm cho cuộc hành trình trở nên thật tuyệt vời. Họ gọi cấp dưới của họ là những người hùng.
om:.0008�y���
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com