Chào các bạn! Truyen4U chính thức đã quay trở lại rồi đây!^^. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền Truyen4U.Com này nhé! Mãi yêu... ♥

BẢN CHẤT CỦA THAY ĐỔI


Khi tôi đang học dở lớp 1 thì gia đình tôi phải chuyển đi. Bỗng dưng tôi phải học ở một ngôi trường mới. Mọi thứ đều trở nên xa lạ - giáo viên, bạn học, bài tập. Bài tập là thứ làm tôi sợ nhất. Lớp mới của tôi học nhanh hơn lớp cũ rất nhiều, hay chí ít với tôi là như thế. Các bạn trong lớp đã học được cách viết những bức thư mà tôi thậm chí còn chưa được học viết. Mọi người đều biết làm những thứ mà tôi không biết làm. Vì vậy khi cô giáo nói, "Các em viết tên lên giấy ở chỗ như mọi khi nhé", tôi hoàn toàn không hiểu cô nói gì.

Thế là tôi khóc. Mỗi ngày trôi qua là lại thêm một cơ số những điều tôi không biết làm. Mỗi lần như vậy, tôi đều cảm thấy bị lạc lõng và quá tải. Lúc đó, tại sao tôi lại không nói với cô giáo rằng, "Thưa cô Kahn, con vẫn chưa được học cái này. Cô có thể chỉ con không ạ?"

Lần khác, tôi được bố mẹ cho tiền để cùng đi xem phim ở rạp với một người lớn và một nhóm trẻ khác. Khi tôi rẽ vào góc đường tới chỗ hẹn, tôi nhìn về phía tòa


nhà phía trước và thấy mọi người đang chuẩn bị rời đi. Nhưng thay vì chạy thật nhanh tới họ và kêu "Chờ tớ với!", tôi lại đứng yên như tượng, tay lách cách những đồng xu, và lặng nhìn họ rời dần ra xa.

Tại sao tôi lại không cố dừng họ lại hoặc chạy đuổi theo họ? Tại sao tôi lại chấp nhận bỏ cuộc trước khi tôi thử làm những điều đơn giản đến vậy? Tôi biết hồi đó, trong những giấc mơ của tôi, tôi thường mơ mình có thể biểu diễn những màn xiếc hay ảo thuật nguy hiểm. Tôi thậm chí còn có một bức ảnh của tôi với tấm áo choàng siêu nhân đằng sau. Tại sao, trong thực tế, tôi lại không thể làm được những điều bình thường nhất như nhờ vả ai đó hay kêu mọi người chờ mình?

Trong công việc của tôi, tôi được thấy rất nhiều trẻ nhỏ cũng bị như vậy – sáng dạ, trông rất năng động nhưng lại bị tê cứng trước những trở ngại. Trong một số nghiên cứu của chúng tôi, chúng chỉ cần có một vài hành động vô cùng đơn giản là đã có thể làm mọi việc trở nên tốt hơn rồi. Nhưng chúng lại không làm những hành động đó. Chúng là những đứa trẻ có Tư Duy Cố Định. Khi có gì đó không đúng theo ý chúng xảy ra, chúng cảm thấy bất lực và vô dụng.

Thậm chí ngay cả bây giờ, khi có gì đó đi chệch hướng hoặc những cơ hội bị bỏ lỡ, tôi vẫn có cảm giác bất lực thoáng qua. Có phải điều đó có nghĩa là tôi vẫn chưa thay đổi tí nào không?

Không. Nó đơn giản nghĩa là sự thay đổi không giống như phẫu thuật. Ngay cả khi bạn đã thay đổi, những niềm tin xưa cũ vẫn không được xóa bỏ hoàn toàn như thay thế một đầu gối mới vào cái cũ. Thay vào đó, những niềm tin mới cùng song hành với những gì trước đây bạn từng tin tưởng, và khi những niềm tin mới này trở nên vững vàng hơn, chúng sẽ cho bạn một cách nhìn, những cảm xúc, và cách hành động hoàn toàn khác.


TIN TƯỞNG LÀ CHÌA KHÓA TỚI HẠNH PHÚC (VÀ KHỔ ĐAU)

Vào những năm 60, nhà tâm thần học Aaron Beck trong lúc làm việc với các khách hàng của mình bỗng nhận ra niềm tin là nguyên nhân của các vấn đề của họ. Ngay trước khi những đợt sóng cảm xúc như lo lắng, u sầu ập tới, một thứ gì đó lóe lên rất nhanh trong tâm trí họ. Nó có thể là: "Giáo sư Beck nghĩ rằng mình là kẻ vô dụng" hay "Buổi trị liệu này sẽ không bao giờ có tác dụng. Mình sẽ không bao giờ cảm thấy tốt hơn". Những kiểu niềm tin như vậy tạo ra những cảm xúc tiêu cực không chỉ trong buổi trị liệu, mà cả trong cuộc sống của họ.

Chúng là những niềm tin trong vô thức mà người ta thường không nhận ra. Vậy nhưng Beck nhận ra rằng ông có thể dạy mọi người nhận ra chúng và lắng nghe chúng. Và sau đó ông phát hiện ông còn có thể dạy họ làm thế nào để cùng phân tích và thay đổi chúng. Và đó là cách liệu pháp nhận thức được sinh ra, một trong những trị liệu tâm lý hiệu quả nhất từng được phát triển.

Dù họ có nhận ra những niềm tin kia hay không, tất cả mọi người đều giữ một bản 'ghi chép' trong đầu về những gì đang xảy ra với họ, ý nghĩa của chúng, và những gì họ nên làm. Nói cách khác, tâm trí chúng ta luôn không ngừng quan sát và dịch nghĩa của môi trường xung quanh. Đó là cách chúng ta giữ cho mình không bị đi lệch hướng. Nhưng đôi khi quá trình dịch thuật này lại không diễn ra theo ý muốn. Một số người phân tích quá nhiều những gì xảy ra – từ đó có những phản ứng quá mạnh bao gồm lo lắng, trầm cảm, hay giận dữ. Hay cao ngạo.

TƯ DUY GIÚP TA TIẾN XA HƠN

Tư Duy là thứ đưa những ghi chép trong tâm trí mọi người vào khuôn khổ. Nó định hướng toàn bộ quá trình dịch thuật trong tiềm thức. Một Tư Duy Cố Định tạo ra những tự thoại trong đầu, tập trung vào việc đánh giá: "Thế này có nghĩa mình là kẻ


thua cuộc", "Thế này có nghĩa mình giỏi hơn người ta", "Thế này có nghĩa mình là một người chồng tồi" "Thế này có nghĩa người yêu của mình là một người ích kỉ."

Trong một vài nghiên cứu, chúng tôi kiểm nghiệm cách những người có Tư Duy Cố Định xử lý những thông tin họ nhận được. Chúng tôi phát hiện ra rằng họ đặt nặng những đánh giá lên mọi thông tin trong đầu. Một điều tốt sẽ dẫn tới một 'nhãn mác' rất tích cực và một điều xấu dẫn tới một 'nhãn mác' khác vô cùng tiêu cực.

Những người có Tư Duy Phát Triển cũng không ngừng quan sát những gì đang xảy ra xung quanh, nhưng đoạn độc thoại nội tâm của họ không phải về việc đánh giá bản thân hay những người khác. Họ chắc chắn cũng nhạy cảm với những thông tin tích cực và tiêu cực, nhưng họ tự biến đổi hệ quả của những thông tin ấy thành cơ hội để học hỏi và những hành động mang tính xây dựng: Mình có thể học được điều gì từ việc này? Làm thế nào để mình tiến bộ? Làm thế nào mình có thể giúp người yêu mình làm việc này tốt hơn?

Liệu pháp nhận thức về cơ bản là dạy cho mọi người cách kiểm soát những đánh giá cực đoan của họ và biến chúng trở nên hợp lý hơn. Ví dụ, giả sử Alana đã làm bài kiểm tra khá tệ và tự đưa ra kết luận "Mình thật ngu dốt". Liệu pháp nhận thức sẽ dạy cho cô ấy nhìn kĩ hơn vào sự thật bằng cách hỏi những câu hỏi như: "Những bằng chứng nào chứng minh/chống lại kết luận đó? Alana có thể, sau khi suy nghĩ kĩ, sẽ có một danh sách dài những lần cô ấy đã làm rất tốt trong quá khứ, và sau đó có thể thừa nhận rằng, "Mình nghĩ mình không thực sự bất tài như mình tưởng."

Cô ấy cũng có thể được khuyến khích nghĩ về những lý do cô ấy đã làm không tốt bài kiểm tra, thay vì nghĩ về sự ngu dốt, và những cách này có thể sẽ làm dịu hơn những đánh giá tiêu cực của cô. Alana sau đó được dạy cách tự làm điều này, để sau


này khi cô có những đánh giá tiêu cực về mình, cô có thể tự chối bỏ những 'nhãn mác' ấy và cảm thấy tốt hơn.

Bằng cách này, liệu pháp nhận thức giúp mọi người đưa ra những đánh giá thực tế và lạc quan hơn. Nhưng nó vẫn không đưa người ta thoát khỏi Tư Duy Cố Định và thế giới của những phán xét. Nó vẫn chưa xử lý được suy nghĩ cốt lõi của lối tư duy này – rằng những đặc điểm của chúng ta là cố định – suy nghĩ làm cho họ không ngừng cân đo đong đếm bản thân mình. Nói cách khác, nó vẫn không giải thoát người ta khỏi những phán xét và dẫn họ tới thế giới của sự phát triển.

Chương này sẽ nói về cách thay đổi đoạn tự thoại nội tâm từ soi xét thành phát

triển.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com

Tags: