Chào các bạn! Truyen4U chính thức đã quay trở lại rồi đây!^^. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền Truyen4U.Com này nhé! Mãi yêu... ♥

giáo án tuần 15(dothanh)

KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 15 (29/11 Đến 3/12/2010 )

LỚP

TÊN BÀI

LỚP 1

VẼ TRANH

VẼ CÂY

LỚP 2

VẼ THEO MẪU

VẼ CÁI CỐC

LỚP 3

TẬP NẶN TẠO DÁNG CON VẬT

LỚP 4

VẼ TRANH

VẼ CHÂN DUNG

LỚP 5

VẼ TRANH

ĐỀ TÀI QUÂN ĐỘI

Khối Trưởng

Lớp 1

VẼ TRANH

VẼ CÂY

I. Mục tiêu                                                     

-Hs nhận biết hình dáng, màu  sác vẻ đẹp của cây và nhà .                                                                    

-Biết cách vẽ cây vẽ nhà.         

-Vẽ được bức tranh đơn giả có cây, có nhà và vẽ màu theo ý thích.                                                      

-Hs khá giỏi: Vẽ được bức tranh có cây, có nhà và vẽ màu theo ý thích.

-GDMT: Hs biết được lợi ích của cây, biết chăm sóc và bảo vệ các loài cây.                                                                      

II. Đồ dùng dạy học

Tranh , ảnh về các loại cây : tre ,  phượng , dừa

Tranh  vẽ các loại cây, nhà.

Hình hướng dẫn cách vẽ

 III. Các hoạt động dạy học             

GV

HS

1.Bài cũ

2.Bài mới:

*Giới thiệu tranh ,  ảnh 1 số cây

     GV giới thiệu tranh ,  ảnh một số loại cây và gợi ý để HS nhận xét về hình dáng và màu sắc của chúng

 -    GV cho HS tìm một số cây khác với cây trong tranh ảnh

- Xung quanh nhà em được trồng các loài cây gì?

*GDMT:

-Các loại cây đó có ích gì?

-Hằng ngày em thường chăm sóc cây đó như thế nào?

     GV tóm tắt :Có nhiều loại cây như cây phượng , dừa , bàng ,…Cây gồm có :Vòm , lá , thân , cành. Nhiều loại cây có hoa quả

* . HƯỚNG DẪN HS CÁCH VẼ CÂY

   - GV có thể giới thiệu cách vẽ cây theo các bước sau :

      -Vẽ thân , cành

      -Vẽ vòm lá (tán lá)

      -Vẽ thêm chi tiết

      -Vẽ màu theo ý thích                              

* . THỰC HÀNH

     GV cho HS vẽ vào vở

     Lưu ý : HS không nên vẽ tán lá tròn hay thân cây thẳng khiến hình dáng của cây thiếu sinh động

GV giúp HS yếu kém để các em hoàn thành bài vẽ

4 . Nhận xét đánh giá

     GV giới thiệu một số bài và hướng dẫn HS nhận xét về hình vẽ , cách sắp xếp , màu sắc

5 . Dặn dò

     GV nhận xét tiết học – tuyên dương

     Về nhà quan sát cây nơi mình ở

-Hs sinh liên hệ và trả lời.

-Cây có lợi ích cho ta bóng mát, quả, hoa củi….

-Tưới, bón phân, nhồ cỏ khong leo trèo cây…

-HS quan sát và nhận xét về : tên cây , các bộ phận của cây ,

-Một số HS tìm

-HS theo dõi

-HS vẽ vào vở : Có thể vẽ 1 hoặc nhiều cây thành hàng cây , vườn cây ăn quả theo sự quan sát, nhận biết ở thiên nhiên.

Vẽ xong vẽ màu theo ý thích

-HS nhận xét và chọn bài vẽ mà mình thích

Lớp 2

VẼ THEO MẪU

VẼ CÁI CỐC

I/Mục tiêu:

-Hs hiểu đặc điểm hình dáng của một số loại cốc.

-Biết cách vẽ và vẽ được cái cốc gần giông mẫu,

-HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần giống mẫu.

II/Chuẩn bị:

+GV:

-Chọn 1 số cái cốc có hình dáng,màu sắc,chất liệu khác nhau để giới thiệu và so sánh.

-Một số bài vẽ của các lớp trước.

-Hình gợi ý cách vẽ,

 +HS:

-Bút chì,tẩy.

-Giấy hoặc vở tập vẽ.

 III/Các hoạt động Dạy - Học :

GIÁO VIÊN

HỌC SINH

1.Ổn định.

2.Bài cũ

3.Bài mới:

-Giới thiệu bài mới: Vẽ cái cốc.

*HOẠT ĐỘNG 1:Quan sát nhận xét.

-GV giới thiệu mẫu vẽ , tranh ảnh và gợi ý HS quan sát,nhận xét về hình dáng và các màu sắc của cốc.

-các phần chính của cốc.

-Cốc thường được làm bằng thuỷ tinh,  nhựa, sứ …có thể là màu trắng đục,màu xanh đậmhoặc là màu nâu….

-GV cho HS quan sát 1 vài cái cốc để các em thấy rõ hơn về hình dáng khác nhau của chúng.

*HOẠT ĐỘNG 2:Cách vẽ cốc.

-Bố cục bài vẽ vào phần giấy ở vở BT vẽ hay giấy đã chuẩn bị sao cho hợp lí (không to quá hoặc nhỏ quá,không lệch về 1 bên hay quá cao hoặc quá thấp.

-GV có thể vẽ phác như hình gợi ý dưới đây (H2) lên giấy và giải thích để HS nhận ra bài vẽ nào cũng có bố cục hợp lí.

-Vẽ phác khung hình của cốc và đường trục.

-Quan sát mẫu để so sánh tỉ lệ các phần chính của cốc (miệng, thân, đáy).

-Vẽ phác nét mờ,hình dáng cốc .

-Sửa những chi tiết cho cân đối. Nét vẽ hình cái cốc cần có đậm nhạt (H3c)

-Khi có HD các bước trên.GV cần minh hoạ trên bảng.

*HOẠT ĐỘNG 3:Thực hành.

-GV quan sát và gợi ý cho từng nhóm,từng HS.

+điều chỉnh vị trí đặt mẫu sao cho tất cả HS đều nhìn thấy rõ.

+Nhắc lại ngắn gọn cách vẽ hình khi số đông HS còn lúng túng.

-Giới thiệu những bài vẽ đẹp,chỉ ra những lỗi điển hình mà nhiều HS mắc phải để các em khác rút kinh nghiệm (lỗi về bố cục,tỉ lệ…….).

*Hoạt động 4:

Nhận xét đánh giá.

-GV gợi ý HS nhận xét.

+Bài vẽ nào giống mẫu hơn.

+Bài nào có bố cục đẹp và bài nào có bố cục chưa đẹp.

4.Nhận xét,dặn dò:Về nhà quan sát và nhận xét hình dáng 1 số loại cốc.

-Về nhà quan sát trước người thân.Ông ,bà,cha, mẹ….dể chuẩn bị tiết sau vẽ chân dung.

-HS nhắc lại.

-Miệng,thân và đáy cốc.

-HS từng nhóm chọn mẫu và vẽ

HS nhận xét.

-HS tìm các bài vẽ mà mình thích

Lớp 3

TẬP NẶN TẠO DÁNG CON VẬT

I/.Mục tiêu:

-HS hiểu hình dáng, đặc điểm của con vật.

-Biết cách nặn và tạo dáng được con vật theo ý thích.

-Yêu mến các con vật.

-Hs khá giỏi: Hình nặm cân đối, gần giống với vật mẫu.

-GDMT: Hs kể tên được một số con vật quen thuộc, nêu được lợi ích của động vật, biết các chăm sóc và bảo vệ cộng vật.

II/.Chuẩn bị:

GV:

-Sưu tầm tranh,ảnh vấcc bài tập nặn các con vật.

-Hình gợi ý cách nặn,đất nặn hoặc giấy màu.

HS:

Đất nặn,giấy,màu hồ.

III/.Các hoạt động Dạy – Học:

GIÁO VIÊN

HỌC SINH

1.KTBC:

2.Bài mới:

 -Giới thiệu bài mới : Hôm trước chúng ta đã học cách vẽ con vật, hôn may chúng ta sẽ tập năn con vật bằng đất hoăc xé dán bằng giấy

*HOẠT ĐỘNG 1Quan sát nhận xét

Giới thiệu một số bài nặn về con vật để HS quan sát, nhận biết

Yêu cầu HS nêu:

+ Kể tên một số con vật mà em biết ?

*GDMT:

+Nêu lợi ích của các con vật đó?

+Chúng ta cần là gì để bảo vệ chúng?

+ Các bộ phận của con vật?

+ Đặc điểm cũa con vật?

+ Em thích nặn con gì?

+ Vì sao em thìch nặn con vật đó ?

* Họat động 2:  Cách nặn con vật

Để nặn được một con vật đẹp chúng ta cần chú ý các thao tác sau:

+ Nhồi đất cho thật kỹ để đất dẻo.

+ Tạo dáng các bộ phận chính như mình, đầu trước.

+ Tạo dáng các bộ phận còn lại như: chân đuôi, tai ….

+ Ghép các bộ phận lại với nhau và sửa lại cho đẹp.

-Chúng ta cũng có thể nặn con vật từ một khối đất : chúng ta nặn các phần như đầu > mình > các bộ phận khác …

*Lưu ý : phải giữ vệ sinh không để đất dính lên bàn ghế, sách vở, áo quần.

* Hoạt động 3:  Thực hành

-Có thể nặn một con vận hoặc nhiều con vật và nhiều cảnh vật khác để tạo thành một vườn thú

-Theo dõi hướng  dẫn HS còn lúng túng .

-Gợi ý, dộng viên những HS đã có hướng đúng theo chách GV hướng dẫn.

 Hoạt  đông 4:  Nhận xét đánh giá

-gợi ý các tiêu chí đánh giá :

-Tạo được dáng gần giống với con vật định nặn,

-Miết các bộ phận với nhau mịn.

-Con vật phải to , rõ , không to quá hay nhỏ quá.

-Màu sắc

3.Dặn dò:

-Chuẩn bị đồ dùng học tập cho bài sau.

-Sưu tầm một số tranh dân gian Đông Hồ

- Nhắc lại tựa bài

-Quan sát vật mẫu trên bảng.

-Dựa vào con vật giáo viên đưa ra để nêu lên theo yêu cầu của GV

-                                  

- 5 đến 7 em trả lời theo ý nhĩ riêng của các em

-Chú ý theo dõi GV hướng dẫn  để thực hiện cho tốt

-Nhồi đất cho dẻo.

-Dùng đất của mình để nặn con vật mà mình thích .

-Nặn xong trưng bày bài của mình lên để cả lớp cùng nhận xét

-Trưng bày bài vẽ lên để cả lớp nhận xét.

-Nhận xét bài theo các gợi ý của GV

-                                  

LỚP 4

Tiết: 15                                                               VẼ TRANH

VẼ CHÂN DUNG

I/ MỤC TIÊU :

-HS nhận biết được đặc điểm của một số khuôn mặt người .

-HS biết cách vẽ được tranh chân dung theo ý thích .

-HS biết quan tâm đến mọi người .

Hs khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.

II/ CHUẨN BỊ :

 GV: - SGK ,SGV

-Một số ảnh chân dung

-Một số tranh chân dung của hoạ sĩ ,của HS và tranh ảnh về đề tài khác để so sánh

-Hình gợi ý cách vẽ

HS : - SGK

-Giấy vẽ hoặc vở thực hành .

-Bút chì ,tẩy ,màu vẽ

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

GV

HS

1/ Ổn định :

2/ KTBC :

3/ Bài mới :

a) Giới thiệu bài :

*HOẠT ĐỘNG 1: quan sát và nhận xét

 GV giới thiệu ảnh và tranh chân dung để HS nhận ra sự khác nhau của chúng

+ Anh được chụp bằng máy nên rất giống thật và ró từng chi tiết

+ Tranh được chụp bằng tay ,thường diển tả tập trung vào những đặc điểm chính của nhân vật .

  GV có thể cho HS so sánh chân dung và tranh đề tài sinh hoạt để các em phân biệt được hai thể loại này .

+ Hình dáng ,khuôn mặt

+ Tỉ lệ dài ngắn ,to nhỏ ,rộng hẹp của trán ,mắt mũi ,miệng …

   GV tóm tắt :

+ Mỗi nguời đều có khuôn mặt khác nhau

+ Mắt ,mũi ,miêng của mỗi người có dạng khác nhau

+ Vị trí của mắt ,mũi ,miệng … trên khuôn mặt của mỗi người một khác .

*HOẠT ĐỘNG 2: cách vẽ chân dung

  GV gợi ý HS cách vẽ hình

Quan sát người mẫu ,vẽ hình từ khái quát đến chi tiết .

+ Phác hoạ hình khuôn mặt theo các đặc điểm của người định vẽ cho vừa với tờ giấy

+ Vẽ cổ ,tai và đường trục của mặt

+ Tìm vị trí của tóc ,tai ,mắt mũi ,miệng …

  GV gợi ý HS vẽ màu :

+ Vẽ màu da ,tóc ,áo ..

+ Có thể trang trí cho áo thêm đẹp và phù hợp với nhân vật .

*Lưu ý :

- Khi hướng dẫn ,GV có thể vẽ phác hoạ lên bảng hình một số khuôn mặt khác nhau .

 - Vẽ phác hoạ hình tóc ,mắt ,mũi ,miệng khác nhau ở các khuôn mặt để HS quan sát thấy được đặc điểm riêng của mỗi người .

- Đối với HS lớp 4 ,vẽ chân dung chỉ dừng lại ở mức độ : vẽ được khuôn mặt đầy đủ mắt ,mũi ,miệng …

HOẠT ĐỘNG 3: thực hành

 Có thể tổ chức vẽ theo nhóm

GV gợi ý cho HS vẽ theo trình tự đã hướng dẫn .

HOẠT ĐỘNG 4: nhận xét ,đánh giá

 GV cùng HS chọn và treo một số tranh lên bảng ,GV gợi ý HS nhận xét :

+ Bố cục .

+ Cách vẽ hình ,các chi tiết và màu sắc

Gv yêu cầu HS nêu cẩm nghĩ của mình về một số bài vẽ chân dung

4. Dặn dò :

- Quan sát ,nhận xét nét mặt con người khi vui ,buồn ,lúc tức giận …

- Sưu tầm các loại vỏ hộp để chuẩn bị cho bài sau .

Hát

HS lắng nghe

HS quan sát và nhận ra sự khác nhau đó

HS so sánh và phân biệt được đề tài tranh

HS lắng nghe

HS vẽ

HS quan sát và vẽ

HS chú ý

HS lắng nghe

HS vẽ theo nhóm

HS tiến hành cùng GV

HS nhận xét

HS lắng nghe

Lớp 5

VẼ TRANH

ĐỀ TÀI QUÂN ĐỘI

I.MỤC TIÊU

- HS hiểu một vài hoạt động của bộ đội trong chiến đấu, sản xuất và trong sinh hoạt hàng ngày.

- Hs biết cách vẽ tranh về đề tài quân đội.

- HS vẽ được tranh về đề tài Quân đội.

- HS thêm yêu quý các cô, chú bộ đội.

- Hs khá gỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.

II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- SGK, SGV.

- Mẫu vẽ

- Hình gợi ý cách vẽ.

- Giấy vẽ và dụng cụ để vẽ.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

1.Kiểm tra bài cũ:

2.Bài mới:

* HOẠT ĐỘNG 1: tìm, chọn nội dung đề tài

- Giới thiệu một vài tranh ảnh về quân đội và gợi ý để HS nhận thấy:

+ Tranh có hình ảnh chính là các cô chú bộ đội.

+ Trang phục của quân đội khác nhau giữa các binh chủng.

+ Trang bị vũ khí và phương tiện của quân đội gồm có: súng, xe, pháo, tàu chiến, máy bay,...

+ Đề tài quân đội tất phong phú. Có thể vẽ về các hoạt động như: gặt lúa, chống bão lụt, tập luyện trên thao trường, đứng gác,...

- Cho HS xem tranh ảnh về quân đội để HS nhớ lại các hình ảnh, màu sắc và không gian cụ thể.

* HOẠT ĐỘNG 2: cách vẽ tranh

- Cho HS xem môt số hình gợi ý để HS nhận ra cách vẽ tranh:

+ Vẽ hình ảnh chính là các cô, các chú bộ đội trong một hoạt động cụ thể nào đó.

+ Vẽ các hình ảnh phụ sao cho phù hợp với nội dung.

+ Vẽ màu có đậm, có nhạt phù hợp với nội dung đề tài.

- Cho HS nhận xét về cách sắp xếp hình ảnh, cách vẽ hình, vẽ màu ở một số bức tranh để HS nắm vững kiến thức.

 * HOẠT ĐỘNG 3: thực hành

- Yêu cầu HS xem các bức tranh trong SGK để các em tự tin hơn.

- Nhắc nhở HS theo dõi từng bước như đã hướng dẫn ở các bài trước.

- Bao quát lớp, hướng dẫn, bổ sung,... đặc biệt là với những HS còn lúng túng.

 * HOẠT ĐỘNG 4: nhận xét, đánh giá

- Cùng HS chọn 1 sối bài hoàn thành và chưa hoàn thành để cả lớp nhận xét và xếp loại.

- Chỉ rõ những phần đạt và chưa đạt yêu cầu ở từng bài.

- Nhận xét chung tiết học và xếp loại.

- Dặn dò HS sưu tầm bài vẽ có 2 vật mẫu.

3.Củng cố dặn dò:

-Chuẩn bị các vỏ hộp cho bài sau bài sau

- Quan sát tranh mẫu.

- Quan sát chi tiết các bức tranh mẫu.

- Quan sát tranh gợi ý  của GV.

- Nhận xét tranh theo cảm nhận của riêng mình,

- Xem tranh ở SGK sau đó thực hành trên giất vẽ.

- Nhờ GV giúp đỡ khi gặp lúng túng trong quá trình làm bài.

- Cùng nhau nhận xét và phân loại bài vẽ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com

Tags: