giao duc quoc phong hoc phan 2
Câu 1:
*Khái niệm biên giới quốc gia:
- Luật biên giới quốc gia của VN năm 2003 xác định: “ biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN là đường và mặt phẳng thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN.
- Biên giới quốc gia VN được xác định bằng hệ thống các mốc quốc giới trên thực địa, được đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đổ và thể hiện bằng mặt phẳng thẳng đứng theo lãnh thổ VN.
§ Biên giới quốc gia trên đất liền được xác lập trên cơ sở thỏa thuận giữa các quốc gia có lãnh thổ tiếp giáp với nhau và được thể hiện bằng các điều ước hoạch định biên giới giữa các quốc gia liên quan. VN có đường biên gi7oi1 quốc gia trên đất liền dài 4550 km tiếp giáp với TQ ở phía Bắc, với Lào và Campuchia ở phía Tây, phía Đông giáp với Biển Đông.
§ Biên giới quốc gia trên biển là phân định lãnh thổ trên biển giữa các quốc gia có bờ biển liền kề hay đối diện nhau; là ranh giới phía ngoài của lãnh hải. Biên giới quốc gia trên biển của quốc gia quần đảo là đường biên giới quốc gia phân định lãnh thổ quốc gia với biển cả. Đối với các đảo của một quốc gia nằm ngoài phạm vi lãnh hải của quốc gia, biên giới quốc gia trên biển là đường ranh giới phía ngoài của lãnh hải bao quanh đảo.
§ Biên giới quốc gia trên không là biên giới phân định vùng trời giữa các quốc gia liền kề hoặc các vùng trời quốc tế, được xác định bới mặt phẳng thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên trên vùng trời.
§ Biên giới quốc gia trong lòng đất là phân định lãnh thổ quốc gia trong lòng đất phía dưới vùng đất quốc gia, nội thủy và lãnh hải, được xác định bởi mặt phẳng thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất. Độ sâu cụ thể của biên giới trong lòng đấtđược xác định bằng độ sâu mà kĩ thuật khoan có thể thực hiện.
§ Khu vực biên giới là vùng lãnh thổ tiếp giáp biên giới quốc gia có quy chế, quy định đăc biệt do Chính phủ ban hành nhằm bảo vệ an toàn biên giới.
*Nội dung xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia:
- Ưu tiên đầu tư xây dựng biên giới vững mạnh toàn diện về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; có chính sách ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân khu vực biên giới định cư ổn định, phát triển và sinh sống lâu dài ở khu vực biên giới ; điều chỉnh dân cư theo yêu cầu phát triền kinh tế - xã hội và củng cố quốc phóng – an ninh khu vực biên giới.
- Tăng cường, mở rộng quan hệ đối ngoại các cấp trên khu vực biên giới; phát triển kinh tế đối ngoại, tăng cường hợp tác nhiề mặt nhằm xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định lâu dài với các nước láng giềng.
- Bảo vệ toàn ven lãnh thổ của Tổ quốc. Sử dụng tổng hợp các lực lượng và biện pháp của Nhà nước chống lại sự xâm phạm, phá hoại dưới mọi hình thức để giữ gìn toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia.
- Bảo vệ tài nguyên, môi sinh, môi trường. Sử dụng tổng hợp các biện pháp đấu tranh ngăn chặn mọi hành động xâm phạm tài nguyên, đặc biệt là xâm phạm tài nguyên trong lòng đất, trên biển, trên không, thềm lục địa của VN. Ngăn chặn. đấu tranh với mọi hành động phá hoại, hủy hoại, gây ô nhiễm môi sinh môi trường khu vực biên giới, bảo đảm cho người VN, nhân dân khu vực biên giới có môi trường sinh sống bền vững, ổn định và phát triển lâu dài.
- Bảo vệ lợi ích quốc gia trên khu vực biên giới . thực thi quyền lự chính trị tối cao( quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp) của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN trên khu vực biên giới; chống lại mọi hành động xâm phạm về lợi ích kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước trên khu vực biên giới. Bảo đảm mọi lợi ích của người VN phải được thực hiện ở khu vực biên giới theo luật pháp VN, phù hợp với luật pháp quốc tế và các hiệp định mà VN kí kết với các nước hữu quan.
-Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới. Đập tan mọi âm mưu và hành động gây mất ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới quốc gia. Đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành động chia rẽ đoàn kết dân tôc, phá hoại sự ổn định, phát triển khu vực biên giới.
- Phối hợp với các nước, đấu tranh ngăn chặn mọi hành động phá hoại tình đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân VN với nhân dân các nước láng giềng. Trấn áp mọi hành động khủng bố, tội phạm xuyên biên giới quốc gia.
Câu 2:Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia. Trách nhiệm của sinh viên trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia.
a) Quan điểm:
§ Xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia là một nội dung quan trọng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc VN xã hội chủ nghĩa.
§ Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là thiêng liên, bất khả xâm phạm của dân tộc VN.
§ Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định; giải quyết các vấn đề tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn ven lãnh thổ và lợi ích chính đáng của nhau.
§ Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là sự nghiệp của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí thống nhất của Nhà nước, lực lượng vũ trang là nòng cốt.
b) Trách nhiệm của học sinh viên:
- Sinh viên phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, hiểu biết sâu sắc về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản VN; từ đó xây dựng, củng cố lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý chí tự chủ, tự lập, tự cường, nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
- Thấy rõ ý nghĩa thiêng liêng, cao quý và bất khả xâm phạm về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN; xác định rõ vinh dự và trách nhiệm của công dân trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN.
- Thực hiện tốt chương trình môn học Giáo dục quốc phòng – an ninh đối với sinh viên các trường đại học, cao đẳng; hoàn thành tốt các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong thời gian học tập tại trường.
- Sau khi tốt nghiệp, sẵn sàng tự nguyện, tự giác tham gia quân đội nhân dân, công an nhân dân khi Nhà nước yêu cầu. Tình nguyện tham gia xây dựng và phục vụ lâu dài tại các khu kinh tế - quốc phòng, góp phần xây dựng khu vực biên giới, hải đảo vững mạnh, phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn ven lãnh thổ của Tổ quốc, thực hiện nghiêm chỉnh Luật Biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN.
Câu 3:Trách nhiệm của sinh viên trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, tại địa phương và nơi cư trú.
§ Ra sức học tập. rèn luyện tu dưỡng đạo đức, chuẩn bị cho mình hành trang tri thức, năng lực phẩm chất để xây dựng đất nước trong kỉ nguyên của nền văn minh trí tuệ.
§ Chăm chỉ rèn luyện sức khỏe để tăng cường thể lực, luyện tập quân sự theo trương trình giáo dục quốc phòng – an ninh để góp phần chuẩn bị cho lực lượng sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
§ Tích cực tham gia phong trào của Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM, Hội liên hiệp thanh niên VN, phong trào bảo vệ an ninh trật tự tại nơi cư trú.
§ Hướng nghiệp, tham gia các lực lượng vũ trang bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gỉn trật tự an toàn xã hội như tham gia lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân.
Câu 4: Giải pháp cơ bản phòng chống chiến lược “ Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ ở VN hiện nay:
§ Đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực, chống nguy cơ tụt hậu về kinh tế: Tệ nạn quan liêu, tham nhũng được kẻ thù lợi dụng để khoét sâu mâu thuẫn nội bộ, kích động nhân dân lao động đứng lên biểu tình chống lại chính quyền địa phương, chống Đảng và Nhà nước ta, gây mất ổn định xã hội.
§ Nâng cao nhận thức về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, nắm chắc mọi diễn biến không để bị động và bất ngờ.
§ Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc cho toàn dân
§ Xây dựng cơ sở chính trị - xã hội vững mạnh về mọi mặt
§ Chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang ở địa phương vững mạnh: lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên ở các làng, bản, phường, xã, thị trấn, các cơ quan, tổ chức và xây dựng lực lượng vũ trang ở cơ sở.
§ Xây dựng, luyện tập các phương án, các tình huống chống “ Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của địch.
§ Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân lao động.
Vai trò, trách nhiệm của sinh viên: Sinh viên là thế hệ tương lai của đất nước. Vì vậy, mỗi người phải có nỗ lục học tập và rèn luyện để trở thành công dân tốt, cống hiến cho đất nước, phải thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, phát triển và góp phần đấu tranh, ngăn ngừa, đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thủ trong chiến lược “ Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com