Chào các bạn! Truyen4U chính thức đã quay trở lại rồi đây!^^. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền Truyen4U.Com này nhé! Mãi yêu... ♥

THẦN TƯỢNG LÀ NHỮNG NHÂN VIÊN HỢP ĐỒNG?

Thông thường, "tuổi thọ" của một nhóm nhạc K-Pop bị phụ thuộc vào thời hạn hợp đồng với công ty quản lý. Khi hết hợp đồng cũng là lúc nhiều nhóm quyết định rã nhóm để có những hoạt động riêng.

 2NE1, KARA, 4 Minute, Rainbow đều tan ra với lý do trên. Kết quả dĩ nhiên sẽ khiến các fan thất vọng vì idol của mình không thể vượt qua "lời nguyền 7 năm" để tiếp tục đi cùng với nhau.

Thời hạn hợp đồng trung bình của idol K-Pop với các công ty giải trí hiện tại là 7 năm, song không phải lúc nào cũng như vậy. Cách đây 8 năm, 3 thành viên của DBSK là Kim Jae Joong, Park Yoo Chunvà Kim Jun Su đã phải rời SM Entertainment vì bản “hợp đồng nô lệ” 13 năm.

Cuối cùng, bên thắng kiện là 3 thành viên nhóm JYJ nên theo đó, một số điều khoản trong các hợp đồng nghệ sĩ được sửa đổi.


Hiện nay, hợp đồng giữa idol và đơn vị quản lý không được phéo vượt quá 7 năm và các idol có quyền quyết định có gia hạn hợp đồng hay không.

Nếu may mắn được ra mắt trong một công ty quản lý lớn thì sẽ không là vấn đề nhưng nếu các nhóm nhạc thần tượng đến từ các công ty vừa và nhỏ thì vấn đề thù lao sẽ trở nên khó khăn hơn.


Các nhóm hầu như sẽ không nhận được tiền lương cho đến khi hoàn đủ vốn các khoản phí do công ty bỏ ra như phí đào tạo, nhà ở và sản xuất album.


G-Friend là nhóm nhạc hiếm hoi bắt đầu nhận lương chỉ trong vòng 2 năm sau khi ra mắt do nhanh chóng mang về lợi nhuận hậu hĩnh sau loạt hit như Me Gustas Tu, Rough, Navillera.

Các nhóm khác như AOA, EXID nhận được tháng lương đầu tiên sau 3 năm ra mắt, và F.T.Island là 5 năm.  

Nhận được lương sau từng ấy năm ra mắt nghe có vẻ khó chấp nhận được nhưng đó vẫn còn may mắn hơn nhiều nhóm nhạc khác.


Ví như Tahiti, sau 4 năm ra mắt, nhóm vẫn chưa được trả lương do chưa trả hết nợ cho công ty vì chưa có tên tuổi trong làng giải trí.


Còn Wa$$up tuy đã ra mắt hơn 3 năm nhưng giờ đây, không chỉ không nhận được lương mà mỗi thành viên phải gồng số nợ tương đương 1 tỷ đồng phí đầu tư, một con số quá khủng đối với một nhóm nhạc tân binh như thế này.

Sau một khoảng thời gian dài luyện tập hà khắc với tư cách là một thực tập sinh, nếu đủ tài năng và nổi bật, các idol sẽ được chọn để ra mắt với các thành viên khác của nhóm.


Nhưng sau khi ra mắt, cơn ác mộng mới chính thức bắt đầu. Là một fan K-Pop hẳn các bạn đều biết rằng để có được một màn trình diễn hoành tráng trên sân khấu là cả một quá trình lao động mệt mỏi đầy mồ hôi lẫn nước mắt.

Thiếu ngủ, chấn thương, chế độ ăn kiêng hà khắc, lịch bay dày đặc,... là những vấn đề mà bất cứ một nhóm nhạc thần tượng nào cũng đều phải trải qua. 

Từ việc chuẩn bị cho các single, mini album, full album, album repackage cũng đủ khiến các idol phải điên đầu.

 Trước đây, các nhóm hầu như chỉ ra mắt một album trong một năm và dành vài tháng quảng bá.

 Tuy nhiên, với thị trường âm nhạc ngày càng nhộn nhịp và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, các nhóm đòi hỏi phải hoạt động nhiều hơn trước để không bị lưu mờ giữa hàng chục nhóm nhạc tân binh ra mắt mỗi năm.

Một số công ty lớn như YG, SM, JYP Entertainment thường chịu toàn bộ chi phí thực tập và xem đó là khoản đầu tư cho thần tượng.

Các công ty này thậm chí còn hỗ trợ cho thực tập sinh những khoản trợ cấp để tiêu dùng cá nhân.

Tuy nhiên, những công ty giải trí nhỏ hơn thì vẫn sẽ tính phí đào tạo cũng như chi phí sinh hoạt cho thực tập sinh và coi đó như một khoản nợ mà nghệ sĩ phải trả sau khi ra mắt thành công.

BTS cũng là một ví dụ điển hình. Trước khi debut, BTS được coi là "khoản đặt cược" cuối cùng khi công ty Big Hit bấy giờ đang gánh khoản nợ lên đến 3 tỉ KRW.

Đến thời điểm hiện tại, BTS đã trở thành nhóm nhạc thành công nhất Kpop và thu về nguồn lợi nhuận khổng lồ cho cả Hàn Quốc.

Tuy nhiên, có những nhóm nhạc lại không được may mắn như vậy. Kể từ khi ra mắt cho tới khi tan rã, các thực tập sinh vẫn không đủ khả năng hoàn trả số nợ cho công ty. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com