Chào các bạn! Truyen4U chính thức đã quay trở lại rồi đây!^^. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền Truyen4U.Com này nhé! Mãi yêu... ♥

ham doi tau san bay anh trong ww2

Đặt hàng: Lớp tàu: Lớp tàu sân bay riêng Xưởng đóng tàu: Xưởng đóng tàu William Beardmore tại Glasgow

Đặt lườn: 1914

Hạ thủy: 2 tháng 12 năm 1917

Hoạt động: 19 tháng 9 năm 1918

Bị mất: Bị bán ngày 5 tháng 12 năm 1946, và bị tháo dỡ năm 1947

Ngừng hoạt động: tháng 12 năm 1944

Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: 14.450 tấn (tiêu chuẩn); 15.775 tấn (đầy tải) Chiều dài: 172,5 m (566 ft) thân tàu; 143 m (470 ft) sàn đáp Mạn thuyền: 20,7 m (68 ft) thân tàu; 25,9 m (85 ft) sàn đáp Tầm nước: 6,4 m (21 ft) Lực đẩy: 4 × turbine hơi nước Parsons 12 × nồi hơi; 4 trục công suất 20.000 mã lực (14,9 MW) Tốc độ: 38 km/h (20,75 knot) Tầm xa: 8.090 km ở tốc độ 30 km/h (4.370 hải lý ở tốc độ 16 knot) Quân số: 401 (bao gồm đội bay) Vũ khí: 4 × pháo phòng không 102 mm (4 inch) (1 x 4); 4 × súng máy; 4 × súng Lewis Vỏ giáp: Máy bay: cho đến 18 - 20 máy bay HMS Argus là một tàu sân bay của Hải quân Hoàng gia Anh được đưa ra hoạt động từ năm 1918. Nó là kiểu mẫu đầu tiên trên thế giới về tàu sân bay có một sàn đáp phẳng kéo dài suốt chiều dài của thân tàu, tiêu chuẩn của các tàu sân bay hiện đại cho phép máy bay cánh cố định cất cánh và hạ cánh một cách bình thường. Vào giai đoạn kết thúc của Chiến tranh Thế giới thứ hai, Argus đã trở nên quá nhỏ, củ kỹ và lạc hậu, nên được cho ngừng hoạt động động vào năm 1944. Nó được thủy thủ đoàn đặt cho tên lóng là "Ditty Box" do có hình dạng gần giống đồ đựng vật dụng của thủy thủ. Thiết kế và chế tạo Argus được đặt lườn vào năm 1914 bởi xưởng đóng tàu William Beardmore and Company tại Glasgow như tàu chở hành khách Ý Conte Rosso. Tuy nhiên, do tình hình chiến tranh, nó được Hải quân Hoàng gia Anh mua lại trước khi hạ thủy, và được cải biến thành một tàu sân bay. Argus được chế tạo ngay từ đầu với một sàn đáp phẳng kéo dài suốt chiều dài của thân tàu, cho phép máy bay thông thường có thể cất cánh và hạ cánh. Trước đó, chiếc tàu sân bay HMS Furious được chế tạo với các sàn đáp hạ cánh và cất cánh riêng biệt ở phía sau và phía trước cấu trúc thượng tầng của con tàu. Lịch sử hoạt động Argus được cho hạ thủy vào ngày 2 tháng 12 năm 1917 và được đưa ra hoạt động vào ngày 6 tháng 9 năm 1918, ngay trước khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc. Do có kích thước nhỏ, với trọng lượng rẽ nước chỉ có khoảng 14.000 tấn và tốc độ tương đối chậm, nó chỉ được sử dụng một cách giới hạn trong các vai trò tác chiến. Thay vào đó, chiếc tàu chiến được sử dụng chủ yếu trong vai trò phát triển các kỹ thuật tác chiến trên tàu sân bay và huấn luyện các phi công trong việc hoạt động trên tàu sân bay ngoài biển khơi. Vào cuối những năm 1920, bị vượt qua bởi những con tàu mới lớn và hiện đại hơn nhiều, nó được rút khỏi các đơn vị tác chiến tiền phương và sử dụng thuần túy như một tàu sân bay huấn luyện. Vào lúc khởi đầu Chiến tranh Thế giới thứ hai, Argus ban đầu được sử dụng trong vai trò huấn luyện, nhưng sau khi Hải quân Hoàng gia chịu tổn thất đáng kể về tàu sân bay vào những năm 1939-1941; trong đó HMS Courageous, Glorious và Ark Royal bị đánh chìm và chiếc Illustrious bị hư hại nặng; Argus được cho gọi trở lại vào các đơn vị tác chiến. Điều thú vị là với hầm chứa máy bay cao và rộng rãi, Argus là chiếc tàu sân bay Anh duy nhất trong Thế Chiến II có thể cho hoạt động máy bay mà không cần xếp cánh.[1] Trong những năm 1941 - 1942, một trong những nhiệm vụ đầu tiên của nó là vận chuyển máy bay đến Malta, Gibraltar và Takoradi (trên đường đến Ai Cập). Máy bay được chở đến cách điểm đến trong tầm bay của chúng, rồi được cho cất cánh để bay nốt quãng đường còn lại. Sau đó Argus được phân về Lực lượng H bố trí tại khu vực Tây Địa Trung Hải, và nó nằm trong lực lượng hộ tống nhằm hỗ trợ trên không cho Chiến dịch Harpoon, đưa một đoàn tàu vận tải chuyên chở hàng tiếp liệu đang rất cần cho đảo Malta. Cũng trong năm 1942, chiếc tàu sân bay tham gia hỗ trợ cho cuộc đổ bộ của Đồng Minh lên Bắc Phi; và sang năm 1943, nó được cho quay về vai trò huấn luyện, trước khi được đưa về lực lượng dự bị vào năm 1944. Nó bị bán để tháo dỡ vào năm 1946.

Đặt hàng: 14 tháng 3 năm 1915 như một tàu chiến-tuần dương

Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Glorious

Xưởng đóng tàu: Armstrong Whitworth

Đặt lườn: 18 tháng 3 năm 1915

Hạ thủy: 5 tháng 2 năm 1916

Hoạt động: 4 tháng 11 năm 1916

Bị mất: Bị tàu ngầm Đức U 29 đánh chìm ngày 17 tháng 9 năm 1939

Xếp lại lớp: Cải biến thành tàu sân bay từ tháng 6 năm 1924 đến tháng 5 năm 1928

Xóa đăng bạ: Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: 22.500 tấn (tiêu chuẩn); 27.560 tấn (đầy tải) Chiều dài: 239,8 m (786 ft 7 in) Mạn thuyền: 27,6 m (90 ft 6 in) Tầm nước: 8,5 m (28 ft) Lực đẩy: 4 × turbine hơi nước Parsons 18 × nồi hơi Yarrow 4 trục công suất 91.195 mã lực (67 MW) Tốc độ: 57 km/h (30,8 knot) Tầm xa: 9.400 km ở tốc độ 30 km/h (5.860 hải lý ở tốc độ 16 knot) 3.250 tấn dầu Quân số: 829 (tàu chiến-tuần dương) 1.216 (tàu sân bay): 748 + 450 thành viên đội bay Vũ khí: tàu chiến-tuần dương: 4 × pháo 380 mm (15 inch) (2 × 2) 18 × pháo 102 mm (4 inch) (6 × 3) 2 × pháo phòng không 76,2 mm (3-inch) 14 × ống phóng ngư lôi 533 mm (21 inch) (4 × 3 trên sàn tàu, 2 ngầm) tàu sân bay: 16 × pháo 120 mm (4,7 inch) 24 × pháo phòng không QF 2 pounder (8 × 3) Vỏ giáp: tàu chiến-tuần dương: đai giáp 76 mm (3 inch) sàn tàu 25 mm (1 inch) tháp pháo: trước 228 mm (9 inch); trên 115 mm (4,25 inch) tháp súng 178 mm (7 inch) tháp chỉ huy 254 mm (10 inch) Máy bay: 2 (tàu chiến-tuần dương) 48 (tàu sân bay) HMS Courageous là một tàu sân bay của Hải quân Hoàng gia Anh. Nó nguyên được chế tạo tại xưởng đóng tàu Armstrong Whitworth như một "tàu tuần dương hạng nhẹ lớn"; tham gia hoạt động trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, rồi sau đó được cải biến thành một tàu sân bay. Nó bị trúng ngư lôi của tàu ngầm Đức và chìm ngay trong những tuần lễ mở màn của Chiến tranh Thế giới thứ hai với hơn 500 thành viên thủy thủ đoàn chìm theo nó. Thiết kế và chế tạo HMS Courageous không lâu sau khi hoàn tất như một tàu chiến tuần dương, năm 1916. Những chiếc tàu chiến-tuần dương trong lớp: HMS Courageous, tàu chị em HMS Glorious và tàu nữa-chị em HMS Furious, là những đứa con tinh thần của Đô đốc Jackie Fisher, và được thiết kế như những "tàu diệt tàu tuần dương hạng nhẹ". Thoạt tiên chúng được dự định để hỗ trợ các chiến dịch tại vùng nước nông của biển Baltic, mà cuối cùng không bao giờ vượt qua. Thiết kế của nó là một kiểu tàu chiến-tuần dương hạng nhẹ; trong khi trang bị hải pháo cỡ lớn 380 mm (15 inch), nó lại được Hải quân Anh xếp vào loại tàu tuần dương hạng nhẹ do lớp vỏ giáp bảo vệ khá yếu. Courageous được chế tạo bởi hãng đóng tàu Armstrong Whitworth. Nó được đặt lườn vào ngày 28 tháng 3 năm 1915, được hạ thủy vào ngày 5 tháng 2 năm 1916, hoàn tất vào ngày 28 tháng 10 năm 1916, và được đưa ra hoạt động vào 4 tháng 11 năm 1916. Hệ thống động lực của nó tương tự như chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ HMS Champion được chế tạo trước đó, với hai hệ thống máy vận hành bốn trục chân vịt. Dàn pháo hạng hai của nó gồm những tháp pháo 102 mm (4 inch) ba nòng kiểu mới, được dự tính cung cấp tốc độ bắn cao chống lại các tàu phóng lôi và các chiến hạm nhỏ khác. Tuy nhiên, người ta phát hiện là việc nạp đạn cho chúng lại gây cản trở lẫn nhau, và tốc độ bắn lại chậm hơn ba khẩu pháo nòng đơn. Trong khi chạy thử máy, Courageous chịu đựng những hư hỏng về cấu trúc tại tháp chỉ huy khi đi qua vùng biển động ở tốc độ cao; các tấm thép che bên hông bị uốn cong, và có những vết rò rỉ tại các bồn dầu và bồn dự trữ nước. Việc sửa chữa nó bao gồm việc phải gia cố cấu trúc. Do cấu trúc nhẹ của nó và một số khiếm khuyết khác khiến nó mất nhiều thời gian hơn trong ụ tàu để sửa chữa, nó bị gọi tên lóng là 'Outrageous'. Lịch sử hoạt động Thế chiến I Khi Courageous được đưa vào hoạt động cùng Hải quân Anh, nó được phân về Hải đội Tuần dương nhẹ 3 của Hạm đội Grand. Vào mùa Xuân năm 1917, nó được trang bị như một tàu rải mìn, có khả năng mang hơn 200 quả mìn trên các đường ray trên sàn phía sau, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, và chưa bao giờ hoạt động như một tàu rải mìn. Vào ngày 17 tháng 11 năm 1917, cùng với Glorious và Repulse, Courageous đối đầu cùng các tàu tuần dương nhẹ Đức trong Trận Heligoland Bight lần hai và bị thiệt hại nhẹ. Trong giai đoạn sau của Thế Chiến I, nó được chuyển sang Hải đội Tuần dương nhẹ 1. Vào năm 1918, các bệ phóng ngắn dành cho máy bay được trang bị trên cả hai tháp pháo 380 mm (15 inch). Vào ngày 21 tháng 11 năm 1918, Courageous có mặt khi Hạm đội Biển khơi Đức đầu hàng. Cải biến thành tàu sân bay Khi Hiệp ước Hải quân Washington được ký kết vào năm 1922, Courageous là phần tải trọng dư ra đối với lực lượng tàu chiến chủ lực, và người ta quyết định cải biến nó thành một tàu sân bay. Sự kết hợp một thân tàu lớn và tốc độ cao, không tính đến sự không thành công của thiết kế ban đầu, khiến cho nó trở thành một ứng viên lý tưởng cho việc cải tại. Việc cải biến nó thành tàu sân bay được bắt đầu vào năm 1924 tại Căn cứ Hải quân Hoàng gia Devonport, và nó được cho tái hoạt động vào ngày tháng 5 năm 1930. Các tháp pháo 380 mm (15 inch) của nó sau khi tháo ra được trang bị như những tháp pháo X và Y trên chiếc HMS Vanguard. Phí tổn của việc cải tạo nó là 2.025.800 Bảng Anh (tương đương khoảng 82 triệu Bảng Anh vào năm 2005 [1]). Khi tái hoạt động như một tàu sân bay, Courageous có hai sàn phóng máy bay: một sàn đáp chính, và một sàn phóng phía dưới nhỏ hơn trước mũi. Khi được tái trang bị vào những năm 1935 - 1936, sàn phóng nhỏ phía trước được cải biến thành sàn hỏa lực cho các khẩu đội súng phòng không, và sàn đáp chính được trang bị thêm hai máy phóng có khả năng phóng máy bay nặng đến 4.500 kg (10.000 lb). Nó có hai tầng hầm chứa máy bay, dài 167,6 m (550 ft) và rộng 7,3 m (24 ft). Chiếc tàu sân bay có thể mang đến 48 máy bay; vào lúc mới hoạt động, nó chở theo các kiểu máy bay Fairey Flycatcher, Blackburn Ripon và máy bay trinh sát Fairey IIIF; sau này, nó trang bị các kiểu Fairey Swordfish và Gloster Gladiator. Courageous có thể phân biệt với tàu sân bay chị em với nó Glorious do có phần nghiêng xuống của đầu sàn đáp về phía đuôi ngắn hơn, kiểu cột buồm khác biệt cũng như thêm một buồng hải đồ trên đảo cấu trúc thượng tầng. Thế Chiến II Courageous hoạt động cùng Hạm đội Nhà trong Lực lượng Eo biển Anh vào lúc bắt đầu Chiến tranh Thế giới thứ hai. Vào ngày 17 tháng 9 năm 1939, dưới quyền chỉ huy của Thuyền trưởng, Đại tá Hải quân W. T. Mackaig-Jones, nó đang trên đường tuần tra chống tàu ngầm ngoài khơi bờ biển Ireland. Hai trong số bốn tàu khu trục đi theo hộ tống đã được gửi đến giúp đỡ một chiếc tàu buôn đang bị tấn công. Vào lúc này, Courageous đã bị theo đuổi trong hơn hai giờ bởi tàu ngầm Đức U-29, dưới quyền chỉ huy của Trung tá Hải quân Otto Schuhart. Sau đó Courageous xoay mũi tàu ra hướng gió để phóng máy bay; sự cơ động này đưa chiếc tàu sân bay vào ngay mũi chiếc tàu ngầm, và U-29 đã phóng ra ba quả ngư lôi. Hai trong số các quả ngư lôi đã đánh trúng con tàu bên mạn trái, và Courageous bị lật úp và chìm trong vòng 15 phút với tổn thất nhân mạng 518 người trong đó có Thuyền trưởng. Nó là chiếc tàu chiến Anh Quốc đầu tiên bị đánh chìm trong chiến tranh; chiếc tàu chở hành khách dân sự Athenia bị đánh chìm chỉ hai tuần trước đó. Một cuộc tấn công không thành trước đó do tàu ngầm U-39 nhắm vào chiếc tàu sân bay HMS Ark Royal vào ngày 14 tháng 9, và việc đánh chìm chiếc Courageous ba ngày sau, đã khiến Hải quân Hoàng gia phải rút tất cả các tàu sân bay hạm đội khỏi nhiệm vụ tuần tra chống tàu ngầm. Lớp tàu: Lớp tàu sân bay riêng Xưởng đóng tàu: Xưởng đóng tàu Armstrong Whitworth

Đặt lườn: 20 tháng 2 năm 1913

Hạ thủy: 8 tháng 6 năm 1918

Hoạt động: 26 tháng 2 năm 1924

Bị mất: Bị tàu ngầm U-73 đánh chìm ngày 11 tháng 8 năm 1942

Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: 21.630 tấn (tiêu chuẩn); 26.000 tấn (đầy tải) Chiều dài: 203,5 m (667 ft 6 in) Mạn thuyền: 28,7 m (94 ft) mực nước Tầm nước: 7,5 m (24 ft 8 in) Lực đẩy: 4 × turbine Brown-Curtis 32 × nồi hơi 4 trục công suất 50.000 mã lực (37,3 MW) Tốc độ: 41,7 km/h (22,5 knot) Tầm xa: 7.400 km ở tốc độ 33 km/h (4.000 hải lý ở tốc độ 18 knot) Quân số: 950 Vũ khí: 9 × pháo 152 mm (6 inch) 12 × pháo phòng không 20 mm Oerlikons 4 × pháo 2 Pounder Vỏ giáp: Máy bay: 21 Hawker Sea Hurricane

HMS Eagle là một tàu sân bay của Hải quân Hoàng gia Anh. Nó được đặt lườn trước khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra như là chiếc thiết giáp hạm Almirante Cochrane dành cho Chile. Đến năm 1917, Anh Quốc mua lại con tàu để cải biến nó thành một tàu sân bay có sàn đáp suốt chiều dài con tàu, và được đưa ra hoạt động vào năm 1924. Eagle tiếp tục phục vụ vào lúc Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra, hoạt động chủ yếu tại Chiến trường Địa Trung Hải, nơi nó tham gia hộ tống nhiều đoàn tàu vận tải đến tăng viện cho đảo Malta, cũng như chuyển giao máy bay chiến đấu đến Malta nhằm tăng cường việc phòng không tại đây. Eagle bị trúng ngư lôi từ chiếc tàu ngầm U-boat Đức U-73 vào ngày 11 tháng 8 năm 1942, đang khi tham gia hộ tống một đoàn tàu vận tải khác đến Malta trong Chiến dịch Pedestal. Thiết kế và chế tạo Năm 1911, Hải quân Chile đặt mua hai thiết giáp hạm thuộc thế hệ Siêu-Dreadnought có lượng rẽ nước 28.000 tấn mỗi chiếc, được trang bị mười khẩu pháo 356 mm (14 inch) và mười sáu khẩu 152 mm (6 inch), được đặt tên lần lượt là Almirante Latorre (Đô đốc Latorre) và Almirante Cochrane (Đô đốc Cochrane).[1][2] Almirante Latorre được đặt lườn vào tháng 11 năm 1911, và Almirante Cochrane được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Armstrong tại Newcastle-on-Tyne vào ngày 20 tháng 2 năm 1913.[3] Khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra, việc chế tạo chúng bị ngưng lại; và vì Almirante Latorre hầu như đã hoàn tất, nó được Hải quân Hoàng gia Anh mua lại và đưa vào hoạt động như một thiết giáp hạm dưới tên gọi HMS Canada vào năm 1915.[2] Việc chế tạo chiếc Almirante Cochrane chưa tiến triển bao nhiêu, và không có công việc nào được tiến hành cho đến năm 1917, khi người Anh quyết định hoàn tất nó như một tàu sân bay. Nó được mua lại của Chile với giá 1,3 triệu Bảng Anh, được cải biến thành tàu sân bay HMS Eagle. Nó là chiếc tàu chiến thứ 14 của Hải quân Anh mang cái tên này. Bản thiết kế lại ban đầu dự định sử dụng nó như một căn cứ hoạt động dành cho thủy phi cơ. Sau các thử nghiệm với những chiếc tàu khác, nó được đổi thành một tàu sân bay hạm đội có sàn đáp kéo dài suốt ciều dài con tàu và một đảo cấu trúc thượng tầng. Chiếc tàu sân bay được cho hạ thủy vào ngày 8 tháng 6 năm 1918,[4] nhưng sự trì hoãn đã khiến cho Eagle không kịp hoàn tất trước khi chấm dứt xung đột. Công việc tiếp tục hoàn thiện nó bị kéo dài sau khi chiến tranh kết thúc, và bị tạm ngưng vào tháng 10 năm 1919 do Chile muốn mua lại con tàu và cải biến nó ngược lại thành thiết giáp hạm. Nhu cầu của Hải quân Hoàng gia cần tiến hành các thử nghiệm trên một tàu sân bay có đảo cấu trúc thượng tầng đã khiến cho việc chế tạo Eagle được tái tục vào tháng 11,[3] được tiến hành chạy thử máy ngoài biển và các thử nghiệm bay đầu tiên vào tháng 2 năm 1920. Sau đó nó được gửi đến căn cứ Devonport để hoàn tất, khi các lò đốt động cơ của nó được thay đổi từ kiểu đốt hỗn hợp than-dầu sang đốt toàn bộ bằng dầu, trang bị một đảo cấu trúc thượng tầng dài hơn và một đai giáp chống ngư lôi.[3] Cuối cùng Eagle được đưa ra hoạt động vào ngày 26 tháng 2 năm 1924.[5] [sửa] Lịch sử hoạt động [sửa] Giữa hai cuộc thế chiến Là chiếc tàu sân bay cỡ lớn đầu tiên có sàn đáp dọc suốt chiều dài con tàu gia nhập Hải quân Hoàng gia, Eagle được gửi đến Địa Trung Hải để phục vụ trong Hạm đội Địa Trung Hải từ năm 1924 đến năm 1931, khi nó quay trở về Anh Quốc cho một đợt cải biến lớn, được trang bị các nồi hơi mới, dây hãm để giúp hạ cánh máy bay, và cải tiến hệ thống hỏa lực phòng không.[5][6] Sau khi được cải biến, vào năm 1933 Eagle được gửi sang Viễn Đông, nơi nó phục vụ cho đến hết năm 1934. Máy bay của nó tham gia các hoạt động chống lại các tàu cướp biển và căn cứ của chúng trước khi được cho quay trở về Địa Trung Hải vào năm 1935. Nó lại được gửi đến Viễn Đông vào năm 1937, và ở lại đây cho đến khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra.[5] [sửa] Giai đoạn mở đầu Thế Chiến II Vào tháng 9 năm 1939, Eagle đặt căn cứ tại Singapore với một lực lượng không quân phối thuộc bao gồm hai phi đội 813 và 823 với tổng cộng 18 máy bay ném bom-ngư lôi Fairey Swordfish.[5] Hoạt động tác chiến đầu tiên của nó trong cuộc chiến là tham gia việc truy tầm chiếc thiết giáp hạm bỏ túi Đức Graf Spee. Chiếc tàu sân bay bước vào năm 1940 lúc đang hoạt động tại Ấn Độ Dương, nhưng vào ngày 14 tháng 3, một quả bom trên tàu bị tai nạn phát nổ trong khi đang được gắn kíp, khiến mười ba người thiệt mạng.[7] Sau khi được sửa chữa, vào tháng 5 nó gia nhập lực lượng cùng các tàu chiến Malaya, Ramillies, Royal Sovereign và Warspite để hoạt động tại khu vực Đông Địa Trung Hải gần Alexandria. Vào đầu tháng 7, Hạm đội Địa Trung Hải, bao gồm Eagle, tiến hành các hoạt động nhằm bảo vệ cho các đoàn tàu vận tải đi và về Malta. Ngày 9 tháng 7, nó nằm trong thành phần tham gia vụ đối đầu không hiệu quả với Hạm đội Ý tại Calabria, đôi khi còn được gọi là Trận Punta Stilo. Vào ngày 10 tháng 7, những chiếc máy bay Swordfish của Eagle đã tấn công cảng Augusta tại Sicily, phóng ngư lôi vào chiếc tàu khu trục Leone Pancaldo.[8] Giữa những chuyến hải trình của Eagle, những chiếc máy bay Swordfish của nó hoạt động từ căn cứ trên đất liền đã tấn công Tobruk, một cuộc tấn công tương tự vào ngày 5 tháng 7 đã đánh chìm tàu khu trục Ý Zeffiro và một tàu buôn,[9] và một cuộc tấn công tương tự được thực hiện hai tuần sau đó, ngày 20 tháng 7, đã đánh chìm thêm hai tàu khu trục nữa.[10] Vào ngày 22 tháng 8, máy bay của nó tấn công và đánh chìm chiếc tàu ngầm Ý Iride và chiếc tàu quân nhu Monte Gargano trong vịnh Bomba.[10] Sang tháng 9 nó tham gia cùng chiếc tàu sân bay HMS Illustrious trong Chiến dịch Hats, và hỗ trợ cho một cuộc tấn công nhắm vào Maritza thuộc Rhodes. Vào giữa tháng 10, chiếc tàu sân bay là thành phần bảo vệ cho đoàn tàu vận tải MB-6 đến tăng viện cho Malta, và bị hư hại do những cú tấn công suýt trúng đích. Máy bay của nó hoạt động từ tàu sân bay Illustrious khi tấn công Taranto trong Chiến dịch Judgement vào ngày 11 tháng 11, trong khi chiếc Eagle ở lại Alexandria để sửa chữa. Vào ngày 26 tháng 11, máy bay của nó tấn công Tripoli, làm hư hại một tàu chở hàng.[10] Vào tháng 3 năm 1941, nó được cho chuyển đến Freetown. Máy bay của nó, cất cánh từ cảng Sudan, đã tấn công các tàu bè Ý tại Massawa trên đường đi. Đến Freetown vào đầu tháng 5, Eagle thực hiện các chuyến bay tuần tra tại khu vực Nam Đại Tây Dương, truy lùng các tàu cướp-tàu-buôn Đức và những tàu tiếp liệu cho chúng. Đến tháng 10 năm 1941, nó quay về Anh để tái trang bị tại xưởng tàu Cammell Laird, Birkenhead, công việc này kéo dài cho đến tận tháng 1 năm 1942.[10] Nó lại gia nhập Hạm đội Địa Trung Hải vào đầu năm 1942. Vào tháng 2 năm 1942, nó thực hiện vận chuyển máy bay đến Malta, một hoạt động được lặp lại vào tháng 5 và thêm hai lần nữa vào tháng 6. Từ ngày 12 tháng 6 đến ngày 16 tháng 6, Eagle còn hỗ trợ trên không cho đoàn tàu vận tải trong chiến dịch Harpoon. [sửa] Trận Malta HMS Eagle đóng một vai trò then chốt trong Trận Malta[11]. Cùng với chiếc tàu sân bay Mỹ Wasp, nó tham gia vào việc tiếp liệu mang tính thiết yếu cho lực lượng phòng ngự trên hòn đảo đang bị tiêu hao, chủ yếu là tăng cường những chiếc máy bay tiêm kích Hurricane Mark II, đọ sức với lực lượng tiêm kích và ném bom của Không quân Ý và Không quân Đức có số lượng lớn hơn nhiều, ở cách 145 km (90 dặm) về phía Bắc trên đảo Sicily. Sự thành công của các tàu tuần dương trong Lực lượng K, cùng với các tàu ngầm thuộc Chi hạm đội 10, và một lực lượng bổ sung đặc biệt của Wellingtons và Beauforts tại Malta đã buộc Hitler phải ra lệnh huy động 65 chiếc tàu ngầm U-boat từ khu vực Bắc Đại Tây Dương sang chiến trường Địa Trung Hải.[12] Ngoài ra, toàn bộ Tập đoàn Không quân dã chiến II, do Kesselring chỉ huy, một trong số ba tập đoàn không quân đã tiến hành bao vây Moscow, cũng được điều động từ Mặt trận phía Đông sang Sicily.[13] Sự kiện đánh chìm toàn bộ đoàn tàu vận tải Duisburg, gồm tổng cộng bảy tàu vận tải, bởi Lực lượng K vào ngày 8 tháng 11 năm 1941 đã thúc đẩy Hitler đi đến quyết định tai hại này.[14] "Quyết định được đưa ra bởi Hitler và Bộ Tổng tư lệnh Tối cao Đế chế Đức tại Berlin để chuyển Tập đoàn Không quân dã chiến II sang Sicily và một số lớn tàu ngầm U-boat sang Địa Trung Hải có tầm quan trọng về tâm lý cũng như phương tiện vật chất sâu sắc. Trong lần này, Hitler đã phản ứng lại một thắng lợi của Đồng Minh; ông ta tiến hành một cuộc phản công. Đây là lần đầu tiên kể từ khi tấn công Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 năm 1939, ông ta đã phải nhảy theo điệu nhạc của Đồng Minh. Một ánh sáng le lói đã xuất hiện ở cuối con đường hầm dài và đen tối."[13] Cái mà người Đức và người Ý không được biết, bộ máy mật mã Enigma (C38) từ lâu đã bị giải mã bởi hệ thống Ultra của Đồng Minh. Được thông báo trước những chi tiết chính xác về vị trí, thời gian khởi hành và đích đến của những đoàn tàu vận tải của khối Trục, phe Đồng Minh đã có thể gây ra tổn thất tối đa cho chúng mà vẫn giữ kín được nguồn gốc của những tin tức tình báo này ngoài những suy đoán của đối phương. Vì vậy, lực lượng của Rommel bị ngăn chặn khỏi các nguồn tiếp liệu tối cần để duy trì sức tấn công của Chiến dịch Bắc Phi. Bí mật về nguồn tin tình báo này, tại Malta chỉ có Gort và Cunningham nắm được. Hai đợt nỗ lực đầu tiên được thực hiện nhằm tăng cường cho mạng lưới phòng không tại Malta bằng những máy bay tiêm kích có tính năng cao, gồm những nhóm nhỏ máy bay Spitfire thuộc Phi đội 249 cất cánh từ HMS Eagle trong các ngày 7 và 31 tháng 3 năm 1942.[15] Nỗ lực thứ ba có sự tham gia của chiếc tàu sân bay Mỹ USS Wasp, vốn đã khởi hành rời cảng Glasgow đi đến Algiers vào ngày 15 tháng 4, và sang ngày 20 đã đến được khu vực phụ cận trong tầm bay đến Malta. Sáng sớm ngày hôm đó, 47 chiếc Spitfire Mark V trang bị thêm các thùng nhiên liệu phụ đặc biệt đã cất cánh từ chiếc tàu sân bay, và sau vài giờ bay đã đến được Malta đang khi hòn đảo này đang phải chịu đựng một đợt không kích, khiến một số chiếc bị phá hủy. Đến ngày 23 tháng 4, tất cả đều bị tiêu diệt hoặc không thể sửa chữa được, do bị tấn công bởi 300 phi vụ của những chiếc Ju 87, Ju 88 và Me 109 được tung ra từ ngày 20 đến ngày 23 tháng 4. Các sân bay Takali (Ta' Qali), Hal Far và Luqa chịu đựng trên 500 tấn bom trong thời gian đó.[16] Thủ tướng Winston Churchill, nhận thức rằng Malta có thể thất thủ nếu không có một biện pháp can thiệp nào khác, đã nhận gánh nặng vào tay mình. "Đích thân Churchill gọi điện cho Tổng thống Hoa Kỳ F.D. Roosevelt, một lần nữa yêu cầu hỏi mượn chiếc tàu sân bay Wasp. Với sự đồng ý ngay lập tức của Tổng thống, các công việc sắp xếp được thực hiện để Wasp cùng khởi hành với chiếc tàu sân bay của Hải quân Hoàng gia Anh HMS Eagle hướng về phía Malta với tổng cộng 64 máy bay được xếp trong hầm tàu và chất đầy trên sàn đáp."[17] Lần này, để tránh bị bắt gặp bất ngờ trên sân bay, những chiếc máy bay vừa đến nơi lập tức được tiếp đạn và tiếp nhiên liệu, rồi được cho cất cánh trong vòng vài phút để đối đầu trên không cùng những máy bay đối phương.[18] Phe Đồng Minh giành lại được ưu thế trên không bên trên hòn đảo vào ngày 10 tháng 5 năm 1942, sau đợt tăng viện thứ tư, đối đầu cùng lực lượng máy bay đối phương ngoài mặt trận với số lượng khoảng 600 máy bay. Điều này đã góp phần vào quyết định tạm ngừng, rồi sau đó là hủy bỏ hẵn, Chiến dịch Herkules, kế hoạch của phe Trục nhằm xâm chiếm đảo Malta. Một phần nhờ vào sự chi viện của Eagle, hòn đảo giờ đây không còn phải chịu đựng những quả bom cháy vốn đã phá hủy thủ phủ cổ xưa và hải cảng trên đảo thành đống gạch vụn. Tuy nhiên cho đến lúc này, khả năng tấn công của Malta hầu như bị vô hiệu hóa, khi chỉ đánh trúng một lần duy nhất, có thể là trúng chiếc tàu hàng Reginaldo Giuliani, tải trọng 5.000 tấn bởi một đơn vị của Wellington vào ngày 5 tháng 6.[19] Các tàu tuần dương của Lực lượng K và tàu ngầm của Chi hạm đội 10 giờ đây phải rút lui về vùng biển an toàn hơn tại khu vực Trung Đông, nhưng với tình hình lương thực và tiếp liệu trở nên căng thẳng, việc tiếp tế trở nên cần thiết để giúp hòn đảo kiên cường không bị chiếm đóng.[20] Vào tháng 6 năm 1942, Eagle hỗ trợ trên không cho một đoàn tàu vận tải nữa dưới tên gọi chiến dịch Harpoon, một trong hai đoàn tàu vận tải (chuyến kia có tên gọi Chiến dịch Vigorous) được thực hiện đồng thời hướng về phía Malta nhưng từ hai hướng đối nghịch. Ý tưởng của kế hoạch nhằm phân tán lực lượng Hải quân Ý xem ra khá hay, nhưng chính lực lượng của Không quân Đức đã ngăn cản đoàn tàu vận tải Vigorous đến được Malta. Những con tàu hộ tống cho chúng đã tiêu phí gần hết số đạn phòng không trong khi chúng chỉ đi được nữa đường từ Alexandria đến Malta, và bị buộc phải quay mũi rút lui, cho dù theo tin tức giải mã được bởi Ultra, hạm đội Ý đã rút lui về Taranto. Những con tàu tham gia Chiến dịch Harpoon cũng phải chịu đựng những trận không kích ác liệt, và cho dù những máy bay Hurricane trên chiếc Eagle đã ngăn chặn được nhiều cuộc tấn công, bắn rơi chín máy bay đối phương và có thể đã tiêu diệt thêm hai chiếc nữa,[21] đoàn tàu vận tải vẫn phải chịu đựng sự tấn công từ các hạm tàu nổi sau khi lực lượng hộ tống (kể cả chiếc Eagle) rút lui. Chỉ có hai chiếc tàu chở hàng, Troilus và Orari, trong tổng số sáu chiếc rời cảng Gibraltar đến được Malta; tổng cộng chúng chở theo 25.000 tấn hàng tiếp liệu, cho phép hòn đảo tiếp tục chiến đấu thêm hai tháng nữa.[22] Ngày 5 tháng 6 năm 1942, điều kiện cuối cùng trong số hai điều kiện tiên quyết cho phép sự quay trở lại của những chiếc tàu ngầm thuộc Chi hạm đội 10 giờ đây được đáp ứng. Với các nguồn tiếp liệu dồi dào, Hải quân Hoàng gia có thể đảm bảo các tuyến đường biển dẫn đến cảng Grand tương đối sạch mìn. Điều kiện thứ nhất về việc chiếm lại được ưu thế trên không đã được đáp ứng trước đó vào ngày 10 tháng 5.[23] Tuy nhiên, việc giải tỏa hoàn toàn áp lực đối với Malta chỉ đạt được vào ngày 15 tháng 8, sau khi hoàn thành Chiến dịch Pedestal. Eagle là một trong số ba tàu sân bay được giao nhiệm vụ hộ tống cho Chiến dịch Pedestal, hai chiếc kia là Victorious và Indomitable. Vào sáng sớm ngày 11 tháng 8, một ngày sau khi đoàn tàu vận tải đi vào Địa Trung Hải, Eagle bị bắn trúng bốn quả ngư lôi từ chiếc tàu ngầm Đức U-73 do Helmut Rosenbaum chỉ huy, và bị chìm cách phía Nam mũi Salina 130 km (70 hải lý) ở tọa độ 38°3′0″N 3°1′12.00″ETọa độ: 38°3′0″N 3°1′12.00″E, chỉ trong vòng bốn phút sau khi bị bắn trúng. Có tổng cộng 160 sĩ quan và thủy thủ, hầu hết là bên dưới các phòng máy, bị mất theo con tàu cùng với 16 chiếc Sea Hurricane.[21] Eagle trở thành một trong hai chiếc tàu sân bay bị mất trong việc phòng thủ đảo Malta, chiếc tàu sân bay kia là HMS Ark Royal. Bản thân chiếc tàu ngầm U-73 bị các tàu nổi đánh chìm vào ngày 16 tháng 12 năm 1943.[24] Tính đến cuối tháng 10 năm 1942, Malta nhận được tổng cộng 367 chiếc máy bay Spitfire, hầu hết được vận chuyển bởi Wasp và Eagle.[25] Chiếc dịch Pedestal, mà đặc biệt là việc chất dỡ hàng hóa tiếp liệu tối cần thiết khỏi chiếc SS Ohio đang mắc cạn trong cảng Grand, là một biểu tượng mạnh mẻ của nền độc lập tại Malta.

Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Illustrious

Xưởng đóng tàu: Harland & Wolff, Belfast, Bắc Ireland

Đặt lườn: 17 tháng 6 năm 1937

Hạ thủy: 17 tháng 8 năm 1939

Hoạt động: 24 tháng 11 năm 1940

Bị mất: Bị bán để tháo dỡ năm 1956

Ngừng hoạt động: 1947

Xóa đăng bạ: 1953

Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: 28.661 tấn (đầy tải) Chiều dài: 226,7 m (743 ft 9 in) Mạn thuyền: 28,9 m (95 ft) Tầm nước: 8,5 m (28 ft) đầy tải Lực đẩy: 3 × turbine hơi nước Pearsons 6 × nồi hơi Admiralty, 3 × trục công suất 110.000 mã lực (82 MW) Tốc độ: 56 km/h (30,5 knot) Tầm xa: 20.000 km ở tốc độ 26 km/h (11.000 hải lý ở tốc độ 14 knot) Quân số: 1.200 Vũ khí: 8 × pháo QF 113 mm (4.5 inch) Mk III 48 × pháo QF 2 pounder Vỏ giáp: Máy bay: 1940: 36 Fulmar/Swordfish 1943: Martlet, Seafire và Albacore 1945: 54 Corsair/Avenger

HMS Formidable (67) là một tàu sân bay của Hải quân Hoàng gia Anh thuộc lớp Illustrious. Nó từng hoạt động trong Chiến tranh Thế giới thứ hai tại các chiến trường Địa Trung Hải, Bắc Đại Tây Dương và Viễn Đông; và sau chiến tranh nó bị tháo dỡ vào năm 1956. Thiết kế và chế tạo Formidable được chế tạo tại xưởng đóng tàu của hãng Harland & Wolff tại Belfast, Bắc Ireland. Nó được đặt lườn vào ngày 17 tháng 6 năm 1937; và vào ngày 17 tháng 8 năm 1939 nó đã "tự hạ thủy" nữa giờ trước giờ quy định. Chiếc tàu sân bay được đưa ra hoạt động vào ngày 24 tháng 11 năm 1940. [sửa] Lịch sử hoạt động [sửa] Địa Trung Hải và Bắc Đại Tây Dương Formidable tham gia Trận chiến mũi Matapan từ ngày 27 đến ngày 29 tháng 3 năm 1941.[1] Vào ngày 26 tháng 5 năm 1941, chiếc tàu sân bay bị hư hại nặng khi tham gia vận chuyển máy bay đến đảo Malta tăng cường cho hòn đảo đang bị vây hãm, bị đánh trúng hai quả bom 1000 kg buộc nó phải ngừng hoạt động trong sáu tháng.[1] Sau khi được sửa chữa tại Xưởng hải quân Norfolk ở Hoa Kỳ, Formidable được tái trang bị bằng các kiểu máy bay tiêm kích Mỹ Vought Corsair[2] và F4F Martlet.[3] Năm 1942, chiếc tàu sân bay băng ngang Thái Bình Dương và hoạt động một thời gian ngắn tại Ấn Độ Dương trước khi quay lại Địa Trung Hải vào tháng 10. Sau đó, Formidable hỗ trợ trên không cho Chiến dịch Bắc Phi[3] và Chiến dịch Ý (1943), bao gồm cuộc đổ bộ lên Sicily (Chiến dịch Husky)[4]; trước khi được chuyển đến khu vực Bắc Đại Tây Dương tham gia hộ tống các đoàn tàu vận tải đi đến biển Bắc Cực.[5] Ngày 17 tháng 11 năm 1943, máy bay của HMS Formidable đã tấn công và đánh chìm được chiếc tàu ngầm U-Boat U-331 (chiếc U-Boat đã đánh chìm HMS Barham).[3] Ngày 17 tháng 7 năm 1944, những chiếc Swordfish cất cánh từ Formidable đã tham gia Chiến dịch Mascot, cuộc tấn công nhắm vào chiếc thiết giáp hạm Đức Tirpitz tại Na Uy.[6] Chiếc tàu sân bay còn tham gia các cuộc tấn công khác nhắm vào chiếc Tirpitz trong tháng 8, như là một phần của Chiến dịch Goodwood.[5] [sửa] Viễn Đông Sang năm 1945, Formidable đã tham gia chiến đấu chống lại lực lượng Nhật Bản trong thành phần Hải đội Tàu sân bay 1 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương Anh Quốc, và đã phải chịu đựng những cuộc tấn công cảm tử kamikaze trong khi hỗ trợ cho các cuộc đổ bộ lên Okinawa.[7][2] Vào ngày 4 tháng 5 lúc khoảng sau 11 giờ 30 phút, một máy bay Nhật bổ nhào từ một độ cao lớn nhắm vào Formidable. Cho dù đã bị hỏa lực pháo phòng không bắn trúng ở cự ly gần, chiếc máy bay cảm tử đâm bổ xuống sàn đáp, làm vỡ một lổ hổng lớn kích thước 3 × 0,6 m (10 × 2 ft) trên sàn đáp bọc thép. Một mảnh thép lớn xuyên thủng sàn chứa máy bay và phòng nồi hơi trung tâm, làm vỡ một ống dẫn hơi nước, và xuyên đến một thùng chứa nhiên liệu, gây một đám cháy dữ dội tại hầm chứa máy bay. Tám thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng cùng 47 người khác bị thương. Dù sao, lớp sàn đáp được bảo vệ bằng vỏ giáp thép dày 76 mm (3 inch) trên chiếc Formidable đã ngăn ngừa những hư hỏng khác nghiêm trọng hơn gây ra bởi các cuộc tấn công kiểu này.[8] Một chiếc Corsair và mười chiếc Grumman Avenger bị phá hủy. Tuy nhiên, đám cháy dần dần được kiểm soát, và lổ hổng trên sàn đáp được sửa chữa bằng những tấm thép và bê tông. Đến 17 giờ 00, những chiếc Corsair lại có thể hạ cánh trên chiếc Formidable. Một cuộc tấn công Kamikaze khác cũng đã đánh trúng sàn đáp chiếc Formidable vào ngày 9 tháng 5 năm 1945, nhưng mức độ thiệt hại không thể nào so được với cuộc tấn công bốn ngày trước đó.[9] [sửa] Sau chiến tranh Sau chiến tranh, sự tích lũy các hư hại trong chiến đấu trên khắp các chiến trường, đặc biệt là hư hại do trúng bom tại Địa Trung Hải, khiến cho chiếc tàu sân bay vĩnh viễn bị thương tật; và một ủy ban điều tra của Hải quân Hoàng gia đã kết luận rằng việc sửa chữa nó không kinh tế. Formidable được đưa về lực lượng dự bị vào năm 1947, và 'Old Formy' không bao giờ được đưa ra hoạt động nữa. Nó được bán vào năm 1953 và được tháo dỡ từ tháng 11 năm 1956. Mang cờ Hải quân Hoàng gia Anh

Đặt hàng: Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Glorious có cải tiến Xưởng đóng tàu: Armstrong Whitworth, Wallsend

Đặt lườn: 8 tháng 6 năm 1915

Hạ thủy: 15 tháng 8 năm 1916

Hoạt động: 26 tháng 6 năm 1917

Bị mất: Bị bán để tháo dỡ ngày 15 tháng 3 năm 1948

Ngừng hoạt động: 1944.

Xóa đăng bạ: Các đặc tính chung (tàu chiến-tuần dương) Lượng rẽ nước: 22.000 tấn Chiều dài: 239,7 m (786 ft 6 in) Mạn thuyền: 26,8 m (88 ft) Tầm nước: 6,4 m (21 ft) Lực đẩy: 18 × nồi hơi Yarrow, áp suất 1.620 kPa (235 psi) 4 × turbine hơi nước Brown-Curtis 4 trục công suất 91.195 mã lực (67 MW) Quân số: 880 Vũ khí: 2 × pháo 457 mm (18 in) 11 × pháo 140 mm (5,5 inch) 2 × pháo phòng không 76 mm (3 inch) 4 x pháo 47 mm 2 × ống phóng ngư lôi 533 mm (21 inch) ngầm dưới mực nước Vỏ giáp: Đai giáp & vách ngăn: 50-75 mm (2-3 inch) Sàn tàu: tối đa 75 mm (3 inch) Tháp súng: 100-178 mm (4-7 inch) Tháp pháo: tối đa 228 mm (9 inch) Tháp chỉ huy 254 mm (10 inch) Các đặc tính chung (tàu sân bay) Lượng rẽ nước: 19.513 tấn (tiêu chuẩn); 22.890 tấn (đầy tải) Chiều dài: 228,6 m (750 ft) (mực nước); 239,6 m (786 ft) (chung) Mạn thuyền: 26,8 m (88 ft) Tầm nước: 7,6 m (25 ft) Lực đẩy: 18 × nồi hơi Yarrow, áp suất 1.620 kPa (235 psi) 4 × turbine hơi nước Brown-Curtis 4 trục công suất 91.195 mã lực (67 MW) Tốc độ: 58,3 km/h (31,5 knot) Tầm xa: 11.100 km ở tốc độ 37 km/h (6.000 hải lý ở tốc độ 20 knot) Quân số: 1.218 Vũ khí: 12 × pháo 102 mm (4 inch) (6 × 2) 48 × pháo QF 2 pounder (40 mm) (6 × 8) 22 × pháo 20 mm (22 × 1) Vỏ giáp: đai giáp 76 mm (3 inch) sàn tàu 50 mm (2 inch) Máy bay: 22-40

HMS Furious là một tàu tuần dương hạng nhẹ lớn thuộc lớp Glorious cải tiến (một dạng phát triển cực đoan của tàu chiến-tuần dương) của Hải quân Hoàng gia Anh được cải biến thành một tàu sân bay hạng nhẹ. Nó từng tham gia hoạt động trong cả Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất lẫn thứ hai trước khi được đưa về lực lượng dự bị vào năm 1944 và tháo dỡ vào năm 1948. Thiết kế và chế tạo HMS Furious thuộc vào lớp "tàu tuần dương lớn hạng nhẹ", trong đó còn có những chiếc HMS Courageous và HMS Glorious, là những đứa con tinh thần của Đô đốc John Fisher, và được thiết kế như những "tàu diệt tàu tuần dương hạng nhẹ". Thoạt tiên chúng được dự định để hỗ trợ các chiến dịch gần bờ biển nước Đức tại vùng nước nông của biển Baltic trong Thế Chiến I, mà cuối cùng không bao giờ thực hiện. Thiết kế ban đầu của nó là một tàu tuần dương có lớp vỏ giáp khá yếu, nhưng lại trang bị hai khẩu pháo lớn với cỡ nòng lên đến 457 mm (18 inch), một phía trước và một phía sau; với dự tính có một tàu chiến hỏa lực rất mạnh hoạt động chung với các tàu chiến nhỏ hơn tại các eo biển hẹp của vùng biển Baltic. Tuy nhiên, trong khi được chế tạo, người ta nhận ra là nó sẽ hữu ích hơn trong một vai trò hoàn toàn khác hẵn. Chỉ có một trong hai tháp pháo chính được lắp đặt, tháp pháo phía trước được cho tháo dỡ trước khi hạ thủy, và thay thế bằng một sàn đáp dài 49 m (160 ft) dành cho máy bay cất cánh, với một sàn chứa máy bay bên dưới. Khẩu pháo 457 mm (18 inch) phía đuôi được giữ lại và được thử nghiệm vào tháng 7 năm 1917. Kết quả thử nghiệm cho thấy cấu trúc nhẹ của thân tàu không thể chịu đựng được sức giật của khẩu pháo có cỡ nòng quá lớn, vì vậy người ta quyết định sẽ tháo nốt tháp pháo còn lại. [sửa] Lịch sử hoạt động [sửa] Thử nghiệm đáp máy bay Ngày 2 tháng 8 năm 1917, trong khi tiến hành các thử nghiệm, Thiếu tá phi công Không quân Hoàng gia Anh Edwin H. Dunning đã cho hạ cánh một chiếc máy bay Sopwith Pup, được tin là mang số hiệu N6453, thành công lên trên chiếc Furious, trở thành người đầu tiên cho hạ cánh một máy bay trên một tàu đang di chuyển. Sang ngày 7 tháng 8, ông thực hiện một lần hạ cánh thành công nữa; tuy nhiên, trong cố gắng lần thứ ba trên chiếc Pup N6452, ông nỗ lực để thực hiện một cú đáp hoàn hảo hơn, nhưng không may là động cơ bố trí hình tròn bị tắc nghẽn và chiếc máy bay bị rơi bên mạn phải con tàu làm ông thiệt mạng. Sự bố trí các sàn đáp không thỏa đáng; để hạ cánh, máy bay phải cơ động vòng qua cấu trúc thượng tầng của con tàu.[1] [sửa] Thế Chiến I Chiếc tàu chiến quay trở lại ụ tàu vào năm 1917 để tháo dỡ tháp súng phía sau đuôi, thay thế bằng một sàn đáp nữa dài 91 m (300 ft) để hạ cánh và một sàn chứa máy bay thứ hai, khiến cho nó có cả sàn đáp và sàn phóng máy bay. Hai thang nâng phục vụ cho sàn chứa máy bay cũng được lắp đặt. Sau khi được đưa vào hoạt động ngày 15 tháng 3 năm 1918, Furious cùng những máy bay phối thuộc cho nó đã hoạt động trong một số trận chiến quan trọng trong Chiấn tranh Thế giới thứ nhất, đáng kể là trận Không kích Tondern vào tháng 7 năm 1918 khi những chiếc Sopwith Camel của nó tấn công nhà ga chứa Zeppelin tại Tondern. [sửa] Việc cải tạo Sau khi chiến tranh kết thúc, Furious được đưa về lực lượng dự bị, và chờ đợi số phận được các nhà chiến lược hải quân Anh quyết định. Khi Hiệp ước Hải quân Washington được ký vào năm 1922, khiến tổng tải trọng các tàu chiến bị dư ra, và nhờ những kinh nghiệm có được từ các tàu chở máy bay khác, Furious được đưa vào ụ tàu để tháo dỡ toàn bộ cấu trúc thượng tầng, trang bị cho nó một sàn đáp chính dọc suốt chiều dài con tàu, và một sàn phóng máy bay ngắn hơn ở bên dưới hướng về phía mũi. Furious tái hoạt động với sàn đáp máy bay mới vào tháng 9 năm 1925.[2] Việc tháo dỡ cấu trúc thượng tầng nặng nề trước đây đã loại trừ được vấn đề tiếp diễn về nhiễu loạn không khí suốt sàn đáp phía sau, và đã tạo ra một hình mẫu cho các tàu sân bay khác được chế tạo trong những năm 1920. Do không có bất kỳ một cấu trúc thượng tầng nào như những chiếc tàu sân bay khác sau này, Furious được điều khiển từ một cầu tàu dẫn đường đặt bên mạn phải phía trước sàn đáp, trong khi việc điều khiển không lưu được thực hiện từ một vị trí lân cận bên mạn trái. Chiếc tàu chiến được sử dụng rộng rãi trong những năm 1920 và 1930 như một nền tảng để phát triển kỹ thuật và chiến thuật sử dụng tàu sân bay cũng như máy bay xuất phát từ tàu sân bay trong Hải quân Hoàng gia. Trong thập niên 1930, nó được tái cấu trúc một lần nữa, khi sàn phóng máy bay bên dưới được cải tạo thành một sàn hỏa lực với nhiều khẩu đội pháo phòng không, và được bổ sung một đảo cấu trúc thượng tầng nhỏ. Với cấu hình cuối cùng như thế mà chiếc tàu sân bay đã phục vụ trong Thế Chiến II. [sửa] Thế Chiến II và sau đó Khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, Furious được bố trí hoạt động cùng Hạm đội Nhà, thoạt tiên là săn đuổi các tàu ngầm U-boat của Đức tại Đại Tây Dương, và vào cuối tháng 7 năm 1941, nó tham gia cuộc không kích bất hạnh xuống Kirkenes và Petsamo trong vùng biển Bắc Cực. Chiếc tàu sân bay tham gia chuyên chở kim loại quý đến Canada, rồi trãi qua một đợt tái trang bị tại Hoa Kỳ từ tháng 10 năm 1941 đến tháng 4 năm 1942. Đến tháng 10 năm 1942, Furious tham gia Chiến dịch Pedestal, vận chuyển máy bay tăng viện đến Malta. Sau khi được tái trang bị một lần nữa tại Mỹ, Furious tham gia Chiến dịch Torch, cuộc đổ bộ quân đội Đồng Minh lên Bắc Phi, vào tháng 11 năm 1942. Sang năm 1943, chiếc tàu sân bay thực hiện các cuộc không kích vào các tàu bè Đức, cũng như tấn công chiếc thiết giáp hạm Tirpitz tại Altafjord, Na Uy. Tuy nhiên, khi chiến tranh tiếp diễn, sự cũ kỹ và những giới hạn của chiếc tàu sân bay ngày càng rõ ràng, và nó được thay thế bằng những tàu chiến hiện đại hơn. Furious được đưa về lực lượng dự bị vào tháng 9 năm 1944, và sau khi chiến tranh kết thúc, nó bị bán để tháo dỡ vào năm 1948. Công việc tháo dỡ được bắt đầu vào ngày 15 tháng 3 năm 1948 tại Troon.

Đặt hàng: 14 tháng 3 năm 1915 như một tàu chiến-tuần dương

Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Glorious

Xưởng đóng tàu: Harland and Wolff, Belfast

Đặt lườn: 1 tháng 5 năm 1915

Hạ thủy: 20 tháng 4 năm 1916

Hoạt động: tháng 1 năm 1917

Bị mất: Bị đánh chìm khi triệt thoái khỏi Na Uy ngày 8 tháng 6 năm 1940.

Xếp lại lớp: Cải biến thành tàu sân bay từ tháng 2 năm 1924 đến tháng 3 năm 1930

Xóa đăng bạ: Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: 22.360 tấn (đầy tải) (tàu chiến-tuần dương); 26.518 tấn (đầy tải) (tàu sân bay) Chiều dài: 239,7 m (786 ft 6 in) Mạn thuyền: 24,8 m (81 ft 6 in) Tầm nước: 7,6 m (24 ft 11 in) Lực đẩy: 4 × turbine hơi nước Parsons 18 × nồi hơi Yarrow 4 trục công suất 91.195 mã lực (67 MW) Tốc độ: 56 km/h (31,4 knot) Tầm xa: 11.000 km ở tốc độ 30 km/h (5.860 hải lý ở tốc độ 16 knot) 3.250 tấn dầu Quân số: 829 (tàu chiến-tuần dương); 1.200 (tàu sân bay) Vũ khí: tàu chiến-tuần dương: 4 × pháo 380 mm (15 inch) (2 × 2) 18 × pháo 102 mm (4 inch) (6 × 3) 2 × pháo phòng không 76,2 mm (3-inch) 14 × ống phóng ngư lôi 533 mm (21 inch) (4 × 3 trên sàn tàu, 2 ngầm) tàu sân bay: 16 × pháo 120 mm (4,7 inch) 24 × pháo phòng không QF 2 pounder (8 × 3) 14 × súng máy Vỏ giáp: tàu chiến-tuần dương: đai giáp 76 mm (3 inch) sàn tàu 25 mm (1 inch) tháp pháo: trước 228 mm (9 inch); trên 115 mm (4,25 inch) tháp súng 178 mm (7 inch) tháp chỉ huy 254 mm (10 inch) Máy bay: như tàu chiến-tuần dương: 2 như tàu sân bay: 48 HMS Glorious là một tàu sân bay của Hải quân Hoàng gia Anh. Ban đầu nó được chế tạo tại xưởng đóng tàu Harland and Wolff như một "tàu tuần dương hạng nhẹ lớn". Glorious đã tham gia hoạt động trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, rồi sau đó được cải biến thành một tàu sân bay. Trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Thế giới thứ hai, khi đang giúp triệt thoái binh sĩ Đồng Minh khỏi Na Uy, Glorious bị các tàu chiến Đức tấn công và đánh chìm vào ngày 8 tháng 6 năm 1940 với tổn thất nhân mạng lên đến trên 1.200 người. Thiết kế và chế tạo Những chiếc tàu chiến-tuần dương trong lớp: HMS Glorious, tàu chị em HMS Courageous và tàu nữa-chị em HMS Furious, là những đứa con tinh thần của Đô đốc Jackie Fisher, và được thiết kế như những "tàu diệt tàu tuần dương hạng nhẹ". Thoạt tiên chúng được dự định để hỗ trợ các chiến dịch tại vùng nước nông của biển Baltic, mà cuối cùng không bao giờ vượt qua. Thiết kế của nó là một kiểu tàu chiến-tuần dương hạng nhẹ; trong khi trang bị hải pháo cỡ lớn 380 mm (15 inch), nó lại được Hải quân Anh xếp vào loại tàu tuần dương hạng nhẹ do lớp vỏ giáp bảo vệ khá yếu. Glorious được chế tạo bởi hãng đóng tàu Harland and Wolff tại Belfast, Ireland. Nó được đặt lườn vào ngày 1 tháng 5 năm 1915, được hạ thủy vào ngày 20 tháng 4 năm 1916, hoàn tất vào ngày 14 tháng 10 năm 1916, và được đưa ra hoạt động vào tháng 1 năm 1917. Tổn phí chế tạo của Glorious là 2.119.065 Bảng Anh. Hệ thống động lực của nó tương tự như chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ HMS Champion được chế tạo trước đó, với hai hệ thống máy vận hành bốn trục chân vịt. Trong một đợt chạy thử máy vào năm 1917, Glorious đã phóng thành công một quả ngư lôi từ ống phóng ngư lôi ngầm dưới mặt nước đang khi chạy hết tốc độ. Trong những điều kiện thông thường, việc phóng ngư lôi ngầm dưới nước chỉ được thực hiện ở tốc độ không quá 42,6 km/h (23 knot) do khả năng bị hư hại do áp lực nước ở tốc độ cao. Dàn pháo hạng hai của nó gồm những tháp pháo 102 mm (4 inch) ba nòng kiểu mới, được dự tính cung cấp tốc độ bắn cao chống lại các tàu phóng lôi và các chiến hạm nhỏ khác. Tuy nhiên, người ta phát hiện là việc nạp đạn cho chúng lại gây cản trở lẫn nhau, và tốc độ bắn lại chậm hơn ba khẩu pháo nòng đơn. Một đặc tính thú vị là chiếc Glorious lại chạy nhanh hơn 3 km/h (1,5 knot) khi đầy tải so với điều kiện tải trọng bình thường. Do cấu trúc nhẹ của nó và một số khiếm khuyết khác khiến nó mất nhiều thời gian hơn trong ụ tàu để sửa chữa, nó bị gọi tên lóng là 'Uproarious'. [sửa] Lịch sử hoạt động [sửa] Thế chiến I Khi Glorious được đưa vào hoạt động cùng Hải quân Anh, nó là soái hạm của Hải đội Tuần dương nhẹ 3, rồi sau đó là soái hạm của Hải đội Tuần dương nhẹ 1. Vào ngày 17 tháng 11 năm 1917, cùng với Courageous và Repulse, nó đối đầu cùng các tàu tuần dương nhẹ Đức trong trận Heligoland Bight lần hai mà không bị thiệt hại nào. Vào năm 1918, các bệ phóng ngắn dành cho máy bay được trang bị trên cả hai tháp pháo 380 mm (15 inch). Vào ngày 21 tháng 11 năm 1918, nó có mặt khi Hạm đội Biển khơi Đức đầu hàng. Vào năm 1919, nó được phân về Trường pháo binh tại Căn cứ Hải quân Hoàng gia Devonport như một tàu huấn luyện tác xạ. Sau đó, nó trở thành soái hạm của Hạm đội Dự bị. [sửa] Cải biến thành tàu sân bay Khi Hiệp ước Hải quân Washington được ký kết vào năm 1922, Glorious là phần tải trọng dư ra đối với lực lượng tàu chiến chủ lực, và người ta quyết định cải biến nó thành một tàu sân bay. Sự kết hợp một thân tàu lớn và tốc độ cao, không tính đến sự không thành công của thiết kế ban đầu, khiến cho nó trở thành một ứng viên lý tưởng cho việc cải tạo. Việc cải biến Glorious thành tàu sân bay được bắt đầu vào năm 1924, và nó được cho tái hoạt động vào ngày 10 tháng 3 năm 1930. Thoạt tiên công việc cải tạo được tiến hành tại Rosyth, nhưng sau khi xưởng tàu tại đây đóng cửa vào năm 1929, nó được chuyển đến Căn cứ Hải quân Hoàng gia Devonport để hoàn tất. Các tháp pháo 380 mm (15 inch) của nó sau khi tháo ra được trang bị như những tháp pháo A và B trên chiếc HMS Vanguard. Phí tổn của việc cải tạo Glorious là 2.137.374 Bảng Anh. Khi tái hoạt động như một tàu sân bay, Glorious có hai sàn phóng máy bay: một sàn đáp chính, và một sàn phóng phía dưới nhỏ hơn trước mũi. Khi được tái trang bị vào những năm 1935 - 1936, sàn phóng nhỏ phía trước được cải biến thành sàn hỏa lực cho các khẩu đội súng phòng không, và sàn đáp chính được trang bị thêm hai máy phóng có khả năng phóng máy bay nặng đến 4.500 kg (10.000 lb). Nó có hai tầng hầm chứa máy bay, dài 167,6 m (550 ft) và rộng 7,3 m (24 ft). Chiếc tàu sân bay có thể mang đến 48 máy bay; vào lúc mới hoạt động, nó chở theo các kiểu máy bay Fairey Flycatcher, Blackburn Ripon và máy bay trinh sát Fairey IIIF; sau này, nó trang bị các kiểu Fairey Swordfish và Gloster Gladiator. Glorious có thể phân biệt với tàu sân bay chị em với nó Courageous do có phần nghiêng xuống của đầu sàn đáp về phía đuôi dài hơn và kiểu cột buồm khác biệt. Vào ngày 1 tháng 4 năm 1931, Glorious va chạm với tàu chở hành khách Pháp Florida ở địa điểm cách Gibraltar 97 km (60 dặm), gây hư hỏng nặng cho chiếc tàu khách. Chiếc tàu sân bay đã chuyển hành khách sang tàu mình rồi kéo chiếc tàu bị nạn về Málaga. Có trên 30 người thiệt mạng, trong đó một người là thành viên thủy thủ đoàn của Glorious. [sửa] Thế Chiến II Glorious hoạt động cùng với Hạm đội Địa Trung Hải trong một thời gian sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra. Vào tháng 10 năm 1939, nó đi ngang qua kênh đào Suez để tiến vào khu vực Ấn Độ Dương một thời gian ngắn, tham gia đội đặc nhiệm để truy lùng chiếc thiết giáp hạm bỏ túi Graf Spee đang hoạt động tại đây. Khi việc Xâm chiếm Na Uy diễn ra vào tháng 4 năm 1940, Glorious được gọi quay trở về vùng biển nhà. Ngày 23 tháng 4, nó cùng HMS Ark Royal về đến Anh Quốc, rồi lại khởi hành ngay ngày hôm sau đến vùng biển Na Uy. Nó thực hiện một loạt các cuộc không không kích vào các vị trí của quân Đức tại Na Uy bằng những chiếc máy bay Skua và Gladiator. Vào ngày 27 tháng 4, Glorious được cho tách ra quay trở về Anh để tiếp nhiên liệu, rồi quay trở lại Na Uy vào ngày 1 tháng 5 tiếp tục các cuộc không kích. Trên chuyến đi quay trở lại chiến trường, nó chuyển một số chiếc Gloster Gladiator đến Na Uy để hoạt động từ các hồ đóng băng, nhưng chúng nhanh chóng bị quân Đức tiêu diệt. Vào ngày 28 tháng 5, nó chuyển giao một phi đội máy bay tiêm kích Hawker Hurricane đến Bardufoss nhằm yểm trợ cho cuộc triệt thoái. Trong chuyến đi này, chiếc tàu sân bay đã di chuyển mà không có tàu hộ tống vì không sẵn có bất kỳ chiếc tàu khu trục nào. Vào ngày 2 tháng 6, máy bay của nó đã giúp yểm trợ cho cuộc rút lui khỏi Narvik. Bắt đầu từ ngày 5 tháng 6, Glorious tham gia Chiến dịch Alphabet, cuộc triệt thoái toàn bộ lực lượng Đồng Minh khỏi Na Uy. Trong đêm 7-8 tháng 6, Glorious, dưới sự chỉ huy của Thuyền trưởng Đại tá Hải quân Guy D'Oyly-Hughes (vốn là một chuyên gia về tàu ngầm và chỉ mới trải qua mười tháng hoạt động với tàu sân bay), nhận lên tàu mười chiếc Gloster Gladiator và tám chiếc Hawker Hurricane thuộc các phi đội 46 và 263 của Không quân Hoàng gia Anh, là lần đầu tiên các máy bay hiện đại hạ cánh trên tàu sân bay mà không có móc hãm. Các phi công đã khám phá ra rằng việc chất lên đuôi máy bay một bao cát nặng 6,5 kg (14 lb) sẽ cho phép ngừng chiếc máy bay hoàn toàn trên sàn đáp khi hạ cánh. Chúng xuất phát từ các căn cứ trên bờ và được cho rút lui để khỏi bị phá hủy trong cuộc triệt thoái. Glorious nằm trong thành phần đoàn tàu vận tải chở quân lính hướng về Scapa Flow, vốn cũng bao gồm chiếc tàu sân bay Ark Royal, nhưng vào những giờ đầu tiên của ngày 8 tháng 6, Glorious yêu cầu và được cho phép tách ra đi trước với tốc độ nhanh hơn. Người ta tin rằng đó là do D'Oyly-Hughes đang nóng ruột về việc đưa ra xét xử tại tòa án quân sự Trung tá J. B. Heath, người chỉ huy không lực trên tàu sân bay của mình, vốn đã từ chối thực hiện một mệnh lệnh tấn công ném bom một số mục tiêu trên bờ vì lý do máy bay của ông không phù hợp cho nhiệm vụ đó, và do đó bị giữ lại tại Scapa chờ đợi đưa ra xét xử.[1] Trong khi đang di chuyển ngang qua biển Na Uy, chiếc tàu sân bay và hai tàu hộ tống, các tàu khu trục HMS Acasta và HMS Ardent, bị các thiết giáp hạm Đức Scharnhorst và Gneisenau chặn đánh. Glorious đã không có đủ tốc độ cần thiết ngay lập tức và đã không đưa vào hoạt động các máy bay trinh sát, khiến cho nó bị phát hiện và bị đối phương tấn công. Những phát đạn pháo 280 mm (11 inch) đã đánh trúng chiếc tàu sân bay vào loạt đạn thứ ba ở khoảng cách 24 km (26.500 yard). [2] Chiếc tàu sân bay và các tàu hộ tống bị đánh chìm sau hai giờ ở địa điểm cách Harstad 510 km (280 hải lý) về phía Tây. Trong trận này, Scharnhorst bị hỏng nặng bởi một ngư lôi phóng từ chiếc Acasta, và cả hai tàu chiến Đức cũng trúng phải một số đạn pháo 120 mm (4,7 inch). Sự hư hại gây ra cho các tàu chiến Đức đủ để buộc chúng phải rút lui về Trondheim, cho phép các đoàn tàu vận tải triệt thoái khỏi Na Uy vượt qua an toàn. Bộ phận giải mật mã Ultra tại Bletchley Park, khi phân tích các bức điện vô tuyến trao đổi, đã nhận định và báp cáo rằng Scharnhorst và Gneisenau đã đi khỏi, nhưng những tin tức này đã bị bỏ qua vì cho là không có đủ cơ sở tin cậy. Việc mất những chiếc Glorious, Ardent và Acasta đã không được ghi nhận; và cho dù có khoảng 900 người rời bỏ Glorious lúc đắm tàu, những người lên được bè cứu sinh bị trôi dạt trong ba ngày, nên cuối cùng tổng số thiệt hại nhân mạng lên đến 1.519 người, và chỉ có 45 người sống sót. Người duy nhất trên chiếc Acasta sống sót được cứu bởi tàu buôn Na Uy chạy bằng hơi nước Borgund vốn cũng đã cứu 38 người trên một bè cứu sinh của Glorious. Tất cả 39 người được cứu bởi Borgund được đưa lên bờ tại Tórshavn trong quần đảo Faroe vào ngày 14 tháng 6.[3] Bốn người khác còn sống sót cũng đã được chiếc tàu Na Uy Svalbard II cứu thoát trên đường đi đến quần đảo Faeroe, nhưng bị đối phương phát hiện và bị buộc phải quay lại Na Uy nơi họ trở thành tù binh chiến tranh.[4] Người ta cũng bắt được các cuộc phát thanh của Đức thông báo về việc đánh chìm những con tàu chiến, nhưng đã không có phản ứng hay hành động gì, vì các sĩ quan có trách nhiệm của Bộ Hải quân không biết được sự điều động lực lượng từ Na Uy, do sự trao đổi thông tin giữa bộ phận tác chiến và bộ phận tình báo khá ngẫu nhiên. [5] Toàn bộ việc triệt thoái khỏi Na Uy được tiến hành trong điều kiện tối mật. Glorious thậm chí không có thời gian để gửi một bức điện vô tuyến.[4] Những người tận mắt chứng kiến trên Glorious và trên tàu tuần dương Devonshire xác nhận rằng một báo cáo vô tuyến nhìn thấy đối phương "2PB" (hai thiết giáp hạm bỏ túi) đã được Glorious gửi đi và được Devonshire thu được, nhưng chiếc tàu tuần dương dưới quyền chỉ huy của Phó Đô đốc John H.D. Cunningham đã tiếp tục hành trình của mình và giữ im lặng vô tuyến tuyệt đối vì những lý do chiến dịch cần thiết (nó đang di tản Hoàng gia Na Uy vào lúc đó). Vị trí bị đánh chìm tương đối của Glorious dựa trên bức điện cuối cùng được gửi đi là ở tọa độ: 69°0′N 04°0′E. Tuy nhiên, tác giả Howland [2] dựa trên báo cáo nhìn thấy đối phương khi Glorious ở vị trí 154 độ cách 11 dặm của tọa độ 69N 04E, tương đương với tọa độ 69°10′N 03°47′E hoặc 480 km (260 dặm) về phía Tây của Andenes. Đặt hàng: tháng 4 năm 1917

Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Hermes Xưởng đóng tàu: Sir W. G. Armstrong-Whitworth and Company

Đặt lườn: 15 tháng 1 năm 1918

Hạ thủy: 11 tháng 9 năm 1919

Hoạt động: tháng 7 năm 1923

Bị mất: Bị đánh chìm ngày 9 tháng 4 năm 1942 ngoài khơi Ceylon

Xóa đăng bạ: Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: 10.850 tấn (tiêu chuẩn); 13.000 tấn (đầy tải) Chiều dài: 182,3 m (598 ft 1 in) Mạn thuyền: 21,4 m (70 ft 2 in) Tầm nước: 5,7 m (18 ft 8 in) Lực đẩy: turbine hơi nước Parsons 6 × nồi hơi Yarrow 2 × trục công suất 40.000 mã lực (30 MW) Tốc độ: 46,3 km/h (25 knot) Tầm xa: 11.000 km ở tốc độ 33,3 km/h (6.000 hải lý ở tốc độ 18 knot) Quân số: 700 Vũ khí: 6 × pháo 140 mm (5,5 inch)/50 3 × pháo phòng không 102 mm (4 inch) 2 × súng phòng không bốn nòng 12,5 mm (0,5 inch) Vỏ giáp: đai giáp: 51-76 mm (2-3 inch) sàn đáp: 25 mm (1 inch) vách ngăn: 25 mm (1 inch) Máy bay: cho đến 20 máy bay Martlet (F4F) Swordfish

HMS Hermes (95) là một tàu sân bay của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc, là chiếc tàu đầu tiên trên thế giới được thiết kế và chế tạo như một tàu sân bay, cho dù chiếc Hōshō của Hải quân Đế quốc Nhật Bản lại là chiếc đầu tiên được đưa ra hoạt động. Vào đầu Chiến tranh Thế giới thứ hai, Hermes bị máy bay Nhật đánh chìm tại Ceylon ngày 9 tháng 4 năm 1942. [sửa] Thiết kế và chế tạo Hermes được đặt lườn bởi hãng Sir W. G. Armstrong-Whitworth and Company tại High Walker trên sông Tyne vào tháng 1 năm 1918 và hạ thủy vào ngày 11 tháng 9 năm 1919. Nó chỉ được đưa ra hoạt động vào năm 1923. Thiết kế của chiếc Hermes đi trước và đã có ảnh hưởng đối với Hōshō, và nó được hạ thủy trước khi chiếc Hōshō được đặt lườn; tuy nhiên việc hoàn thiện nó bị chậm trễ và kéo dài khiến nó chỉ được đưa ra hoạt động hơn sáu tháng sau chiếc Hōshō. Giống như Hōshō, thiết kế của Hermes dựa trên thân của kiểu tàu tuần dương, và tích hợp các bài học rút ra được từ hoạt động của các tàu sân bay trước đó như là HMS Furious và HMS Argus. Đáng kể là nó có một sàn đáp dọc suốt chiều dài thân tàu và đảo cấu trúc thượng tầng cùng ống khói được bố trí bên mạn phải. Sự cải tiến sau này giúp lái con tàu một cách hiệu quả mà không ảnh hưởng đến hoạt động không quân. Lý luận để sắp xếp mọi cấu trúc bên mạn phải là do mọi máy bay cánh quạt đời đầu vào thời đó đều trang bị động cơ bố trí hình tròn xoay theo chiều kim đồng hồ (khi nhìn từ phía sau). Khối lượng gió cuộn lớn phát sinh một mô-men xoắn đáng kể, khiến chiếc máy bay có xu hướng lượn sang bên trái khi cất cánh; và lý tưởng nhất là nên tránh xa mọi vật cản tiềm tàng. Một chi tiết khác biệt đáng kể khác là cột buồm chính dạng ba chân với hai chân trước và một chân sau, một cách sắp xếp độc đáo. Tuy nhiên, kinh nghiệm hoạt động cùng với Hermes cho thấy lực lượng không quân phối thuộc quá nhỏ, sự bảo vệ và tầm hoạt động bị giới hạn, tốc độ không theo kịp hạm đội và sự cân bằng kém, nhất là khi ra biển khơi. Cho dù có kích cỡ lớn, Hermes chỉ mang theo được 20 máy bay. Giống như những tàu sân bay khác vào thời đó, khi chế tạo Hermes được trang bị các dây hãm dọc, nhưng sau đó được thay thế bằng các dây hãm căng ngang vào đầu những năm 1930. [sửa] Lịch sử hoạt động Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, Hermes phục vụ một thời gian ngắn cùng Hạm đội Nhà trước khi chuyển sang khu vực Nam Đại Tây Dương từ tháng 10 năm 1939. Nó phối hợp hoạt động cùng Hải quân Pháp tại căn cứ ở Dakar cho đến khi Chính phủ Vichy lên nắm quyền và hợp tác với phe Trục. Khi đó Bộ Hải quân ra lệnh cho Hermes rời khỏi Dakar tuần tra khu vực lân cận để theo dõi các hoạt động của Hải quân Pháp theo phe Vichy. Hoạt động duy nhất của nó là vào ngày 8 tháng 7 năm 1940, khi những máy bay Swordfish của nó tấn công chiếc thiết giáp hạm Pháp Richelieu tại Dakar và đánh trúng được một quả ngư lôi. Vào tháng 7 năm 1940, nó bị tai nạn va chạm với chiếc tàu buôn AMC Corfu và được sửa chữa tại Simonstown, Nam Phi. Sau khi việc sửa chữa hoàn tất, nó tiếp tục nhiệm vụ tuần tra, nhưng lần này là tại Ấn Độ Dương trong thành phần của Hạm đội Viễn Đông. Trong trận Đột kích Ấn Độ Dương, Hermes đang được sửa chữa tại cảng Trincomalee thuộc Ceylon (ngày nay là Sri Lanka). Sự cảnh báo sớm đưa ra từ hệ thống giải mã Ultra về cuộc tấn công của quân Nhật đã giúp cho nó rời khỏi cảng kịp lúc và tránh được đợt không kích thứ nhất, nhưng vào ngày 9 tháng 4 năm 1942, nó bị một máy bay trinh sát Nhật Bản phát hiện khi đang ngoài khơi Batticaloa. Không có các máy bay của chính mình, chiếc tàu sân bay không thể tự vệ khi bị 50 máy bay ném bom bổ nhào Aichi D3A1 "Val" từ các tàu sân bay Akagi, Hiryu và Soryu tấn công. Bị đánh trúng khoảng 40 lần, Hermes chìm với tổn thất 307 người. Những tàu hộ tống của nó bao gồm tàu khu trục HMAS Vampire và tàu hộ tống nhỏ Hollyhock cùng hai tàu chở dầu cũng bị đánh chìm. 590 người sống sót sau cuộc tấn công được tàu bệnh viện Vita vớt lên và đưa về Colombo. Xác tàu đắm của chiếc Hermes nằm tại Ấn Độ Dương ngoài khơi Batticaloa, Sri Lanka. Đặt hàng: 13 tháng 1 năm 1937

Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Illustrious

Xưởng đóng tàu: Xưởng đóng tàu Vickers-Armstrongs

Đặt lườn: 27 tháng 4 năm 1937

Hạ thủy: 5 tháng 4 năm 1939

Đỡ đầu: Hoạt động: 25 tháng 5 năm 1940

Bị mất: Bị bán để tháo dỡ Ngừng hoạt động: 1954

Xóa đăng bạ: 3 tháng 11 năm 1956

Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: 23.000 tấn (tiêu chuẩn); 28.661 tấn (đầy tải) Chiều dài: 226,7 m (743 ft 9 in) Mạn thuyền: 28,9 m (95 ft) Tầm nước: 8,5 m (28 ft) đầy tải Lực đẩy: 3 × turbine hơi nước Parsons 6 × nồi hơi Admiralty, 3 × trục công suất 110.000 mã lực (82 MW) Tốc độ: 56 km/h (30,5 knot) Tầm xa: 20.000 km ở tốc độ 26 km/h (11.000 hải lý ở tốc độ 14 knot) Quân số: 1.900 (thời chiến) 1.300 (thời bình) Vũ khí: 1940: 16 × pháo QF 114 mm (4,5 inch) (8 × 2) 48 x pháo QF 2 pounder (6 × 8) 1945: 16 × pháo QF 114 mm (4,5 inch) (8 × 2) 40 × pháo QF 2 pounder (5 × 8) 3 × pháo Bofors 40 mm (3 x 1) 38 × pháo Oerlikon 20 mm (19 x 2) Vỏ giáp: Máy bay: 1940: 15 Fulmar và 18 Swordfish 1945: 36 Corsair và 21 Avenger

HMS Illustrious (87) là một tàu sân bay của Hải quân Hoàng gia Anh trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ hai, là chiếc tàu chiến thứ tư của Anh Quốc mang cái tên này, và là chiếc dẫn đầu trong lớp tàu sân bay mang tên nó vốn bao gồm những chiếc Victorious, Formidable và Indomitable. Nó từng hoạt động tại nhiều chiến trường khác nhau trong Thế Chiến II: Địa Trung Hải, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Sau khi chiến tranh kết thúc, nó phục vụ trong vai trò huấn luyện cho đến khi được cho ngừng hoạt động vào cuối năm 1954, và được bán để tháo dỡ vào ngày 3 tháng 11 năm 1956. [sửa] Thiết kế và chế tạo Illustrious được chế tạo tại xưởng đóng tàu của hãng Vickers-Armstrongs tại Barrow-in-Furness, được hạ thủy vào năm 1939, và được đưa ra hoạt động vào ngày 16 tháng 4 năm 1940. Chiếc tàu sân bay mới có trọng lượng rẽ nước 28.000 tấn và có khả năng mang đến 52 máy bay, một số lượng bị giảm đáng kể so với những tàu sân bay đương thời do nó được trang bị sàn đáp bọc thép. Nó được thủy thủ đoàn đặt cho tên lóng là Lusty. [sửa] Lịch sử Illustrious gia nhập hạm đội vào tháng 8 năm 1940. Nhiệm sở đầu tiên của nó là tại Địa Trung Hải, nơi nó được sử dụng trong vai trò hộ tống các đoàn tàu vận tải, tấn công tàu bè đối phương, và không kích các vị trí mục tiêu tại Bắc Phi. Vào ngày 31 tháng 8, nó được sử dụng trong cuộc tấn công các sân bay tại Maritza. Vào ngày 11 tháng 11 năm 1940, nó trở thành chiếc tàu sân bay đầu tiên trong lịch sử đã tung ra một cuộc tấn công lớn vào hạm đội đối phương, khi đã tấn công vào hạm đội Ý trú đóng tại cảng Taranto. Hai mươi mốt máy bay thuộc các phi đội 813, 815, 819 và 824 xuất phát từ Illustrious đã tấn công hạm đội Ý vào ban đêm. Người Ý hoàn toàn bị bất ngờ và không phòng bị, khiến một thiết giáp hạm bị đánh chìm và hai chiếc khác bị hư hại nặng. Vào ngày 10 tháng 1 năm 1941, trong khi đang hộ tống một đoàn tàu vận tải ở về phía Đông đảo Sicily, Illustrious bị tấn công bởi những máy bay ném bom bổ nhào Savoia-Marchetti SM.79 và Ju-87 "Stuka" của phe Trục, bị đánh trúng tám quả bom gây ra những hư hại đáng kể. Trong khi đang ở lại Malta để sửa chữa, nó lại bị trúng bom một lần nữa, gây ngập nước phòng động động cơ và bị nghiêng sang một bên. Công việc sửa chữa tại chỗ đã khắc phục được độ nghiêng của con tàu, nhưng nó được sơn ngụy trang sao cho xem như vẫn còn bị nghiêng một phần hầu có thể tránh được những đợt ném bom kế tiếp.[1] Vào ngày 23 tháng 1, nó khởi hành đi Alexandria, Ai Cập để được sửa chữa tạm thời, đến nơi vào giữa trưa ngày 25 tháng 1, và sau đó đi đến Virginia để được sửa chữa triệt để tại một nơi an toàn hơn là Xưởng hải quân Norfolk. Một trục chân vịt đã phải được cắt bỏ và vận tốc tối đa của con tàu bị giảm còn 42,6 km/h (23 knot). Illustrious quay trở lại hoạt động vào tháng 5 năm 1942, và lập tức được bố trí đến Ấn Độ Dương; nơi nó cùng chiếc tàu chị em Indomitable tham gia Chiến dịch Ironclad, hỗ trợ cho cuộc đổ bộ của lực lượng Đồng Minh lên Diego Suarez thuộc đảo Madagascar vẫn còn do phe chính phủ Vichy kiểm soát. Vào năm 1943, chiếc tàu sân bay quay trở lại Địa Trung Hải, tham gia hoạt động cùng Lực lượng H đặt căn cứ tại lãnh thổ Gibraltar thuộc Anh. Nó đã giúp hỗ trợ cho cuộc đổ bộ của lực lượng Đồng Minh lên Sicily vào tháng 9 năm 1943. Vào năm 1944, Illustrious gia nhập Hạm đội Viễn Đông, nơi nó tham gia các cuộc không kích xuống các hòn đảo Indonesia: Sabang vào ngày 22 tháng 7 năm 1944 và Palembang vào các ngày 24 và 29 tháng 1 năm 1945. Sau đó, chiếc tàu sân bay đi đến Fremantle, Australia, để nghỉ ngơi và tiếp liệu. Sau đó nó khởi hành cùng với phần còn lại của Hạm đội Thái Bình Dương vào ngày 4 tháng 3 đến đảo Manus, rồi lại từ đây lên đường vào ngày 19 tháng 3 đi đến Ulithi. Trong thành phần của Hạm đội Thái Bình Dương Anh Quốc, được đặt tên Lực lượng đặc nhiệm 57 bởi Đô đốc Nimitz, Illustrious hỗ trợ cho cuộc đổ bộ lên Okinawa cùng các tàu sân bay HMS Indomitable, HMS Indefatigable và HMS Victorious. Trong khi hoạt động tại Thái Bình Dương, nó đã hai lần bị máy bay tấn công cảm tử kamikaze đâm trúng, nhưng nhờ cấu trúc vững chắc của kiểu sàn đáp bọc thép, đã có thể chịu đựng được cú va chạm mà không gây hư hại nặng và vẫn có thể tiếp tục thường trực ở vị trí chiến đấu. Tuy nhiên, một cú tấn công kamikaze khác suýt trúng vào ngày 6 tháng 4 đã gây ra những hư hỏng về cấu trúc thân tàu nghiêm trọng bên dưới mực nước; và sau các hoạt động tác chiến tại Đài Loan, nó được chiếc tàu sân bay chị em HMS Formidable thay phiên vào ngày 14 tháng 4 và khởi hành đi Philippines để khảo sát các hư hỏng. Những hư hại trong chiến đấu đã tỏ ra nghiêm trọng hơn dự đoán và chiếc tàu chiến bị buộc phải quay về Sydney và sau cùng là Rosyth để sửa chữa và tái trang bị. Công việc này chỉ hoàn tất vào tháng 6 năm 1946, khi chiến tranh đã kết thúc.[2] Sau chiến tranh, Illustrious được giao các vai trò huấn luyện và thử nghiệm, với vận tốc tối đa bị giới hạn còn 41 km/h (22 knot) do những hư hại tích lũy trong chiến đấu. Nó được tái trang bị và hiện đại hóa từ tháng 1 đến tháng 8 năm 1948, được cho ngừng hoạt động vào cuối năm 1954, được bán vào ngày 3 tháng 1 năm 1956, và cuối cùng nó được tháo dỡ tại Faslane sau một cuộc đời phục vụ thành công. Những chiếc tàu chị em với nó Formidable và Indomitable cũng bị tháo dỡ trong những năm 1950; và Victorious, chiếc cuối cùng trong lớp, bị tháo dỡ vào năm 1969. Đặt hàng: 6 tháng 7 năm 1937

Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Illustrious

Xưởng đóng tàu: Xưởng đóng tàu Vickers-Armstrong, Barrow-in-Furness

Đặt lườn: 10 tháng 11 năm 1937

Hạ thủy: 26 tháng 3 năm 1940

Hoạt động: 10 tháng 10 năm 1941

Bị mất: Bị bán để tháo dỡ năm 1955

Ngừng hoạt động: 1953

Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: 23.000 tấn (tiêu chuẩn); 29.730 tấn (đầy tải) Chiều dài: 230 m (754 ft) Mạn thuyền: 29,2 m (95 ft 6 in) Tầm nước: 8,8 m (29 ft) Lực đẩy: 3 × turbine hơi nước Pearson 6 × nồi hơi 3 × trục công suất 111.000 mã lực (83 MW) Tốc độ: 56,5 km/h (30,5 knot) Tầm xa: 20.000 km ở tốc độ 26 km/h (11.000 hải lý ở tốc độ 14 knot) Quân số: 1.392; sau này 2.100 Vũ khí: 16 × pháo phòng không 113 mm (4,5 inch) 48 × pháo phòng không 2 pounder 10 × pháo phòng không 20 mm Vỏ giáp: Máy bay: 1943: 55 Seafire/Albacore 1945: 45 Hellcat/Avenger

HMS Indomitable (92) là một tàu sân bay của Hải quân Hoàng gia Anh thuộc lớp Illustrious cải tiến. Nó từng hoạt động trong Chiến tranh Thế giới thứ hai tại các chiến trường Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải và Viễn Đông; và sau chiến tranh nó bị tháo dỡ vào năm 1955. [sửa] Thiết kế và chế tạo Lớp tàu sân bay Illustrious được chấp thuận trong Chương trình Hải quân 1937. Thoạt đầu, Indomitable được thiết kế theo cấu hình nguyên thủy của lớp, nhưng sau đó nhanh chóng được cải biến để có thể mang theo được số lượng máy bay nhiều hơn so với những chiếc tàu chị em với nó. Nó được đặt lườn bởi hãng Vickers-Armstrong tại xưởng tàu ở Barrow-in-Furness vào ngày 10 tháng 11 năm 1937, khi nguy cơ chiến tranh đang tiến đến gần. Nó được hạ thủy vào ngày 26 tháng 3 năm 1940 và được đưa ra hoạt động vào tháng 10 năm sau. [sửa] Lịch sử hoạt động [sửa] Ấn Độ Dương Chiếc tàu sân bay lên đường đi quần đảo West Indies vào tháng 11 năm 1941 trong chuyến hải hành đầu tiên. Tại đây, Indomitable mắc cạn vào một bãi san hô ngầm ở gần Jamaica, cho dù nó được đưa trở lại hoạt động không lâu sau đó. Người ta cho rằng sự chậm trễ ngắn ngủi này đã gây hại đáng kể cho kế hoạch của Hải quân Anh tại Singapore; vì đã có dự định cho Indomitable tham gia cùng thiết giáp hạm HMS Prince of Wales và tàu tuần dương hạng nặng HMS Repulse tại cảng Singapore trong thành phần của một lực lượng răn đe, Lực lượng Cam, chống lại sự xâm lấn của Nhật Bản tại Viễn Đông. Tuy nhiên, căn cứ vào dữ kiện chiếc tàu sân bay còn ở lại khu vực Jamaica vào ngày 3 tháng 11 năm 1941 khi bị mắc cạn, rất khó cho chiếc Indomitable có thể đến được Singapore kịp lúc để có thể yểm trợ trên không cho hạm đội. Để điều đó có thể đạt được, cần phải ra lệnh cho chiếc tàu sân bay khởi hành đi Singapore sớm hơn trước ngày 3 tháng 11. Trong sự kiện này, hai chiếc tàu chiến chủ lực, vốn được đặt tên là Lực lượng Z, đã không thể có được sự yểm trợ trên không thích đáng, và đã bị máy bay Nhật cất cánh từ Sài Gòn đánh chìm khi lực lượng Nhật Bản đổ bộ lên Malaya vào tháng 12 năm 1941. Vào tháng 1 năm 1942, Indomitable gia nhập Hạm đội Viễn Đông đặt căn cứ tại Ceylon (ngày nay là Sri Lanka), và cũng trong tháng này nó tham gia vận chuyển 48 máy bay Hawker Hurricane của Không quân Hoàng gia Anh đến Singapore ngang qua Java. Sự tăng viện này tỏ ra quá trễ, khi các tư lệnh lực lượng Anh tại Singapore đã đầu hàng lực lượng Nhật Bản một tháng sau đó. Sau khi các thuộc địa khác của Anh tại Viễn Đông, Hong Kong và Miến Điện, cùng bị thất thủ, Indomitable được tái bố trí vào một Hạm đội Viễn Đông mới dưới sự chỉ huy của Đô đốc Sir James Somerville. Indomitable cùng với chiếc tàu chị em với nó Formidable là những tàu sân bay hiện đại duy nhất của hạm đội, là một tài sản quý báu của lực lượng Đồng Minh tại Viễn Đông; chiếc tàu sân bay duy nhất còn lại Hermes đã hoàn toàn lạc hậu. Vào tháng 4 năm 1942, Đô đốc Somerville dự định đánh chặn lực lượng tàu sân bay Nhật Bản đang đột kích vào Ấn Độ Dương, tuy nhiên những tin tức tình báo không đầy đủ đã khiến ông hủy bỏ cuộc mai phục chỉ vài giờ trước khi lực lượng Nhật Bản đến nơi. Trong vài ngày tiếp theo sau, Indomitable nằm trong thành phần một lực lượng dự tính sẽ đánh chặn hạm đội Nhật vào ban đêm, khi những chiếc máy bay ném ngư lôi Anh, mặc dù chậm, nhưng được trang bị radar, sẽ có cơ hội tốt nhất để đột kích thành công. Cho dù đã bỏ ra nhiều ngày tìm kiếm nhưng không thể có được một hoạt động đáng kể, cuối cùng Somerville cho rút lui các tàu sân bay nhanh của ông về Bombay. Kết quả là Hermes, chiếc tàu khu trục Australia HMAS Vampire, tàu hộ tống nhỏ HMS Hollyhock cùng hai tàu tuần dương hạng nặng Cornwall và Dorsetshire đã bị đánh chìm do những hoạt động không kích của quân Nhật, cũng như một loạt các tàu buôn khác. Vào tháng 5 năm 1942, người Anh tung ra chiến dịch Ironclad, cuộc chiếm đóng đảo Madagascar, một thuộc địa của Pháp đang do phe chính phủ Vichy kiểm soát. Chiến dịch này được thực hiện là do có mối lo ngại rằng quân Nhật sẽ chiếm đóng Madagascar và sử dụng nơi đây như một căn cứ tàu ngầm để tấn công các con đường vận chuyển của Đồng Minh tại Ấn Độ Dương. Indomitable, tàu chị em với nó Illustrious cùng nhiều tàu chiến khác được tập trung về Durban, Nam Phi chuẩn bị cho cuộc chiếm đó. Cuộc tấn công được bắt đầu vào ngày 5 tháng 5 tại vịnh Courrier, chỉ về phía Tây của mục tiêu thực sự. Những chiếc máy bay Sea Hurricane lần đầu tiên thực hiện các hoạt động tác chiến trong chiến đấu, và trong vai trò hộ tống, đã tiêu diệt được ba chiếc máy bay tiêm kích Morane-Saulnier M.S.406 của phe Vichy trên mặt đất. Ngày hôm sau, lính hải quân tung ra cuộc tấn công vào chính thị trấn, và sau cuộc đối đầu căng thẳng kéo dài gần hai ngày đã chiếm được thị trấn chiến lược này. [sửa] Địa Trung Hải Vào tháng 7 năm 1942, Indomitable quay trở về Anh Quốc, rồi được nhanh chóng đưa ra mặt trận, tham gia Chiến dịch Pedestal hộ tống đoàn tàu vận tải lớn nhất từng đi đến Malta để tiếp viện cho hòn đảo đang bị bao vây này. Đoàn tàu vận tải bao gồm 14 tàu chở hàng và một lực lượng tàu chiến hộ tống lớn nhất từ trước đến nay: Cairo, Charybdis, Eagle, Indomitable, Victorious, Kenya, Manchester, Nelson, Nigeria, Phoebe, Rodney, Sirius cùng 32 tàu khu trục. Một trong những mục tiêu là nhằm cho chiếc tàu sân bay Furious có thể chuyển được những chiếc máy bay tiêm kích Supermarine Spitfire hạ cánh xuống Malta để tăng cường lực lượng phòng không cho hòn đảo; việc này đã được thực hiện thành công vào ngày 11 tháng 8 năm, và Furious an toàn quay trở về Gibraltar. Trong chiến dịch này, Indomitable bị đánh trúng hai quả bom cùng ba quả khác ném suýt trúng, trong đó một quả bom 500 kg đã xuyên qua lớp vỏ giáp của sàn đáp gây hư hại đáng kể, buộc nó phải rút lui để sửa chữa. Chiếc tàu sân bay đi sang Hoa Kỳ, nơi công việc sửa chữa được hoàn tất vào tháng 2 năm 1943, và nó lập tức quay trở về khu vực Địa Trung Hải. Nó lại bị một máy bay ném bom Junkers Ju 88 phóng trúng một quả ngư lôi vào ngày 15 tháng 6 trong khi đang hỗ trợ cho việc tập trung lực lượng chuẩn bị cho việc đổ bộ lên Sicily (Chiến dịch Husky), buộc nó lại phải đi đến Mỹ một lần nữa để sửa chữa. Công việc này chỉ kết thúc vào tháng 2 năm 1944. [sửa] Viễn Đông Indomitable quay trở lại Hạm đội Viễn Đông vào đầu năm 1944. Nó cùng chiếc tàu chị em Victorious tung ra các cuộc không kích nhắm vào Sumatra trong tháng 8 và tháng 9, và kế tiếp là xuống quần đảo Nicobar. Sau đó Indomitable hợp cùng Illustrious không kích xuống Medan, Indonesia và một đợt nữa xuống Sumatra vào ngày 20 tháng 12. Đầu năm 1945, Indomitable gia nhập Hạm đội Thái Bình Dương. Vào ngày 4 tháng 1, nó cùng chiếc tàu chị em Victorious và một tàu sân bay hạm đội khác là chiếc Indefatigable tấn công Medan. Các hoạt động sau đó bao gồm việc không kích xuống Palembang và một lần nữa vào Sumatra cùng trong tháng 1 năm đó. Ngày 4 tháng 5, chiếc tàu sân bị một máy bay tấn công cảm tử Kamikaze đánh trúng, nhưng lớp vỏ giáp của sàn đáp đã giúp cho nó tránh bị hư hại nặng. Sang tháng 8, khi chiến tranh kết thúc, Indomitable tham gia vào việc tái chiếm đóng Hong Kong. Máy bay của nó đã thực hiện những phi vụ tác chiến cuối cùng của cuộc chiến trong các ngày 31 tháng 8 và 1 tháng 9 chống lại các xuồng cảm tử Nhật Bản tấn công vào hạm đội Anh. [sửa] Sau chiến tranh Indomitable quay trở về Anh Quốc vào tháng 11 năm 1945. Đến năm 1947, nó được đưa về lực lượng dự bị; rồi sau đó trải qua một đợt nâng cấp và tái trang bị kéo dài ba năm, từ năm 1947 đến năm 1950. Trong quá trình tái trang bị, người ta nhận ra là các lò hơi của nó có tuổi thọ chỉ được 10 năm, nên ngăn chứa động cơ phải tháo rời ra và chế tạo lại để thay thế các nồi hơi. Sau khi hoàn tất việc tái trang bị, Indomitable được đưa ra hoạt động thường trực cùng Hạm đội Nhà tại khu vực có thời tiết mát hơn nhiều so với thời chiến tranh. Ngày 3 tháng 2, chiếc tàu sân bay bị hư hại đáng kể sau một vụ nổ và cháy trong hầm tàu, những hư hỏng này được bịt kín bằng bê-tông mà không bao giờ được sửa chữa. Nó tham gia cuộc duyệt binh nhân lễ Đăng quang của Nữ hoàng Elizabeth II, rồi sau đó được sử dụng trong thử nghiệm áp dụng hệ thống đèn hướng dẫn hạ cánh thay cho việc ra hiệu bằng tay. Cuối cùng nó cũng được đưa về lực lượng dự bị vào tháng 10 năm 1953; rồi được bán để tháo dỡ vào năm 1955. Đặt hàng: 13 tháng 1 năm 1937

Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Illustrious

Xưởng đóng tàu: Xưởng đóng tàu Vickers-Armstrong

Đặt lườn: 4 tháng 5 năm 1937

Hạ thủy: 14 tháng 9 năm 1939

Chi phí: 4,05 triệu Bảng Anh

Hoạt động: 14 tháng 5 năm 1941

Bị mất: Bị tháo dỡ năm 1969

Ngừng hoạt động: 13 tháng 3 năm 1968

Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: Đầy tải: 29.500 tấn (ban đầu); 35.500 tấn (sau cải tạo) Chiều dài: Mực nước: 205 m (673 ft) (ban đầu); 230 m (753 ft) (sau cải tạo) Chung: 238 m (781 ft) Mạn thuyền: 29 m (95 ft) (ban đầu); 31,4 m (103 ft) (sau cải tạo) Tầm nước: 8,5 m (28 ft) (ban đầu); 9 m (31 ft) (sau cải tạo) Lực đẩy: 3 × turbine hộp số Parsons 6 × nồi hơi Admiralty, 3 × trục công suất 111.000 mã lực (83 MW) Tốc độ: 56,5 km/h (30,5 knot) Tầm xa: 20.000 km ở tốc độ 26 km/h (11.000 hải lý ở tốc độ 14 knot) Quân số: 2.200 Vũ khí: 16 × pháo 114 mm (4,5 inch) (8 × 2) 48 × pháo 2 pounder (6 × 8) 21 × pháo phòng không 40 mm (2 × 4, 2 × 2, 9 × 1) 45 × pháo phòng không 20 mm (45 × 1) Vỏ giáp: sàn đáp: 75 mm (3 inch) 3" sàn chứa máy bay: 50 mm (2 inch) đai giáp hông: 100 mm (4 inch) mặt bên kho máy bay: 100 mm (4 inch) Máy bay: 1941: 36 Fulmar/Albacore 1945: 54 Corsair/Avenger

HMS Victorious (R38) là một tàu sân bay của Hải quân Hoàng gia Anh từng hoạt động trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Các hoạt động của nó trong những năm 1941 và 1942 bao gồm các chiến dịch nổi tiếng chống lại chiếc thiết giáp hạm Đức Bismarck, hộ tống nhiều đoàn tàu vận tải đến biển Bắc Cực và Chiến dịch Pedestal tăng viện cho đảo Malta; và trong năm 1943 từng được cho Hải quân Mỹ mượn trong một thời gian ngắn, phục vụ tại Mặt trận Tây Nam Thái Bình Dương dưới tên gọi USS Robin. HMS Victorious đã nhiều lần tham gia các cuộc tấn công chiếc thiết giáp hạm Đức Tirpitz. Việc loại trừ được mối nguy cơ từ phía Hải quân Đức Quốc Xã đã cho phép bố trí nó đến Hạm đội Viễn Đông tại Colombo, và sau đó là Thái Bình Dương trong những hoạt động cuối cùng của cuộc chiến tranh chống lại Đế quốc Nhật Bản. Sau chiến tranh, quãng đời phục vụ còn lại của nó xen kẽ những đợt được đưa về lực lượng dự bị và một đợt nâng cấp rộng rãi trong những năm 1950. Việc cắt giảm đáng kể lực lượng Hải quân Anh vào cuối những năm 1960 đã đặt dấu chấm hết cho lần phục vụ cuối cùng và chiếc tàu sân bay bị tháo dỡ vào năm 1969. [sửa] Thiết kế và chế tạo HMS Victorious là chiếc thứ hai trong tổng số bốn chiếc thuộc lớp Illustrious được đặt hàng trong Chương trình Hải quân 1936. Nó được đặt lườn tại xưởng tàu của hảng Vickers-Armstrong tại Newcastle-Upon-Tyne vào năm 1937 và được hạ thủy hai năm sau đó. Tuy nhiên việc đưa nó ra hoạt động bị chậm trễ, vì những công việc cuối cùng để hoàn tất nó bị kéo dài cho đến năm 1941, do nhu cầu tăng vọt của những chiếc tàu hộ tống để tham gia Trận chiến Đại Tây Dương. [sửa] Lịch sử hoạt động [sửa] Truy đuổi Bismarck Vào năm 1941, chỉ hai tuần sau khi được đưa vào hoạt động, nó thực hiện hoạt động tác chiến đầu tiên khi tham gia cuộc truy đuổi chiếc thiết giáp hạm Đức Bismarck tại Bắc Đại Tây Dương. Thoạt tiên được dự định nằm trong thành phần của lực lượng hộ tống cho đoàn tàu vận tải WS-8B đi đến Trung Đông, Victorious hầu như khó có thể góp phần vào việc truy đuổi chiếc Bismarck khi chỉ có một phần tư số máy bay theo biên chế được chất lên tàu. Di chuyển cùng thiết giáp hạm HMS King George V, tàu chiến-tuần dương Repulse và 4 tàu tuần dương hạng nhẹ, Victorious được vội vã bố trí để hỗ trợ việc săn đuổi chiếc tàu chiến Đức.[1] Vào ngày 24 tháng 5 năm 1941, Victorious tung ra chín máy bay ném bom-ngư lôi cánh kép Fairey Swordfish và hai máy bay tiêm kích Fulmar. Những chiếc Swordfish, dưới sự chỉ huy của Eugene Esmonde vốn có biệt danh là "Stringbag" vốn cũng là tên lóng của kiểu máy bay Swordfish, cất cánh trong hoàn cảnh thời tiết xấu và đối mặt cùng hỏa lực phòng không dày đặc bắn lên từ chiếc Bismarck. Kết quả chỉ có một quả ngư lôi duy nhất đánh trúng kém hiệu quả vào đai giáp của chiếc thiết giáp hạm. [1] Không có chiếc máy bay nào bị bắn rơi trong trận đánh, nhưng những chiếc Fulmar bị cạn nhiên liệu trên đường quay trở về và phải đáp xuống biển, trong khi hệ thống vô tuyến dẫn đường của con tàu lại bị hỏng. Sau đó Victorious không còn tung ra cuộc tấn công nào khác trong cuộc săn đuổi; và máy bay của một tàu sân bay Anh khác, chiếc Ark Royal, đã góp công vào việc đánh chìm thiết giáp hạm Bismarck ba ngày sau đó. Sau trận đánh, Esmonde được tặng thưởng Huân chương Phục vụ Dũng cảm (DSO) do các hoạt động của mình. [sửa] Các đoàn tàu vận tải và các hoạt động khác tại biển Bắc Cực Vào đầu tháng 6 năm 1941, trong khi đang tham gia hộ tống đoàn tàu vận tải chở quân WS-8X, một chiếc Swordfish thuộc Phi đội Không lực Hải quân 825 trên chiếc Victorious đã phát hiện ra chiếc tàu tiếp liệu Đức Gonzenheim ở phía Bắc quần đảo Azores. Gonzenheim đã dự định hoạt động hỗ trợ tiếp liệu cho chiếc Bismarck, nhưng sau đó con tàu bị thủy thủ đoàn tự đánh đắm sau khi bị các tàu chiến Anh bao vây.[2] Vào ngày 5 tháng 6, nó được phân đến Gibraltar, và cùng với chiếc tàu sân bay HMS Ark Royal và một lực lượng hộ tống, thực hiện nhiệm vụ vận chuyển máy bay Hawker Hurricane đến Malta nhằm giúp giảm nhẹ bớt áp lực của cuộc bao vây hòn đảo này như một phần của Chiến dịch Tracer. Victorious quay trở về căn cứ hải quân tại Scapa Flow cùng với các tù binh bắt được là thủy thủ đoàn của chiếc Gonzenheim.[1] Vào cuối tháng 7 năm 1941, tại khu vực biển Bắc Cực, nó hộ tống chiếc HMS Adventure đi đến cảng Murmansk thuộc Liên Xô với một lô hàng mìn, và vào ngày 31 tháng 7 tham gia cuộc Không kích Kirkenes và Petsamo, nơi nó bị thiệt hại mất mười ba máy bay[1]. Vào cuối tháng 8, Victorious bảo vệ cho chuyến đầu tiên của một loạt các đoàn tàu vận tải đi đến Arkhangelsk như một phần của Chiến dịch Dervish cùng một lực lượng các tàu tuần dương và tàu khu trục, rồi sau đó hộ tống cho lượt quay về trong chuyến đi của chiếc tàu sân bay HMS Argus chuyển giao máy bay tiêm kích Hurricane đến Murmansk trong Chiến dịch Strength. Vào đầu tháng 9, chiếc tàu sân bay tung ra những đợt không kích khác nhắm vào Tromsø (hai lần), Vestfjord cùng tàu bè ngoài khơi Bodø.[1] Những tin tức tình báo thu lượm được qua việcgiải mã hệ thống Enigma cho thấy ý định đột kích vào Đại Tây Dương vào tháng 10 năm 1941 bởi chiếc thiết giáp hạm bỏ túi Đức Scheer cùng thiết giáp hạm Tirpitz; nên Victorious được bố trí hoạt động cùng Hạm đội Nhà để đánh chặn chúng; bao gồm một cuộc tuần tra tại eo biển Đan Mạch cùng với các thiết giáp hạm HMS King George V, USS Idaho và USS Mississippi cùng các tàu tuần dương USS Wichita and Tuscaloosa. Công việc này được tiếp diễn cho đến giữa tháng 11 khi Adolf Hitler hủy bỏ chiến dịch. Cần lưu ý là hoạt động phối hợp Anh-Mỹ này diễn ra trước khi có tình trạng chiến tranh chính thức giữa Hoa Kỳ v̀a Đức Quốc Xã. Victorious tiếp tục hoạt động cùng Hạm đội Nhà cho đến tháng 3 năm 1942.[1] Illustrious quay trở lại nhiệm vụ hộ tống các đoàn tàu vận tải đi đến biển Bắc Cực trong tháng 3 và tháng 4 năm 1942 cùng với một lực lượng hạm đội mạnh mẻ, và đã bảo vệ các đoàn tàu PQ12, QP8, PQ13, QP9, PQ14 và QP10. Xen kẻ giữa các hoạt động này, nó còn thực hiện một dự định tấn công không thành nhắm vào thiết giáp hạm Tirpitz, bị thiệt hại hai máy bay. Từ cuối tháng 4 đến tháng 6, lực lượng hỗn hợp Anh-Mỹ (còn bao gồm USS Washington, Tuscaloosa và Wichita) hỗ trợ các đoàn tàu vận tải PQ16, QP12, PQ17 và QP13, rồi sau đó Victorious quay trở về Scapa Flow.[1] Các đoàn tàu vận tải đến Bắc Cực tạm thời bị trì hoãn sau thiệt hại nặng nề phải chịu đựng trong chuyến đi của đoàn tàu PQ17. Hai mươi ba tàu trong tổng số 36 chiếc đã bị đánh chìm sau khi đoàn tàu bị một lực lượng tàu nổi Đức tấn công, bao gồm Đô đốc Hipper, Lützow, Đô đốc Scheer và Tirpitz. [sửa] Chiến dịch Pedestal Việc tạm ngưng các đoàn tàu vận tải đi đến Bắc Cực cho phép Victorious tham gia vào "cơ hội cuối cùng" tiếp tế cho đảo Malta - Chiến dịch Pedestal. Đoàn tàu vận tải WS21S hướng đến Malta khởi hành rời Anh Quốc vào ngày 3 tháng 8 năm 1942, được hộ tống bởi Victorious cùng thiết giáp hạm HMS Nelson và các tàu tuần dương Nigeria, Kenya và Manchester. Những cuộc tập trận (Chiến dịch Berserk) được thực hiện cùng các tàu sân bay HMS Indomitable, Furious, Eagle và Argus nhằm cải thiện các kỹ thuật hoạt động.[1] Chiến dịch Pedestal được bắt đầu vào ngày 10 tháng 8 năm 1942, bao gồm một loạt các tàu chiến trong nhiều nhóm hoạt động phối hợp: hai thiết giáp hạm, bốn tàu sân bay, bảu tàu tuần dương và 32 tàu khu trục. Một số tàu sân bay chuyên chở máy bay đến tăng cường cho việc phòng thủ Malta và 14 tàu vận tải chuyên chở hàng tiếp liệu đến hòn đảo đang bị bao vây. Ngày 12 tháng 8 năm 1942, Victorious bị hư hại nhẹ do một cuộc tấn công bởi máy bay ném bom Ý[1]. Tàu sân bay Eagle kém may mắn hơn; bị trúng ngư lôi bởi một tàu ngầm U-boat Đức trên đường quay trở về Gibraltar và bị đánh chìm. Nhưng cuối cùng, Pedestal là một chiến dịch thành công, khi các hàng tiếp liệu, trong đó có xăng dầu đang rất thiếu hụt, và máy bay Supermarine Spitfire được tăng viện cho phép Malta có thể đứng vững được, với cái giá thiệt hại là chín tàu buôn, một tàu sân bay, hai tàu tuần dương và một tàu khu trục bị đánh chìm. Trong tháng 9 năm 1942, Victorious trải qua một đợt đại tu và tái trang bị, khi nó được trang bị thêm một phòng dẫn đường máy bay. Sau các chuyến đi thử máy, chiếc tàu sân bay lại sẵn sàng để tham gia cuộc đổ bộ lên Bắc Phi.[1] [sửa] Chiến dịch Torch Vào tháng 11 năm 1942, Victorious tham gia Chiến dịch Torch, cuộc đổ bộ lớn của lực lượng Đồng Minh lên Bắc Phi, vốn bao gồm 196 tàu chiến của Hải quân Hoàng gia Anh và 105 chiếc của Hải quân Hoa Kỳ. Có khoảng 107.000 binh lính Đồng Minh được cho đổ bộ. Là một thành công quân sự, Chiến dịch Torch là bước khởi đầu của các cuộc tấn công sau này lên Sicily, Ý và Pháp. Victorious đã hỗ trợ trên không cho cuộc đổ bộ, rồi sau đó thực hiện không kích xuống Algiers và Fort Duree. Bốn chiếc máy bay tiêm kích Martlet (Wildcat) của nó đã hạ cánh xuống sân bay Blida tiếp nhận sự đầu hàng tại đây.[1] Nó khởi hành quay về Scapa Flow vào ngày 18 tháng 11; và đang khi trên đường đi, những chiếc Fairey Albacore của nó thuộc Phi đội Không lực Hải quân 817 đã tấn công bằng mìn sâu vào chiếc tàu ngầm Đức U-517 tại vùng biển ngoài khơi mũi Finisterre. Cấu trúc của chiếc tàu ngầm bị hư hỏng nặng và nó phải tự đánh chìm, trong khi những người sống sót được chiếc HMS Opportune cứu vớt.[1] [sửa] USS Robin Vào cuối tháng 12 năm 1942, Victorious được tạm thời cho Hải quân Hoa Kỳ mượn để bổ sung sự thiếu hụt tàu sân bay sẵn sàng hoạt động. Trong giai đoạn này, chiếc tàu sân bay không đổi tên mà chỉ được đặt tên mã là USS Robin trong mục đích thông tin liên lạc, tên được đặt dựa theo nhân vật "Robin Hood". Sau một đợt tái trang bị tại xưởng hải quân Norfork ở Hoa Kỳ vào tháng 1 năm 1943, Victorious đi băng qua kênh đào Panama để hoạt động cùng lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương.[1] Victorious đi đến Trân Châu Cảng vào tháng 3 năm 1943, và được trang bị để có thể hoạt động cùng các kiểu máy bay Mỹ Wildcat và Avenger cùng việc bổ sung thêm các vũ khí tự vệ tầm gần. Nó sẵn sàng để đưa ra hoạt động vào tháng 5, và khởi hành cùng với tàu sân bay USS Saratoga đi đến khu vực Tây Nam Thái Bình Dương. Vai trò của nó cùng với Đội Đặc nhiệm 36.3 là hỗ trợ các chiến dịch đổ bộ của quân Mỹ và bảo vệ chống lại các cuộc tấn công của tàu chiến Nhật. Hai chiếc tàu sân bay có các đội bay hỗn hợp Anh-Mỹ, và công việc yểm trợ trên không do Victorious đảm trách trong khi Saratoga tiến hành các cuộc tấn công[3]. Đến tháng 8 năm 1943, Victorious và Saratoga hỗ trợ trên không cho lực lượng Đồng Minh trong cuộc đổ bộ bộ lên New Georgia (Chiến dịch Cartwheel). Sang tháng 9 năm 1943, Victorious quay trở về Scapa Flow, đi đến căn cứ hải quân tại đây vào giữa tháng 10.[1] [sửa] Tấn công chiếc Tirpitz Từ tháng 12 năm 1943 đến tháng 3 năm 1944, Illustrious trải qua một đợt nâng cấp tại Liverpool, nơi nó được trang bị một hệ thống radar kiểu mới[1]. Đến cuối tháng 3, Victorious cùng với Anson và Duke of York hình thành nên Lực lượng 1 với nhiệm vụ hộ tống đoàn tàu vận tải JW58. Ngày 2 tháng 4 năm 1944, Lực lượng 1 được cho sáp nhập cùng Lực lượng 2, gồm các tàu sân bay HMS Emperor, Fencer, Furious, Pursuer và Searcher cùng nhiều tàu tuần dương và tàu khu trục, để tung ra cuộc tấn công mang tên Chiến dịch Tungsten nhắm vào chiếc thiết giáp hạm Đức Tirpitz tại Altafjord, Na Uy. Cuộc tấn công bao gồm hai đợt máy bay Fairey Barracuda, đã đánh trúng chiếc thiết giáp hạm Đức 14 lần cũng như bắn phá càn quét cấu trúc thượng tầng của nó. Cho dù các quả bom làm ngập và gây hư hại nặng cho cấu trúc thượng tầng, đại giáp của con tàu đã không bị ảnh hưởng. Dù sao, cuộc tấn công đã loại chiếc Tirpitz khỏi vòng chiến đấu trong một thời gian [4][5]. Trong hoạt động này, Victorious trở thành chiếc tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Hoàng gia Anh đưa ra sử dụng những chiếc máy bay tiêm kích F4U Corsair trong chiến đấu. Lực lượng đặc nhiệm quay trở về Scapa Flow ba ngày sau đó. Trong tháng 4 và tháng 5, Victorious dự định tung ra ba đợt tấn công khác nhắm vào chiếc Tirpitz (các chiến dịch Planet, Brawn và Tiger Claw) nhưng chúng bị hủy bỏ do thời tiết xấu và được thay thế bằng các đợt không kích tàu bè đối phương. Vào ngày 30 tháng 5, một cuộc tấn công bằng ngư lôi cảm âm được chiếc tàu ngầm Đức U-957 thực hiện không thành công, và Victorious thực hiện thêm nhiều cuộc tấn công tàu bè khác ngoài khơi Na Uy trong Chiến dịch Lombard.[1] [sửa] Hạm đội Viễn Đông Vào tháng 6 năm 1944, Victorious cùng với tàu sân bay HMS Indomitable rời vùng biển Anh Quốc để gia nhập Hạm đội Viễn Đông đặt căn cứ tại Colombo, Ceylon (ngày nay là Sri Lanka), và nó đến nơi vào ngày 5 tháng 7. Hạm đội Viễn Đông, sau một thời gian im hơi lặng tiếng, tự giới hạn hoạt động trong các nhiệm vụ bảo vệ tàu buôn, giờ đây được tăng cường đáng kể bởi các tàu chiến đến từ Đại Tây Dương và Địa Trung Hải, bắt đầu chuẩn bị cho hoạt động tấn công vào lực lượng Nhật Bản.[6] Sau một giai đoạn chuẩn bị ngắn, Victorious tham gia một loạt các cuộc không kích vào các căn cứ Nhật Bản. Bắt đầu bằng chiến dịch Crimson vào ngày 25 tháng 7, nó cùng với tàu sân bay HMS Illustrious tiến hành không kích các sân bay gần Sabang, Sumatra. Vào cuối tháng 8, nó hỗ trợ trên không cho các tàu chiến của Hạm đội Viễn Đông tiến hành các chiến dịch tìm kiếm-giải cứu trên biển cho các máy bay Lục quân Mỹ trong các cuộc không kích nhắm vào Sumatra trong Chiến dịch Boomerang. Ngày 29 tháng 8, cùng với các tàu sân bay HMS Illustrious và Indomitable và được hộ tống bởi HMS Howe, Victorious tiến hành không kích xuống Padang, Indaroeng và Emmahaven (Chiến dịch Banquet). Sau một giai đoạn nghỉ ngơi ngắn, ngày 18 tháng 9, Victorious và Indomitable tấn công các nhà ga đường sắt tại Sigli, Sumatra; rồi tiếp nối bằng nhiệm vụ trinh sát-hình ảnh trên quần đảo Nicobar (chiến dịch Light). Chính trong hoạt động này đã xảy ra sự kiện bắn nhầm vào tàu ngầm HMS Spirit, nhưng may mắn là đã không có tổn thất về nhân mạng.[1] Vào cuối tháng 9, Victorious lưu lại một thời gian ngắn tại Bombay để sửa chữa hệ thống bánh lái, một vấn đề bắt đầu nảy sinh từ sau Chiến dịch Light. Nó lại gia nhập Hạm đội Viễn Đông vào ngày 6 tháng 10. Chiến dịch tiếp theo sau mang tên Millet là hoạt động cuối cùng của chiếc tàu sân bay cùng Hạm đội Viễn Đông. Ngày 17 tháng 10, cùng với chiếc HMS Indomitable và được chiếc HMS Renown hộ tống, nó tung ra các đợt tấn công xuống quần đảo Nicobar và cảng Nancowry. Sự chống trả của máy bay đối phương đã làm mất bốn máy bay và gây hư hại cho năm chiếc khác. Đầu tháng 11, Victorious lại phải quay về Bombay để sửa chữa bánh lái một lần nữa; những vấn đề phát sinh trong chiến dịch Millet.[1] [sửa] Hạm đội Thái Bình Dương Hạm đội Thái Bình Dương được hình thành tại Trincomalee vào ngày 22 tháng 11 năm 1944 từ các đơn vị của Hạm đội Viễn Đông, và Victorious được chuyển sang hạm đội mới. Từ tháng 11 năm 1944 đến tháng 1 năm 1945, đơn vị mới này vẫn ở lại vùng biển Ấn Độ Dương, tiến hành huấn luyện và rút tỉa những kinh nghiệm cần thiết cho sự phối hợp hoạt động cùng hải quân Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Victorious còn phải trải qua sửa chữa tại Bombay cho đến tháng 1 năm 1945, nên đã bỏ lỡ cơ hội tham gia không kích các cơ sở lọc dầu tại Pangkalan Brandan trong Chiến dịch Robson.[

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com