Chào các bạn! Truyen4U chính thức đã quay trở lại rồi đây!^^. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền Truyen4U.Com này nhé! Mãi yêu... ♥

CHƯƠNG 4: HƯỚNG NGOẠI-NỘI

"Chúng ta không cần phải lúc nào cũng rực rỡ dưới ánh hào quang của sân khấu, đôi khi làm một người thầm lặng phía sau màn ảnh cũng rất tốt"

Tôi nghĩ rằng nhiều người trong chúng ta thuộc tuýp người sống nội tâm hay một số cuốn sách gọi đó là sự nhạy cảm. Và nếu bạn cũng là một người hướng nội thì có lẽ bạn cũng sẽ hiểu cảm giác hâm mộ những người có tính cách hướng ngoại và theo tôi thì đa số mọi người đều mong muốn bản thân là một người hướng ngoại dễ giao tiếp, dễ kết bạn và có được vòng giao thiệp bạn bè rộng rãi. Nhưng tại sao vậy nhỉ? Liệu tính cách hướng nội hay hướng ngoại sẽ tốt hơn?

Vậy để trả lời cho các câu hỏi trên thì chúng ta cùng nhau điểm lại khái niệm của hướng nội và hướng ngoại nhé. Nhìn chung, người hướng nội là những người thường ít nói về bản thân và họ thích lắng nghe nhiều hơn nói. Những người sống nội tâm thường có khá ít những người bạn thân và thường thì khi đối diện với thất bại, họ sẽ có xu hướng tự dành thời gian một mình để suy ngẫm về quá tình mà mình đã trải qua và bên cạnh đó thì họ có xu hướng thích làm việc một mình hơn so với teamwork.

Còn với người hướng ngoại thì trái ngược hoàn toàn: Người hướng ngoại là những người nói nhiều và biết cách để khẳng định cbản thân mình. Thông thường thì họ nói niều hơn nghe và có xu hướng làm chủ những cuộc trò chuyện và họ có thể thoải mái kết bạn và trò chuyện với người mới quen. Và đa phần thì những người hướng ngoại sẽ thể hiện tốt hơn khi làm việc nhóm. (Nếu bạn có hứng thú thì có thể tìm đọc quyển sách Quite của Susan Cain để tìm hiểu sâu hơn về khái niệm này vì bên cạnh hai loại tính cách trên thì còn một loại thứ 3 là Ambivert - có thể hiểu là người thuộc dạng trung lập nữa)

Theo tác giả Susan Cain thì những người hướng ngoại có xu hướng thích những môi trường nhiều kích thích và họ đa phần sẽ sở hữu nét tính cách năng nổ, hoạt bát. Học thích những điều mới lạ và sẵn sàng chia sẻ suy nghĩ của mình ngay lập tức. Mặt khác, những người sống hướng nội thì lại hướng về những nơi ít kích thích hay họ thích tìm kiếm sự yên tĩnh và thông thường thì họ hay nghĩ kỹ rồi mới nói.

Vậy thì kiểu tính cách nào tốt hơn đây? Câu trả lời là kiểu tính cách nào cũng tồn tại những ưu nhược điểm riêng cả và khái niệm về tốt hơn hay tệ hơn là hoàn toàn không có cơ sở để so sánh. Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu ưu điểm của người hướng ngoại trước nhé. Như chúng ta đã biết ở trên phần khái niệm thì người hướng ngoại thích tương tác xã hội nên họ sẽ thường mở màn cho những sự kiện. Ưu điểm mà đa số mọi người đều thấy ở người hướng ngoại đó chính là họ đều rất tự tin và cởi mở nên họ có xu hướng làm mũi nhọn hay spotlight trong các hoạt động đi chơi nhóm hoặc các môn thể thao.

Điểm mạnh kế tiếp của người hướng ngoại là mạng lưới quan hệ của họ rất rộng và đa dạng vì căn bản họ không hề ngại giao tiếp và gặp gỡ, làm quen với bạn bè mới. Mặt khác, họ là những người không ngại rủi ro do tính cách can đảm và liều lĩnh của bản thân. Điều này đồng nghĩa với việc những người hướng ngoại sẵn sàng dấn thân vào thử thách để thể hiện bản thân và khi đạt được thành công mà họ muốn thì cơ thể họ sẽ tiết ra dopamine - một chất do cơ thể tiết ra mỗi khi họ đạt được thành công nhằm kích thích sự thỏa mãn khi được khen thưởng, ca tụng của não bộ.

Bên cạnh đó thì kiểu tính cách này đôi khi vẫn sẽ đem lại một số bất lợi nhất định. Đầu tiên là họ sẽ vô tình tạo cảm giác khó chịu cho người khác. Vì bản tính cởi mở của mình mà đôi khi họ vô tình xúc phạm đến gây khó chịu đến người khác một cách vô ý mà họ chẳng hề nhận ra và đó có thể là trong những buổi nói chuyện hằng ngày hay trong những việc vặt vãnh mà con người ta thường hay ít để ý. 

Lí do là họ có xu hướng nói thẳng thắn ra suy nghĩ của bản thân mà chưa đặt đặt bản thân mình vào hoàn cảnh người khác. Ví dụ đơn giản là có nếu chúng ta có đứa bạn cởi mở thì đôi khi họ sẽ nói ra những điều mà chúng ta chỉ muốn nói với họ vì sự tin tưởng (con người ta hay gọi là bí mật đấy) nhưng họ lại xem là những chuyện bình thường và thoải mái kể với người khác (đôi khi ấy chuyện này tức muốn hộc máu luôn ấy chứ).

Và một bất lợi khác nữa cho họ là vòng giao thiệp của học có lẽ chỉ đạt được chiều rộng thay vì chiều sâu. Điều đó có nghĩa là những người hướng ngoại chưa chắc sẽ có được nhiều bạn bè thật sự khi mối quan hệ của họ đang dần mở rộng nhưng chỉ dừng lại ở mức độ 'xã giao'. Ngoài ra thì khi ở một mình thì những người có tính cách hướng ngoại sẽ cảm thấy chán chường vì nhu cầu thường xuyên gắn bó với người khác là một đặc điểm khá điển hình của người hướng ngoại. 

Một ví dụ điển hình là khi cách ly trong mùa dịch, đặc biệt là ngay vào lúc thành phố đóng cửa làm căng nhất thì chắc không biết bao nhiêu đứa bạn của chúng ta than vãn rồi đến cả xỉu lên xỉu xuống lên xuống vì phải ru rú trong nhà gần 3 tháng trời. 

Bây giờ thì chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu ưu nhược điểm trong tính cách hướng nội thôi nào. Dẫu cho xã hội vẫn đang đề cao hay khuyến khích các hoạt động nhóm nhằm giúp mọi người giao lưu và năng nổ hơn nhưng chúng ta không thể phủ nhận những ưu thế tuyệt vời của người hướng nội. Đầu tiên phải kể đến đó chính là khả năng làm việc độc lập của người hướng nội rất cao và họ sẽ biểu hiện rất tốt trong khi làm việc một mình.

Nguyên nhân là bởi vì những người hướng nội có thường hay hướng đến chiều sâu và họ sẽ tìm hiểu kỹ những lĩnh vực mà họ quan tâm hay công việc mà họ đang làm. Do đó mà người hướng nội sẽ có tư duy mạch lạc cùng kế hoạch công việc cụ thể. Và đặc biệt là điều này gắn liền với tính tự chủ - có nghĩa là họ thích 'tự thân vận động' hơn và họ có khả năng tập trung vào những gì họ làm mà ít bị tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh. 

Để cho chúng ta dễ hình dung thì bạn có thể liên tưởng cảnh mà những người hướng nội ngồi học tập. Khung cảnh ấy sẽ như thế nào? Yên tĩnh? Tập trung? Thể hiện sự tồn tại rất thấp? Tốt bây giờ thì liên tưởng cảnh một người hướng ngoại đang ngồi học? Chắc bạn tưởng tượng ra rồi phải không. Theo tôi thì hơn 90% mà có người đến bắt chuyện với họ là họ đáp lại liền đồng thời quẳng luôn cây bút cho nó tiện nói chuyện cái đã. Đó là sự khác biệt đấy bạn thân mến.

Một ưu điểm tuyệt vời của người hướng nội là học sở hữu khả năng lắng nghe và đồng cảm sâu sắc. Điều này bắt nguồn từ việc những người sống nội tâm thích lắng nghe chuyện của người khác hơn là kể về chuyện của chính mình và bên cạnh đó thì họ có khả năng quan sát rất tinh tế và tỉ mỉ. Thay vì dành thời gian để thể hiện bản thân thì họ lại hứng thú với việc nhìn ngắm và đưa ra đánh giá chính xác về những vấn đề xung quanh và vì thế mà những lời khuyên của người nội tâm rất tinh tế và đầy tính thấu cảm.

Một phần khác là vì người hướng nội thường rất cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói, họ thường nghĩ kỹ rồi mới nói nên những lời họ nói rất có trọng lượng trong mắt người khác. Điều này thì dễ hiểu thôi, chúng ta thử quan sát giữa hai người một người nói rất nhiều chủ đề gì cũng bay vô 'tám' được so với một người ít nói mà tự dưng lâu lâu phán ra một câu thì câu đó chắc được xem là' mặt trời chân lí chiếu qua tim' luôn quá. Chắc chắn rồi, bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì cũng còn những mặt hạn chế.

Đầu tiên là khả năng truyền đạt của họ vẫn còn đôi phần hạn chế. Chuyện này cũng đơn giản dễ hiểu là vì người hướng nội thường hay không có xu hướng thể hiện bản thân mình trong giao tiếp thì họ sẽ cảm thấy khó khăn, không được tự nhiên khi phải truyền đạt hay thể hiện điều mình muốn nói. Giao tiếp nhìn chung cũng giống như một môn học vậy mà trong đó con người càng rèn luyện thì sẽ càng thành thạo còn nếu ít luyện tập thì khả năng truyền đạt chắc chắn sẽ không thể giỏi được. 

Và điều đó dẫn đến việc có nheièu điều mà người hướng nội cảm thấy khó truyền đạt hay giải thích cho người khác hiểu được hay nói cách khác là họ có thể sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp do đơn giản là vì chúng ta nói gì người khác nghe còn chả hiểu thì lấy đâu ra mà giao với tiếp nữa cơ chứ. 

Một vấn đề khác là những người hướng nội đa phần đều là người nhạy cảm và với một số trong đó thì sẽ có biểu hiện nhạy cảm thái quá. Điều này thể hiện rõ ràng nhất qua cách họ rất coi trọng cái nhìn hay chính là phản hồi của người khác về bản thân họ. Đương nhiên, đôi lúc chúng ta cần cẩn trọng để không vô ý làm tổn thương họ vì một số phản hồi bâng quơ của chúng ta cũng đủ để khiến họ ngồi nghĩ cả buổi trời luôn rồi. 

Điển hình là cô bạn M cùng bàn của tôi thường hay rất để ý về những điều người khác nói về mình mà con người mà, có người này khen thì phải có người kia chê thôi. Nhưng khổ nỗi khi cô ấy đi nghe ngóng biết người khác nói xấu mình thì lại tự chuốc bực mình vào thân rồi buồn tủi hay khóc một mình và cảm thấy thế gới sao quá đỗi phũ phàng vì "Mình đã đối tốt với họ như vậy mà sao họ lại làm thế! Quá quắt thật". Ấy đau nhất là sự thật thì người nói xấu cô ấy còn chả nhớ mình có nói vậy nữa...(tôi bó tay luôn). Vì thế mà theo tôi thì quá nhạy cảm có lẽ là một điều khá mệt người dù đôi khi cũng giúp ích thật.

Chương tiếp theo chúng ta sẽ đi tìm hiểu về vấn đề này tiếp nhé! 

Hope you have good day and thank you very much for watching this chap!

(Còn tiếp)


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com