Hkjk*tah Triết 1 B.1=>8
Bài 1: THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT
VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG
1-Thế giới quan và phương pháp luận
a) Vai trò của thế giới quan, phương pháp luận của Triết học.
- Triết học là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó.
- Đối tượng nghiên cứu của Triết học: Là những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động và phát triển của giới tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy.
- Triết học có vai trò là thế giới quan, phương pháp luận chung cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người.
b) Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm.
* Thế nào là thế giới quan:
Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống.
* Nội dung vấn đề cơ bản của Triết học gồm có 2 mặt:
- Mặt thứ nhất trả lời câu hỏi: Giữa vật chất (tồn tại, tự nhiên) và ý thức (tư duy, tinh thần) cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào ?
- Mặt thứ 2 Trả lời câu hỏi: Con người có thể nhận thức được thế giới khách quan không ?
* Dựa vào cách giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học mà chia thành thế giới quan duy vật hay thế giới quan duy tâm.
- Thế giới quan duy vật cho rằng: Giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới vật chấttồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người, không do ai sáng tạo ra và không ai tiêu diệt được.
=> Thế giới quan duy vật có vai trò tích cực trong việc phát triển khoa học.
- Thế giới quan duy tâm cho rằng: ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên.
=> Thế giới quan duy tâm là chỗ dựa về lý luận cho các lực lượng xã hội lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của lịch sử.
c) Phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình.
- Phương pháp: Là cách thức đạt tới mục đích đặt ra.
- Phương pháp luận là khoa học về phương pháp, về những phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp luận biện chứng: Xem xét sự vật hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng, trong sự vận động và phát triển không ngừng.
- Phương pháp luận siêu hình: Xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến diện, chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, không vận động, không phát triển.
2- Chủ nghĩa duy vật biện chứng – sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.
- Triết học duy vật biện chứng: do Các Mác sáng lập từ nửa cuối thế kỷ XIX.
- Các nhà duy vật trước Mác: có thế giới quan duy vật, nhưng thường lại siêu hình về phương pháp luận, không giải thích được các hiện tượng về lịch sử, xã hội, con người. VD: Hêracơlit, L. Phơbắc
- Các nhà biện chứng trước Mác: Có tư tưởng biện chứng về PPL, nhưng thường lại đứng trên lập trường duy tâm. Phép biện chứng của họ là Phép biện chứng của ý niệm nên không giải thích được các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan.
- Triết học Mác- Lênin: thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng thống nhất hữu cơ với nhau. Bản chất thế giới là vật chất, thế giới vật chất luôn luôn vận động và phát triển theo những quy luật khách quan. Những quy luật này được nhận thức và xây dựng thành phương pháp luận. Vì vậy, thế giới quan và phương pháp luận gắn bó với nhau. Xét về thế giới quan, nó là thế giới quan duy vật biện chứng; xét về phương pháp luận, nó là phương pháp luận biện chứng duy vật.
=> Triết học Mác – Lênin là đỉnh cao của sự phát triển của Triết học.
Bài 2: THẾ GIỚI VẬT CHẤT TỒN TẠI KHÁCH QUAN
1- Giới tự nhiên tồn tại khách quan.
- Theo nghĩa rộng: Giới tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất, bao gồm toàn bộ các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan
+ Giới tự nhiên là tự có, qua quá trình phát triển lâu dài: phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ vô cơ đến hữu cơ, từ chưa có sự sống đến có sự sống, từ động vật bậc thấp đến động vật bậc cao.
- Theo nghĩa hẹp: Giới tự nhiên là nói đến các điều kiện tự nhiên.
*Tóm lại: Giới tự nhiên là tất cả những gì tự có, không phải do ý thức của con người hoặc một lực lượng thần bí nào tạo ra. Giới tự nhiên tồn tại khách quan, vận động và phát triển theo những quy luật vốn có của nó.
2- Xã hội là một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên.
a) Con người là sản phẩm của giới tự nhiên.
- Khoa học đã chứng minh: Con người có nguồn gốc từ động vật và là kết quả quá trình phát triển lâu dài của giới tự nhiên.
- Ngày nay các yếu tố sinh học và các quy luật sinh học đặc trưng cho động vật có vú vẫn chi phối con người.
- Mặt khác, con người có quá trình lao động và hoạt động xã hội nên không sống theo bản năng, mà biết sử dụng tự nhiên theo cách của mình. Nhờ vậy đã tách con người khỏi đời sống động vật và bản năng động vật.
Tóm lại: Bản thân con người là sản phẩm của giới tự nhiên, con người tồn tại trong môi trường tự nhiên và cùng phát triển với môi trường tự nhiên.
b) Xã hội là sản phẩm của giới tự nhiên.
- Sự ra đời của con người và xã hội loài người là đồng thời. Kết cấu quần thể của loài vượn cổ là tiền đề tự nhiên để hình thành nên các mối quan hệ xã hội. Như vậy, có con người mới có xã hội, mà con người là sản phẩm của giới tự nhiên, cho nên xã hội cũng là sản phẩm của giới tự nhiên.
- Xã hội là một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên vì xã hội là hình thức tổ chức cao nhất của giới tự nhiên, có cơ cấu xã hội mang tính lịch sử và có những quy luật riêng.
c) Con người có thể nhận thức, cải tạo thế giới khách quan.
* Con người có thể nhận thức được thế giới khách quan
- Nhờ các giác quan và hoạt động của bộ não mà con người có thể nhận thức được thế giới khách quan và khả năng nhận thức của con người ngày càng tăng.
- Hiện nay, trong thế giới khách quan còn nhiều điều bí ẩn, nhưng khi KHKT phát triển, tất cả các sự vật hiện tượng dù kỳ lạ đến đâu, chắc chắn cũng sẽ được con người nhận thức.
* Con người có thể cải tạo được thế giới.
- Con người không thể tạo ra giới tự nhiên nhưng có thể cải tạo được giới tự nhiên vì lợi ích của mình trên cơ sở tôn trọng những quy luật vận động khách quan của nó.
- Cùng với việc cải tạo giới tự nhiên, con người còn không ngừng cải tạo xã hội. Nhờ đó xã hội đã ngày càng phát triển..
- Thực tế cho thấy, muốn cải tạo được tự nhiên và xã hội, , con người phải nhận thức và vận dụng đúng các quy luật khách quan.
Bài 3: SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA THẾ GIỚI VẬT CHẤT
1- Thế giới vật chất luôn luôn vận động
a) Thế nào là vận động.
* Ví dụ:- Chim đang bay
- Quạt đang quay
- ánh sáng mặt trời chiếu qua cửa sổ
- Cây ra hoa, kết quả
- Nguyên tử, chuyển động
- Học từ lớp 1 đến lớp 10
- Xã hội phát triển qua 5 giai đoạn…
* Nhận xét: Mọi sự vật hiện tượng luôn luôn biến đổi.
- Có trong tự nhiên
- Co trong xã hội
- Có thể quan sát trực tiếp hoặc gián tiếp.
* Định nghĩa: Vận động là mọi sự biến đổi (biến hoá) nói chung của các sự vậtvà hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội.
b) Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất.
* Ví dụ:
- Trái đất tồn tại khi quay quanh mặt trời.
- Cây tồn tại khi có trao đổi chất với môi trường.
- Con chim tồn tại khi còn có đồng hoá - dị hoá…
* Kết luận: Vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của các sự vật hiện tượng vật chất.
c) Các hình thức vận động cơ bản của vật chất.
* Ví dụ:
- Sự chuyển động của ròng rọc
- Vận động của các nguyên tử
- Cây ra hoa, kết quả
- Sự phát triển của xã hội từ CXNT- CHNL- PK- TBCN- XHCN
* Nhận xét:
- Mỗi hình thức vận động có một đặc trưng riêng
- Các hình thức vận động có mối quan hệ hữu cơ với nhau.
- Các hình thức vận động phát triển theo trình tự từ thấp đến cao.
* Có 5 hình thức vận động cơ bản.
- Vận động cơ học.
- Vận động vật lý
- Vận động hoá học
- Vận động sinh học
- Vận động xã hội
* Bài học:
- Tuân theo sự vận động của quy luật tự nhiên
- Tuân theo sự vận động của quy luật xã hội.
- Nhìn nhận, đánh giá sự vật hiện tượng luôn có chiều hướng vận động, biến đổi. Tránh quan điểm cứng nhắc, bất biến.
2- Thế giới vật chất luôn luôn phát triển.
a) Thế nào là phát triển.
* Ví dụ:
- Hạt nảy mầm
- Cây lớn lên, ra hoa, kết quả
- Xã hội từ phong kiến lên TBCN
- Nhận thức từ lạc hậu đến văn minh
- Máy móc thay thế công cụ đồ đá
* Định nghĩa:
Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu…
b) Phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất.
* Phát triển: Là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất. Đó là cái mới thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu.
* Bài học:
Khi xem xét một svht hoặc đánh giá một con người, cần phát hiện ra những nét mới, ủng hộ cái tiến bộ, tránh mọi thái độ thành kiến, bảo thủ.
Bài 4: NGUỒN GỐC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN
CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG
1- Thế nào là mâu thuẫn.
Khái niệm:
* Ví dụ:
- Trong nguyên tử có: e+; e-
- Trong sinh vật có: đồng hoá; dị hoá.
- Trong nhận thức có: đúng; sai.
- Trong đạo đức có: thiện; ác
* Nhận xét:
- Trong mỗi sự vật hiện tượng đều có 2 mặt đối lập nhau.
- Hai mặt đối lập đó ràng buộc, tác động và đấu tranh với nhau.
* Khái niệm: Mâu thuẫn là một chỉnh thể trong đó 2 mặt đối lập vừa thống nhất với nhau lại vừa đấu tranh với nhau.
a) Mặt đối lập của mâu thuẫn.
* Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm…mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau.
- Mặt đối lập của mâu thuẫn tồn tại và ràng buộc lẫn nhau bên trong mỗi sự vật hiện tượng .
b) Sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
* Trong mỗi mâu thuẫn, hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau. Triết học gọi đó là sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
c) Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
* Ví dụ:
- Trong nguyên tử: e+ và e-
- Trong sinh vật: di truyền – biến dị
- Trong xã hội TBCN: g/c TS- g/c VS.
- Trong học tập: chăm học- lười học...
* Nhận xét: Trong quá trình phát triển, các mặt đối lập phát triển theo chiều hướng trái ngược nhau.
* Định nghĩa: Hai mặt đối lập luôn luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau, triết học gọi là: Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
2. Mâu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật hiện tượng.
a) Giải quyết mâu thuẫn.
* Ví dụ:
- Đồng hoá >< Dị hoá -> sinh vật phát triển.
- Vô sản >< Tư sản -> CMXHCN.
- Ý thức tốt >< ý thức chưa tốt -> tiến bộ.
- Chăm học >< lười học -> học tốt..
* Nhận xét:
- Mỗi mâu thuẫn đều bao hàm sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
- Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho sự vật hiện tượng không thể giữ nguyên trạng thái cũ.
- Khi mâu thuẫn được giải quyết, kết quả là sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời, lại xuất hiện các Mâu thuẫn mới…
=> Như vậy, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật hiện tượng.
- Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập không phải bằng con đường điều hoà mâu thuẫn.
b) Ý nghĩa và bài học:
* Ý nghĩa:
- Giải quyết mâu thuẫn là nguồn gôc, động lực của vận động, phát triển của sự vật hiện tượng, nên cần phải biết phát hiện ra mâu thuẫn, tìm cách tác động, có như vậy mâu thuẫn mới được giải quyết, sự vật cũ mới mất đi, sự vật mới mới ra đời
* Bài học:
- Mỗi loại mâu thuẫn có phương pháp giải quyết khác nhau, do đó cần phân tích mâu thuẫn cụ thể trong tình hình cụ thể.
- Phân tích từng điểm mạnh – yếu của từng mặt đối lập, phân tích các quan hệ của mâu thuẫn.
- Trong cuộc sống, phải biết phân biệt đúng, sai, tiến bộ, lạc hậu
- Biết đấu tranh phê bình và tự phê bình để tiến bộ.
- Tránh tư tưởng “dĩ hoà vi quý”.
- Nâng cao nhận thức xã hội, phát triển nhân cách.
Bài 5: CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN
CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG
1- Thế nào là chất và lượng của sự vật và hiện tượng.
a) Chất:
Ví dụ:
- Nguyên tố Cu:
+ ngtử lượng = 63,54
+ t0 nóng chảy = 10830C
+ t0 sôi = 28800C
*Khái niệm chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật hiện tượng khác.
b) Lượng:
VD: - Cái bảng có chiều dài là 3m
- Lớp 10A có 50 học sinh.
- Bạn Nam học lớp 10…
*Khái niệm lượng dùng để chỉ những thuộc tính vốn có củasự vật hiện tượng biểu thị trình độ phát triển (cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), số lượng (ít, nhiều), tốc độ vận động (nhanh, chậm)…của sự vật và hiện tượng.
- Lượng không chỉ rõ được sự khác nhau giữa nó với cái khác.
* Tóm lại:
Mỗi sự vật hiện tượng đều có chất và lượng đặc trưng của nó. Chất và lượng luôn luôn thống nhất với nhau, chất nào thì lượng ấy.
2- Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất.
a) Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất
* Ví dụ:
tăng t0 đến 100o
- H2O (lỏng) ---------àbay hơi(khí)
(4,9 < điểm <5,0 --> (6,4 < điểm < 8,0…)
- Học lực: yếu –> TB -> Khá -> G
* Nhận xét: Cách thức biển đổi của lượng.
- Lượng biến đổi trước.
- Sự biến đổi của các svht bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi của lượng.
- Lượng biến đổi dần dần chỉ khi nào vượt quá giới hạn của độ mới tạo ra biến đổi về chất.
* Độ: Là giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm biến đổi về chất của sự vật hiện tượng.
* Điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật hiện tượng.
b) Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng.
- Chất biến đổi sau
- Chất biến đổi nhanh chóng
- chất mới ra đời thay thế chất cũ. Khi chất mới ra đời lại hình thành một lượng mới phù hợp với nó.
3- Bài học:
- Sự vật hiện tượng phát triển bao giờ cũng bắt đầu từ sự thay đổi của lượng.
- Lượng thay đổi dần chỉ khi nào vượt quá giới hạn của độ mới tạo ra biến đổi về chất.
- Muốn có sự phát triển phải có quá trình tích luỹ dần về lượng.
- Trong học tập và rèn luyện, phải kiên trì, nhẫn nại, không coi thường việc nhỏ.
- Tránh tư tưởng nóng vội, muốn đốt cháy giai đoạn, hành động nửa vời, không triệt để thi không đem lại kết quả.
Bài 6: KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG
1- Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình .
Phủ định là gì ? Phủ định là xoá bỏ sự tồn tại của sự vật hiện tượng nào đó.
a) Phủ định siêu hình :
Là sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xoá bỏ sự tồn tại, phát triển của sự vật hiện tượng (chấm dứt sự phát triển)
b) Phủ định biện chứng:
Là sự phủ định diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật hiện tượng cũ để phát triển svht mới.
* Đặc điểm của Phủ định biện chứng.
Đặc điểm 1: Tính khách quan.
- PĐBC mang tính tất yếu, khách quan, nguyên nhân sự phủ định nằm ngay trong bản thân svht- đó là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. PĐBC tạo điều kiện, làm tiền đề cho sự phát triển.
Đặc điểm 2: Tính kế thừa.
- Tính kế thừa là tất yếu khách quan, đảm bảo sự vật hiện tượng giữa lại yếu tố tích cực, loại bỏ những yếu tố tiêu cực, lạc hậu để sự vật hiện tượng phát triển liên tục, không ngừng
2- Khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng .
a) Phủ định của phủ định.
- Trong quá trình vận động và phát triển của sự vật hiện tượng, cái mới xuất hiện phủ định cái cũ, rồi nó lại bị cái mới hơn phủ định. Triết học đó là sự phủ định của phủ định.
b) Khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng.
- Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng là vận động đi lên, cái mới ra đời kế thừa và thay thế cái cũ nhưng ở trình độ ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn.
c) Bài học:
- Nhận thức cái mới, ủng hộ và làm theo cái mới.
- Tôn trọng quá khứ
- Tránh bảo thủ cái cũ hoặc phủ định
Bài 7: THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN
ĐỐI VỚI NHẬN THỨC
1- Thế nào là nhận thức.
a) Quan điểm về nhận thức:
- Triết học Duy tâm: Nhận thức là do bẩm sinh hoặc do thần linh mách bảo.
- Triết học trước Mác: Nhận thức chỉ là sự phản ánh đơn giản, máy móc, thụ động về sự vật hiện tượng.
- Triết học Duy vật biện chứng: Nhận thức bắt nguồn từ thực tiễn, là quá trình nhận thức cái tất yếu, diễn ra rất phức tạp, gồm 2 giai đoạn: nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
b) Hai giai đoạn của quá trình nhận thức
* Nhận thức cảm tính:
Là giai đoạn nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác đối với sự vật, hiện tượng. Đem lại cho con người hiểu biết về đặc điểm bên ngoài của chúng.
=> Là giai đoạn nhận thức trực tiếp.
+ Ưu điểm: Độ tin cậy cao
+ Nhược điểm: Kết quả nhận thức chưa sâu sắc, chưa toàn diện.
* Nhận thức lý tính:
Là giai đoạn nhận thức tiếp theo, dựa trên các tài liệu do nhận thức cảm tính đem lại, nhờ các thao tác của tư duy như: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá…tìm ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng => là giai đoạn nhận thức gián tiếp.
+ Ưu điểm: Kết quả nhận thức sâu sắc, toàn diện.
+ Nhược điểm: nếu không dựa trên nhận thức cảm tính chính xác thì độ tin cậy không cao.
* Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính:
- Giai đoạn nhận thức cảm tính làm cơ sở cho nhận thức lý tính.
- Nhận thức lý tính là giai đoạn nhận thức cao hơn, phản ánh bản chất sự vật, hiện tượng sâu sắc và toàn diện hơn.
c) Nhận thức là gì ?
* Các yếu tố:
- Sự vật, hiện tượng trong TGKQ.
- Các cơ quan cảm giác.
- Hoạt động của bộ não.
* Khái niệm: Nhận thức là quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của TGKQ vào bộ óc con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng.
* Kết luận:
- Nhận thức đi từ cảm tính đến lý tính là một bước chuyển về chất trong quá trình nhận thức.
=> Nhờ đó con người hiểu được bản chất sự vật, hiện tượng và từng bước cải tạo thế giới khách quan.
2- Thực tiễn là gì ?
*Khái niệm:
Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính chất lịch sử – xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.
* Các hình thức biểu hiện:
- Hoạt động sản xuất vật chất.
- Hoạt động chính trị – xã hội
- Hoạt động thực nghiệm khoa học.
=> 3 hình thức này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, hoạt động sản xuất vật chất là hình thức cơ bản chất.
3- Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
a) Thực tiễn là cơ sở của nhận thức
- Vì: Mọi nhận thức của con người đều bắt nguồn từ thực tiễn. Nhờ tiếp xúc của các cơ quan cảm giác và hoạt động của bộ não, con người phát hiện ra các thuộc tính, hiểu được bản chất các sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: - Sự ra đời của các khoa học
- Dự báo thời tiết.
- Các câu tục ngữ…
b) Thực tiễn là động lực của nhận thức.
- Vì: Trong hoạt động động thực tiễn luôn đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ cho nhận thức phát triển.
Ví dụ: - Công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.
- Trong sản xuất…
- Trong học tập…
c) Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
- Vì: Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi được ứng dụng trong hoạt động thực tiễn tạo ra của cải cho xã hội.
Ví dụ: Ứng dụng các phát minh khoa học: công nghệ điện tử, công nghệ sinh học…
d) Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
- Vì: Chỉ có đem những tri thức đã thu nhận được qua nhận thức đối chiếu với thực tiễn để kiểm tra, kiểm nghiệm mới khẳng định được tính đúng đắn của nó.
Ví dụ:- Chân lý: Không có gì quý hơn độc lập tự do.
- Nhà bác học Galilê phát minh ra định luật về sức cản của không khí
* Bài học:
Học phải đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn.
Bài 8: TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI
1- TỒN TẠI XÃ HỘI.
Tồn tại xã hội là gì?
*Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, bao gồm môi trường tự nhiên, dân số và phương thức sản xuất.
- Trong những yếu tố đó, PTSX là nhân tố quyết định, bởi vì trình độ của PTSX như thế nào thì sẽ quyết định sự tác động của con người đến môi trường tự nhiên và quy mô phát dân số như thế ấy.
Các yếu tố của tồn tại xã hội.
a) Môi trường tự nhiên.
* Các thành phần của môi trường tự nhiên:
- Điều kiện địa lý: Đất đai, rừng núi, sông, biển, khí hậu..
- Của cải trong tự nhiên: Khoáng sản, động, thực vật…
- Nguồn năng lượng: ánh sánh, nhiệt độ, không khí, độ ẩm…
* Vai trò: Môi trường tự nhiên là điều kiện sinh sống tất yếu và thường xuyên của sự tồn tại và phát triển của xã hội (thuận lợi hay khó khăn)
* Con người tác động đến môi trường tự nhiên theo 2 hướng: tích cực và tiêu cực.
- Tích cực: làm cho tự nhiên thêm phong phú…
- Tiêu cực: tàn phá, khai thác cạn kiệt giới tự nhiên.
b) Dân số:
- Dân số là số dân sống trong một hoàn cảnh địa lý nhất định.
- Dân số là điều kiện tất yếu và thường xuyên của sự tồn tại và phát triển của xã hội (xây dựng và bảo vệ xã hội)
- Dân số và tốc độ phát triển dân số mỗi nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển mọi mặt của đất nước.
- Nguyên nhân chi phối sự phát triển dân số:
+ Kinh tế – xã hội
+ Nhận thức của con người.
+ Chủ trương chính sách
+ Phong tục, tập quán
+ Pháp luật
c) Phương thức sản xuất.
- PTSX là cách thức con người làm ra của cải vật chất trong những giai đoạn lịch sử nhất định.
- Mỗi PTSX đều gồm 2 bộ phận là: Lực lượng SX và Quan hệ SX
* Lực lượng sản xuất: (còn gọi là sức sản xuất) là biểu hiện khả năng chinh phục, cải tạo tự nhiên của con người.
LLSX gồm có: 2 yếu tố TLSX và người lao động
* TLSX: gồm 2 yếu tố: Tư liệu lao động và đối tượng lao động
- TLLĐ: gồm có công cụ lao động và các phương tiện vật chất khác.
Trong đó, công cụ lao động là yếu tố năng động, luôn luôn biến đổi – thông qua công cụ lao động biểu hiện trình độ phát triển của xã hội.
- ĐTLĐ: có 2 loại: có sẵn trong tự nhiên và do lao động tạo nên.
* Người lao động: sức khoẻ, trình độ trí thức, kỹ năng nghề nghiệp
=> Trong LLSX, người lao động giữ vai trò quyết định.
* Quan hệ sản xuất: Là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, bao gồm:
- Quan hệ sở hữu về TLSX: TLSX thuộc về ai ? về cá nhân hay xã hội?
- Quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất: Ai là người lập kế hoạch và điều hành sản xuất?
- Quan hệ trong phân phối sản phẩm: Ai có quyền phân phối và phương thức phân phối sản phẩm như thế nào ?
* Mối quan hệ giữa QHSX và LLSX.
- Trong quá trình phát triển của PTSX thì LLSX luôn là yếu tố năng động và phát triển.
- QHSX có tính ổn định tương đối nên thay đổi chậm hơn.
- Khi LLSX phát triển thì QHSX trở nên lỗi thời, lạc hậu không con phù hợp, dẫn đến mâu thuẫn với LLSX.
- LLSX phát triển phá vỡ QHSX, làm cho mâu thuẫn được giải quyết
- Khi QHSX cũ mất đi, QHSX mới ra đời, tức là PTSX cũ mất đi, PTSX mới ra đời.
- Vậy PTSX mới ra đời khi QHSX phù hợp với LLSX.
* Kết luận: Trong TTXH, PTSX là yếu tố quyết định vì PTSX như thế nào nó quyết định bộ mặt của xã hội như thế ấy.
2- Ý thức xã hội
a- Ý thức xã hội là gì ?
* Ý thức xã hội là sự phản ánh TTXH, bao gồm toàn bộ quan điểm, quan niệm của cá nhân trong xã hội từ các hiện tượng tình cảm, tâm lý đến các quan điểm và học thuyết chính trị, pháp luật, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật…
b- Hai cấp độ của ý thức xã hội.
* Tâm lý xã hội:
- Là toàn bộ tâm tư, tình cảm, thói quen của con người trong xã hội, được hình thành một cách tự phát do ảnh hưởng điều kiện sống của xã hội.
Ví dụ: lối sống tình nghĩa, nhân ái…
* Hệ tư tưởng:
- Là toàn bộ các quan điểm, quan niệm, học thuyết chính trị, đạo đức…được hệ thống hoá thành lý luận.
Ví dụ: các học thuyết khoa học, triết học..
3- Mối quan hệ giữa tồn tại xã hộ và ý thức xã hội.
a- Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội.
* Nhận xét:
Tồn tại xã hội có trước ý thức xã hội, mỗi khi PTSX của Tồn tại xã hộithay đổi thì kéo theo sự thay đổi nội dung phản ánh của ý thức xã hội. Như vậy, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. ý thức xã hội chỉ là sự phản ánh tồn tại xã hội.
b- Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với TTXH.
* Ví dụ:
- Ý thức xã hội đúng, khoa học -> tác động tích cực, thúc đẩy Tồn tại xã hội phát triển.
- ý thức xã hội lạc hậu, phản khoa học -> tác động tiêu cực, kìm hãm sự phát triển của TTXH.
* Nhận xét:
- Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, nhưng ý thức xã hội cũng có tác động trở lại đối với Tồn tại xã hội.
- Khi ý thức xã hội phản ánh đúng quy luật khách quan, chỉ đạo hoạt động của con người, thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển và hoàn thiện.
* Kết luận: Trên cơ sở lý luận về mqh giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, chúng ta cần hiểu rõ và thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước về dân số và môi trường, biết chủ động trong cuộc sống, tiếp thu những quan điểm tiến bộ, phê phán các tư tưởng lỗi thời, lạc hậu để phát triển.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com