Hoá sinh máu và các dịch sinh vật - p1
Hoá sinh máu và các dịch sinh vật - p1
I. HÓA SINH MÁU
1. Đại cương
Máu là một thành phần tổ chức của cơ thể. Máu đảm nhiệm các chức năng sau:
- Dinh dưỡng: Máu chuyển các chất dinh dưỡng đến các mô
- Bài tiết: Máu chuyển các chất cặn bã từ các mô đến các cơ quan bài tiết để thải ra ngoài
- Hô hấp: Máu đóng vai trò quan trọng trong qua trình hô hấp, đưa oxy từ phổi đến các tế bào đồng thời lấy CO2 từ các tế bào đến phổi và đào thải ra ngoài
- Duy trì thăng bằng acid base của cơ thể
- Điều hoà thăng bằng nước
- Điều hoà thân nhiệt
- Tham gia vào quá trình bảo vệ cơ thể nhờ các bạch cầu, kháng thể, lưu thông trong máu
- Tham gia vào cơ chế điều hoà các chức phận thông qua các hormon.
- Vận chuyển các chất chuyển hoá từ các mô và các cơ quan khác nhau để đổ vào máu.
Cùng với bạch huyết, máu là môi trường bên trong của cơ thể
Máu chiếm khoảng 1/13 trọng lượng cơ thể người. Máu gồm có huyết tương chiếm 55-60% thể tích máu và huyết cầu chiếm 40-45% thể tích máu gồm hồng cầu, bạch cầu va tiểu cầu.
2. Tính chất lý hoá của máu
- Tỉ trọng: Tỉ trọng của máu người thay đổi trong khoảng 1,050 - 1.060, trung bình là 1,056
- Độ nhớt: Gấp 4-6 lần độ nhớt của nước ở 380C, độ nhớt phụ thuộc chủ yếu vào số lượng hồng cầu
- Áp suất thẩm thấu: Áp suất thẩm thấu của nước phụ thuộc vào nồng độ tất cả các phân tử hữu cơ và các ion có trong máu chủ, yếu là HCO3-, Cl-, Na+, nhưng chủ yếu là NaCl. Bình thường thay đổi từ 7,2 - 8,1 atmosphe ở 370C
3. PH và hệ thống đệm của máu
PH của máu thay đổi trong khoảng 7,30 - 7,42. Trong máu có các hệ thống đệm sau đây:
Acid carbonic/bicarbonat, mononatriphosphat/dinatriphosphat, protein/proteinat, hemoglobin hồng cầu
4. Thành phần hoá học của máu: bình thường khá ổn định
Huyết cầu: có hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu
Thành phần của huyết tương gồm: nước 91%, chất khô 9%
Các chất khí: O2, CO2
Các chất vô cơ gồm: natri ,kali, calci, magiê, clo, bicarbonat, sulfat, phosphat… Ngoài ra còn có các yếu tố vi lượng: I, Cu, Fe, Zn,…, chúng ở nhiều dạng ion hoá hoặc kết hợp với protein
Một số chất điện giải chính trong huyết thanh:
Natri: 144mmol/lít, Clo: 104 mmol/lít, Kali 4,6 mmol/lít, Calci 5mmol/lít
Các chất hữu cơ:
- Protein: Là thành phần hữu cơ quan trọng nhất của huyết tương người bao gồm: albumin, globulin, fibrinogen. Protein được sản xuất chủ yếu ở gan , hàm lượng protein toàn phần 70 – 80 g/l. Bằng phương phá điện di người ta có thể phân tích protein huyết thanh làm 5 thành phần: albumin, globulin α1, α2, β, γ.
- Một số enzym chính:
+ Amylase: Bình thường : Amylase huyết thanh < 90 U/l
* Ở huyết thanh có hai loại isoenzym của amylase :
p Amylase : nguồn gốc tụy (p : pancreas)
s Amylase : nguồn gốc nước bọt (s : saliva).
Ý nghĩa nhất là chẩn đoán viêm tụy cấp, đây là một xét nghiệm cấp cứu, chẩn đoán viêm tụy cấp Amylase huyết thanh tăng gấp ( 3 lần.
+ Lipase: Bình thường : 0-166 U/l
Lipase tổng hợp ở tụy, niêm mạc dà dày, ruột, hồng cầu, bạch cầu. Lipase máu tăng cao trong viêm tụy cấp.
+ GPT (ALAT), GOT (ASAT)
Bình thường : GPT < 49 U/l.
GOT < 46 U/l.
GPT tăng cao trong viêm gan cấp (ví dụ : viêm gan siêu vi).
GOT tăng cao trong viêm gan mãn.
+ PAL (Phosphatase alcaline):
Bình thường : PAL = 100-290 U/l.
PAL tăng trong bệnh về gan mật - cơ xương:
-Gan mật : viêm gan, vàng da tắc mật
-Bệnh Paget, Ung thư (K) xương, K di căn vào xương, nhuyễn xương, loãng xương, còi xương, cường giáp...
+ GT ( Glutamin Transferase): tăng cao trong trường hợp ứ mật và viêm gan do rượu.
Bình thường : Nam : 10-45 U/l,
Nữ : 5 -32 U/l.
Các enzym tăng do ứ mật : PAL, ( GT...
Các chất nitơ phi protid
+ Urê huyết thanh: Tổng hợp ở gan và đào thải qua thận.
Urê huyết thanh = 2,50 - 7,49 mmol/l
Sinh lý : Urê tăng do ăn quá nhiều protein hoặc tăng quá trình thoái hóa protein.
Bệnh lý : Tăng trong suy chức năng lọc cầu thận, viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn, suy tim, suy thận cấp...
Urê giảm : tổn thương gan nặng, chế độ ăn thiếu protid...
+ Creatinin huyết thanh
Creatinin được tạo ra từ creatin tại cơ và đào thải qua thận. Creatinin thay đổi theo khối lượng cơ.
Bình thường Creatinin huyết thanh :
Nam : 60-120 mol/l (7-13,5 mg/l).
Nữ : 45-106 (mol/l (5-12 mg/l).
Creatinin huyết thanh tăng trong bệnh thận : viêm cầu thận cấp, suy thận cấp, mãn, suy tim ứ huyết, to đầu chi...
+ Acid uric : Bình thường :
Acid uric máu : Nam: 180-420 (mol/l (30-70 mg/l).
Nữ: 140-360 (mol/l (24-60 mg/l).
Tăng trong bệnh Goutte do rối loạn chuyển hóa AN
Các chất đường, lipid:
+ Cholesterol toàn phần: là một trong những chỉ tiêu hóa sinh quan trọng trong đánh giá và theo dõi tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid, nguyên nhân gây bệnh XVĐM. Bình thường: Cholesterol < 200 mg/dl (< 5,17 mmol/l)
-Cholesterol tăng: Tăng cholesterol bẩm sinh, tăng cholesterol thứ phát đái đường, hội chứng thận hư, bệnh Goutte, béo phì, XVĐM...
-Cholesterol giảm: Suy chức năng gan, ngộ độc gan, xơ gan,
xem tiếp ở p2.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com