Câu 9: Đổi mới hệ thống chính trị
Câu 9: Đổi mới hệ thống chính trị và cải cách nhà nước ở Việt Nam
Hệ thống chính trị chúng ta trước đây chủ yếu là một hệ thống phục vụ các mục tiêu chiến đấu (mang nặng tính bao cấp, chỉ huy), qua hơn 20 năm đổi mới, về cơ bản đã tương thích được với đời sống chính trị của cộng đồng uốc tế. Điều này không phải nước nào cũng làm được. Yêu cầu tương thích của hệ thống chính trị của chúng ta với đời sống chính trị thế giới cũng đang đặt ra một số vấn đề.
Mô hình nhà nước của chúng ta là nhà nước pháp quyền nhưng tàn dư của mô hình tập trung quan liêu bao cấp còn khá nặng nề. Việc đảm bảo và và thực hiện đầy đủ các quyền dân chủ của người dân, tình trạng quan liêu tham nhũng đang là những vấn đề cấp bách cần được giải quyết.
Chúng ta cũng đang tìm tòi để đổi mới hệthống và hoàn thiện hệ thống chính trị. Thời gian qua chúng ta đã đảm bảo được sự ổn định. Điều đó nói lên sự thích hợp, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị. Bên cạnh đó, chúng ta đang nghiên cứu, tìm hướng khắc phục khuyết điểm của hệ thống chính trị và tìm cách đổi mới.
Chương trình đổi mới hệ thống chính trị phải được thực hiện và tuân thủ 4 nguyên tắc:
1. Đảm bảo quyền lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị;
2. Vì nhân dân, do nhân dân;
3. Đảm bảo nhân dân được thực hiện quyền làm chủ thông qua dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp;
4. Giữ vững ổn định chính trị và hoàn thiện hệ thống chính trị. Việc đổi mới hệ thống chính trị đã và đang làm cho thượng tầng kiến trúc phù hợp hơn với cơ sở kinh tế, từ đó phát huy tốt hơn tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên trong hơn 20 năm qua, quá trình đổi mới của các thành tố cấu thành hệ thống chính trị ở nước ta không hoàn toàn giống nhau.
+Đảng Cộng sản Việt Nam
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời trong điều kiện một nước thuộc địa nửa phong kiến, do đó nhiệm vụ đầu tiên Đảng ta phải thực hiện là lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Trong bối cảnh ấy, nhận thức và hoạt động thực tiễn của Đảng về tổ chức và phương thức lãnh đạo khó tránh khỏi khiếm khuyết khi chuyển sang thời kỳ hoà bình. Nhận thức được điều đó, Đảng đã quyết tâm sửa chữa và từng bước tiến hành đổi mới.
Văn kiện Đại hội VI (12/1986) đã chỉ rõ: Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Đây là tư tưởng xuyên suốt quá trình đổi mới tổ chức và phương thức lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên, đổi mới ở đây không có nghĩa là làm giảm vai trò lãnh đạo, mà trái lại làm tăng vai trò và năng lực lãnh đạo của Đảng. Đổi mới tổ chức và phương pháp lãnh đạo gắn liền một cách hữu cơ với cán bộ và công tác cán bộ của Đảng. Bên cạnh đó, việc xác định rõ và cụ thể hoá các chức năng và nhiệm vụ của các ban cán sự, đảng đoàn, các tổ chức đảng ở cơ sở cũng là một bước phát triển và đổi mới của đảng trong những năm qua. Tuy nhiên, bộ máy của Đảng vẫn còn nhiều vấn đề mà chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh và đổi mới để cho Đảng Cộng sản Việt Nam đáp ứng tốt hơn nữa vai trò lãnh đạo hệ thống chính trị.
+Nhà nước
Định hướng đổi mới Nhà nước là để toàn bộ tổ chức, cơ chế hoạt động của Nhà nước ta đảm bảo quyền làm chủ của nhân lao động, quán triệt và thực hiện tốt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Bên cạnh đó, đảm bảo cho Nhà nước thành một hệ thống tổ chức thống nhất; tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc “tập trung dân chủ”; bộ máy Nhà nước phải gọn nhẹ; phải đảm bảo tính trong sạch. Mặt khác, Đảng cũng chỉ ra
rằng, phải đổi mới tổ chức và phương thức của các cơ quan Nhà nước. Phải nâng cao vai trò lập pháp và giám sát của Quốc hội; cần được phân biệt rõ ràng mối quan hệ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Trong khi đổi mới, chúng ta đặt ra mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đại hội VI (12/1986) của Đảng đã đề cấp tới vấn đề này nhưng chỉ đến Đại hội VII (6/1991), việc xây dựng nhà nước pháp
quyền mới được đặt ra một cách cấp bách.
Đây là một nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân.
+Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân
Ở Việt Nam, đã có nhiều tổ chức mặt trận được thành lập từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, và đến nay là Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam. Sau hơn 30 năm phát triển, Mặt trận Tổ Quốc đã trở thành một liên minh chính trị gồm các đoàn thể nhân dân và cá nhân của nhiều tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Mặt trận là một bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị Việt Nam.
Với phương thức hiệp thương dân chủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trải qua 6 lần đại hội và có nhiều đổi mới. Đổi mới đáng chú ý nhất là sự mở rộng về tổ chức nên đã quy tụ được hầu hết các tổ chức và quần chúng. Từ sau đổi mới, mặt trận Tổ quốc đã vươn lên trở thành một liên minh chính trị rộng lớn, bao gồm 32 tổ chức thành viên.
Phương thức hoạt động của Mặt trận cũng có sự chuyển dịch phù hợp với mục tiêu chính trị và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Mặt trận Tổ quốc đến nay đã trở thành liên minh của công nhân, nông dân, trí thức với sự tham gia của đông đảo các thành phần trong xã hội không phân biệt thành phần giai cấp, dân tộc, tôn giáo.
Mục tiêu của Mặt trận còn tập trung vào các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại... và hướng mạnh vào cộng đồng. Trên thực tế, qua việc mở rộng và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, Mặt trận đã góp phần không nhỏ vào thành công của công cuộc đổi mới đất nước; vào việc xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, qua đó góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới như hiện nay, nền kinh tế-xã hội Việt Nam đang chuyển biến nhanh chóng, Mặt trận Tổ Quốc cần đổi mới hơn nữa cả về hình thức tổ chức, phương thức hoạt động và mục tiêu phát triển của mình cho phù hợp với yêu cầu của tình hình mới.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com