nghe tiếng Anh
Nghe bằng tai
Khi đọc tiêu đề bài này, không ít người có ý nghĩ rằng "Chả
nghe bằng tai thì bằng gì, điều đương nhiên thế còn gì để bàn
luận nữa?" Ấy thế nhưng tôi dám đảm bảo rằng không phải ai
cũng biết ngay bằng... tai theo đúng nghĩa đâu. Bài này tiếp tục
giới thiệu những chia sẻ quý báu của cố nhà giáo Duy Nhiên
về kĩ năng nghe tiếng Anh.
Tôi có một người bạn từng dạy Anh Văn ở Trung Tâm Ngoại Ngữ với tôi, sau này sang định cư ở
Mỹ. Anh cùng đi với đứa con 7 tuổi, chưa biết một chữ tiếng Anh nào. 11 năm sau tôi gặp lại hai
cha con tại Hoa Kỳ. Con anh nói và nghe tiếng Anh không khác một người Mỹ chính cống. Trong
khi đó anh nói tiếng Anh tuy lưu loát hơn xưa, nhưng rõ ràng là một người nước ngoài nói tiếng
Mỹ. Khi xem chương trình hài trên TV, con anh cười đúng với tiếng cười nền trong chương trình,
trong khi đó anh và tôi nhiều khi không hiểu họ nói gì đáng cười: rõ ràng là kỹ năng nghe của
con anh hơn anh rồi! Điều này chứng tỏ rằng khi sang Mỹ, anh đã có kinh nghiệm về tiếng Anh,
và 'khôn' hơn con anh vì biết nhiều kỹ thuật, phương pháp học tiếng Anh, nên tiếp tục học tiếng
Anh theo tiến trình phản tự nhiên; trong khi con anh, vì không 'thông minh' bằng anh, và thiếu
kinh nghiệm, nên đã học tiếng Anh theo tiến trình tự nhiên mà không theo một phương pháp cụ
thế nào để học vocabulary, grammar, listening, speaking cả.
Những phân tích sau đây là để thuyết phục các bạn đi vào tiến trình tự nhiên - và điều này đòi
hỏi phải xóa bỏ cái phản xạ lâu ngày của mình là học theo tiến trình ngược - và công việc xóa
bỏ cái phản xạ sai này lại làm cho ta mất thêm thì giờ. Các bạn đọc để tin vào tiến trình tự
nhiên, chứ không phải để nhớ những phân tích học thuật này, khiến lại bị trở ngại thêm trong
quá trình nâng cao kỹ năng của mình.
- Xóa bỏ kinh nghiệm nghe nguyên âm: Tiếng Anh là tiếng phụ âm.
Tiếng Anh chủ yếu là ngôn ngữ đa âm: một từ thường có nhiều âm. Lỗ tai chúng ta đã 'bị điều
kiện hóa' để nghe âm tiếng Việt. Tiếng Việt là loại tiếng đơn âm, vì thế, mỗi tiếng là một âm và
âm chủ yếu trong một từ là nguyên âm. Đổi một nguyên âm thì không còn là từ đó nữa: 'ma, mi,
mơ' không thể hoán chuyển nguyên âm cho nhau, vì ba từ có ba nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Mặc khác, tiếng Việt không bao giờ có phụ âm cuối từ. Ngay cả những chữ mà khi viết có phụ
âm cu i, thì ng i vi t cũng không đ c ph âm cu i; ví d : trong t 'hát', nguyên ố ườ ệ ọ ụ ố ụ ừ âm mới là 'át',
h(ờ)-át, chứ không phải là h(ờ)-á-t(ơ), trong khi đó từ 'hat' tiếng Anh được đọc là h(ờ)-a-t(ờ), với
phụ âm 't' rõ ràng.
Trong tiếng Việt hầu như không có những từ với hai phụ âm đi kế tiếp (ngoài trừ ch và tr - nhưng
thực ra, ch và tr cũng có thể thay bằng 1 phụ âm duy nhất) vì thế, tai của một người Việt Nam -
chưa bao giờ làm quen với ngoại ngữ - không thể nhận ra hai phụ âm kế tiếp. Do đó, muốn cho
người Việt nghe được một tiếng nước ngoài có nhiều phụ âm kế tiếp, thì phải thêm nguyên âm
(ơ) vào giữa các phụ âm; ví dụ: Ai-xơ-len; Mat-xơ-cơ-va.
Với kinh nghiệm (phản xạ) đó, một khi ta nghe tiếng Anh, ta chờ đợi nghe cho đủ các nguyên âm
như mình NHÌN thấy trong ký âm (phonetic signs), và không bao giờ nghe được cả. Ví dụ: khi
học từ America ta thấy rõ ràng trong ký âm: /ə-me-ri-kə/, nhưng không bao giờ nghe đủ bốn âm
cả, thế là ta cho rằng họ 'nuốt chữ'. Trong thực tế, họ đọc đủ cả, nhưng trong một từ đa âm
(trong khi viết) thì chỉ đọc đúng nguyên âm ở dấu nhấn (stress) - nếu một từ có quá nhiều âm thì
thêm một âm có dấu nhấn phụ (mà cũng có thể bỏ qua) - và những âm khác thì phải đọc hết
các PHỤ ÂM, còn nguyên âm thì sao cũng được (mục đích là làm rõ phụ âm). Có thể chúng ta
chỉ nghe: _me-r-k, hay cao lắm là _me-rə-k, và như thế là đủ, vì âm 'me' và tất cả các phụ âm
đều hiện diện. Bạn sẽ thắc mắc, nghe vậy thì làm sao hiểu? Thế trong tiếng Việt khi nghe 'Mỹ'
(hết) không có gì trước và sau cả, thì bạn hiểu ngay, tại sao cần phải đủ bốn âm là ơ-mê-ri-kơ
bạn mới hiểu đó là 'Mỹ'? Tóm lại: hãy nghe phụ âm, đừng chú ý đến nguyên âm, trừ âm có
stress!
Một ví dụ khác: từ interesting! Tôi từng được hỏi, từ này phải đọc là in-tơ-res-ting hay in-tơ-risting
mới đúng? Chẳng cái nào đúng, chẳng cái nào sai cả. Nhưng lối đặt vấn đề sai! Từ này chủ
yếu là nói 'in' cho thật rõ (stress) rồi sau đó đọc cho đủ các phụ âm là người ta hiểu, vì người
bản xứ chỉ nghe các phụ âm chứ không nghe các nguyên âm kia; nghĩa là họ nghe: in-trstng; và
để rõ các phụ âm kế tiếp thì họ có thể nói in-tr(i)st(i)ng; in-tr(ơ)st(ơ)ng; in-tr(e)st(ư)ng. Mà các
âm (i) (ơ), để làm rõ các phụ âm, thì rất nhỏ và nhanh đến độ không rõ là âm gì nữa. Trái lại,
nếu đọc to và rõ in-tris-ting, thì người ta lại không hiểu vì dấu nhấn lại sang 'tris'!
Từ đó, khi ta phát âm tiếng Anh (nói và nghe là hai phần gắn liền nhau - khi nói ta phát âm sai,
thì khi nghe ta sẽ nghe sai!) thì điều tối quan trọng là phụ âm, nhất là phụ âm cuối. Lấy lại ví dụ
trước: các từ fire, fight, five, file phải được đọc lần lượt là fai-(ơ)r; fai-t(ơ); fai-v(ơ), và fai-(ơ)l, thì
người ta mới hiểu, còn đọc 'fai' thôi thì không ai hiểu cả.
V i t 'girl' ch ng ớ ừ ẳ hạn, thà rằng bạn đọc gơ-rôl / gơ-rơl (dĩ nhiên chỉ nhấn gơ thôi), sai hẳn với
ký âm, thì người ta hiểu ngay, vì có đủ r và l, trong khi đó đọc đúng ký âm là 'gơ:l' hay bỏ mất l
(gơ) thì họ hoàn toàn không hiểu bạn nói gì; mà có hiểu chăng nữa, thì cũng do context của câu
chứ không phải là do bạn đã nói ra từ đó.
- Xóa bỏ kinh nghiệm nghe âm Việt.
Các nguyên âm Việt và Anh không hề giống nhau. Một âm rất rõ trong tiếng Anh sẽ rất nhoè với
một lỗ tai người Việt, và một âm rất rõ trong tiếng Việt thì rất nhoè trong lỗ tai người Anh (người
bản xứ nói tiếng Anh). Ví dụ: Khi bạn nói: "Her name's Hương!" Bạn đọc từ Hương thật rõ! Thậm
chí la lên thật to và nói thật chậm thì người ấy vẫn không nghe ra. Vì 'ươ' đối với họ là âm rất
nhoè. Nhưng nói là 'Hu-ôn-gh(ơ)' họ nghe rõ ngay; từ đó ta phải hiểu họ khi nói đến cô Huôngh
chứ đừng đòi hỏi họ nói tên Hương như người Việt (phải mất vài năm!).
Tương tư như vậy, không có nguyên âm tiếng Anh nào giống như nguyên âm tiếng Việt. Nếu ta
đồng hóa để cho dễ mình, là ta sẽ không nghe được họ nói, vì thế giới này không quan tâm gì
đến cách nghe của người Việt Nam đối với ngôn ngữ của họ. Ví dụ: âm 'a' trong 'man' thì không
phải là 'a' hay 'ê' hay 'a-ê' hay 'ê-a' tiếng Việt, mà là một âm khác hẳn, không hề có trong tiếng
Việt. Phải nghe hàng trăm lần, ngàn lần, thậm chí hàng chục ngàn lần mới nghe đúng âm đó, và
rất rõ! Ấy là chưa nói âm 'a' trong từ này, được phát âm khác nhau, giữa một cư dân England
(London), Scotland, Massachusetts (Boston), Missouri, Texas!
Cũng thế, âm 'o' trong 'go' không phải là 'ô' Việt Nam, cũng chẳng phải là ô-u (như cách phiên
âm xưa) hay ơ-u (như cách phiên âm hiện nay), lại càng không phài là 'âu', mà là một âm khác
hẳn tiếng Việt. Phát âm là 'gô', 'gơu' hay 'gâu' là nhoè hẳn, và do đó những từ dễ như 'go' cũng
là vấn đề đối với chúng ta khi nó được nói trong một câu dài, nếu ta không tập nghe âm 'ô' của
tiếng Anh đúng như họ nói. Một âm nhoè thì không có vấn đề gì, nhưng khi phải nghe một đoạn
dài không ngưng nghỉ thì ta sẽ bị rối ngay.
Đây cũng là do một kinh nghiệm tai hại xuất phát từ việc tiếp thu kiến thức. Trong quá trình học
các âm tiếng Anh, nhiều khi giáo viên dùng âm Việt để so sánh cho dễ hiểu, rồi mình cứ xem đó
là 'chân lý' để không thèm nghĩ đến nữa. Ví dụ, muốn phân biệt âm (i) trong sheep và ship, thì
giáo viên nói rằng I trong sheep là 'I dài' tương tự như I trong tiếng Bắc: ít; còn I trong ship là I
ngắn, tương tự như I trong tiếng Nam: ít - ích. Thế là ta cho rằng mình đã nghe được I dài và I
ngắn trong tiếng Anh rồi, nhưng thực chất là chưa bao giờ nghe cả! Lối so sánh ấy đã tạo cho
chúng ta có một ý niệm sai lầm; thay vì xem đấy là một chỉ dẫn để mình nghe cho đúng âm, thì
mình lại tiếp thu một điều sai! Trong tiếng Anh không có âm nào giống âm I bắc hoặc I nam cả!
Bằng chứng: 'eat' trong tiếng Anh thì hoàn toàn không phải là 'ít' trong tiếng Việt, đọc theo giọng
bắc, và 'it' trong tiếng Anh hoàn toàn không phải là 'ít' trong tiếng Việt, đọc theo giọng nam! Vì
thế, phải xóa bỏ những kinh nghiệm loại này, và phải nghe trực tiếp thôi!
- Xóa bỏ kinh nghiệm nghe bằng chữ viết.
Nếu ta hỏi một em bé: cháu nghe bằng gì? Thì
nó sẽ trả lời: Nghe bằng tai! Nếu ta bảo: "Cháu
phải nghe bằng mắt cơ!" Chắc em bé tưởng ta
... trêu cháu! Thế nhưng điều xảy ra cho nhiều
người học tiếng nước ngoài là Nghe Bằng Mắt!
- Ra mắt thẻ TOEIC Online
- Câu hỏi thường gặp khi học online
- Mệnh giá thẻ học
- Hướng dẫn học trực tuyến
Thử nhìn lại xem. Trong giai đoạn đầu tiếp xúc với tiếng Anh, khi ta nghe một người nói: "I want
a cup of coffee!". Tức tốc, chúng ta thấy xuất hiện câu ấy dưới dạng chữ Viết trong trí mình, sau
đó mình dịch câu ấy ra tiếng Việt, và ta HIỂU! Ta Nghe bằng MẮT, nếu câu ấy không xuất hiện
bằng chữ viết trong đầu ta, ta không Thấy nó, thì ta ... Điếc!
Sau này, khi ta có trình độ cao hơn, thì ta hiểu ngay lập tức chứ không cần phải suy
nghĩ lâu. Thế nhưng tiến trình cũng chẳng khác nhau bao nhiêu, ta vẫn còn thấy chữ
xuất hiện và dịch, cái khác biệt ấy là ta viết và dịch rất nhanh, nhưng từ một âm thanh
phát ra cho đến khi ta hiểu thì cũng thông qua ba bước: viết, dịch, hiểu. Khi ta đi đến
một trình độ nào đó, thì trong giao tiếp không có vấn đề gì cả, vì các câu rất ngắn, và
ba bước đó được 'process' rất nhanh nên ta không bị trở ngại, nhưng khi ta nghe một
bài dài, thì sẽ lòi ra ngay, vì sau hai, ba, bốn câu liên tục 'processor' trong đầu ta không
còn đủ thì giờ để làm ba công việc đó. Trong lúc nếu một người nói bằng tiếng Việt
thì ta nghe và hiểu ngay, không phải viết và dịch (tại vì ngày xưa khi ta học tiếng Việt
thì quá trình là nghe thì hiểu ngay, chứ không thông qua viết và dịch, vả lại, nếu muốn
dịch, thì dịch ra ngôn ngữ nào?), và người nói có nhanh cách mấy thì cũng không thể
nào vượt cái khả năng duy nhất của chúng ta là 'nghe bằng tai'.
Vì thế, một số sinh viên cảm thấy rằng mình tập nghe, và đã nghe được, nhưng nghe một vài
câu thì phải bấm 'stop' để một thời gian chết - như computer ngưng mọi sự lại một tí để process
khi nhận quá nhiều lệnh - rồi sau đó nghe tiếp; nhưng nếu nghe một diễn giả nói liên tục thì sau
vài phút sẽ 'điếc'. Từ đó, người sinh viên nói rằng mình 'đã tới trần rồi, không thể nào tiến xa
hơn nữa! Vì thế giới này không stop cho ta có giờ hiểu kịp'!'(1)
T nh ng nh n xét trên, m t trong vi c ph i làm đ nâng cao k năng ừ ữ ậ ộ ệ ả ể ỹ nghe, ấy xóa bỏ kinh
nghiệm Nghe bằng Mắt, mà trở lại giai đoạn Nghe bằng Tai, (hầu hết các du học sinh ở nước
ngoài, sau khi làm chủ một ngoại ngữ rồi từ trong nước, đều thấy 'đau đớn và nhiêu khê' lắm khi
buộc phải bỏ thói quen nghe bằng mắt để trở lại với trạng thái tự nhiên là nghe bằng tai! Có
người mất cả 6 tháng cho đến 1 năm mới tàm tạm vượt qua).
- Xóa bỏ kinh nghiệm nghe bằng cấu trúc văn phạm.
Khi nghe ai nói, ta viết một câu vào đầu, và sửa cho đúng văn phạm, rồi mới dịch, và sau đó mới
hiểu! Ví dụ. Ta nghe 'iwanago' thì viết trong đầu là 'I want to go', xong rồi mới dịch và hiểu; nếu
chưa viết được như thế, thì iwanago là một âm thanh vô nghĩa.
Thế nhưng, nếu ta nghe lần đầu tiên một người nói một câu hằng ngày: igotago, ta không thể
nào viết thành câu được, và vì thế ta không hiểu. Bởi vì thực tế, câu này hoàn toàn sai văn
phạm. Một câu đúng văn phạm phải là 'I am going to go' hoặc chí ít là 'I have got to go'. Và như
thế, đúng ra thì người nói, dù có nói tốc độ, cũng phải nói hoặc: I'm gona go; hoặc I've gota go
(tiếng Anh không thể bỏ phụ âm), chứ không thể là I gotta go! Thế nhưng trong thực tế cuộc
sống người ta nói như vậy, và hiểu rõ ràng, bất chấp mọi luật văn phạm. Văn phạm xuất phát từ
ngôn ngữ sống, chứ không phải ngôn ngữ sống dựa trên luật văn phạm. Do đó, ta cũng phải biết
nghe mà hiểu; còn cứ đem văn phạm ra mà tra thì ta sẽ khựng mãi. (Tôi đang nói về kỹ năng
nghe, còn làm sao viết một bài cho người khác đọc thì lại là vấn đề khác!)
Tóm lại, trong phần chia sẻ này, tôi chỉ muốn nhắc với các bạn rằng, hãy NGHE ĐIỀU NGƯỜI
TA NÓI, CHỨ ĐỪNG NGHE ĐIỂU MÌNH MUỐN NGHE, và muốn được như vậy, thì HÃY NGHE
BẰNG TAI, ĐỪNG NGHE BẰNG MẮT!
Đã bao giờ bạn nghĩ chỉ với 45 phút mỗi ngày, bạn sẽ sở hữu một khả năng
tiếng Anh "hoàn hảo" chưa? Đừng ngạc nhiên và hãy thử tham khảo kinh
nghiệm học tập mà Global Education giới thiệu hôm nay để kiểm chứng nhé!
Chỉ với một câu hỏi: "Phương pháp học tiếng Anh của bạn là gì?" sẽ có hàng
ngàn câu trả lời khác nhau dựa vào kinh nghiệm học của mỗi người. Có người
luyện kỹ năng tiếng Anh bằng cách nghe nhạc và xem các bộ phim nước
ngoài, nhưng cũng có người luôn vùi đầu vào sách vở với cả một kho tàng
kiến thức vô tận mà không biết đâu là điểm dừng. Tất cả những kinh nghiệm
trên đều rất hữu ích nhưng điều quan trọng hơn nữa là xây dựng cho mình
được thói quen học tiếng Anh hàng ngày - một công việc đơn giản nhưng lại
có s c m nh l n trong vi c tăng kh năng ứ ạ ớ ệ ả tiếng Anh của bạn.
Tất cả những người học tiếng Anh đều phải công nhận rằng: Tiếng Anh là
một kho tàng vô tận và nếu như không đi đúng hướng, bạn có thể lạc đường
trong mê cung kiến thức đó trên con đường để trở thành "người Anh". Tuy
nhiên, bạn đừng cố gắng học quá nhiều thứ cùng một lúc trong thời gian
ngắn. Hãy xem việc thực hành như một thói quen nhỏ hàng ngày và hiệu quả
học tập của bạn sẽ thay đổi thấy rõ.
1. Luyện nghe - 10 phút
Chỉ với 10 phút thực hành nghe hằng ngày, bạn đã có thể tạo cho mình thói
quen phản xạ nghe tiếng Anh. Mỗi người đều lựa chọn cách thực hành nghe
như thế nào phù hợp và thuận tiện nhất. Bạn có thể tham khảo những gợi ý
sau:
· Kênh tin tức trên Tivi và Internet: hiện nay có rất nhiều kênh thông tin sử
dụng tiếng Anh, thực hành nghe bằng các bản tin giúp bạn tiếp cận với tiếng
Anh thông dụng được sử dụng hằng ngày hoặc tiếng Anh ở một số lĩnh vực
cụ thể như: chính trị, kinh tế, văn hóa, dụ lịch. Kiến thức xã hội đi kèm với
khả năng nghe tiếng Anh của bạn sẽ cải thiện đáng kể.
· Nghe nhạc: Nghe nhạc giúp bạn làm quen linh hoạt với các tiêu đề khó trong
tiếng anh như: sự luyến âm, nối âm, ngữ điệu lên xuống..bởi đặc trưng của
các bài hát là giai điệu rất phong phú. Bạn có thể nghe và hát theo để kết hợp
luyện giọng tiếng Anh.
· Sử dụng CDs, VCDs và băng cassette của các giáo trình giảng dạy tiếng Anh
10 phút không ít nhưng cũng không quá nhiều để bạn luyện tập, chính vì vậy,
tìm phương pháp phù hợp với hoàn cảnh và khả năng của chính bạn là điều
quan trọng nhất.
2. Luyện đọc - 10 phút
Lựa chọn chủ đề mà bạn yêu thích để đươc, tuy nhiên, nhớ chú ý lựa chọn
những chủ đề và bài viết phù hợp với trình độ của mình (từ beginning đến
advanced) để tránh sự chán nản và tăng hiệu quả của việc thực hành.
3. Luyện từ vựng - 10 phút
B n nên dành ra 5 phút đ vi t l i t t c nh ng t m ạ ể ế ạ ấ ả ữ ừ ới mà bạn đã gặp trong
20 phút luyện nghe và luyện đọc. Hãy luôn giữ bên mình một cuốn sổ ghi chép
để lưu lại những từ mới và nghĩa của nó. Thỉnh thoảng bạn có thể giở ra và
ôn lại để có thể nhớ lâu hơn. Tự thiết lập cho mình mục "Top 15 words per
day" để ghi lại những từ mới, khó hoặc khá thú vị cũng là một cách học hiệu
quả. Bạn thử làm một phép tính nhỏ với phương pháp này nhé: mỗi ngày bạn
có thể học ít nhất là 15 từ, mỗi tháng ít nhất là 450 từ và mỗi năm là 164.250
từ. Một con số ngoài sự tưởng tượng của bạn chỉ với 10 phút mỗi ngày đúng
không?
4. Luyện ngữ pháp - 10 phút
Đây là khoảng thời gian bạn nhớ lại những gì đã được học trên lớp, hoặc nếu
như bạn tự học mà không tham gia một khóa học nào thì 10 phút này là thời
điểm mà bạn lấy sách ngữ pháp và ôn lại những tiêu điểm ngữ pháp đã từng
học. Thêm vào đó, bạn có thể tham khảo ở các trang web học tiếng Anh online
- mỗi ngày sẽ có những tiêu điểm ngữ pháp được giới thiệu (Tip of the Day).
Ôn nhanh những tiêu điểm đó mà sau đó nhớ lại những cấu trúc, từ vựng mà
bạn đã gặp trong 10 phút thực hành nghe và 10 phút thực hành đọc? Bạn có
gặp lại những cấu trúc đấy không? Chúng được sử dụng như thế nào?
5. Luyện nói - 5 phút
Việc luyện nói hàng ngày đặc biệt quan trọng dù bạn chỉ dành ra 5 phút để
thực hành. Hãy cố gắng nói thực sự (không phải nói thầm), tóm tắt lại những
gì bạn đã nghe và đọc. Nếu như việc luyện tập này được thực hiện một mình
sẽ gặp nhiều khó khăn thì bạn có thể cùng học tập với bạn bè.
Chỉ gói gọn trong vòng 45 phút mỗi ngày, hàng ngày hoặc ít nhất là 4 ngày
trong 1 tuần, bạn đã có thể tạo thành một thói quen học tiếng Anh. Nếu như
bạn giữ được thói quen này thì trình độ của bạn sẽ tiến bộ rất nhanh chóng.
Bạn còn chần chừ gì nữa, Global Education chúc bạn có những bước tiến mới
hơn nữa
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com